intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn :Thị trường tài chính Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

80
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế giới đang chứng kiến những thay đổi căn bản trong sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội cũng như quan hệ quốc tế, kinh tế ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, đồng thời tác động sâu sắc tới chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, dân tộc và môi trường sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn :Thị trường tài chính Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ

  1. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG I. Khoa kinh tế ngoại thương    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ Giáo viên hướng dẫn: THS. Đặng Thị Nhàn Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hường L ớp : Nhật 3 - K38F Hà Nội, tháng 12/2003 1
  2. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU. 1 Chương I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG CAM KẾT 3 VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 3 I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm. 3 2. Phân loại Thị trường tài chính 4 2.1. Phân loại theo phương thức vay. 4 2.2. Phân loại theo thời điểm phát hành chứng khoán. 5 2.3. Phân loại theo cơ sở kỳ hạn thanh toán của chứng khoán. 6 II. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH. 6 1. Thị trường tiền tệ 6 1.1. Khái niệ m Thị trường tiền tệ. 6 1.2. Hoạt động của Thị trường tiền tệ. 7 2. Thị trường vốn 9 2.1. Các quan điểm về Thị trường vốn 9 2.2. Hoạt động của thị trường vốn 10 3. Thị trường ngoại hối 13 3.1. Khái niệ m thị trường ngoại hối 13 3.2. Hoạt động của thị trường ngoại hối 14 III. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 16 1. Chức năng huy động vốn 16 2. Chức năng luân chuyển vốn 18 3. Chức năng định giá trị doanh nghiệp 18 4. Chức năng khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh 18 IV. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC 19 DÂN V. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ 20 1. Bối cảnh ra đời Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (HĐTMVM) 20 2. Nội dung cơ bản của Hiệp định 21 2.1. Giới thiệu chung về nội dung của HĐTMVM 21 2
  3. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng 2.2. Những cam kết cụ thể về Thị trường tài chính 23 3
  4. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM 28 Chương II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 28 1. Quá trình hình thành và phát triển 28 1.1. Thị trường tiền tệ (TTTT) Việt Nam trước năm 1990 28 1.2. Thị trường tiền tệ Việt Nam sau năm 1990 28 2. Những kết quả đạt được 29 2.1. Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng 29 2.2. Thị trường nội tệ liên ngân hàng 33 2.3. Thị trường tín phiếu kho bạc (TPKB) 33 3. Những vấn đề đặt ra đối với thị trường tiền tệ Việt Nam theo các cam kết 36 trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 44 1. Quá trình hình thành và phát triển 44 2. Những kết quả đạt được 46 2.1. Về diễn biến tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá 46 2.2. Về hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 49 3. Những vấn đề đặt ra đối với thị trường ngoại hối Việt Nam theo các cam 54 kết trong HĐTMVM III. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK) VIỆT NAM 59 1. Quá trình hình thành và phát triển 59 2. Những kết quả đạt được 60 3. Những vấn đề đặt ra đối với thị trường chứng khoán Việt Nam theo các 65 cam kết trong HĐTMVM Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 70 VIỆT NAM THEO CÁC CAM KẾT ĐẶT RA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG 70 TÀI CHÍNH VIỆT NAM II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 71 2010 ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU HỘI NHẬP III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 74 4
  5. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng THEO CÁC CAM KẾT ĐẶT RA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ 1. Đối với thị trường tiền tệ 74 1.1. Lành mạnh hoá, phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng, 74 các tổ chức tín dụng 1.2. Giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng 76 1.3. Tăng cường quy mô NHTM 77 1.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩ m dịch vụ hiện có, phát triển 78 mạnh các sản phẩm dịch vụ mới của các NHTM 1.5. Phát triển và mở rộng mạng lưới ngân hàng 81 1.6. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền tệ 81 1.7. Các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống 82 1.8. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng 83 1.9. Nâng cao chất lượng đội ngũ ngân hàng 84 2. Đối với thị trường ngoại hối 85 2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá 85 2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 86 2.3. Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối 87 2.4. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 87 2.5. Đào tạo cán bộ và trang bị kỹ thuật hiện đại 89 3. Đối với thị trường chứng khoán 90 3.1. Khôi phục và nâng cao lòng tin của công chúng đầu tư 90 3.2. Xây dựng một lộ trình rõ ràng trong công tác tăng cường số lượng và 91 chất lượng của các chứng khoán được niêm yết trên TTGDCK 3.3. Những giải pháp thu hút đầu tư vào TTCK 91 3.4. Hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động TTCK 94 3.5. Một số giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy quản 95 lý điều hành hoạt động thị trường KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 5
  6. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM LỜI MỞ ĐẦU T rong những năm gần đây, lĩnh vưc tiền tệ, hoạt động ngân hàng và Thị trường tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực kích thích nhất của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện theo từng ngày, từng giờ. Công nghiệp hoạt động ngân hàng trước kia vốn lặng lẽ, nay trở nên sôi động và thường xuyên được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, thị trường chứng khoán đã trở thành điể m hẹn chung cho tất cả mọi người, mọi thành phần kinh tế và trở thành mạch máu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các nước phát triển; vấn đề chỉ đạo chính sách tiền tệ là khâu trung tâm trong những cuộc tranh luận về đường lố i kinh tế. Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, Thế giới đang chứng kiến những thay đổi căn bản trong sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội cũng như quan hệ quốc tế, kinh tế ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, đồng thời tác động sâu sắc tới chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, dân tộc và môi trường sinh thái. Tổng hoà các tác động đó dẫn đến hai dòng phát triển dường như thuận nghịch là hợp tác và cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Những chuyển động này của toàn cầu tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, làm ấm dần quan hệ giữa các quốc gia. Hoà cùng nhịp điệu với xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam đã và đang tiế n hành mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại với tất cả các nước trong khu vực cũng như trên thế giới theo quan điểm “đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại” do Đảng và Nhà nước đưa ra. Thực hiện đường lối này, đến nay Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao được với hơn 150 nước và vùng lãnh thổ, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết và gần đây nhất phải kể đến là Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ, Hiệp định đánh dấu một bước ngoặt chiến lược trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Để thực hiện thành công các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải trải qua quá trình cơ cấu và cơ cấu lại, trong đó phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính được coi là nhiệ m vụ quan trọng, có 6
  7. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng tính cơ sở, bởi tài chính đã từng bước được ví như là mạch máu của một nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển thì các dòng vốn phải được lưu thông tốt và đều đặn, liên tục. Mặc dù những cam kết và quy định giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ về lĩnh vực tài chính trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ là khá khắt khe so với trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam nhưng chính những yêu cầu được đặt ra trong Hiệp định sẽ mang lại cho thị trường tài chính Việt Nam cơ hội để tự đổ i mới và hoàn thiện mình, từ đó đẩy nhanh sự phát triển của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề hiện nay đang được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu là: những yêu cầu mà Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đặt ra cho thị trường tài chính Việt Nam là gì và thị trường tài chính Việt Nam sẽ phải thay đổi ra sao để đáp ứng được những yêu cầu đó? Để giải đáp một phần vấn đề này, em xin chọn đề tài “Thị trường tài chính Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ” làm chủ đề nghiên cứu cho bài khoá luận của mình. Khoá luận gồm 3 chương: Chương I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG CAM KẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ. Chương II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ. Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO CÁC CAM KẾT ĐẶT RA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ. Đây là một đề tài có phạm vi rộng lớn, nhưng trong giới hạn của một đề tài khoá luận tốt nghiệp, em chỉ đi sâu khai thác một số khía cạnh trên thị trường tài chính mà em cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình hội nhập nền tài chính quốc tế. Cũng thông qua đây, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới ThS. Đặng Thị Nhàn, người đã đưa ra nhiều ý kiến quý báu và tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt khoá luận này. Tuy nhiên, do trình độ cũng như khả năng phân tích và tổng hợp tư liệu của bản thân còn hạn chế, cộng với sự eo hẹp về mặt thờ i gian nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhậ n được sự thông cảm cũng như ý kiến chỉ bảo của các thầy cô nhằm rút ra những kinh 7
  8. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM nghiệm quí báu phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài này cũng như việc học tập và nghiên cứu sau này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG CAM KẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Thị trường tài chính là thị trường trong đó vồn được chuyển từ những ngườ i hiện có vốn dư thừa sang những người thiếu vốn. Nền kinh tế nào cũng đều có nhu cầu to lớn để vận hành và phát triển kinh tế. Vậy thì, vốn lấy từ đâu ra? Nói chung, vốn lấy từ ba nguồn: + Nhà nước- Chủ nhân của xí nghiệp quốc doanh cấp vốn cho các xí nghiệp của mình dưới hình thức cho vay, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của chúng; + Hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính- những cơ quan này chấp thuận cho các xí nghiệp và các công ty vay với những điều kiện nhất định; + Qua trung gian thị trường tài chính- một công cụ hết sức quan trọng về phương diện cấp vốn. Một vấn đề được nhiều người thừa nhận là các nền kinh tế của các nước công nghiệp hoá đã phát triển mạnh mẽ, bền vững nhờ sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Thị trường tài chính cấp vốn cho nền kinh tế bằng hai cách: tăng tư bản và cho vay vốn. Vậy điều này diễn ra như thế nào? Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bắt đầu vận hành được chủ yế u nhờ số vốn đóng góp ban đầu của các “cổ đông” sáng lập. Dần dần doanh nghiệp phát triển, “ăn nên làm ra”, doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể lúc đầu bằng tài sản của mình và các khoản lợi nhuận thu được do doanh nghiệp trả, các cổ đông sáng lập có thể góp vốn thêm để xí nghiệp phát triển. Nhưng rồi đến một lúc nào đó khi nhu cầu vốn lớn mãi lên họ sẽ không còn đủ khả năng theo kịp tốc độ tăng trưởng đó. Cơ cấu tài chính xí nghiệp sẽ mất cân đối nghĩa là hoặc các khoản tín dụng ngắn hạn đãvượt quá xa nhu cầu cấp vốn lưu động, hoặc vốn tự có chỉ còn đủ cấp một phần nhỏ cho tài sản kinh doanh, trong khi đó các khoản công ty cho vay không dễ gì thu hồi về nhanh được. Doanh nghiệp có thể bị 8
  9. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng đe doạ phá sản! Trong tình huống này, một khoản tiền vốn “nóng” rót từ bên ngoài vào là tối cần thiết. Khoản tiền đó có thể lấy từ Thị trường tài chính! Cơ chế huy động vốn thông qua thị trường tài chính được hiểu như sau: Một số tác nhân kinh tế có nhu cầu đầu tư nhiều hơn phần mình tiết kiệm được- và do đó cần đến vốn từ bên ngoài (số này, nói chung, là các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất và Nhà nước). Trong khi đó, một số tác nhân kinh tế khác có khoản tiền tiết kiệ m nhiều hơn khoản đầu tư- và do vậy có khả năng cấp vốn (số này thông thường là các hộ gia đình). Một trong số các “công cụ” tổ chức ra việc lưu chuyển vốn từ nơi này đến nơi khác chính là Thị trường tài chính. Việc lưu chuyển này có thể thực hiệ n bằng nhiều cách khác nhau hoặc là các doanh nghiệp trực tiếp mua khoản tiết kiệ m này của các hộ gia đình trên Thị trường tài chính (thông thường tại thị trường chứng khoán); hoặc là các doanh nghiệp mua lại khoản vốn đó gián tiếp tại các tổ chức tài chính trung gian. Thị trường chứng khoán chỉ là một trong những công cụ cấp vốn, nhưng là một trong những công cụ cấp vốn hợp lý và hiệu quả nhất. 2. Phân loại Thị trường tài chính 2.1. Phân loại theo phương thức vay Theo cách này Thi trường tài chính (TTTC) được chia ra làm 2 loại là Thị trường nợ và Thị trường vốn cổ phần. Bởi trên thực tế có hai cách để một công ty hay một cá nhân có thể vay vốn trong TTTC. Phương pháp chung nhất là người đi vay sẽ phát hành một công cụ vay nợ- có thể là trái khoán hay một món vay thế chấp- để trao cho người vay nắm giữ. Người đi vay phải trả cho người cho vay những khoản tiền lãi nhất định được ghi trong công cụ nợ. Mức lãi suất này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào giá trị tiền vay và thời gian vay. Hết thời hạn cho vay, người đi vay phải thanh toán toàn bộ số tiền bao gồm cả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay (nếu lãi chưa được trả hết). Trên thị trường nợ, vị thế của người phát hành ra công c ụ nợ rất quan trọng. Vị thế của người phát hành cao thì khả năng thanh toán tiền lãi và hoàn vốn đi vay cao và ngược lại. Một công cụ vay nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là một năm hay ít hơn và là dài hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 5 năm trở lên. Công cụ vay nợ có kỳ hạn thanh toán giữa 1 và 5 năm được gọi là trung hạn. Phương pháp thứ hai để vay vốn là phát hành những chứng khoán vốn ví dụ như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Chúng là những chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn đã góp của cổ đông vào doanh nghiệp, do doanh 9
  10. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM nghiệp phát hành và được chia lãi (gọi là cổ tức) theo phần vốn đã góp cho doanh nghiệp và được huởng các quyền lợi khác do Điều lệ của doanh nghiệp cổ phần quy định. Sự khác biệt chủ yếu giữa các công cụ nợ và các chứng khoán vốn là ở chỗ người sở hữu các công cụ nợ được thanh toán lãi suất đều đặn, đúng quy định đã thoả thuận giữa công ty và các chủ nợ bất kể là công ty đó làm ăn có lãi hay không. Trong khi đó các cổ đông của công ty lại là những người có quyền đòi hưởng cổ tức sau cùng và mức cổ tức được hưởng này lại tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhưng khi lợi nhuận và giá trị tài sản của công ty tăng lên thì các thì các cổ đông lại là những người được hưởng lợi trực tiếp bởi vì họ thực sự là những ông chủ của công ty với mức quyền lợi phụ thuộc số vốn đóng góp của họ. 2.2. Phân loại theo thời điểm phát hành chứng khoán Theo cách này ta có TTTC cấp một và TTTC cấp hai. TTTC cấp một là thị trường phát hành ra những chứng khoán vốn và chứng khoán nợ để huy động vốn hoặc tăng vốn cho doanh nghiệp. TTTC cấp hai là thị trường trong đó diễn ra việc mua đi, bán lại các chứng khoán cũ đã được phát hành trên thị trường cấp một. Thị trường cấp một là loại thị trường mà công chúng không biết rõ bởi vì việc bán chứng khoán cho người đầu tiên mua nó diễn ra trong phòng kín. Các công ty phát hành chứng khoán trên TTTC cấp một nhằm mục đích tăng vốn điều lệ cho công ty. Do TTTC cấp một là một thị trường phát hành nên cơ cấu của nó phải bao gồ m đầy đủ các yếu tố tạo lập chứng khoán như hình thức chứng khoán, thủ tục tăng vốn, các nghiệp vụ giao dịch chứng khoán mới, các yếu tố pháp lý có liên quan tới việc đăng ký, lưu thông và bảo quản, cất trữ chứng khoán… Thị trường cấp hai là thị trường mua bán những chứng khoán đã được phát hành từ trước và việc mua bán được tổ chức công khai với nhiều công cụ thiết b ị thông tin cập nhật, hiện đại. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp hai không làm tăng vốn của công ty mà chỉ có tác dụng dịch chuyển vốn từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác. Những ví dụ về TTTC cấp hai là các Sở Giao dịch chứng khoán, các Thị trường ngoại hối, Thị trường tài chính kỳ hạn. TTTC cấp hai thực hiện hai chức năng: Thứ nhất, nhờ có TTTC cấp hai mà những công cụ tài chính chuyển đổi được ra tiền mặt dễ dàng hơn, nghĩa là nó có tính “lỏng” cao hơn. Điều này làm cho các công cụ tài chính có tính hấp dẫn hơn vớ i 10
  11. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng công chúng và làm tăng cầu về hàng hoá trên TTTC cấp một. Thứ hai, thị trường cấp hai xác định giá của mỗi chứng khoán mà công ty phát hành bán ở thị trường cấp một. Những hãng mua các chứng khoán ở thị trường cấp một sẽ chỉ thanh toán cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng thị trường cấp hai sẽ chấp nhận cho chứng khoán này. Giá chứng khoán ở thị trường cấp hai càng cao thì giá phát hành ở TTTC cấp một càng cao và ngược lại 2.3. Phân loại theo cơ sở kỳ hạn thanh toán của chứng khoán Trên cơ sở kỳ hạn thanh toán của chứng khoán được mua bán trên thị trường, TTTC được chia ra làm 2 loại là thị trường tiền tệ và thị trường vốn Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính trong đó chỉ có những công cụ nợ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán từ 1 năm trở xuống) được mua bán. Thị trường vốn là thị trường trong đó những công cụ vay nợ dài hạn hơn (k ỳ hạn thanh toán lớn hơn 1 năm), và cổ phiếu được mua bán. So với những công cụ vay nợ dài hạn, những công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, dao động giá nhỏ và ít rủi ro hơn cho nên chúng thường được mua bán rộng rãi. Tuy nhiên hoạt động trên thị trường vốn lạ i thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh vốn và các công ty lớn hơn bởi giá trị giao dịch trên thị trường này lớn hơn nhiều so với Thị trường tiền tệ. II. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Việc phân tích cơ cấu TTTC được tiến hành dựa trên cơ sở kỳ hạn thanh toán của chứng khoán. Theo cách phân loại này, Thị trường tài chính bao gồ m Thị trường tiền tệ và Thị trường vốn. Ngoài ra, cơ cấu TTTC còn có thể phân ra thêm 1 loạ i nữa là thị trường ngoại tệ hay còn gọi là thị trường ngoại hối. Tại Việt Nam, thị trường này còn ở dạng sơ khai và được đặt trong Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng- tức là một thành phần của Thị trường tiền tệ. Nhưng ở hầu hết các nước phát triể n mà Mỹ là một điền hình thì thị trường này hoạt động như một bộ phận TTTC tương đối độc lập. Do đó việc nghiên cứu riêng thị trường ngoại hối là rất cần thiết. 1. Thị trường tiền tệ 1.1. Khái niệm Thị trường tiền tệ Theo nghĩa rộng, Thị trường tiền tệ là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tài chính và khách hàng của họ. Trước đây, Thị trường tiền tệ được hình thành do nhu cầu của các Ngân hàng muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thờ i 11
  12. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM dư dôi ở một số Ngân hàng với những khoản vốn thiếu ở một số Ngân hàng khác. Do đó, việc tham gia Thị trường tiền tệ chỉ hạn chế trong một số tổ chức tài chính nhất định như các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiể m, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư. Những năm gần đây, khái niệ m Thị trường tiền tệ được mở rộng bao hàm cả không chỉ Ngân hàng và các tổ chức tài chính mà còn cả các doanh nghiệp không phải Ngân hàng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính này mua và bán trên thị trường số vốn tạm thời dư thừa nhằm duy trì khả năng thanh toán của mình, cho vay để kiế m lãi, vay vốn để hoạt động. Thị trường tiền tệ kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ”. Sự biế n động về số lượng, tỷ giá của loại hàng hoá này không chỉ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của mỗi cá nhân mà còn tác động tới sự ổn định và tăng trưởng của cả một nền kinh tế. Chính vì vậy, Thị trường tiền tệ luôn được Nhà nước quan tâm và kiể m soát chặt chẽ bằng hệ thống pháp luật. Đối tượng tham gia Thị trường tiền tệ là các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng vay để cho vay với lãi suất cao hơn. Trong công nghệ này, các Ngân hàng thương mại hoạt động trong giới hạn quy định của NHTƯ về khoản dự trữ bắt buộc (khoản này không được trả lãi) và về các khoản vay vố n cho hoạt động tín dụng (NHTƯ khống chế bằng lãi suất chiết khấu). 1.2. Hoạt động của Thị trường tiền tệ Trong nền kinh tế, một số cá nhân, doanh nghiệp thường có lượng tiền nhàn rỗi, ngược lại một số các cá nhân, doanh nghiệp khác lại cần tiền để mua sắm đầu tư. Cũng như sự vận động của bất kỳ hàng hoá nào, tiền vận động từ nơi có tiền đến nơi cần tiền thông qua Thị trường tiền tệ. Ở đây, các cá nhân, doanh nghiệp này thường tác động lẫn nhau sao cho người cho vay và người đi vay đều có lợi nhất. Lãi suất trên Thị trường tiền tệ cũng giống như giá cả thị trường của hàng hoá khác phụ thuộc vào cung cầu tiền tệ trên thị trường. Cung tiền tệ trên thị trường là khả năng có thể đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ bao gồ m các khối lượng tiền tệ sẵn có và tiền tệ có thể cho vay được. Trong nền kinh tế, số tiền đang lưu hành ngoài Ngân hàng, các khoản tiền gửi ở Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác có thể rút ra được đã hình thành nên tổng mức cung. Thông thường, Chính phủ có thể kiể m soát được tổng mức cung tiền tệ trong nề n kinh tế. 12
  13. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng Cầu tiền tệ trên thị trường là nhu cầu về tiền tệ của các cá nhân, doanh nghiệp để mua sắm, đầu tư v.v… Cầu tiền tệ là đại lượng nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng lên, trong các điều kiện không đổi, cầu thường giả m xuống và ngược lại. Và tác động của cung cầu tiền tệ đến lãi suất diễn ra như sau: Do giá cả hàng hoá tăng lên, nhu cầu về đầu tư sản xuất, mua sắm cũng tăng lên v.v… cầu tiền tệ cũng tăng lên và làm cho lãi suất cũng tăng theo. Tuy nhiên, mức tăng này của lãi suất cũng có một giới hạn nhất định. Sự tăng lên của lãi suất đến một mức độ nào đó, người vay sẽ thấy sử dụng tiền vay không có hiệu quả bằng cho vay, nói cách khác lợi nhuận thu được do sử dụng đồng vốn đi vay nhỏ hơn lãi suất vay, các doanh nghiệp sẽ không vay được nữa hoặc chuyển từ đi vay sang cho vay, kết quả là kéo lãi suất xuống. Tình hình cũng sẽ diễn ra như vậy nếu cung tiền tệ bị giảm đi do các chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ giả m xuống. Thị trường tiền tệ không phải là nơi có địa điể m “hữu hình” để người mua và người bán đến gặp nhau và thực hiện các giao dịch, mà chỉ là một khái niệ m nói lên sự tiếp xúc giữa hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung và cầu để hình thành nên các hoạt động cũng như hình thành giá cả tín dụng (lãi suất). Đối tượng của Thị trường tiền tệ là các chứng khoán ngắn hạn thông thường dưới 1 năm, các hối phiế u thương mại, các kỳ phiếu Ngân hàng, các khế ước giao hàng, các tín phiếu Kho bạc ngắn hạn, v.v… Nhưng đây là các công c ụ tài chính có khả năng thanh khoản cao và ít rủi ro, đặc biệt đối với những người cần một khoản tiền mặt, thì họ có thể dễ dàng bán các loại phiếu ghi nợ ngắn hạn hơn là bán các loại phiếu ghi nợ dài hạn và chịu phí tổn ít hơn. Hơn nữa, các phiếu ghi nợ ngắn hạn ít bị rủi ro, vì thời gian hoàn vố n ngắn và người chủ nợ có thể tính toán được ngay giá cả và mức lãi suất của nó bằng phép tính đơn giản. Giá cả của các loại phiếu ghi nợ này cũng lên xuống linh hoạt theo quy luật cung cầu. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng bị khống chế bởi lãi suất và chịu sự điều tiết của NHTƯ. Mức tăng, giả m lãi suất phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về tiền tệ, vào chính sách tiền tệ của NHTƯ và các chính sách của Chính phủ. NHTƯ giữ tiền dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của chúng và các hoạt động tiền tệ, tín dụng nói chung trong nền kinh tế. Do số lượng các tổ chức tín dụng này rất lớn nên 13
  14. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM NHTƯ chỉ cần sử dụng một phần số tiền dự trữ bắt buộc để dự trữ là đủ. Số còn lại có thể cho các tổ chức tín dụng vay. Vậy, Thị trường tiền tệ đã thực hiện 2 chức năng cơ bản, đó là: Cân đối, điều hoà khả năng chi trả giữa các Ngân hàng; và cân đối các nguồn vốn vay và cho vay giữa các tổ chức tín dụng và NHTƯ. Có thể phân biệt hai loại nghiệp vụ được thực hiện trên Thị trường tiền tệ. Một là, nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTƯ cho các Ngân hàng thương mại vay để thực hiện chức năng cung ứng, cân bằng tiền tệ hay người cho vay cứu cánh cuố i cùng, hoặc của các tổ chức tín dụng có số dư tạm thời về khả năng chi trả đối với các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động. Hai là, nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn. Trong nghiệp vụ thứ nhất, đối tượng của Thị trường tiền tệ là hoạt động cho vay và giá cả của khoản tiền cho vay là lãi suất. Các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang thiếu vốn cố gắng huy động được chúng với lãi suất càng thấp càng tốt, còn các Ngân hàng cho vay lại cố gắng tìm kiếm lãi suất cho vay cao. Đây là thị trường dành cho các công cụ nợ ngắn hạn: Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (negotiable certificates of deposit), thương phiếu, tín phiếu Ngân hàng, trái phiếu kho bạc ngắn hạn, giấy nợ khấu trừ trước (Discount note), số tiền vay mượ n giữa các Ngân hàng. Nơi đây những nhà đầu tư như Ngân hàng, công ty uỷ thác, công ty bảo hiểm có số thặng dư tiền mặt tạm thời sẽ cố gắng khai thác số tiền này trong một thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ cách một đêm bằng cách cho những ngườ i khác vay như kho bạc Nhà nước, NHTM, các công ty cổ phần, các nhà kinh doanh (Dealer), chính quyền địa phương, các công c ụ Thị trường tiền tệ ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn hay để đáp ứng các quy định về tiền mặt tạm thời. Những người mua bán ở Thị trường tiền tệ liên tục liên lạc với nhau và vớ i những người đi vay và nhà đầu tư (người cho vay) để kiế m lợi nhuận trong các cơ hội mua bán song hành. Việc này làm cho giá cả được thống nhất trên thị trường. Nhà đầu tư bao gồm NHTM, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phi tài chính, Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng v.v…ngoài lý do hoa lợi hấp dẫn tụ hợp trong Thị trường tiền tệ còn vì 3 lý do cơ bản sau đây: - Thứ nhất, đây là thị trường có tính linh hoạt cao (dễ chuyển đổi ra tiền mặt) - Thứ hai, có mức độ an toàn vốn cao vì người phát hành (người đi vay) thông thường được đánh giá có khả năng tín dụng cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải lưu ý 14
  15. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng rằng có một số loại công cụ tín dụng không thể xem là hoàn toàn không có rủi ro như kỳ phiếu… - Thứ ba, thời gian đáo hạn trong thị trường tiền tệ rất ngắn do đó ít bị rủi ro hơn. 2. Thị trường vốn 2.1. Các quan điểm về Thị trường vốn Thị trường vốn (hay còn gọi là thị trường tư bản) là nơi diễn ra hoạt động mua- bán các chứng khoán và các giấy ghi nợ trung và dài hạn. Liên quan đến quan hệ giữa thị trường vốn và thị trường chứng khoán, hiệ n nay đang có hai quan điểm chủ yếu sau: Quan điểm thứ nhất, cho rằng thị trường vốn và thị trường chứng khoán là khác nhau vì công cụ của Thị trường vốn ngoài các chứng khoán dài hạn, còn có các giấy ghi nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quan điểm thứ hai, xuất phát từ định nghĩa chứng khoán là một công cụ tài chính có thể mua bán chuyển nhượng được, cho rằng Thị trường vốn và thị trường chứng khoán chỉ là một. Nhưng đứng trên góc độ của một người đang tìm hiểu và nghiên cứu TTTC trong bối cảnh hội nhập quốc tế, không chỉ giới hạn trong phạ m vi một quốc gia, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn chỉ là một. Bởi lẽ, nếu xét về mặt nội dung, thì Thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua và bán các sản phẩm tài chính. Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt tách rời nhau, mà nó là thực thể thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Thực tế trên thế giới, người ta hay nói đến thị trường chứng khoán- hình thức giao dịch vốn, mà ít nói đế n thị trường vốn- quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua, bán, chuyển nhượng các giấy tờ có giá. Sở dĩ ở Việt Nam thường hay tách riêng hai khái niệ m này là bởi vì thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển, các hình thức ghi nợ còn nhiều hơn là hình thức mua bán lại các chứng khoán có giá. 2.2. Hoạt động của thị trường vốn Xét bề ngoài, hoạt động trên thị trường vốn không chỉ là các sự việc mua đi bán lại hay chuyển đổi các giấy tờ có giá từ tay chủ thể này sang tay chủ thể khác một cách đơn thuần. Về thực chất, đây chính là quá trình chuyển dịch vốn ở hình 15
  16. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM thái tiền tệ, hay nói cách khác, nó là quá trình chuyển tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Do đó, các quan hệ mua, bán các chứng khoán và các giấy ghi nợ trung, dài hạn trên thị trường vốn phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về chứng khoán và các giấy ghi nợ trung, dài hạn. Vì vậy, Thị trường vốn, xét về mặt bản chất, phả n ánh các quan hệ mua bán không phải một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất, các khoản tiền mặt, mà là quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn tiền mặt. Như đã phân tích ở phần 2.1. Các quan điểm về thị trường vốn, thị trường vốn và thị trường chứng khoán từ nay sẽ được coi là một, cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Nhắc đến thị trường chứng khoán có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến thị trường vốn và ngược lại. Nếu dựa vào nguồn gốc ra đời chứng khoán thì thị trường chứng khoán được phân thành hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary Market) là thị trường mà ở đó là nơi phát hành ra những chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, tức là thị trường sản sinh ra hàng hoá của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sơ cấp có tác dụng huy động vốn hoặc tăng vốn cho các doanh nghiệp và là thị trường phát hành trái phiếu chính phủ để Nhà nước vay tiền của tất cả các thành phần kinh tế quốc dân. Chính vì lẽ đó, thị trường này còn được gọi là thị trường phát hành. Các doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn hoặc tăng vốn có thể có nhiều phương thức phát hành, trong các phương thức đó thì việc phát hành thông qua thị trường chứng khoán chiếm một tỷ trọng đáng kể. Do vậy, chức năng của thị trường chứng khoán sơ cấp là góp phần huy động vốn cho các doanh nghiệp và huy động tiền vay cho Chính phủ và cơ quan Chính phủ. Khi huy động vốn bằng tiền cho doanh nghiệp hay Chính phủ, các doanh nghiệp và Chính phủ phải phát hành “giấy chứng nhận góp vốn hoặc vay tiền” cho người đầu tư và người cho vay, các giấy này được gọi là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn còn được gọi là cổ phiếu- là một chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn đã góp của cổ đông vào doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành và được chia lãi (gọi là cổ tức) của phần vốn đã góp theo quy định của doanh nghiệp, được hưởng các quyền do Điều lệ của doanh nghiệp cổ phần quy định. 16
  17. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng Chứng khoán nợ là chứng thư xác nhận một khoản nợ của người phát hành ra nó, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Các chứng khoán này có thể dùng để mua bán, chuyển nhượng, trao đổi v.v… trên thị trường, chúng được gọi là chứng khoán có giá. Vì vậy, thị trường chứng khoán sơ cấp còn có thêm một chức năng thứ hai là tạo ra “hàng hoá” cho thị trường chứng khoán. Công ty cổ phần là doanh nghiệp phát hành chứng khoán vốn và chứng khoán nợ chủ yếu trên thị trường sơ cấp. Có 3 phương thức phát hành như sau: - Một là phát hành trực tiếp tại doanh nghiệp: là phương thức phát hành khá phổ biến có ưu điểm là bán thẳng tận gốc cho các nhà đầu tư cuối cùng, do đó giả m được chi phí phát hành. - Hai là phương thức phát hành qua các trung gian tài chính mà họ có tư cách là người đại lý như Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ tương hỗ đầu tư v.v… Theo phương thức phát hành này, các doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khối lượng lớn chứng khoán, do đó, huy động vốn tương đối nhanh. Tuy nhiên, chi phí của phương thức phát hành này lại rất cao. - Ba là phương thức phát hành trực tiếp ra công chúng: Theo phương thức này, các doanh nghiệp phát hành trực tiếp chứng khoán ra công chúng dưới hình thức bảo lãnh (Under writing). Người đứng ra ký hợp đồng bảo lãnh chứng khoán gọi là Nhà bảo lãnh. Nhà bảo lãnh có thể là Ngân hàng, Công ty chứng khoán hoặc là những thể nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này. Sau khi chứng khoán được phát hành ở thị trường sơ cấp, thì chứng khoán đó đã trở thành một loại hàng hoá đặc biệt, ta gọi là chứng khoán có giá (Securities). Chứng khoán có giá sẽ được mua đi bán lại trên thị trường khác, thị trường này gọi là Thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary Market). Nguồn thu nhập từ việc mua bán chứng khoán này sẽ thuộc về các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứ không thuộc về các đơn vị phát hành ra chứng khoán đó. Trung tâm của thị trường chứng khoán thứ cấp là Sở giao dịch chứng khoán (Stock Exchange) và thị trường giao dịch qua quầy OTC (Over-The- Counter). Đặc trưng kinh doanh của Sở giao dịch chứng khoán là đấu giá giữa những người mua cạnh tranh và giữa người bán cạnh tranh thông qua người trung gian. Còn đặc trưng của thị trường OTC là giao dịch trên cơ sở thương lượng trực tiếp giữa người bán và người mua chứng khoán. 17
  18. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM Công việc hàng ngày của bất kỳ thị trường chứng khoán thứ cấp nào đều là việc mua bán các chứng khoán đã phát hành, gồm có cổ phiếu và cổ phần giữa những người đầu tư mà vì một nguyên nhân hoặc mong muốn nào đó, thay đổi quyết định đầu tư của mình. Đây là một thị trường thu hút sự chú ý của dân chúng và nó là nơi giao dịch hàng ngày giữa các nhà môi giới chứng khoán. Một thị trường thứ cấp với bất kỳ một quy mô nào đó đều có một chỉ số theo dõi giá cả được nhiều ngườ i biết đến như là “phong vũ biểu của thị trường”. Thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp phụ thuộc lẫn nhau. Hiển nhiên, thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không tồn tại nếu không có sự phát hành chứng khoán có thể chuyển nhượng tại thị trường sơ cấp. Sự thành công của thị trường thứ cấp còn chi phối sự thành công của thị trường sơ cấp. Thị trường chứng khoán sơ cấp thì huy động vốn nhàn rỗi và vốn tiết kiệm trong xã hội để đầu tư vào sản xuất từ đó làm cho quy mô vốn quốc gia tăng lên, góp phần tạo ra các lượng giá trị mới cho xã hội. Thị trường chứng khoán thứ cấp thì góp phần phân phối lại vốn giữa các ngành tạo ra tính lỏng cho Thị trường chứng khoán từ đó tạo ra động lực cho sự phát triển. 3. Thị trường ngoại hối 3.1. Khái niệm thị trường ngoại hối Ngoài hai thị trường cơ bản nói trên còn có thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi mà ở đó xảy ra việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế. Do tính chất riêng biệt chuyên mua bán ngoại tệ, nên ở nhiều nơi thị trường này hoạt động như một bộ phận thị trường tài chính tương đối độc lập. Tại Việt Nam, thị trường này còn ở dạng sơ khai và được đặt trong Thị trường tiền tệ. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau. Hệ thống hối đoái Anh- Mỹ và hệ thống hối đoái Châu Âu. Theo hệ thống Anh- Mỹ thì thị trường ngoại hối có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới, quan hệ này có thể là trực tiếp, song chủ yếu là thông qua điện thoại, telex. Ngược lại, theo hệ thống lục địa (Pháp, Ý…), thì thị trường ngoại hối có địa điểm nhất định, hàng ngày, những người mua cỡ lớn có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối. Các ngân hàng này kinh doanh ngoại hối là 18
  19. Kho¸ luËn tèt nghiÖp n¨m 2003 Lª ThÞ Thu H­êng chủ yếu, còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại cỡ lớn này. Tham gia vào thị trường ngoại hối gồm có: - Các ngân hàng thương mại (NHTM): Các Ngân hàng này được phép tiế n hành kinh doanh, giao dịch ngoại hối với tư cách là trung gian được uỷ quyền. Các Ngân hàng tiến hành giao dịch giữa các Ngân hàng với nhau và với các khách hàng khác. - Các nhà môi giới là những trung gian được uỷ quyền giữa các Ngân hàng. Họ là những thành phần đóng góp tích cực vào hoạt động của thị trường ngoại hố i bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau theo từng giờ giao dịch và nhờ vào những mối quan hệ của mình, họ thường xuyên đưa lại những thông tin và khả năng tìm thấy bạn hàng nhanh chóng và kịp thời. - Các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại hối thường là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện bán lại ngoại tệ cho ngân hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và mua ngoại tệ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá nước ngoài. - Ngân hàng Trung ương (NHTƯ): Sự tham gia vào thị trường ngoại hối của NHTƯ là rất cần thiết. Một mặt để phục vụ khách hàng của Ngân hàng (các cơ quan hành chính, các tổ chức quốc tế…), mặt khác, NHTƯ là cơ quan giám sát hoạt động của thị trường theo quy định của Luật Ngân hàng. Thông qua diễn biến giá trị của đồng tiền trong nước, NHTƯ có thể can thiệp vào thị trường để quản lý tỷ giá hối đoái, hạn chế sự dao động của giá trị đồng tiền. 3.2 Hoạt động của thị trường ngoại hối Có hai loại giao dịch chủ yếu trên Thị trường ngoại hối, đó là: mua bán ngoại tệ và cho vay ngoại tệ. Hai loại giao dịch này làm phát sinh hai bộ phận thị trường tương ứng của Thị trường ngoại hối là thị trường giao ngay (Spot Market) và thị trường giao dịch có kỳ hạn (Forward Market). Thị trường giao ngay là thị trường mà việc mua bán, thanh toán và giao nhậ n ngoại hối xảy ra đồng thời. Thị trường giao dịch có kỳ hạn là thị trường mà việc ký kết hoạt động mua bán ngoại hối và việc giao nhận ngoại hối không diễn ra đồng thời, có nghĩa là ký hợp đồng hôm nay nhưng giao nhận ngoại hối sau đó và ngày do hai bên thoả thuận. 19
  20. ThÞ tr­êng tµi chÝnh ViÖt Nam vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn H§TMVM Thị trường ngoại hối có kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo hiể m ngoại hối, nhằm tránh những rủi ro do tỷ giá ngoại hối biến động gây ra. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối gồ m có: - Nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn: là một giao dịch trong đó mọ i điều khoản của hợp đồng mua bán được định ra trong hiện tại, song việc thực hiệ n các điều khoản đó sẽ xảy ra trong tương lai, hay nói cách khác, đó là nghiệp vụ mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định, theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng. - Nghiệp vụ Arbitrate: là một dạng biến tướng của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay. Nghiệp vụ Artribate theo ý nguyên thuỷ của nó là việc lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồ m việc mua một lượng ngoại hối nhất định tại thị trường ngoại hối rẻ nhất hoặc bán một lượng ngoại hối đắt nhất vào một thời điểm nhất định. Trong trường hợp mua ngoại hối tại thị trường rẻ nhất đồng thời bán số ngoại hối đó tại thị trường ngoại hối đắt nhất thì gọi là Artribate chênh lệch hay Artribate không gian (Space Artribate). - Nghiệp vụ SWAP: Lợi dụng cơ chế tín dụng SWAP, ngân hàng phối hợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn theo hướng ngược lạ i nhằ m kiếm lãi hoặc bảo tồn vốn. Nghiệp vụ SWAP không những có thể kiế m lãi mà còn có thể tránh được rủi ro tiền tệ biến động. - Giao dịch hợp đồng ngoại hối Future: Trong khi các giao dịch kỳ hạ n thường được tiến hành qua điện thoại, thì các giao dịch này thường diễn ra tại một địa điể m cụ thể, chẳng hạn như các sở giao dịch. Tại đây các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới. Các hoạt động Future có tính tiêu chuẩ n hoá rất cao. Tỷ giá trong giao dịch Future thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi phí giao dịch Future cao hơn. Ngoài ra người đến giao dịch còn phải chịu một khoản phí môi giới được quy định theo tiêu chuẩn cho mỗi loại hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, người mua phải ký quỹ một khoản tiền quy định cho mỗi hợp đồng nhằ m đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trong giao dịch kỳ hạn, hợp đồng mua bán được kết thúc bằng việc giao nhận thật vào ngày thoả thuận trước (Real Transaction). Còn trong giao dịch Furure, khách hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào bằng cách ký một hợp đồng khác mua (nếu hợp đồng trước là hợp đồng bán) hoặc bán (nếu hợp đồng trước là 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2