intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 - Phan Anh Thế

Chia sẻ: Phan Anh Thế | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

299
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều tra diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc, nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của bệnh và mô tả triệu chứng vết bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc, tìm hiểu các biện pháp phòng trừ bệnh hại do nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đối kháng Trichoderma sp là những nội dung chính của luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp "Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 - Phan Anh Thế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------- PHAN ANH THẾ NGHIÊN CỨU NẤM Rhizoctonia solani Kuhn GÂY HẠI TRÊN CÂY LẠC TẠI NGHI LONG, NGHI LỘC, NGHỆ AN VỤ XUÂN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Nghệ An - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------- PHAN ANH THẾ NGHIÊN CỨU NẤM Rhizoctonia solani Kuhn GÂY HẠI TRÊN CÂY LẠC TẠI NGHI LONG, NGHI LỘC, NGHỆ AN VỤ XUÂN NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NGỌC LÂN NGHỆ AN, 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi; - Số liệu trong luận văn được điều tra, nghiên cứu trung thực và chưa công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác; - Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể; - Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. HỌC VIÊN PHAN ANH THẾ
  4. ii Lời cảm ơn! -------------- Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công nhân viên chức tại khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An. Tôi xin bày tỏ sự chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. TRẦN NGỌC LÂN, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích, những góp ý chân thành giúp tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, ngày 15 tháng 10 năm 2013 HỌC VIÊN PHAN ANH THẾ
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ............................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu.......................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu .......................................................................... 2 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn .............. 2 - Nghiên cứu đặc điểm bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên lạc........ 2 - Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học trên đồng ruộng ........................................... 3 4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 3 4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................ 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 4 1.1.1. Phân bố địa lý và tác hại của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ............................ 4 1.1.2. Đặc điểm triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra .............. 5 1.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ..................... 6 1.1.4. Phân loại, nhóm tuơng hợp (AG) và phạm vi kí chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ................................................................................................................. 7  Phân loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn ................................................................. 7  Nhóm tương hợp và phạm vi ký chủ ...................................................................... 7 1.1.5. Biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kunh gây ra .............. 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 13 1.2.1. Phân bố địa lý và tác hại của nấm Rhizoctonia solani Kuhn .......................... 13 1.2.2. Đặc điểm triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra ................. 14 1.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ....................... 15
  6. iv 1.2.4. Phân loại, nhóm tương hợp (AG) và phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ................................................................................................................ 16  Phân loại ................................................................................................................ 16  Nhóm tương hợp và phổ vi ký chủ ....................................................................... 16 1.2.5. Biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kunh gây ra .............. 17 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 19 2.1.1. Các mẫu bệnh .............................................................................................. 19 2.1.2. Các thuốc hoá học và chế phẩm sinh học .................................................... 19 2.1.3. Các dụng cụ cần thiết................................................................................... 19 2.1.4. Các dụng cụ khác ......................................................................................... 19 2.1.5. Môi trường nuôi cấy nấm ............................................................................ 19 2.1.6. Các loại giống lạc ......................................................................................... 20 2.1.6.1. Giống lạc L14............................................................................................ 20 2.1.6.2. Giống lạc L26............................................................................................ 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21 2.2.1. Phương pháp điều tra...................................................................................... 21 2.2.2. Xác định tác nhân gây bệnh ........................................................................... 21 2.2.2.1. Mô tả triệu chứng, thu thập mẫu bệnh .................................................... 21 2.2.2.2. Phương pháp phân lập nấm Rhizoctonia solani Kuhn ............................ 22 2.2.2.3. Kỹ thuật cấy truyền nấm tạo nguồn thuần ............................................... 22 2.2.2.4. Phương pháp giám định nấm Rhizoctonia solani Kuhn........................... 22 2.2.2.5. Phương pháp lây bệnh trở lại để kiểm xác định tác nhân gây bệnh ......... 22 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn ............... 22 2.2.4. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc ............................................................................................................ 23 2.2.4.1. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm ........................... 26 2.2.4.2. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trên đồng ruộng ....................................... 27
  7. v 2.2.5. Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng đồng bộ trong các thí nghiệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất giống ................................................................... 28 2.2.6. Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 30 2.2.6.1. Theo dõi trong phòng thí nghiệm ............................................................. 30 2.2.6.2. Theo dõi ngoài đồng ruộng ...................................................................... 30 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 31 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 32 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 32 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33 3.1. Thành phần bệnh hại trên lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ................................................................................................................... 33 3.2. Điều tra diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân 2013 ....................................................................... 34 3.2.1. Nhận biết triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc ở ngoài đồng ruộng ....................................................................................... 34 3.2.2. Diễn biến của bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 .......................................................... 35 3.2.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ........................................................ 36 3.3. Kết quả nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ............................................ 38 3.3.1. Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc ........ 38 3.3.2. Kết quả phân lập và giám định ........................................................................ 39 3.3.2.1. Phân loại ....................................................................................................... 39 3.3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn.......... 41 3.3.2.3. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kunh trên môi trường PGA ........................................................................................................................... 43
  8. vi 3.4. Xác định phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An .............................................................. 44 3.5. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn ................. 46 3.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ................................................ 48 3.6. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc. ................................. 50 3.7. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc ................................... 53 3.8. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc ..................................................................... 55 3.8.1. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ....................................................................... 55 3.8.2. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ...................................... 56 3.9. Đánh giá năng suất của biện pháp xử lý thuốc hóa học, chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên giống lạc L14 ...................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 60 1. Kết luận ................................................................................................................. 60 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 62 1. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................. 62 2. Tài liệu tiếng anh ................................................................................................... 63 3. Các trang web ........................................................................................................ 65 XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ................................................................................. 66
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải 1. TT Thứ tự 2. AG Anastomosis groups - Nhóm tương hợp 3. CTV Cộng tác viên 4. WA Water Agar (loại môi trường nuôi cấy dùng phân lập nấm) 5. PGA Potato Glucose Agar (loại môi trường dùng để cấy truyền) 6. CT Công thức thí nghiệm 7. CT (ĐC) Công thức đối chứng trong thí nghiệm 8. TLB % Tỷ lệ bệnh tính bằng phần trăm (%) 9. HLPT % và HL% Hiệu lực phòng trừ, tính bằng phần trăm (%) 10. HLĐK% Hiệu lực đối kháng, tính bằng phần trăm (%) 11. ĐHH% Độ hữu hiệu, tính bằng phần trăm (%) 12. BPGH Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến ký hiệu bằng: (+) nhỏ hơn 20 %; (++) từ 13. MĐPB 20 - 40%; (+++ ) lớn hơn 40%. 14. NSLT Năng suất lý thuyết tính bằng tạ/ha 15. %ĐC Tỷ lệ phần trăm (%) so với công thức đối chứng 16. P100 quả Trọng lượng khô 100 quả tính bằng gam (ở độ ẩm 13%) 17. P100 hạt Trọng lượng khô 100 hạt tính bằng gam (ở ẩm độ 13%) 18. SQ Số quả 19. LSD0,05 Least Significant Difference - Sự khác biệt có ý nghĩa ở 5% 20. CV% coefficient of variation - Hệ số biến động 21. Tv Trichoderma viride Pers 22. Rs Rhizoctonia solani Kuhn 23. Isolate Cô lập - Mẫu nấm đã được làm thuần khi nuôi cấy Food and Agriculture Organization of the United Nations - 24. FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Phổ ký chủ của Rhizoctonia solani Kuhn .................................................. 9 Bảng 3.1. Thành phần bệnh hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 .......................................................................................................... 33 Bảng 3.2. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ........................................................ 35 Bảng 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ........................................................ 37 Bảng 3.4. Phân loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc ...................... 40 Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn khi nuôi cấy trên môi trường PGA ............................................................................ 42 Bảng 3.6. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ............................................................................................................... 44 Bảng 3.7. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc với một số cây trồng .................................................................................................. 45 Bảng 3.8. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ........................................................ 47 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ........................................................ 49 Bảng 3.10. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS ở các nồng độ khác nhau đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 ....................................................................................................................... 52 Bảng 3.11. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14 ...................... 53 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ............................................................... 55 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ........................... 57 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ................................ 58
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc ..................... 5 Hình 3.1. Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ................................................................................. 34 Hình 3.2. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ........................................................ 36 Hình 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 ........................................................ 37 Hình 3.4. Triệu chứng bệnh do Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc ................. 38 Hình 3.5. Triệu chứng bệnh do Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc ................. 39 Hình 3.6. Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc ................. 41 Hình 3.7. Hạch nấm (a) và cấu trúc hạch nấm (b) Rhizoctonia solani Kuhn ........... 43 Hình 3.8. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn .................................. 45 Hình 3.9. Quá trình ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ................................................ 46 Hình 3.10. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ........................................................ 48 Hình 3.11. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ........................................................ 49 Hình 3.12. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA ........................................................ 50 Hình 3.13. Thí nghiệm xử lý hạt giống lạc bằng Cruiser plus 312.5FS ................... 51 Hình 3.14. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 ................................... 52 Hình 3.15. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và chế phẩm Tricô-ĐHCT phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 ......... 54 Hình 3.16. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ........................... 56 Hình 3.17. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An ........................... 57 Hình 3.18. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An................................ 59
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lạc (Arachis hypogaea L.) là một loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao đã được con người trồng cách đây khoảng 500 năm, song giá trị kinh tế của lạc mới được xác định trong khoảng hơn 140 năm trở lại đây, khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển tại Pháp. Hiện nay lạc đứng hàng thứ 2 trong số các cây lấy dầu thực vật về diện tích và sản lượng, sau đậu tương, với diện tích gieo trồng khoảng 20 - 21 triệu ha/năm, sản lượng khoảng 25,5 - 26 triệu tấn. Trong đó diện tích lạc tại châu Á, chiếm tới 13,5 triệu ha [4]. Ở nước ta lạc được trồng rải rác khắp cả nước, trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau, diện tích trồng là nước ta đặc biệt tăng nhanh trong gần 30 năm trở lại đây, đạt khoảng 246.000 ha với tổng sản lượng 300.600 tấn năm 1994 [4], tính đến tháng 6 năm 2008 tổng sản lượng lạc của Việt Nam đạt khoảng 490.000 tấn (theo ước tính của FAO) đứng thứ 7 thế giới về sản lượng [54]. Phần lớn diện tích tập trung ở vùng Bắc Miền Trung với khoảng 97.700 ha, trong đó Nghệ An chiếm 39.500 ha. Hàng năm các vùng trồng lạc trên cả nước luôn phải đối mặt với nhiều dịch hại làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng như bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ trắng gốc, bệnh thối gốc mốc đen, bệnh đốm nâu...và nhiều loại sâu hại. Với tiềm năng và vai trò của cây lạc đối với Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, ngoài việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gieo trồng thì việc nghiên cứu các loài dịch hại và tìm ra giải pháp quản lý thích hợp là rất quan trọng, nhằm góp phần bảo vệ và tối ưu hóa năng suất, chất lượng lạc. Trong các đối tượng dịch hại chính trên lạc, thì bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra là một bệnh nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên toàn thế giới [49]. Và đến nay các nghiên cứu về giống cây trồng có thể kháng lại Rhizoctoni solani Kuhn trên các loài cây trồng đã không thành công [23].
  13. 2 Vì vậy việc nghiên cứu chuyên về loài nấm này trên cây lạc là yếu tố cấp thiết, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phòng trừ hiệu quả bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Từ thực tiễn sản xuất đòi hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013” 2. Mục đích của đề tài Điều tra diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc, nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của bệnh và mô tả triệu chứng vết bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc, tìm hiểu các biện pháp phòng trừ bệnh hại do nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một số loại thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đối kháng Trichoderma sp. 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An. 3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn + Thu thập, phân lập mẫu nấm bệnh Rhizoctonia solani Kuhn trên cây lạc bị bệnh. + Giám định nấm bệnh Rhizoctonia solani Kuhn theo nguyên tắc Koch. + Mô tả đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường nhân tạo PGA. - Nghiên cứu đặc điểm bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên lạc + Sự gây bệnh, đặc điểm nhận biết triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc. + Mức độ gây hại của nấm bệnh Rhizoctonia solani Kuhn trên cây lạc. + Đặc điểm phát sinh, phát triển của nấm Rhizoctonia solani Kuhn. + Điều tra diễn biến gây hại của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên cây lạc vụ xuân 2013 tại Nghi Lộc, Nghệ An.
  14. 3 - Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học trên đồng ruộng + Cơ sở lựa chọn nhóm thuốc và loại thuốc (loại thuốc, nồng độ, liều lượng) và chế phẩm sinh học thử nghiệm. + Các công thức thí nghiệm: + Hình thức phun: Sử dụng 4 loại thuốc và một loại chế phẩm sinh học. + Hình thức xử lý hạt giống: Cruiser plus 3.12FS ở 4 mức xử lý khác nhau. + Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực tế. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học sẽ là nền tảng cơ sở khoa học về loài nấm Rhizoctonia solani Kuhn phân bố và gây hại trên cây lạc tại vùng Nghệ An. - Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn, đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu về sử dụng một cách hiệu quả các biện pháp hóa học và sinh học trong phòng trừ. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Việc nghiên cứu thành công của đề tài sẽ tìm ra được các biện pháp phòng trừ thích hợp, giải quyết những những vấn đề cụ thể bệnh hại do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên cây lạc tại Nghệ An. - Việc ứng dụng thành công chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma sp. trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc Nghệ An, sẽ giúp giảm thiểu tác động của hóa chất đến môi trường, tăng độ an toàn cho nông dân, người sử dụng nông sản, người chăn nuôi gia súc, gia cầm, người nuôi trồng thủy sản... - Biện pháp hóa học là một biện pháp quan trọng trong chương trình IPM, nó chỉ được dùng khi cần thiết, và việc tìm ra các loại thuốc có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh do Rhizoctonia solani Kuhn cao sẽ giúp giảm sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho người nông dân.
  15. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Phân bố địa lý và tác hại của nấm Rhizoctonia solani Kuhn Nấm Rhizoctonia solani đã được De Candolle mô tả năm 1815, lúc đầu được đặt tên là Rhizoctonia crocorum. Loài Rhizoctonia solani, là loài nấm hại nguy hiểm nhất của chi Rhizoctonia ban đầu đã được mô tả bởi Julius Kuhn trên khoai tây vào năm 1858 ở Châu Âu và danh pháp đầy đủ là Rhizoctonia solani Kuhn [53]. Kể từ năm 1958, Rhizoctonia solani Kuhn đặc biệt phổ biến ở Texas trong khu vực lạc đã được phát triển trong nhiều năm. Thiệt hại trên toàn tiểu bang trực tiếp do Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc đã được ước tính ở mức 2% cho cả hai năm 1978 và 1979 cây trồng. Đây là một ước tính mất 2.200.000 $ cho vụ mùa năm 1979 [50]. Theo Inagaki, K (1993) [30], nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau và phân bố khắp các quần đảo của Nhật Bản. Ngoài khả năng truyền qua đất, qua tàn dư cây trồng nấm Rhizoctonia solani Kuhn còn có khả năng truyền qua hạt giống với tỷ lệ 10%, còn ở Mỹ có năm lên tới 30% (Khetmalat M.B et al., 1984) [34]. Khi nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani Kuhn Van Bruggen A. H. C và CTV (1986)[49] nhận thấy bệnh do nấm gây ra tương đối nghiêm trọng đối với các vùng trồng lạc trên thế giới. Ở miền nam nước Mỹ bệnh lở cổ rễ lạc trở thành một vấn đề cấp bách, hàng năm ở bang Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh gây ra ước tính lên tới hơn một tỷ đô la. Các nghiên cứu về giống cây trồng có thể kháng lại Rhizoctoni solani Kuhn trên các loài cây trồng đã không thành công [23]. Năm 1989, Vincelli, P. C và CTV [50] đã đưa ra kết luận: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên lạc xảy ra trên toàn thế giới. Nấm gây chết héo cây con, thối rễ khi cây còn nhỏ, thối củ và cháy toàn bộ là cây. Thiệt hại về kinh tế của bệnh được đánh giá rất khó bởi vì trên cây chúng thường xảy ra kết hợp với các loại bệnh khác.
  16. 5 1.1.2. Đặc điểm triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra Lạc (Arachis hypogaea L.) là một trong nhiều loài thực vật dễ bị nhiễm Rhizoctonia solani Kuhn. Nấm có khả năng lây nhiễm cho tất cả các cơ quan của cây lạc [28]. Những bộ phận nhiễm bệnh có thể được bao phủ một lớp sợi nấm trắng, dần dần sợi nấm phát triển dày đặc, co cụm. Nấm lan truyền trên đồng ruộng nhờ nguồn nước, dụng cụ lao động, vết thương cơ giới, tàn dư cây bệnh... (Papavizas G. và CTV, 1975) [43]. Theo P. Subrahmanyam và cộng sự (1980) [42], nấm Rhizoctonia solani Kuhn xâm nhiễm qua hạt giống hoặc truyền qua đất, và kết quả làm cây chết từ giai đoạn cây con. Trong cây con, tổn thương thường được biểu hiện trên hypocotyl (phần mầm hạt phát triển thành gốc sau này) có vết bệnh chìm, màu nâu, kéo dài ở phần dưới mặt đất. Tổn thương làm vết bệnh trở thành màu đen và bong vỏ hypocotyl dẫn đến triệu chứng lở cổ rễ điển hình. Tổn thương tương tự phát triển lên cả rễ và lan rộng toàn hệ thống gốc cây lạc làm thối rễ và sau đó chết cây. Các vết bệnh thường được bao phủ bởi lớp sợi nấm màu nâu sáng, hạch nấm có thể hình thành trên các mô chết. Hình 1.1. Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên lạc
  17. 6 1.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn Theo Masumoto và CTV (1933) [36], nhiệt độ tối thích đối với sự phát triển của nấm là 28 - 31 oC, ngưỡng pH tối thiểu là 2, tối thích là 5 - 7 và tối đa là 8. Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của nấm Rhizoctonia solani Kuhn Parmeter JR (1970) [44] cho rằng nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nấm. Nấm có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ từ 5oC - 42 oC. Takahashi, K. và CTV (1954) [46] cho biết hạch nấm có thể tồn tại trong đất vài tháng, sự tồn tại của hạch nấm dưới các điều kiện khác nhau: ở nhiệt độ phòng trên đất khô và ẩm chúng sống ít nhất 130 ngày và sau khi ngâm ở độ sâu khoảng 8 cm trong nước nóng sống được 224 ngày. Theo Papavizas GC. và CTV (1975)[43], sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn khi mới hình thành không màu, khi già có màu nâu đậm. Sợi nấm thường phân nhánh xiên tạo góc 45o- 90o tại vị trí phân nhánh có vách ngăn và hơi thắt lại. Sợi nấm xâm nhiễm vào cây trồng và gây bệnh thuận lợi nhất trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao từ 28oC - 32oC, ẩm độ khoảng trên 80%. Ở nhiệt độ thấp dưới 100C và cao hơn 380C sợi nấm ngừng phát triển. Nấm phát triển trong phạm vi pH khá rộng khoảng từ 4 - 8, thuận lợi nhất là ngưỡng pH từ 7 đến 7,5 [51], [44]. Tác giả Van Bruggen A. H. C. và CTV (1986) [49] đã xác định: Vách của sợi nấm có màu trắng tới nâu, chiều rộng của sợi nấm là từ 4 - 5 µm và phân nhánh ở góc phải. Những hạch màu tối được sinh ra nhiều trên bộ phận cây bị nhiễm bệnh, cấu trúc hạch được hình thành từ sợi nấm và là nguồn bệnh cho vụ sau. Nguồn nấm tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi nấm và hạch nấm. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn có thể tồn tại trong đất từ 3 đến 4 năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ nảy mầm hình thành sợi nấm và xâm nhập gây hại cây trồng. ( Ogoshi A., 1987) [41]. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là loài đa thực, gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau. Nấm chủ yếu tồn tại dưới dạng sợi và hạch ở trong đất, tàn dư
  18. 7 cây bệnh và cỏ dại. Hạch nấm có kích thước trung bình khoảng 6 mm, hạch nấm khô, không đều, vô định hình và có màu xám. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn có thể hình thành bào tử đảm hình con quay nhờ phương thức sinh sản hữu tính. Nhưng trường hợp này rất ít gặp trong tự nhiên [41]. Hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn được hình thành nhiều nhất ở ngoài ánh sáng, sự hình thành hạch thường nhanh chóng do sự giảm nhiệt độ đột ngột. Nấm qua đông trong đất dưới dạng sợi nấm hoặc hạch nấm. Trong điều kiện đất khô hạch nấm có thể mất sự sống trong sau 21 tháng (Vincelli. C. và CTV, 1989) [50]. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh do nấm Phytopthora hoặc Pythium gây ra. Tuy vậy hình dạng sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn rất đặc trưng, đường kính của sợi nấm từ 8 - 12 m, khi sợi nấm còn non thường không có màu nhưng khi già có màu nâu đậm. Sợi nấm con mọc từ sợi nấm bố mẹ thường tạo thành góc 45 o - 90 o so với sợi nấm bố mẹ, tại vị trí phân nhánh thường có vách ngăn và hơi thắt lại. Một số chủng nấm có khả năng hình thành hạch nấm màu nâu xám, vô định hình, kích thước trung bình khoảng 6 mm, chúng hình thành trên mô bệnh đang phân hủy. Cũng có những chủng không hình thành hạch nấm, các chủng này khác nhau về phổ ký chủ, đặc tính gây bệnh, yêu cầu nhiệt độ, pH, ẩm độ (Upmanyu S. và CTV, 2003) [48]. 1.1.4. Phân loại, nhóm tuơng hợp (AG) và phạm vi kí chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn  Phân loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn Nấm Rhizoctonia solani Kuhn thuộc họ Thelephoraceae, lớp nấm đảm (Basidiomycetes), được xếp vào bộ nấm trơ, nhóm nấm bất toàn (Deuteromycetes). Giai đoạn hữu tính gọi là Thanatephorus cucumeris thuộc họ Caratobasidiaceae, bộ Tulasnellales, lớp Hymenomycetes (Sneh, 1994).  Nhóm tương hợp và phạm vi ký chủ Matsumoto, T. và CTV (1932) [36], đã điều tra được hơn 200 nguồn nấm
  19. 8 Rhizoctonia solani Kuhn từ 59 loại cây trồng khác nhau và ở các vùng khác nhau của Nhật Bản. Kết quả cho thấy Rhizoctonia solani Kuhn gây hại hầu hết trên các cây ăn quả, cây rau và cây cảnh, chúng xâm nhiễm và gây hại cả trong vườn ươm, nhà kính và cả ngoài đồng ruộng. Theo Parmeter JR và CTV (1970) [44], ở Mỹ có khoảng 500 loài thực vật bị Rhizoctonia solani Kuhn kí sinh và gây hại như: đậu tương, đậu lima, dưa chuột, đu đủ, ngô, lúa mì..., chúng phân bố ở các hoàn đảo ở Mỹ và khắp trên thế giới. Theo Anderson N.A. (1982) [22], phản ứng liên hợp là một sự biểu thị về sự không tương hợp sinh dưỡng giữa sợi nấm của các mẫu phân lập có quan hệ với nhau nhưng khác nhau, trong nấm Rhizoctonia solani Kuhn yếu tố di truyền điều khiển sự không tương hợp sinh dưỡng. Các tác giả Neate SM. và CTV (1985), Muyolo NG. (1993) [39], đã xác định Rhizoctonia solani Kuhn là nấm tồn tại trong đất với phạm vi ký chủ rộng, tổ hợp của các loài nấm này được xác định gồm 12 nhóm gen khác biệt dựa vào tần suất của bó sợi, nhóm này được đặt tên là Anastomosis groups gọi tắt là AG. Dựa vào sự tương thích về DNA và tương thích về hệ dinh dưỡng người ta còn phân loại nhỏ nhóm AG nhờ sử dụng phương pháp Zymorgam groupinh (ZG). Năm 1986 Van Bruggen A. H .C và CTV [49] đã thông báo nấm Rhizoctonia solani Kuhn tấn công hàng trăm cây trồng khác nhau như bắp cải, đậu đỗ, dưa chuột, củ cải đường, cần tây, cà rốt...vv. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là loài nấm đa thực ký sinh trên nhiều loại thuộc các họ cây trồng và gây thiệt hại đáng kể cho vùng trồng trọt trên toàn thế giới. Theo Carling (1986) [24], nấm Rhizoctonia solani Kuhn được gọi là một loài nấm phức tạp bởi vì nó bao gồm nhiều nhóm có quan hệ với nhau nhưng khác di truyền. Các nhóm này được nhận biết dựa trên phản ứng liên hợp sợi nấm và được gọi là các nhóm liên hợp (Anastomosis Group - AG). Nấm Rhizoctonia solani Kuhn là một lài nấm phức tạp, không đồng nhất, bao gồm nhiều nhóm liên hợp có quan hệ với nhau nhưng khác về di truyền.
  20. 9 Sneh et al (1991), đã phân chia thành 16 AG, bao gồm AG1 - AG10 [52]. Bảng 1.1. Phổ ký chủ của Rhizoctonia solani Kuhn TT AG Phạm vi ký chủ Lúa, ngô, các loài thuộc chi cao lương (sorghum), 1. AG 1-IA cây bo bo, đậu tương, cỏ ba lá, cây long não. Lúa, ngô, đậu tương, đậu nành, đậu snap, rau diếp, 2. AG 1-IB cải bắp, cây sung, cây thông… Lúa mì, đậu nành, cà rốt, củ cải đường, cây lanh, 3. AG 1-IC cây thông… Họ thập tự, rau diếp, khoai tây, củ cải đường, củ 4. AG 2-1 cải Nhật Bản, củ cải dầu, hạt lúa mì, cỏ ba lá… Lúa, cây bắc, gừng, lay ơn, cây ngưu bàng, cỏ, 5. AG 2-2 IIIB ngô, củ cải đường, hoa cúc, hạt cây giống… 6. AG 2-2 IVB Củ cải đường, cỏ … 7. AG 3 Khoai tây, cà chua, thuốc lá… AG 4 (HG I, Cà chua, đậu Hà Lan, hành tây, khoai tây, đậu 8. HGII and snap… HGIII 9. AG 5 Khoai tây, cỏ, đậu nành, củ cải đường, đậu lima… 10. AG 6 Không gây bệnh 11. AG 7 Không gây bệnh 12. AG 8 Ngũ cốc 13. AG 9 Họ thập tự 14. AG 10 Không gây bệnh 15. AG 11 Lúa mỳ 16. AG BI Không gây bệnh Khi nghiên cứu trên cây bông Ogoshi (1983) [40], (1987) [41] đã tiến hành thử các thử nghiệm tính gây bệnh cho thấy sự khác nhau về tính độc giữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2