PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu<br />
tham quan du lịch của con người cũng ngày càng tăng nhanh. Điều này đã tạo ra<br />
nhiều cơ hội kinh doanh mới cho những địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch.<br />
Nằm ở dải đất hẹp miền Trung, với nhiều cảnh quang sông, núi, rừng, biển kỳ<br />
thú và hấp dẫn gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, bãi<br />
<br />
Ế<br />
<br />
biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang,… Huế là một tỉnh có tiềm năng du lịch phong<br />
<br />
U<br />
<br />
phú và đa dạng. Thừa Thiên Huế đang bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa mang<br />
<br />
́H<br />
<br />
đậm đặc trưng của vùng văn hóa phương Đông. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới (năm 1993), nhã nhạc<br />
cung đình triều Nguyễn được công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của<br />
<br />
H<br />
<br />
nhân loại (năm 2003), cùng với hàng trăm lễ hội và các nét đặc trưng riêng có của<br />
<br />
IN<br />
<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
Phát huy và khai thác hiệu quả các thế mạnh hiện có, Thừa Thiên Huế đã đưa<br />
<br />
K<br />
<br />
ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của cả khu vực miền<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Trung. Trở thành điểm nhấn tổ chức sự kiện của năm Du lịch Quốc gia 2012, cùng<br />
<br />
O<br />
<br />
với các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, đã thu hút được lượng du khách đến Huế<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
ngày càng cao. Hệ thống các nhà hàng, khách sạn và các hoạt động dịch vụ du lịch<br />
khác theo đó cũng đang dần được cải thiện về chất lượng và qui mô. Doanh thu mang<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
lại từ các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng nhiều. Điều này mang lại nhiều cơ<br />
hội cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhiều khách sạn có chất lượng cao<br />
đang được khai thác và đưa vào sử dụng.<br />
Khách sạn Hương Giang trực thuộc Công ty Du lịch Hương Giang, được đặt<br />
tại trung tâm thành phố Huế và soi mình xuống dòng sông Hương thơ mộng, được<br />
các du khách biết đến là một trong những Khách sạn tiêu biểu ở Huế. Nét đặc biệt<br />
riêng của khách sạn Hương Giang là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và<br />
nội thất được trang trí theo phong cách cung đình Huế, với 165 phòng được thiết kế<br />
<br />
1<br />
<br />
theo lối kiến trúc cung đình Huế và truyền thống Huế với đầy đủ trang thiết bị và<br />
tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.<br />
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ du<br />
lịch cũng được chú trọng phát triển hơn. Tính chất cạnh tranh trên thị trường cung<br />
cấp các dịch vụ lưu trú ngày càng trở nên gay gắt hơn cùng với sự hình thành và<br />
phát triển của hàng loạt các khách sạn chất lượng cao: Khách sạn Saigon Morin,<br />
Khách sạn Century, Khách sạn ParkView, Khách sạn Camellia, Khách sạn<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Mondial,… Điều này đặt ra cho Khách sạn Hương Giang không ít thách thức trong<br />
<br />
U<br />
<br />
quá trình hoạt động kinh doanh, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp phù hợp để<br />
<br />
́H<br />
<br />
không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu<br />
của khách hàng, từ đó giữ vững uy tín và thương hiệu trên thị trường. Để có thể có<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
được những giải pháp phù hợp và thiết thực, Khách sạn Hương Giang cần phải căn<br />
cứ trên các phối thức Marketing – mix của mình. Bởi đây là công cụ hữu hiệu nhất<br />
<br />
H<br />
<br />
giúp Khách sạn có thể tạo dựng được lợi thế cạnh tranh và làm hài lòng du khách.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Chính từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách Marketing<br />
<br />
K<br />
<br />
– mix cho sản phẩm lưu trú của Khách sạn Hương Giang, Thừa Thiên Huế” làm<br />
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.<br />
<br />
̣C<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
* Mục tiêu chung<br />
<br />
- Hoàn thiện chính sách Marketing – mix cho sản phẩm lưu trú nhằm thu hút<br />
khách đến Khách sạn Hương Giang.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
* Mục tiêu cụ thể<br />
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing – mix cho sản<br />
<br />
phẩm lưu trú của Khách sạn Hương Giang.<br />
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách Marketing – mix cho sản phẩm<br />
lưu trú hiện nay tại Khách sạn Hương Giang đối với vấn đề thu hút khách.<br />
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing – mix cho sản phẩm<br />
lưu trú nhằm thu hút khách đến Khách sạn Hương Giang.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
* Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng trọng tâm của đề tài là nghiên cứu hoạt động kinh doanh lưu trú<br />
của khách sạn Hương Giang. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ đi sâu phân tích<br />
một số đối tượng như:<br />
- Các đặc điểm về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của Khách sạn<br />
Hương Giang.<br />
- Các yếu tố cấu thành nên chính sách Marketing – mix đối với sản phẩm lưu<br />
<br />
Ế<br />
<br />
trú của Khách sạn Hương Giang.<br />
<br />
U<br />
<br />
- Ngoài ra, đề tài còn tiến hành khảo sát một số sản phẩm dịch vụ bổ sung<br />
<br />
́H<br />
<br />
của khách sạn Hương Giang.<br />
* Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Phạm vi về nội dung: Marketing trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là<br />
trong kinh doanh lưu trú, và các yếu tố cấu thành nên Marketing – mix trong kinh<br />
<br />
H<br />
<br />
doanh dịch vụ lưu trú.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Phạm vi về không gian: Khách sạn Hương Giang, trực thuộc Công ty Du<br />
<br />
K<br />
<br />
Lịch Hương Giang. Địa chỉ: 51 Lê Lợi, Thành phố Huế.<br />
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và nguồn<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
số liệu sơ cấp từ điều tra khách hàng trong 3 năm, từ 2009 – 2011.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
4. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu<br />
Vấn đề thu hút khách là một vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh khách<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
sạn hiện nay đang rất quan tâm. Tại khách sạn Hương Giang trong những năm qua<br />
đã có sự phát triển lớn mạnh về qui mô cũng như các sản phẩm dịch vụ cung ứng.<br />
Tuy nhiên khách sạn Hương Giang đang gặp phải một số vấn đề đáng lo ngại, khi<br />
hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn ngày càng phát triển, môi trường cạnh<br />
tranh ngày càng khốc liệt.<br />
Tôi mong rằng với những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp cho<br />
chúng ta những cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn để từ đó biết được những<br />
nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề đang nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất cho<br />
doanh nghiệp một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này một cách hợp lý nhất,<br />
<br />
3<br />
<br />
phù hợp nhất với tình hình hiện nay của doanh nghiệp và nâng cao hơn nữa sự thỏa<br />
mãn của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách đến với khách sạn, nâng cao<br />
hiệu quả kinh doanh và khẳng định uy tín trên thị trường.<br />
5. Những hạn chế của đề tài<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do những nguyên nhân khách quan cũng<br />
như chủ quan mà đề tài có những mặt hạn chế sau:<br />
- Phần lớn khách hàng là những khách du lịch, vì vậy thời gian chủ yếu là<br />
<br />
Ế<br />
<br />
dành cho việc đi tham quan. Đồng thời bản chất hoạt động kinh doanh của khách<br />
<br />
U<br />
<br />
sạn về cơ bản là dựa trên đánh giá về cảm tính của khách hàng. Do đó việc tiếp xúc<br />
<br />
́H<br />
<br />
trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin tương đối khó khăn, số phiếu điều tra<br />
chỉ giới hạn 120 phiếu.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Do số phiếu điều tra tương đối nhỏ (120 phiếu) nên trong quá trình xử lý số<br />
liệu điều tra bằng phần mềm SPSS sẽ có sự ảnh hưởng đến độ dốc và hệ số tương<br />
<br />
H<br />
<br />
quan của mô hình tổng thể.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Trong quá trình phỏng vấn khách hàng có thể có những sai số do tâm lý<br />
<br />
đến thời gian nghỉ ngơi.<br />
<br />
K<br />
<br />
muốn hoàn thành phiếu điều tra một cách nhanh nhất và không muốn ảnh hưởng<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Do kiến thức của bản thân và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình xử lý số liệu.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Ngoài mục lục, danh mục các thuật ngữ viết tắt, danh mục các sơ đồ, bảng<br />
biều, các phụ lục, luận văn bao gồm 3 phần chính sau đây:<br />
-<br />
<br />
Phần I: Đặt vấn đề<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần II: Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN VÀ VẬN DỤNG<br />
MARKETING – MIX TRONG VIỆC THU HÚT KHÁCH LƯU TRÚ<br />
TẠI KHÁCH SẠN<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về khách sạn và các loại hình dịch vụ trong khách sạn<br />
1.1.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn<br />
- Khái niệm khách sạn<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Nhu cầu lưu trú là nhu cầu thiết yếu (không thể thiếu được) của con người.<br />
<br />
U<br />
<br />
Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải cần đến nơi lưu trú. [5, 7].<br />
<br />
́H<br />
<br />
Để đáp ứng nhu cầu này có nhiều cách, nhưng cách thức phổ biến nhất từ<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
xưa đến nay là thuê hoặc ở nhờ, ở trọ, và đây chính là nguồn gốc cho sự ra đời của<br />
các cơ sở lưu trú du lịch. Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn là loại<br />
<br />
H<br />
<br />
hình cơ sở lưu trú tiêu biểu nhất, phát triển nhất về dịch vụ, chất lượng, đa dạng về<br />
<br />
IN<br />
<br />
thể loại, có số lượng lớn, có mặt hầu hết ở các đô thị, các điểm du lịch trên thế giới.<br />
Trong Điều 4 - Luật Du lịch của nước ta cũng đã đề cập “khách sạn là cơ sở lưu trú<br />
<br />
K<br />
<br />
du lịch chủ yếu” để nói lên vị trí quan trọng của khách sạn.<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Từ “khách sạn” (hotel) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có nghĩa là lâu đài. Khi<br />
<br />
O<br />
<br />
nhắc đến khách sạn, người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê trọ (lưu trú), nhưng<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thực tế không chỉ khách sạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn có các cơ sở khác như<br />
nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách, lều trại,… đều có dịch vụ này. Sự khác biệt chính để<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
phân biệt khách sạn và nhà trọ lúc sơ khai là sự bố trí các buồng ngủ riêng với đầy<br />
đủ các tiện nghi bên trong của khách sạn. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhiều<br />
loại hình khách sạn đã ra đời và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Và ứng với<br />
mỗi giai đoạn lại có những khái niệm riêng, tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm hoạt<br />
động của từng quốc gia (thậm chí từng vùng).<br />
Theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch (Ban hành kèm<br />
theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001): “Khách sạn là<br />
công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo<br />
đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du<br />
<br />
5<br />
<br />