Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Tình hình bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn tại hợp tác xã Thanh Vân, tỉnh Vĩnh Phúc và ứng dụng chế phẩm Bokashi phòng trị bệnh
lượt xem 65
download
Một số đặc điểm của lợn con, bệnh lợn con phân trắng, những hiểu biết về các chế phẩm sinh học,... là những nội dung chính trong bài luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp "Tình hình bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn tại hợp tác xã Thanh Vân, tỉnh Vĩnh Phúc và ứng dụng chế phẩm Bokashi phòng trị bệnh". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Tình hình bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn tại hợp tác xã Thanh Vân, tỉnh Vĩnh Phúc và ứng dụng chế phẩm Bokashi phòng trị bệnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------- BÙI THỊ NGỌC DIỆP TÌNH HÌNH BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TRÊN ðÀN LỢN TẠI HỢP TÁC Xà THANH VÂN - VĨNH PHÚC VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM BOKASHI PHÒNG TRỊ BỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Thú y Mã số : 60.64.01.01 Người hướng dẫn khoa học : TS. CHU ðỨC THẮNG HÀ NỘI - 2012
- LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi ñược sự hướng dẫn của TS. Chu ðức Thắng. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2012 Tác giả Bùi Thị Ngọc Diệp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. ðược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cô giáo trong Khoa Thú y, Ban quản lý ñào tạo, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, ñã tạo ñiều kiện thuận lợi nhất giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện ñề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban quản lý ñào tạo, các thầy cô giáo Khoa Thú y, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội cùng tất cả bạn bè ñồng nghiệp và người thân ñã ñộng viên, tạo ñiều kiện tốt nhất giúp tôi thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn. ðặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp ñỡ của thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Chu ðức Thắng ñã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành cuốn luận văn này. Một lần nữa tôi xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè ñồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khoẻ, cùng mọi ñiều tốt ñẹp nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012 Tác giả Bùi Thị Ngọc Diệp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… ii
- MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1 MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Một số ñặc ñiểm của lợn con 4 2.1.1 ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con 4 2.1.2 Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt 4 2.1.3 Hệ miễn dịch của lợn con 5 2.1.4 Hệ vi sinh vật ñường ruột 6 2.2 Bệnh lợn con phân trắng - LCPT 6 2.2.1 Nguyên nhân 7 2.2.2 Cơ chế gây bệnh 14 2.2.3 Triệu chứng - bệnh tích 15 2.2.4 Phòng và trị bệnh. 16 2.3 Những hiểu biết về các chế phẩm sinh học 21 2.3.1 Những nghiên cứu về vi khuẩn probiotic 21 2.3.2 Vai trò của các vi khuẩn lactic và probiotic ñối với ñộng vật 24 2.3.3 Chế phẩm probiotic 28 2.3.4 Chế phẩm EM- vi sinh vật hữu hiệu 29 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… iii
- 3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Nội dung nghiên cứu 32 3.1.1 ðiều tra tình hình bệnh LCPT tại HTX Thanh Vân. 32 3.1.2 Thử nghiệm phòng bệnh LCPT bằng chế phẩm BOKASHI 32 3.1.3 ðiều trị thử nghiệm bệnh LCPT bằng các kết hợp kháng sinh và chế phẩm BOKASHI. 32 3.2 ðối tượng, nguyên liệu và ñịa ñiểm nghiên cứu 32 3.2.1 ðối tượng nghiên cứu 32 3.2.2 Nguyên liệu 32 3.2.3 ðịa ñiểm nghiên cứu 34 3.3 Phương pháp nghiên cứu 34 3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm 34 3.3.2 Phương pháp tiến hành 35 3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 36 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1 Kết quả ñiều tra thực trạng bệnh LCPT tại trại lợn của HTX Thanh Vân 37 4.1.1 Kết quả ñiều tra thực trang bệnh LCPT từ năm 2010 ñến tháng 6 năm 2012 37 4.1.2 Kết quả theo dõi bệnh LCPT trong 6 tháng ñầu năm 2012 39 4.1.3 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT theo lứa tuổi 43 4.1.4 Tình hình bệnh LCPT theo mùa vụ trong năm 46 4.1.5 Tình hình bệnh LCPT xét theo số lứa ñẻ của lợn mẹ. 48 4.1.6 Theo dõi ảnh hưởng của bệnh Viêm tử cung ở lợn mẹ ñến tình hình mắc bệnh LCPT 52 4.2 Kết quả phòng thử nghiệm bệnh LCPT của chế phẩm BOKASHI 55 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… iv
- 4.2.1 Kết quả phòng bệnh lợn con phân trắng của chế phẩm BOKASHI 55 4.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm chế phẩm BOKASHI ñến khả năng tăng trọng của lợn con theo mẹ 59 4.3 ðánh giá hiệu quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của chế phẩm BOKASHI 61 4.3.1 So sánh hiệu quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của các phác ñồ 62 4.3.2 Kết quả ñiều trị ñại trà bệnh lợn con phân trắng 70 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 71 5.1 Kết luận 71 5.2 ðề nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… v
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tính chất ñối kháng ñối với vi khuẩn gây thối và gây bệnh trong ruột 27 2.2 Lợi Ých của vi khuẩn lactic có ñặc tính probiotic ñối với quá trình chuyển hoá các chất ở ñộng vật chủ 27 3.1 Một số ñặc ñiểm của chế phẩm EM BOKASHI cho ăn 33 4.1 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ năm 2010 ñến tháng 6 năm 2012 37 4.2 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT 6 tháng ñầu năm 2012 39 4.3 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 43 4.4 Tình hình bệnh LCPT xét theo mùa vụ năm 2011 46 4.5 Kết quả theo dõi bệnh LCPT theo số lứa ñẻ của lợn mẹ 49 4.6 Mối liên quan giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ với bệnh LCPT trên ñàn con 53 4.7 Kết quả phòng bệnh lợn con phân trắng của chế phẩm BOKASHI 56 4.8 Ảnh hưởng của chế phẩm BOKASHI ñến khả năng tăng trọng của lợn con 60 4.9 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng 63 4.10 Ảnh hưởng của các phác ñồ ñiều trị ñến tỷ lệ tái phát 66 4.11 Hiệu quả kinh tế trong ñiều trị bằng chế phẩm BOKASHI 68 4.12 Kết quả ñiều trị ñại trà bệnh lợn con phân trắng của phác ñồ 2 và 3 70 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… vi
- DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 So sánh tỷ lệ mắc bệnh, chết do bệnh LCPT 6 tháng ñầu năm 2010 42 4.2 So sánh tỷ lệ mắc bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 46 4.3 So sánh tỷ lệ mắc bệnh LCPT ở các mùa vụ 48 4.4 So sánh ảnh hưởng của số lứa ñẻ của lợn nái ñến tỷ lệ bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 52 4.5 Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng sau khi phòng bằng chế phẩm BOKASHI 57 4.6 So sánh thời gian ñiều trị trung bình của các phác ñồ 65 4.7 So sánh tỷ lệ tái phát của các phác ñồ ñiều trị 66 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… vii
- 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Trong chiến lược phát triển chăn nuôi, nước ta sẽ hướng tới sự tập trung công nghiệp, sản xuất hàng hoá ñáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñã ñược Chính phủ giao cho xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi ñến năm 2020 nhằm các mục tiêu: Các sản phẩm của ngành chăn nuôi phải bảo ñảm vệ sinh môi trường ñặc biệt ñáp ứng ñược nhu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo ñảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, việc giám sát quy trình sản xuất từ ñầu vào của chăn nuôi tới thành phẩm cho người tiêu dùng ñòi hỏi phải chặt chẽ hay nói cách khác là từ “chuồng trại tới bàn ăn” phải ñồng bộ. Trong chăn nuôi, lợn là ñối tượng vật nuôi chiếm số lượng và tỷ trọng cao nhất, các sản phẩm từ thịt lợn cũng là mặt hàng chính trên thị trường buôn bán do nhu cầu tiêu thụ của người dân cao. Do ñó, bất cứ yếu tố nào nguy hiểm có hại như dịch bệnh ñều gây ảnh hưởng xấu ñến giá cả thị trường, làm giảm hiệu quả kinh tế của cả ngành chăn nuôi nói chung. Một trong những vấn ñề ñược người tiêu dùng quan tâm chính là mức ñộ an toàn vệ sinh của thực phẩm, việc người chăn nuôi lạm dụng một số chất như hoormon tăng trọng, kháng sinh bổ sung vào thức ăn, cơ sở giết mổ không ñảm bảo...làm cho chất lượng thịt bị biến ñổi, tồn lưu hoạt chất và vi sinh vật gây bệnh. Công tác ñiều trị thú y cũng ảnh hưởng tới sự tồn lưu kháng sinh khi người ñiều trị sử dụng thuốc không ñúng quy tắc. Hệ quả của những vấn ñề này làm xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc dẫn tới ñiều trị bệnh càng khó khăn. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ của con người ñặc biệt là với những kháng sinh ñã bị cấm sử dụng do có thể gây biến ñổi tổ chức hoặc cấu trúc di truyền. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 1
- Hiện nay ngành chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại ở nước ta ngày càng phổ biến và ñạt hiệu quả kinh tế cao, ñóng vai trò quan trọng trong phát triển nến kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế: gây ô nhiễm môi trường sống, mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng ñến cộng ñồng, lợn nuôi hay mắc phải các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang cho con người: bệnh lợn nghệ, sảy thai truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, và gần ñây nhất là dịch cúm lợn, bệnh tai xanh… Khó khăn nan giải nhất gặp phải trong chăn nuôi chính là vấn ñề dịch bệnh. Nó ñã, ñang và sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế ñó là hội chứng tiêu chảy của vật nuôi. Trong chăn nuôi lợn tập trung, bệnh lây lan mạnh lại thường xuyên gặp, gây ảnh hưởng lớn ñến hiệu quả chăn nuôi, tỷ lệ chết cao, giảm khả năng tăng trọng của ñàn lợn. Một trong những bệnh thường xuyên gặp là lợn con phân trắng (LCPT) trong giai ñoạn theo mẹ. Bệnh xảy ra làm cho lợn con bị viêm ruột ỉa chảy, mất nước và ñiện giải dẫn ñến giảm sức ñề kháng, còi cọc và chết nếu không ñiều trị kịp thời. Cũng xoay quanh bệnh này, rất nhiều trang trại hay các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp ñã sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống ñể phòng tiêu chảy và ñiều trị bệnh. Do không thực hiện ñúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh nên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng và tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm có nguồn gốc ñộng vật là rất cao. Có rất nhiều cách tác ñộng nhằm phòng, trị bệnh LCPT, ñồng thời tạo ñiều kiện ñể lợn con sinh trưởng tốt. Hiện nay, cách cho hiệu quả nhất chính là việc lập lại cân bằng hệ vi sinh vật ñường ruột theo hướng tích cực như sử dụng các thảo dược và ñặc biệt là các men vi sinh và chế phẩm sinh học trong phòng, ñiều trị bệnh LCPT. Xuất phát từ tình hình thực tế trên cùng sự giúp ñỡ của các cộng sự và ñặc biệt dưới sự hướng dẫn của TS. Chu ðức Thắng chúng tôi tiến hành ñề tài: “Tình hình bệnh lợn con phân trắng trên ñàn lợn tại Hợp tác xã Thanh Vân - Vĩnh Phúc và ứng dụng chế phẩm BOKASHI phòng trị bệnh” Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 2
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu + ðánh giá thực trạng bệnh lợn con phân trắng (LCPT) tại Hợp tác xã Thanh Vân - Vĩnh Phúc + ðánh giá hiệu quả phòng bệnh LCPT của chế phẩm BOKASHI + ðánh giá hiệu quả hỗ trợ ñiều trị bệnh LCPT của chế phẩm BOKASHI. Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ ñịnh hướng sử dụng chế phẩm BOKASHI trong phòng trị bệnh LCPT nhằm góp phần khắc phục hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 3
- 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số ñặc ñiểm của lợn con 2.1.1 ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hóa chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa ñảm nhiệm ñầy ñủ chức năng tiêu hóa nên dễ gây rối loạn trao ñổi chất mà hậu quả dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và chậm lợn. Thời gian ñầu, dịch tiêu hóa ở lợn con thiếu cả về chất và lượng. Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Nhờ ñặc ñiểm này cơ thể mới có khả năng thẩm thấu ñược kháng thể ñưa vào cùng với sữa ñầu của lợn mẹ. Trong giai ñoạn ñó, dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có thể làm ñông vón sữa, huyết thanh chứa albumin và globulin ñược chuyển xuống ruột, thẩm thấu vào máu. Tuy nhiên, khi lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl tự do trong dạ dày không còn cần thiết cho sinh lý bình thường nữa (ðào Trọng ðạt và cộng sự 1995). Việc tập cho lợn con ăn sớm, ñặc biệt cai sữa sớm rút ngắn ñược giai ñoạn thiếu HCl tự do, hoạt hóa hoạt ñộng tiết dịch, tạo khả năng ñáp ứng miễn dịch của cơ thể. 2.1.2 Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt Khi còn ở trong cơ thể mẹ, thân nhiệt của bào thai ñược giữ ổn ñịnh. Sau khi sinh ra, cơ thể bị mất một lượng nhiệt lớn do tác ñộng của môi trường làm con vật sơ sinh bị giảm thân nhiệt trong những giờ ñầu tiên. Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 4
- - Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu ñiều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai ñoạn trong và ngoài thai. - Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn so với lợn trưởng thành nên lợn dễ bị mất nhiệt và lạnh (ðào Trọng ðạt và cs 1996). - Tốc ñộ sinh trưởng của gia súc non rất cao, trong vòng 10-15 ngày thể trọng tăng 1-3 lần, sau 2 tuần tuổi trọng lượng lợn có thể tăng gấp 14-15 lần so với lợn sơ sinh. Vì vậy, nếu sữa mẹ không ñảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu ñạm sẽ làm cho sự sinh trưởng của cơ thể chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống. ðiều ñó làm cho khả năng chống ñỡ bệnh tật của lợn con kém. 2.1.3 Hệ miễn dịch của lợn con Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả năng tạo kháng thể chủ ñộng mà chỉ có ñược kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai hay sữa ñầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt ñộng rất yếu. Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa ñủ ñể ñáp ứng quá trình tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E. coli, Cl.perfringens…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua ñường tiêu hóa. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) trong quá trình ñáp ứng miễn dịch trên bề mặt kháng nguyên có thể tập trung nhiều Lymphocis tham gia miễn dịch tế bào hoặc kháng thể là các globulin miễn dịch. Với lợn con mức ñộ ñáp ứng miễn dịch ñược xác ñịnh không những phụ thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà còn phụ thuộc vào mức ñộ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch ñối với phản ứng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 5
- 2.1.4 Hệ vi sinh vật ñường ruột Theo Nguyễn Thị Nội (1985): Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa vật chủ và hệ vi sinh vật trong ñường tiêu hóa cũng như giữa các vi sinh vật với nhau luôn ở trạng thái cân bằng. Trong ñường tiêu hóa của lợn có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất ñịnh trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lý quan trọng với cơ thể. Hệ vi sinh vật ñường ruột bao gồm hai nhóm - Nhóm vi khuẩn ñường ruột: nhóm này thích ứng với môi trường của ñường tiêu hóa và trở thành vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều nhất ñến trực khuẩn E. coli. Vi khuẩn tồn tại nhiều trong ñường tiêu hóa của người và gia súc, gia cầm. ðây là loại vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp ñiều kiện thuận lợi, các chủng E. coli trở lên cường ñộc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp. Người ta ñã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 86 kháng nguyên H và một số quyết ñịnh kháng nguyên F. - Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn ñồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hóa gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong ñường tiêu hóa của lợn còn có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus… 2.2 Bệnh lợn con phân trắng - LCPT Bệnh LCPT khá phổ biến ở lợn con theo mẹ, ñặc ñiểm của bệnh là viêm dạ dày - ruột, ñi ỉa và gầy sút nhanh. Bệnh LCPT ñã có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bệnh ñã ñược khống chế phần nào, nhưng việc loại trừ nó trong chăn nuôi tập trung thì còn gặp rất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 6
- nhiều khó khăn không những ở nước ta mà cả những nước có trình ñộ khoa học tiên tiến trên thế giới ((ðặng Xuân Bình và cs, 2001), Hồ Văn Nam và cs, (1997)). Chính vì vậy mà bệnh ñã và ñang ñược các nhiều khoa học quan tâm và nghiên cứu. LCPT là một trạng thái lâm sàng rất ña dạng, ñặc ñiểm là viêm dạ dày ruột. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do E. coli, bệnh xuất hiện vào thời kỳ ñầu sau khi sinh và suốt trong thời kỳ bú mẹ (Phạm Sỹ Lăng 2004). Bệnh thường xảy ra ở lợn con sơ sinh ñến 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao có thể 100%. Nếu bệnh xảy ra ngay ở những ngày ñầu mới sinh, tỷ lệ chết 20-50% có khi tới 100% số con ốm. Lợn con sau khi khỏi bệnh thường còi cọc, sinh trưởng, phát dục chậm hẳn từ 26-40% so với con khỏe mạnh. ðặc biệt rất dễ kế phát các bệnh khác. Bệnh LCPT thường xảy ra quanh năm, không theo mùa vụ (ðào Trọng ðạt và cs 1996). Tùy theo ñiều kiện thời tiết, ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc… bệnh phát sinh nhiều hay ít, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh xảy ra nhiều vào vụ hè thu và vụ ñông xuân khi thời tiết có mưa phùn, những ngày có ñộ ẩm cao hay khi có gió mùa ñông bắc, thời tiết thay ñổi ñột ngột, nóng lạnh thất thường làm cho lợn con không kịp thích nghi với môi trường bên ngoài dẫn ñến lợn con mắc bệnh hàng loạt và nhiều hơn các mùa khác. 2.2.1 Nguyên nhân Bệnh LCPT ñã và ñang ñược nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và ñưa ra những nhận ñịnh khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Song, nguyên nhân tập trung theo hai hướng chính như sau: - Nguyên nhân nội tại - Nguyên nhân do ngoại cảnh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 7
- 2.2.1.1 Nguyên nhân nội tại Theo Hồ Văn Nam và cs (1997): Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con thiếu HCl, do ñó pepsinogen tiết ra không ñược hoạt hóa ñể chuyển thành pepsin. Khi thiếu men pepsin mà sữa bị kết tủa dưới dạng cazein không tiêu hóa ñược bị ñẩy xuống ruột già gây rối loạn tiêu hóa, từ ñó dẫn tới bệnh và phân có màu trắng là màu của cazein chưa ñược tiêu hóa. Theo ðào Trọng ðạt và cs (1996) thì một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh ñường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm ñã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40-50 mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận ñược lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt tối thiểu 200- 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức ñề kháng giảm nên dễ mắc bệnh phân trắng. Phạm Ngọc Thạch, ðỗ Thị Nga (2006). Bệnh LCPT ñã có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ trên lợn từ 5-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất. Cũng theo các tác giả này thì nguyên nhân gây bệnh LCPT chủ yếu do bản thân gia súc non (do sự phát dục của bào thai kém). Do những ñặc ñiểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như dạ dày và ruột của lợn con trong 3 tuần ñầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít. Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn ñịnh nên kém thích nghi với sự thay ñổi của ngoại cảnh. Mặt khác, lợn con trong thời kỳ bú sữa có tốc ñộ phát triển về cơ thể rất nhanh ñòi hỏi phải cung cấp ñầy ñủ ñạm, khoáng và vitamin. Trong khi ñó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng. Nếu không kịp thời bổ sung dinh dưỡng, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh LCPT. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 8
- 2.2.1.2 Nhóm nguyên nhân ngoại cảnh Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ñã có nhận ñịnh bệnh LCPT xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan ñến hàng loạt yếu tố. Qua tài liệu của nhiều tác giả có thể chia thành những nguyên nhân sau: - Do ñiều kiện thời tiết khí hậu Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sức ñề kháng của gia súc. Khi có sự thay ñổi các yếu tố như: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ñộ thoáng khí của chuồng nuôi ñều ảnh hưởng ñến tình trạng sức khỏe của lợn. ðặc biệt ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn ñịnh và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh ñều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là ñối tượng chịu tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu. Lạnh và ẩm là hai yếu tố gây rối loạn hệ thống ñiều hòa trao ñổi nhiệt của cơ thể, từ ñó dẫn ñến rối loạn quá trình trao ñổi chất. Khi nhiệt ñộ quá lạnh, thân nhiệt giảm xuống làm mạch máu ngoại vi co lại, máu dồn vào các cơ quan nội tạng. Khi ñó mạch máu thành ruột bị xung huyết gây trở ngại cho việc tiêu hóa thức ăn bị ñình trệ tạo ñiều kiện cho vi khuẩn gây thối rữa phát triển. Quá trình lên men tạo nhiều sản phẩm ñộc, chất ñộc làm hưng phấn gây tăng nhu ñộng ruột. ðồng thời tính thấm của thành mạch tăng, làm tăng tiết nước vào lòng ruột, làm cho phân nhão ra kết hợp với nhu ñộng ruột tăng, phân ñược tống ra ngoài nhiều gây tiêu chảy. ðào Trọng ðạt và cs (1996), Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) cũng cho rằng các yếu tố stress lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn ñến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt ñộ và ñộ ẩm. ðộ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75-85%. Việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 9
- Hồ Văn Nam và cs (1997)khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác ñộng thực bào, do ñó gia súc dễ bị vi khuẩn cường ñộc gây bệnh. Sử An Ninh (1993) cho rằng yếu tố lạnh ẩm là nguyên nhân hàng ñầu gây nên bệnh. Theo Chu Thị Thơm và cộng sự (2006) nếu chuồng nuôi không thoáng khí, ẩm, tồn ñọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt ñộ trong chuồng tăng cao sẽ sinh nhiều khí có hại : NH3, H2S làm lợn con trúng ñộc thần kinh nặng gây trạng thái stress - một trong những nguyên nhân dẫn ñến tiêu chảy. - Do ñặc ñiểm nuôi dưỡng Theo Phạm Ngọc Thạch, ðỗ Thị Nga (2006) thì một trong những nguyên nhân gây bệnh LCPT là do gia súc mẹ trong thời gian mang thai không ñược nuôi dưỡng ñầy ñủ hoặc gia súc mẹ bị bệnh và do gia súc mẹ ñộng dục. Trong giai ñoạn theo mẹ, ñặc biệt lợn con mới sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, sự sinh trưởng và phát triển của lợn con nhanh hay chậm phụ thuộc vào sữa mẹ tốt hay xấu. Nếu chất lượng sữa mẹ kém dễ gây rối loạn tiêu hóa ở lợn con từ ñó dễ phát sinh bệnh. Tình trạng rối loạn trao ñổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong thức ăn, tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần không cân ñối, do hệ tiêu hóa của lợn mẹ hấp thu kém. Do vậy, nếu chúng ta không chăm sóc tốt, không cung cấp ñủ chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Mặt khác lợn con ở giai ñoạn sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh về giải phẫu, sinh lý nên quá trình tiêu hóa và hấp thu kém, ñiều hòa nhiệt kém, hệ thống miễn dịch chưa hoạt ñộng nên việc có sữa tốt cho lợn con bú rất quan trọng. Sự tạo sữa của lợn mẹ ở các giai ñoạn khác nhau là khác nhau, giai ñoạn mới sinh 1-2 ngày có quá trình tiết sữa ñầu. Sữa ñầu có hàm lượng vitamin A, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 10
- B, C, D cao hơn nhiều so với sữa thường; protein chiếm tới 18-19%, lượng γ - globulin chiếm 34-45%, do ñó phải có quá trình tập ăn thích hợp cho lợn con. Ngoài ra, sữa ñầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy chất cặn bã trong ñường tiêu hóa của lợn sơ sinh, làm tăng nhu ñộng ruột. - Do stress. Theo Sử An Ninh và cs (1981)bệnh LCPT có liên quan ñến stress. Hầu hết lợn con bị bệnh phân trắng có hàm lượng cholesterol trong huyết thanh giảm thấp. Sự thay ñổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật ñộ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi, vận chuyển ñi xa ñều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi, ñẫn ñến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi, là nguy cơ xảy ra các bệnh trong ñó có bệnh tiêu chảy. - Do vi khuẩn Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng ñược nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và công nhận. Hầu hết các tác giả nghiên cứu về tiêu chảy của lợn ñều kết luận trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng ñều có vai trò tác ñộng của vi khuẩn. Hệ vi khuẩn có hại trong ñường ruột ñược quan tâm nhiều nhất là trực khuẩn E. coli. ðây là nguyên nhân quan trọng ñược nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới công nhận. Người ta ñã chứng minh ñược vai trò của E. coli trong bệnh lợn con phân trắng. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) ở bệnh LCPT tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Radostits O. M và cs (1994) cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh ñộc tố ñường ruột ñóng vai trò quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 11
- ðoàn Thị Kim Dung (2004) cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loài vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gam phân tăng lên so với lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng số lượng vi khuẩn E. coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên trong khi ñó các chỉ tiêu này giảm ñi ñối với ñi ñối với Staphylococcus và Bacilus Subtilis. Theo Nguyễn Thị Oanh (2003) lợn nái ở ðắc Lắc nhiễm Salmonella với tỷ lệ 17,20%, trong ñó lợn ở lứa tuổi từ 2-4 tháng nhiễm Salmonella cao nhất (24,78%). Ở lợn khỏe tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,20% trong khi ñó ở lợn tiêu chảy tỷ lệ nhiễm là 23,68%. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) khi nghiên cứu về E. coli ở phân lợn tiêu chảy tỷ lệ phát hiện E. coli ñộc trong phân là 80-90% số mẫu xét nghiệm. Nguyễn Thị Ngữ (2005) khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy ñã kết luận: ở lợn không tiêu chảy có 83,30%-88,29% số mẫu có E. coli, 61,00-70,50% số mẫu có mặt Salmonella. Trong khi ñó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,70- 96,40% số mẫu phân lập có E. coli và 75,00%- 78,60% số mẫu phân lập có Salmonella. Phạm Thế Sơn và cộng sự (2008) ñã nghiên cứu hệ vi khuẩn ñường ruột ở lợn khỏe và lợn tiêu chảy cho thấy lợn ở cả hai trạng thái ñều có 6 loại vi khuẩn thường gặp là: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus, Bacillus Subtilisvaf, Clostridium ferfringens. Theo Nguyễn Bá Hiên (2001), ở gia súc mắc hội chứng tiêu chảy số lượng 3 loại vi khuẩn: E. coli, Salmonella, Clostridium ferfringens tăng lên từ 2-10 lần so với lượng của chúng ở gia súc khỏe mạnh. Hơn nữa tỷ lệ các chủng mang yếu tố gây bệnh sản sinh ñộc tố cũng tăng cao. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu việc áp dụng Vietgap trong sản xuất rau của Hà Nội
146 p | 490 | 138
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
118 p | 338 | 118
-
Luận văn thạc sỹ thương mại: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây
104 p | 390 | 117
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững tại các xã nghèo của huyện Sóc Sơn, Hà Nội
131 p | 422 | 96
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn và các định mối nguy hiểm ảnh hưởng tới chất lượng về sinh một số loại rau tại Sóc Sơn - Hà Nội
128 p | 247 | 83
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái
129 p | 258 | 79
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vũng Tàu - Nguyễn Hải Đăng
88 p | 230 | 76
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 - Phan Anh Thế
83 p | 295 | 74
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm
74 p | 206 | 69
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
134 p | 189 | 67
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
125 p | 266 | 66
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định công nghệ muối chua cà pháo bằng chế phẩm vi khuẩn Lactic - Nguyễn Văn Lợi
83 p | 212 | 56
-
Đề cương Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu
45 p | 383 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ: Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
0 p | 239 | 48
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An
96 p | 166 | 41
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa tỉnh Lào Cai
115 p | 202 | 39
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Xác định ảnh hưởng của việc xử lý nguyên liệu tới chất lượng sản phẩm cá chép xông khói
77 p | 94 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn