intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

70
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ Hà Nội - 2019 Thái Bình – 2018 Thang Long University Library
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế NB Người bệnh BTM Bệnh tim mạch CBVC Cán bộ viên chức ĐM Động mạch ĐMC Động mạch chủ ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương NMCT Nhồi máu cơ tim PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp ................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa huyết áp ..................................................................................... 3 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp ...........................................................................3 1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp .............................................................................3 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp .................................................................4 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp ...................................................................4 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp ........................................................................5 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp ...................................................................... 7 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm.....................................................................7 1.2.2 Tiền sử gia đình ............................................................................................ 8 1.2.3 Khám thực thể ............................................................................................... 8 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng .................................................................................8 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp ............................................................. 9 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ...................................................................... 9 1.5. Các yếu tố nguy cơ ............................................................................................. 10 1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp ..................................................................... 11 1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp .............................................................. 12 1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp .......................................................................... 13 1.9. Điều trị tăng huyết áp ........................................................................................ 13 1.9.1. Điều trị không dùng thuốc ........................................................................13 1.9.2. Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp ............................................................... 14 1.9.3. Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp ........................................................... 14 1.10. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp........................................................................ 15 1.11. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam ......................................... 15 1.11.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới ..................................................... 15 1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam.................................................... 16 1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ......................................................................... 17 1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp........................................20 1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị ............................................................. 21 Thang Long University Library
  5. 1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ..................... 23 1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................................................... 24 1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ...........24 1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam .......................................................................................................25 1.14. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 30 2.1.1. Đối tượng ...................................................................................................30 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................30 2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu........................................................................30 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 31 2.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 31 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................................... 31 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu ....................................................................................... 34 2.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .............................. 36 2.7.1. Hạn chế .....................................................................................................36 2.7.2. Sai số có thể gặp và biện pháp hạn chế .................................................... 36 Biện pháp khắc phục: ........................................................................................... 36 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 38 Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp ................................. 44 3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 ............................................... 44 3.2.1. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh tăng huyết áp 44 3.2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập của người bệnh ..........46 3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc ................................................... 47
  6. 3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu...48 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tang huyết áp của người bệnh trong nghiên cứu........................................................................................................ 50 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 55 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined. 4.2. Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp .............................................................. 57 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp ................................. 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69 1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại 3 xã, huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019........................................................................ 69 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị...................................................... 69 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 78 Thang Long University Library
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân ........... 21 Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................... 31 Bảng 2. 2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....... 34 Bảng 2. 3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh .... 35 Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270) ................ 38 Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 )..................... 39 Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....................................................................................................... 39 Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng huyết áp ....................................................................................................... 40 Bảng 3.5 Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp ...................... 40 Bảng 3.6 Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ ................................................................................................................. 41 Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng huyết áp ................................................................................................................. 41 Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp ............................................................................................... 42 Bảng 3.9 Nguồn thông tin người bệnh tiếp cận được kiến thức về bệnh tăng huyết áp ....................................................................................................... 42 Bảng 3.10 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp ............................ 43 Bảng 3.11 Thực trạng thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh ..................... 44 Bảng 3.12 Chế độ sử dụng muối của người bệnh ............................................... 45 Bảng 3.13 Mức độ sử dụng rượu bia của người bệnh ........................................ 45 Bảng 3.14 Mức độ sử dụng thuốc lá/lào của người bệnh .................................. 45 Bảng 3.15 Thực trạng thực hiện chế độ sinh hoạt luyện tập của người bệnh .... 46 Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh ................................ 47 Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác............ 48 Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp .............. 48 Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................ 49 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh .... 50
  8. Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh . 51 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ............................................................................................... 51 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh ............................................................................................................. 52 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của người bệnh ................................................................................................... 52 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp ............................................................................................... 53 Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh ............................................................ 53 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị............. 53 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh ....................................................................................... 54 Thang Long University Library
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 44 Biểu đồ 1.2 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 47 Biểu đồ 1.3 Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp .......................... 50
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ lệ người mắc cao nhất trong cộng đồng, bệnh gây nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan đích, người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng rất dễ bị các biến chứng và thường để lại di chứng làm cho người bệnh trở nên tàn phế, bệnh có các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột vì vậy bệnh tăng huyết áp là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Theo thống kê năm 2008, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [8]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số, đao động từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [39]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp; cứ 3 người lớn có một người bị t ă n g h u y ế t á p [8]. Trung Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc tăng huyết áp. Vì vậy, tăng huyết áp là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực và thường xuyên [3]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và đáng báo động. Một điều tra năm (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy Thang Long University Library
  11. 2 tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%, nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số Việt Nan là khoảng 90 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [47]. Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người không bị tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương [8],[5]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2003 cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn tăng huyết áp ác tính. Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”[Error! Reference source not found.9]. Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được tăng huyết áp là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã của huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019” để tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu có 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của
  12. 3 đối tượng nghiên cứu. Thang Long University Library
  13. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[8]. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg [8],[Error! Reference source not found.9]. Tăng huyết áp có thể là tăng cả huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, hoặc chỉ tăng một trong chỉ số đó. Các chỉ số huyết áp 120-139/80-90 mmHg không được coi là bình thường nữa mà gọi là “Tiền tăng huyết áp”, nghĩa là sau này có nguy cơ bị tăng huyết áp thật sự cao gấp 2 lần so với người có huyết áp bình thường là
  14. 5 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 - 129 80 - 84 Tiền THA 130 – 139 85-89 THA độ I ( nhẹ 140 – 159 90 – 99 THA độ II (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 (Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018) Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6]. 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp Cơ chế bệnh sinh của THA còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ song cũng có một số yếu tố đã được chứng minh và khẳng định. Tăng huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc tăng cả hai yếu tố đó. Trong 30 năm gần đây, các công trình đã khẳng định THA có thể xảy ra khi: - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động của tim, tăng thể tích tim trong 1 phút. Hậu quả là sẽ gây ra phản ứng co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận, làm tăng sức kháng ngoại vi mà cuối cùng là THA động mạch ổn định. - Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosterol (RAA) Angiotensinogen Thang Long University Library
  15. 6 ↓ Angiotensin I ↓ Angiotensin II ↓ Co Động mạch ↓ Tăng sức kháng động mạch ngoại vi ↓ Tăng huyết áp ↓ Kích thích vỏ thượng thận tăng sản xuất Aldosterol ↓ Tăng tái hấp thu nước và muối ↓ Tăng thể tích ↓ Tăng huyết áp - Giảm chất điều hòa huyết áp: đó là 2 chất prostaglandin E2 và kaliklein có ở thận, chức năng sinh lý chủ yếu là điều hòa huyết áp, hạ calci máu, tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chế sẽ gây ra tăng huyết áp. - Quá trình tự vữa xơ động mạch làm giảm sức đàn hồi thành mạch lớn và gây ra THA. Quá trình này thường hay gặp ở người già, có đặc tính là huyết áp tâm thu tăng cao trong khi huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường, người ta gọi là bệnh tăng huyết áp do đàn hồi [2]. 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp Có nhiều yếu tố tác động đến HA của con người. HA của con người cũng thay đổi theo quy luật của các chu kỳ vật lý địa cầu, nhiệt độ, thời tiết, áp
  16. 7 suất khí quyển, rối loạn từ trường quả đất, ánh sáng, tư thế… và các chu kỳ sinh học của cơ thể, tâm sinh lý của con người. - Huyết áp thay đổi theo lịch sinh học: Bằng máy theo dõi huyết áp liên tục 24/24 giờ, người ta thấy ngay trong một ngày, HA thay đổi theo nhịp sinh học. Ban đêm khi người ta ngủ, tim ở trạng thái nghỉ ngơi, HA dần dần thấp xuống, thấp nhất vào khoảng 2-3 giờ sáng. Ban đêm HATT và HATTr đều giảm khoảng 20% so với ban ngày, đến gần sáng, HA tăng dần lên. Khi bừng tỉnh, quả tim ở trạng thái làm việc mạnh hơn, HA tăng dần lên. Ban ngày khoảng 9-12 giờ và khoảng 17 giờ chiều là những thời điểm HA tăng lên cao hơn rồi lại giảm xuống chút ít. - HA thay đổi theo tuổi tác: Tuổi càng cao, HA sẽ có nguy cơ càng tăng dần. Cùng với sự tăng tuổi, do nguyên nhân xơ vữa động mạch, thành mạch máu mất dần tính chun giãn, lòng động mạch nhỏ lại gây tăng huyết áp đặc biệt là động mạch nuôi dưỡng hai quả thận và tim. Khi mạch máu nuôi dưỡng thận bị co nhỏ lại làm cho lượng máu nuôi dưỡng thận giảm đi, sinh ra chất nội sinh có tác dụng gây tăng huyết áp. - HA thay đổi theo tư thế: HA có thể thay đổi theo tư thế của con người. Ngay ở tư thế ngồi có dựa lưng, HA cũng thấp hơn khi đo ở tư thế ngồi không dựa lưng. Ở tư thế đứng, HA thường tăng hơn khi nằm 10 – 20 mmHg. - HA thay đổi theo trạng thái tâm lý: khi bị stress, adrenalin và một số chất nội sinh khác của cơ thể tăng tiết một cách hoàn toàn tự nhiên để giúp bạn vượt qua stress, làm co thắt mạch máu, tim đập mạnh hơn, nhanh hơn… và hậu quả là HA tăng cao. Hội chứng “Áo choàng trắng” là hiện tượng HA tăng vọt khi thầy thuốc đo HA cho bạn và là vấn đề THA hoàn toàn do yếu tố tâm lý chứ không phải bệnh lý. - Một số yếu tố khác liên quan đến THA: + Huyết áp tăng giảm theo thời tiết: khi thời tiết thay đổi huyết áp cũng Thang Long University Library
  17. 8 thay đổi theo. Trời lạnh mạch máu ngoại vi co lại để làm giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể, nên huyết áp tăng lên. Ngược lại khi trời nóng mạch máu ngoại vi dãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể thì huyết áp hạ xuống. + Huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể. Kể cả lao động trí óc lẫn chân tay, khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu oxy và năng lượng đảm bảo cho hoạt động đó tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn bằng cách tăng tấn số và cường độ co bóp, do đó làm THA. Khi nghỉ ngơi, huyết áp trở lại bình thường. Trong lao động trí óc cũng vậy, khi lao động trí óc căng thẳng kéo dài liên tục huyết áp có thể tăng lên cao. + Huyết áp có thể bị ảnh hưởng của thuốc, một số thuốc không kể các loại chuyên điều trị tăng giảm huyết áp cũng có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp ví dụ adrenalin, thuốc tránh thai… + Huyết áp thay đổi theo giới: ở người bình thường, huyết áp ở nam cao hơn nữ khoảng 3-5mmHg [Error! Reference source not found.9]. 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số xét nghiệm thường quy. Đánh giá lâm sàng chú trọng các vấn đề sau đây: + Tìm căn nguyên THA thứ phát. + Yêú tố chi phối. + Biến chứng THA. + Yếu tố nguy cơ BTM: Nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch [574]. + Chống chỉ định với các thuốc cụ thể. Xét nghiệm thường quy bao gồm: + Thử nước tiểu để phát hiện protein và hồng cầu.
  18. 9 + Creatinin huyết thanh và điện giải đồ. + Glucose máu, lý tưởng là lúc đói. + Điện tâm đồ. Chụp X-quang, soi và cấy nước tiểu, siêu âm tim không được yêu cầu làm thường quy. 1.2.2 Tiền sử gia đình Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận. Tiền sử lâm sàng bao gồm: + Các giá trị HA trước đây và tồn tại bao lâu. + Các triệu chứng gợi ý nguyên nhân THA, sử dụng các thuốc hay các chất làm THA như cam thảo, cocain, amphetamin và cyclosporin. + Thói quen lối sống như: chế độ ăn mỡ (đặc biệt mỡ động vật), ăn nhiều muối, uống rượu, thuốc lá, lười tập luyện thể lực, tăng trọng từ khi bắt đầu trưởng thành. + Triệu chứng trong quá khứ hoặc gần đây của bệnh ĐM vành, suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc mạch máu não, bệnh thận, ĐTĐ, bệnh Gout, rối loạn lipid máu, giãn phế quản hoặc bất kỳ bệnh nào và các thuốc đã sử dụng để điều trị. + Điều trị hạ HA trước đây, kết quả và tác dụng phụ. + Các yếu tố về môi trường, gia đình và cá nhân có thể ảnh hưởng lên THA, nguy cơ tim mạch, tiến trình và kết quả của điều trị. 1.2.3 Khám thực thể Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ (đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của tổn thương cơ quan đích. 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng + Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố Thang Long University Library
  19. 10 nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích. + Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat, Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim. Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra. 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp người bị bệnh THA có thể gặp các triệu chứng sau: - Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội. - Ù tai, hoa mắt, chóng mặt. - Đi lại loạng choạng không vững. - Hay quên, trí nhớ giảm, tập trung chú ý giảm… - Rối loạn vận mạch: tê chân tay, mất cảm giác, run đầu chi… - Chảy máu cam. - Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt, nóng bừng người… thường gặp về đêm. Các triệu chứng trên là các triệu chứng không đặc hiệu của người bệnh THA, với những triệu chứng đó cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác. 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Cần chú ý tìm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây THA thứ phát: - Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thân cấp/ mãn, viêm thận kẽ,
  20. 11 sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thân. - Hẹp động mạch thận. - U tủy thượng thận. - Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn). - Hội chứng Cushing. - Bệnh lý tuyến giáp/ cận giáp, tuyến yên. - Do thuốc, liên quan đến thuốc. - Hẹp eo động mạch chủ. - Bệnh Takayasu. - Nhiễm độc thai nghén. - Ngừng thở khi ngủ. - Yếu tố tâm thần [6]. 1.5. Các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch (BTM) với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh (khoảng trên 20 lần) tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác. Theo một số nghiên cứu [53-54], nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu là: - Rối loạn Lipid máu. - Đái tháo đường (theo nghiên cứu của Wei- Chuan Tsai) [63]. - Có Albumin niệu hoặc mức lọc cầu thận < 60 ml. - Tuổi (nam > 55, nữ > 65). - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi, nữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2