PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ, tác động trực<br />
tiếp đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời tạo ra vô số cơ hội<br />
lớn cũng như những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.<br />
Không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả đối với các nước<br />
<br />
Ế<br />
<br />
phát triển, sự tồn tại của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như là<br />
<br />
U<br />
<br />
một tất yếu khách quan. Loại hình doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng đối<br />
<br />
́H<br />
<br />
với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia như giải quyết việc làm, giảm tỷ<br />
lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho nền kinh tế, khai thác tối đa các tiềm năng,<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, các khu vực<br />
kinh tế khác nhau…<br />
<br />
H<br />
<br />
Ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng, sự phát triển của các<br />
<br />
IN<br />
<br />
DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô vốn và lao động chưa hợp lý trong từng<br />
<br />
K<br />
<br />
lĩnh vực hoạt động, trình độ tổ chức quản lý còn thấp kém, hiệu quả hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh còn thấp… Đa số các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư kinh doanh,<br />
<br />
̣C<br />
<br />
thiếu thông tin về thị trường, hiểu biết về hệ thống pháp luật còn hạn chế và chưa tiếp<br />
<br />
O<br />
<br />
cận được công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Và đặc biệt là chưa đủ<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
năng lực để lập kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư sản xuất, chiến lược tiếp cận<br />
thị trường cùng với sức cạnh tranh yếu nên bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và kinh<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
doanh kém hiệu quả.<br />
<br />
Những vấn đề ở trên đã tồn tại rất lâu và ảnh hưởng lớn đến tình hình phát<br />
<br />
triển của bản thân doanh nghiệp và sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Cùng với<br />
sự phát triển của các doanh nghiệp và sự lớn mạnh của nền kinh tế, những khó khăn<br />
này có thể được khắc phục, hạn chế nếu các doanh nghiệp có sự nối kết chặt chẽ và<br />
hỗ trợ nhau về mọi mặt.<br />
Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD) ra đời như là một tất yếu nhằm<br />
hỗ trợ các DNNVV nhiều hơn trên mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Tuy nhiên, mức độ phát triển còn ở mức thấp xuất phát cả ở từ phía cung và phía<br />
<br />
1<br />
<br />
cầu. Một mặt, các DNNVV chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này do thiếu<br />
thông tin, quy mô còn hạn chế, vấn đề về chi phí… Mặt khác, từ phía các nhà cung<br />
cấp dịch vụ chưa tạo được niềm tin với khách hàng cũng như chưa hình thành được<br />
hệ thống các dịch vụ một cách chuyên nghiệp, có chất lượng… để đáp ứng được<br />
nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý và hiệu quả cao.<br />
Tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương có số DNNVV khá lớn<br />
nhưng chủ yếu là ở quy mô nhỏ, manh mún nên chưa thể khai thác hết tiềm năng và<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, thị trường<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cung cấp các DVHTKD ở đây đã và đang có những bước phát triển nhất định<br />
<br />
U<br />
<br />
nhưng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, nhằm mục đích tạo ra cầu nối giữa<br />
<br />
́H<br />
<br />
cung và cầu về các loại DVHTKD cũng như tìm các giải pháp thích hợp để thúc đẩy<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
sự phát triển của thị trường DVHTKD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tôi đã chọn đề<br />
tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh<br />
<br />
IN<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
H<br />
<br />
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.<br />
<br />
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về DNNVV, về thị trường DVHTKD ở<br />
<br />
̣C<br />
<br />
đối với các DNNVV.<br />
<br />
K<br />
<br />
Việt Nam cũng như các yếu tố tác động đến việc cung ứng và sử dụng DVHTKD<br />
<br />
bàn nghiên cứu.<br />
<br />
O<br />
<br />
- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu và khả năng cung cấp DVHTKD trên địa<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Phân tích sự tác động qua lại giữa cung và cầu đối với sự hình thành và<br />
phát triển của thị trường DVHTKD ở tỉnh Quảng Bình.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường<br />
<br />
DVHTKD trên địa bàn nghiên cứu.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập số liệu:<br />
- Số liệu thứ cấp:<br />
+ Tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng<br />
Bình và số liệu tổng hợp của Sở kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình.<br />
+ Sử dụng và tham khảo một số thông tin từ kết quả của một số nghiên cứu<br />
có liên quan đến đề tài.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Số liệu sơ cấp:<br />
+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện của<br />
doanh nghiệp để thu thập số liệu sơ cấp.<br />
+ Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, thiết lập biểu bảng và vẽ đồ thị<br />
bằng phần mềm Excel.<br />
+ Phân bổ mẫu điều tra: mẫu điều tra được phân bổ đều trên các huyện Bố<br />
Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch và Thành phố Đồng Hới. Số phiếu điều<br />
<br />
Ế<br />
<br />
tra là 100 phiếu và số phiếu hợp lệ để đưa vào nghiên cứu là 91 phiếu tương ứng<br />
<br />
U<br />
<br />
với 91 DNNVV ở tỉnh Quảng Bình.<br />
<br />
́H<br />
<br />
+ Mô tả về các dịch vụ được tiến hành điều tra và phân tích<br />
<br />
Có rất nhiều DVHTKD khác nhau, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
chỉ tập trung phân tích vào 06 loại dịch vụ sau:<br />
<br />
Dịch vụ kế toán và kiểm toán: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến các vấn<br />
<br />
H<br />
<br />
đề: tài chính, kế toán, kiểm toán, lập báo cáo tài chính cho chủ doanh nghiệp. Ví dụ:<br />
<br />
IN<br />
<br />
ký hợp đồng với một công ty để xem xét sổ sách kế toán, thiết lập hệ thống kế toán<br />
<br />
K<br />
<br />
hoặc ký hợp đồng với một công ty kiểm toán để lập báo cáo kế toán.<br />
Dịch vụ quảng cáo và khuyếch trương: Các dịch vụ nhằm quảng bá hình<br />
<br />
̣C<br />
<br />
ảnh của một doanh nghiệp nhất định cũng như lợi ích, điểm mạnh của sản phẩm/<br />
<br />
O<br />
<br />
dịch vụ doanh nghiệp đó – thông qua nhiều loại hình phương tiện thông tin đại<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
chúng – nhằm đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ được khách hàng mua nhiều hơn<br />
hoặc nhằm tiến hành tư vấn cho chủ doanh nghiệp tiến hành chiến dịch quảng cáo/<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
khuyếch trương...<br />
<br />
Mua phần mềm hệ thống thông tin quản lý và các dịch vụ hỗ trợ: Các dịch<br />
<br />
vụ trong đó các nhà cung cấp chuyên nghiệp thiết kế phần mềm và điều chỉnh các<br />
ứng dụng nhằm quản lý có hiệu quả các thông tin về hành chính và về các hoạt<br />
động khác của một doanh nghiệp nhất định. Ví dụ: mua một phần mềm quản lý<br />
hoặc một phần mềm kế toán…<br />
Các dịch vụ liên quan tới máy tính: dịch vụ này bao gồm việc bảo dưỡng<br />
sửa chữa máy tính; điều chỉnh và xây dựng phần mềm cũng như các dịch vụ đào tạo<br />
và tư vấn có liên quan.<br />
<br />
3<br />
<br />
Truy cập Internet tìm kiếm thông tin phục vụ kinh doanh: sử dụng Internet<br />
nhằm tìm kiếm thông tin cho mục đích kinh doanh. Các dịch vụ này không bao gồm<br />
sử dụng Internet nhằm gửi/ nhận email hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng vì mục<br />
đích cá nhân. Việc tìm kiếm phải nhằm mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho<br />
các mục đích kinh doanh như tìm kiếm thông tin thị trường, tài liệu pháp lý, thông<br />
tin về người bán hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh…<br />
Dịch vụ đào tạo kỹ thuật và dạy nghề: Bất kỳ một hoạt động đào tạo nào được<br />
cung cấp trong khuôn khổ lớp học và có thể tại công ty bởi các nhà cung cấp dịch vụ<br />
<br />
Ế<br />
<br />
chuyên nghiệp nhằm cung cấp thông tin về làm cách nào để sử dụng hiệu quả một<br />
<br />
U<br />
<br />
chiếc máy nhất, cải thiện khả năng của công nhân về một số kỹ năng hoặc nghề nghiệp.<br />
<br />
́H<br />
<br />
+ Mô tả về phiếu điều tra:<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Phiếu điều tra được chia thành 7 phần, không kể phần giới thiệu và sàng lọc<br />
trước đó. Phần A: Hiểu biết, kiến thức và sử dụng thử dịch vụ bao gồm các câu hỏi để<br />
<br />
H<br />
<br />
đánh giá mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các DVHTKD. Phần B: Sử dụng dịch<br />
<br />
IN<br />
<br />
vụ bao gồm các câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp như<br />
tần suất sử dụng, lý do sử dụng dịch vụ.... Phần C: Nhà cung cấp dịch vụ bao gồm các<br />
<br />
K<br />
<br />
câu hỏi liên quan đến phía các nhà cung ứng dịch vụ. Phần D: Chi phí cho các dịch vụ<br />
<br />
̣C<br />
<br />
sử dụng. Phần E: Lý do không sử dụng dịch vụ. Phần F: Tầm quan trọng của dịch vụ.<br />
<br />
O<br />
<br />
Phần G: Thông tin về người được phỏng vấn.<br />
Phiếu điều tra có nội dung như trong bản đính kèm ở phụ lục của luận văn<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Phương pháp phân tích:<br />
+ Thống kê mô tả<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về mặt không gian: các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình<br />
Về mặt thời gian: nghiên cứu được tiến hành từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010.<br />
Việc điều tra sẽ tập trung thu thập các thông tin chủ yếu về DVHTKD trên<br />
địa bàn nghiên cứu bao gồm:<br />
- Mức độ nhận thức, hiểu biết và sử dụng các DVHTKD cụ thể đối với<br />
các DNNVV.<br />
- Tần suất sử dụng và số tiền phải trả đối với từng dịch vụ cụ thể.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Loại hình các doanh nghiệp/ đơn vị cung cấp dịch vụ và các kênh thông tin<br />
để biết được những nhà cung cấp các dịch vụ này.<br />
- Mức độ hài lòng và tính sẵn có của các dịch vụ cụ thể.<br />
- Lý do mà các doanh nghiêp sử dụng hoặc không sử dụng các dịch vụ.<br />
- Quan niệm của các DNNVV về tầm quan trọng của từng loại dịch vụ đối<br />
với hoạt động thường ngày và đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .<br />
- Một số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như: quy mô, vốn, lao động,<br />
trình độ học vấn...<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Trên cơ sở các thông tin thu thập được sẽ tiến hành phân tích để đánh giá<br />
<br />
U<br />
<br />
thực trạng thị trường DVHTKD ở tỉnh Quảng Bình và đưa ra một số giải pháp phù<br />
<br />
́H<br />
<br />
hợp để phát triển thị trường.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
5. Đóng góp khoa học của đề tài<br />
<br />
- Hệ thống hóa một số lý luận chung về DNNVV, về DVHTKD và thực<br />
<br />
H<br />
<br />
trạng phát triển của thị trường DVHTKD ở Việt Nam.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Phân tích và đánh giá chung thực trạng phát triển thị trường DVHTKD ở<br />
Quảng Bình cả ở phía cung và phía cầu.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Nhận định và đánh giá về tiềm năng phát triển thị trường của các dịch vụ<br />
<br />
̣C<br />
<br />
trong nghiên cứu nói riêng và thị trường DVHTKD ở Quảng Bình nói chung.<br />
<br />
O<br />
<br />
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển<br />
của thị trường DVHTKD tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến. Qua đó, tạo điều<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
kiện cho sự hoạt động của các DNNVV ở đây ngày càng thuận lợi và hiệu quả hơn.<br />
6. Kết cấu của đề tài<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục biểu bảng, đồ thị, phụ<br />
<br />
lục, danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo... luận văn nghiên cứu được chia<br />
thành 3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và dịch vụ hỗ trợ<br />
kinh doanh<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên<br />
địa bàn tỉnh Quảng Bình<br />
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh<br />
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Bình.<br />
<br />
5<br />
<br />