PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cổ phần hóa các DNNN là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng<br />
và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh. Trải qua<br />
gần 18 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm<br />
1996, đến nay kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá DNNN về cơ bản là tích<br />
cực. Qua CPH đã giảm bớt được những DNNN kinh doanh kém hiệu quả đồng thời<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
hình thành mới loại hình DN đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của<br />
các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo<br />
<br />
́H<br />
<br />
động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
tranh của DN[31].<br />
<br />
Tuy những mặt tích cực của CPH đã thể hiện rõ, nhưng cho đến nay tốc độ<br />
<br />
H<br />
<br />
thực hiện CPH các doanh nghiệp tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam<br />
<br />
IN<br />
<br />
(TĐCNCSVN) nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được như yêu cầu đặt ra.<br />
<br />
K<br />
<br />
Đó là do nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện<br />
mà ngay cả đối với DN đã được CPH cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về<br />
<br />
̣C<br />
<br />
cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng<br />
<br />
O<br />
<br />
mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến các đặc tính kinh tế kỹ<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thuật của cây trồng, những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất và các<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
nhân tố về lợi thế kinh doanh, thương mại[2],[3].<br />
Công ty cao su KonTum là doanh nghiệp nhà nước thuộc TĐCNCSVN,<br />
<br />
trong những năm qua đã tạo bước phát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu,<br />
xứng đáng vai trò chủ đạo của ngành Cao su trên địa bàn tỉnh KonTum. Thực hiện<br />
chủ trương của Chính phủ và kế hoạch của Tập đoàn là từ nay đến hết năm 2012 sẽ<br />
tiến hành cổ phần hoá hoàn toàn các Công ty cao su tại miền Đông nam bộ và khu<br />
vực Tây Nguyên. Công ty cao su KonTum thuộc đối tượng cổ phần hoá theo kế<br />
hoạch của Tập đoàn đã đề ra.<br />
<br />
1<br />
<br />
Giá trị vườn cây cao su là một phần không thể tách rời và chiếm tỷ trọng lớn<br />
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp kinh doanh cao su thiên nhiên. Việc xác<br />
định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hoá các DNNN kinh doanh cao su thiên<br />
nhiên là xác định đúng giá trị vườn cây làm cơ sở để đưa ra một mức giá thích hợp<br />
đối với phần vốn nhà nước đã đầu tư hình thành tài sản là vườn cây cao su. Do đó<br />
việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hoá DNNN là một công việc yêu<br />
cầu có tính chính xác cao nhằm xác định đúng giá trị và giá cả của doanh nghiệp kinh<br />
<br />
Ế<br />
<br />
doanh cao su thiên nhiên. Thực trạng tại Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho<br />
<br />
U<br />
<br />
thấy tiến trình cổ phần hoá các Công ty cao su còn chậm, một trong những nguyên<br />
<br />
́H<br />
<br />
nhân này là vì còn lúng túng trong việc định giá trị và giá cả vườn cây cao su, thực tế<br />
việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị vườn cây khi cổ phần hoá một số Công<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
ty tại Tập đoàn chưa tính đến một số yếu tố kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến giá trị vườn cây, do đó còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp. Chính vì vậy<br />
<br />
H<br />
<br />
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su, nhằm đưa ra các giải<br />
<br />
IN<br />
<br />
pháp xác định giá trị vườn cây cao su kinh doanh để chuyển đổi Công ty cao su<br />
<br />
K<br />
<br />
KonTum thành Công ty cổ phần là rất cần thiết và mang tính thời sự.<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Giải<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Nhà Nước tại Công ty cao su KoTum” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp<br />
một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá tại Công ty cao su<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
KonTum trong thời gian tới.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su<br />
khi tiến hành cổ phần hoá một số Công ty tại Tập đoàn cao su Việt Nam và các<br />
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị vườn cây cao su. Dựa trên kết quả nghiên<br />
cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị vườn cây<br />
tại Công ty cao su KonTum.<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá, lý thuyết xác định<br />
giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá DNNN kinh<br />
doanh cao su thiên nhiên, nghiên cứu đặc tính kinh tế kỹ thuật của vườn cây cao su,<br />
từ đó phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá tri vườn cây cao su.<br />
- Phân tích thực trạng việc xác định giá trị vườn cây khi tiến hành cổ phần<br />
hoá một số Công ty tại Tập đoàn cao su Việt Nam, từ đó đưa ra các tồn tại cần phải<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
giải quyết.<br />
<br />
́H<br />
<br />
- Điều tra, đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất cao su của các hộ kinh doanh cao<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
su, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng giá trị vườn cây tại Công ty cao su Kon Tum.<br />
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương<br />
<br />
H<br />
<br />
pháp xác định giá trị vườn cây cao su để tiến hành cổ phần hoá tại Công ty cao su<br />
<br />
IN<br />
<br />
KonTum.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
K<br />
<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng việc xác định giá trị<br />
<br />
O<br />
<br />
vườn cây cao su tại Tập đoàn CN cao su Việt Nam, nghiên cứu các nhân tố ảnh<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
hưởng tới giá giá trị vườn cây cao su kinh doanh năm thứ tư tại Công ty cao su<br />
KonTum.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài chọn 5 trên tổng số 8 nông trường có vườn cây cao su kinh doanh<br />
<br />
năm thứ tư để điều tra, đó là:<br />
- Nông trường cao su Ya Chim thuộc thành phố KonTum.<br />
- Nông trường Hoà Bình thuộc thành phố KonTum.<br />
- Nông trường cao su Đăk T’re, thuộc huyện Kon Rẫy.<br />
- Nông trường cao su Dục Nông thuộc huyện Ngọc Hồi.<br />
- Nông trường Đăkh’rin thuộc huyện Đăk Hà.<br />
<br />
3<br />
<br />
4. Kết cấu của luận văn<br />
Phần I: Mở đầu.<br />
Phần II: Nội dung (bao gồm 3 chương)<br />
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.<br />
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU<br />
1.1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp<br />
Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao<br />
<br />
́H<br />
<br />
động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản<br />
xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
cầu của xã hội[8],[10],[15].<br />
1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước<br />
<br />
H<br />
<br />
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn<br />
<br />
IN<br />
<br />
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà<br />
<br />
K<br />
<br />
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn[17].<br />
1.1.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Cổ phần hóa các DNNN là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong<br />
<br />
O<br />
<br />
DNNN, từ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (Nhà nước có<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thể vẫn tham gia với tư cách là một cổ đông hoặc không tham gia), đồng thời<br />
chuyển DNNN sang Công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
doanh nghiệp[2],[3].<br />
<br />
Vì vậy, muốn cổ phần hoá DNNN, trước hết phải xác định được giá trị DN<br />
<br />
một cách chính xác để tiến hành giao dịch trên thị trường.<br />
1.1.4. Xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa<br />
Xác định giá trị hiểu một cách đơn giản là ước tính giá trị bằng tiền của một<br />
tài sản nhằm một mục tiêu cụ thể. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng<br />
và bất động sản Đại học quốc gia Singapore: “Xác định giá là một nghệ thuật hay<br />
khoa học về ước tính cho một mục tiêu cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có<br />
<br />
5<br />
<br />