Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế
lượt xem 69
download
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế nhằm trình bày về những vấn đề chung thị trường hối đoái, tình hình hoạt động thị trường hối đoái Việt Nam, các xu hướng phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam trong thời gian tới, các giải pháp cụ thể cho thị trường hối đoái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết SVTH : Nhóm 2 Lớp : TCDN Đêm 4 Khoá : 22 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013
- DANH SÁCH NHÓM 1. Lê Thị Kim Anh 2. Nguyễn Thị Tường Vy 3. Nguyễn Thị Minh Tuyên 4. Lê Ngọc Phú Thuận 5. Tăng Khánh Phong 6. Nguyễn Thị Hải Linh
- MỤC LỤC 1. Những vấn đề chung về thị trường hối đoái ....................................................... 1 1.1. Khái niệm thị trường hối đoái ............................................................................ 1 1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái ...................................................................... 2 1.3. Vai trò của thị trường hối đoái .......................................................................... 2 1.4. Thành viên tham gia thị trường hối đoái ........................................................... 3 1.5. Các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái .............................................................. 6 1.5.1. Giao dịch giao ngay (Spot) .......................................................................... 6 1.5.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward) ......................................................................... 7 1.5.3. Giao dịch tương lai (Future) ........................................................................ 7 1.5.4. Giao dịch hoán đổi (Swap) .......................................................................... 7 1.5.5. Giao dịch quyền chọn (Options) .................................................................. 9 2. Tình hình hoạt động thị trường hối đoái Việt Nam .......................................... 10 2.1. Tổng quan về thị trường hối đoái Việt Nam ..................................................... 10 2.2. Hoạt động ngoại hối ở thị trường liên ngân hàng ............................................. 13 2.3. Hoạt động ngoại hối ở thị trường giao dịch bán lẻ ........................................... 18 2.4. Những hạn chế thị trường ngoại hối Việt Nam ................................................. 22 2.4.1. Về doanh số hoạt động ................................................................................ 22 2.4.2. Về vai trò của thị trường ngoại hối với hoạt động XNK ............................. 22 2.4.3. Về tập quán kinh doanh và sự phân đoạn thị trường ................................... 23 2.4.4. Những trở ngại trong giao dịch kỳ hạn ....................................................... 23 3. Xu hướng phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam ................................... 24 3.1. Xu hướng phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam ..................................... 24 3.2. Giải pháp cho thị trường hối đoái Việt Nam .................................................... 27 3.2.1. Định hướng cho cơ chế quản lý ngoại hối ................................................... 27 3.2.2. Các giải pháp cụ thể cho thị trường hối đoái ............................................... 28
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 1. Những vấn đề chung về thị trường hối đoái. 1.1. Khái niệm thị trường hối đoái Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. Ở các nước phát triển các quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung ở thị trường ngoại hối.Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau. Quá trình hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau: Hệ thống hối đoái Anh - Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu. Theo hệ thống Anh - Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới qua các phương tiện thông tin hiện đại, tức là loại thị trường không qua quầy. Quan hệ này có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp qua điện thoại. Thị trường ngoại hối thực chất không phải là một địa điểm cụ thể, tức không phải là một văn phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người môi giới ngoại hối. Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh) thì thị trường hối đoái có địa điểm giao dịch nhất định và các giao dịch diễn ra hàng ngày, những người mua bán ngoại hối đến đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax… Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có: London, NewYork, Tokyo, Singapore, HongKong, Frankfurt… với doanh số hàng ngày rất lớn. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 1
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 1.2. Đặc điểm của thị trường hối đoái. - Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau. - Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia vào thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào. - Dễ dàng tiếp cận.Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. - Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ. - Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác. 1.3. Vai trò của thị trường hối đoái. - Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thể hiện: Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của bất kỳ người mua, người bán nào đều có thể được đáp ứng ngay lập tức. Khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự tham dự của các ngân hàng và các nhà đầu tư đã góp phần giải quyết sự mất cân đối đó thông qua việc điều chỉnh tỷ giá cân bằng của thị trường hoặc thông qua đầu cơ ngoại tệ. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 2
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết - Phòng chống rủi ro tỷ giá Ngày nay đa số các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động.Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủthể. Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Do vậy, các chủ thể này cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro này thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn…của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro. - Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính mình. Các ngân hàng chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrade) giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thịtrường kia giá cao hơn. Không chỉ có các ngân hàng mà các công ty, doanh nghiệp và cá nhân cũng có thể thulời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ.Ngoài ra, thị trường ngoại hối còn giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao. - Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ. - Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng. 1.4. Thành viên tham gia thị trường hối đoái. Các bên tham gia trên thị trường ngoại hối là các ngân hàng thương mại cỡ lớn, người môi giới ngoại hối, ngân hàng trung ương và các công ty và nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các định chế tài chính khác như: các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và cả cá nhân có vốn. Khu vực chính yếu trong thị trường hối đoái là thị trường liên ngân Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 3
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết hàng. Ở đó các ngân hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các nhà môi giới. a. Các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của thị trường ngoại hối. Họ kinh doanh trên danh nghĩa thay mặt cho khách hàng hay cho chính bản thân.Ngân hàng tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích: Thực hiện kinh doanh cho chính mình và cho khách hàng. Các ngân hàng thương mại là hạt nhân của thị trường hối đoái, giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái. Các ngân hàng thương mại lớn có các chi nhánh, đại lý ở nướcngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ yếu, còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại lớn. Các ngân hàng này có nhiệm vụ điều chỉnh mức dự trữ của từng loại ngoại tệ khác nhau.Các ngân hàng thương mại chủ yếu là mua đi bán lại các loại ngoại tệ hoặc là các giao dịch có tính chất đầu cơ. b. Các ngân hàng trung ương Với tư cách là người canh giữ hệ thống tiền tệ - Ngân hàng và người chủ của dự trữngoại hối quốc gia, các Ngân hàng trung ương đôi khi là thành phần cơ bản trên thị trường hối đoái thông qua hành vi can thiệp trên thị trường. Các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối với hai tư cách: - Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán ngoại tệ để cân bằng hoạt động của các khách hàng của mình chủ yếu là các ngân hàng thương mại. - Giám sát hoạt động của thị trường trong khuôn khổ quy định của luật pháp. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm để giúp nâng giá hoặc giảm giá đồng Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 4
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết tiền bản tệ khi nó ở mức có thể làm tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc để triệt tiêu hiện tượng đầu cơtrên thị trường. c. Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ) Nhóm thành viên này bao gồm những công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu tư hay chuyển tiền. d. Các nhà môi giới ngoại hối Người môi giới thực hiện các lệnh mua bán ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng và hưởng phí. Các nhà môi giới nắm vững tỷ gía của nhiều thị trường. Vì vậy, tại các trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới ngoại hối giúp các ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua và bán ngoại hối, từ đó cung cấp tỷ giá chào bán và tỷ giá chào mua cho khách hàng một cách nhanh nhất và ưu việt nhất và nhận một khoản phí môi giới. Có thể nói, các nhà môi giới là những trung gian giữa các ngân hàng và là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận với nhau. e. Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế, vừa là chủ thể cung ngoại tệ khi có các khoản thu về việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ…Các doanh nghiệp này được xem như là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại hối lớn nhất trên thị trường ngoại hối Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 5
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 1.5. Các nghiệp vụ giao dịch TTHĐ. 1.5.1. Giao dịch giao ngay (Spot). Giao dịch giao ngay là việc mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân.Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ co khách hàng. Các điều kiện của giao dịch Trong giao dịch giao ngay, thỏa thuận giao dịch giữa hai bên thường bao gồm một sốđiều kiện mua bán như: tỷ giá mua bán, số lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến, chuyển tiền đi vào ngày thanh toán…Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng vănbản hoặc ký kết hợp đồng chi tiết. Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thỏa thuận qua điện thoại là có đủ tính pháp lý. Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. Ở Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 6
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 1.5.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward) Giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay sau một thời hạn xác định kể từ ngày ký kết giao dịch. Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được ký kết vào ngày giao dịch, việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trên cơ sở kỳ hạn mua bán. Giao dịch hối đoái kỳ hạn có thể được thực hiện trên thị trường tập trung hoặc không tập trung qua các phương tiện giao dịch như: điện thoại, mạng máy tính… Ở Việt Nam, chỉ có các ngân hàng thương mại đủ điều kiện mới được phép giao dịch có kỳ hạn với một số khách hàng và các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam.Các giao dịch phải được ký hợp đồng chi tiết nếu không giao dịch qua mạng máy tính. 1.5.3. Giao dịch tương lai (Future) Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng đồng tiền định sẵn vào thời điểm ký kết hợp đồng và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch. Thực chất của giao dịch giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về: Loại ngoại tệ giao dịch, trị giá hợp đồng và thời hạn giao dịch. 1.5.4. Giao dịch hoán đổi (Swap) Hoán đổi là giao dịch giữa hai đối tác trong việc trao đổi các luồng tiền tương lai tính trên cơ sở khác nhau. Có hai loại hoán đổi là hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 7
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết a. Hoán đổi lãi suất * Khái niệm Là nghiệp vụ qua đó hai bên tham gia trao đổi với nhau những chi phí tài chính về các khoản nợ tương ứng của mỗi bên, tức là trao đổi giữa hai bên đối với lãi phải trả và khoản lãi thu của một đồng tiền tính trên một lượng tiền gốc ngầm định thỏa thuận. - Giao dịch trao đổi khoản lãi trả gọi là hoán đổi nợ. - Giao dịch trao đổi khoản lãi thu gọi là hoán đổi tài sản. * Các loại hoán đổi lãi suất - Hoán đổi Coupon: Hoán đổi lãi tính trên cơ sở lãi suất cố định cho lãi tính trên cơ sở lãi suất thả nổi. Ví dụ: Lãi suất cố định 12% với lãi suất thả nổi trên cơ sở lãi suất Libor 6 tháng. - Hoán đổi cơ bản: Hoán đổi lãi thả nổi tính toán trên hai cơ sở khác nhau với nhau. Ví dụ: Lãi suất thả nổi trên cơ sở lãi suất LIBOR 6 tháng với lãi suất thả nổi trên cơ sở trái phiếu ngắn hạn của Mỹ. * Lợi ích của hoán đổi lãi suất - Giảm chi phí vay. - Tiếp cận vay ở thị trường nghiêm ngặt. - Phòng ngừa rủi ro. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 8
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết b. Hoán đổi tiền tệ * Định nghĩa Hoán đổi ngoại tệ là giao dịch hoán đổi trong đó bên A trao đổi vốn gốc và tính lãi trên cơ sở lãi suất cố định trên một đồng tiền với vốn gốc và lãi tính trên cơ sở lãi suất cũng cố định nhưng của một đồng tiền khác. * Lợi ích của hoán đổi ngoại tệ - Giúp người vay giảm chi phí vay trên những thị trường khó tiếp cận. - Giúp người vay thâm nhập và vay trên thị trường vốn nước ngoài với chi phí thấp. 1.5.5. Giao dịch quyền chọn (Options) Quyền lựa chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc phải thực hiện) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá đã được thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai. - Quyền lựa chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. + Quyền chọn mua: cho phép người sở hữu nó có quyền (nhưng không bắt buộc) mua một số lượng ngoại tệ theo mức giá và trong thời gian xác định trước. + Quyền chọn bán: cho phép người mua quyền chọn bán một lượng ngoại tệ nhất định theo giá thực hiện vào ngày giao hàng. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 9
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 2. Tình hình hoạt động thị trường hối đoái Việt Nam 2.1. Tổng quan về thị trường hối đoái Việt Nam. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các giao dịch kinh tế với nước ngoài đã mở rộng sang khắp các châu lục trên thế giới, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu đã có nhiều triển vọng. Trước tình hình này, đòi hỏi phải có một thị trường ngoại hối ra đời để kịp đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển theo kịp với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc hình thành thị trường ngoại hối không thể tiến hành ngay được mà cần có sự chuẩn bị từng bước. Thị trường ngoại hối Việt Nam ra đời bắt đầu là một trung tâm giao dịch ngoại tệ được thành lập vào năm 1991. Sau đó, năm 1994, thay thế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ này là Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng. Một thực tế không thể phủ nhận là trên thị trường Việt Nam, tỷ giá chính thức tách rời quá xa so với tỷ giá trên thị trường tự do. Đầu năm 1991 là thời điểm căng thẳng nhất về sự đột biến giá vàng và USD trên thị trường. Trước tình hình đó, Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 107/NH/QĐ ngày 16/8/1991 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ. Theo Quyết định này, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được ra đời. Sự ra đời và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ được coi như là một thị trường ngoại hối chính thức ở Việt Nam. Tham gia thị trường là các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển được phép kinh doanh ngoại tệ, các đơn vị được phép kinh doanh XNK trực tiếp với nước ngoài, các tổ chức, đơn vị được phép kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ (kể cả Tổng công ty kinh doanh vàng bạc đá quý ở một số thành phố lớn được phép xuất nhập khẩu vàng bạc đá quý), và NHNN tham gia với tư cách là người tổ chức và kiểm soát thị trường. Số lượng thành viên tham gia hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã tăng dần kể từ ngày thành lập. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 10
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Nếu năm 1991, tại Tp. HCM có 12 thành viên thì năm 1993 có 128 thành viên. Tại Hà Nội, từ 28 thành viên vào năm 1991 đã tăng lên 117 thành viên vào năm 1993. Tháng 10/1994, khi thị trường ngoại tệ đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, xét trên phạm vi và cơ cấu tổ chức hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ không còn phù hợp. Số lượng Ngân hàng tham gia giao dịch tăng nhanh, phạm vi và cường độ giao dịch càng ngày càng phát triển và mở rộng. Trước tình hình đó, NHNN đã cho phép Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng ra đời thay thế hoạt động hai Trung tâm giao dịch. Ngày 20/9/1994, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH9 về việc thành lập và Quy chế tổ chức hoạt động của Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức về giao dịch ngoại tệ giữa các Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ, giữa các thành viên với NHNN và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh. Ngoài ra, thông qua Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng, NHNN có thể can thiệp một cách hữu hiệu vào thị trường nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Sau nhiều năm hoạt động, Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước.Hoạt động của thị trường sôi động hơn, đa dạng hơn các loại ngoại tệ. Chính vì vậy mà Quy chế hoạt động của Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng theo Quyết định 203/NHQĐ ngày 20/9/1994 không còn phù hợp nữa. Quyết định này đã được thay thế bằng Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc NHNN Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Tham gia Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng là các Hội sở chính của các tổ chức tín dụng, đó là các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng TMCP, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 11
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết giữa Việt Nam với nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (gọi tắt là các tổ chức tín dụng thành viên) và NHTW. Các công ty xuất nhập khẩu không phải là thành viên của thị trường nhưng khi họ có nhu cầu mua bán ngoại tệ thì giao dịch với các tổ chức tín dụng. Đồng tiền quy định sử dụng trong giao dịch: các giao dịch trên thị trường ngoại tệ với VND và giữa ngoại tệ với ngoại tệ, được NHNN cho phép trong từng thời kỳ giao dịch. Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường được phép quy định các loại ngoại tệ thuộc đối tượng kinh doanh của đơn vị mình trong khuôn khổ các ngoại tệ được NHNN cho phép. Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng làm việc tất cả các ngày trong tuần theo biểu thời gian như sau: sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 13h30 đến 15h30. Các loại giao dịch trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng gồm có: giao dịch giao ngay (Spot), giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap). Yết giá trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng bao gồm cả yết giá bán và giá mua. Tỷ giá giao dịch giữa các thành viên được xác định trên cơ sở cung cầu về ngoại tệ trong phạm vi quy định về tỷ giá và biên độ giao dịch của Thống đốc NHNN. Đối với những ngoại tệ khác (không phải là USD) với VND, các thành viên được tính tỷ giá chéo trên cơ sở tỷ giá USD với VND và tỷ giá USD với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế vào ngày giao dịch. Tỷ giá giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng thành viên quyết định trên cơ sở tỷ giá thị trường quốc tế tại ngày giao dịch. Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng có quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của NHNN cũng ngày càng sát với thực tế hơn. Đồng thời qua Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng, NHNN có thể nắm bắt được tình hình cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và điều tiết kịp thời tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ. Cũng qua hoạt động của Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng, NHNN đã nắm bắt được tín hiệu thị trường của tỷ giá Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 12
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết hối đoái, sử dụng tỷ giá bình quân trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng hàng ngày và biên độ quy định tỷ giá cho các Ngân hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ can thiệp điều hòa và hướng tỷ giá thị trường theo hướng mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. Thực tế, tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh ngày một linh hoạt, theo sát thực tế và biên độ giao dịch cho các Ngân hàng thương mại đã thay đổi liên tục. 2.2. Hoạt động ngoại hối ở thị trường liên ngân hàng. QĐ số 203/QĐ-NH vào ngày 20/9/1994 thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển TTNH Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế. Quyết định gồm những nội dung sau: Thành viên tham gia trên TTNTLNH gồm: NHNN vừa là thành viên vừa người tổ chức giám sát và điều hành và các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối và NHNN. Để được cấp phép các NHTM phải có hệ thống nối mạng tốt với NHNN làm đơn xin gia nhập gửi NHNN. Nếu được chấp nhận, NHTM sẽ được cấp Giấy chứng nhận thành viên, CODE giao dịch cho từng thành viên. Như vậy, khác với Trung tâm giao dịch ngoại tệ, TTNTLNH không có sự tham gia của tổ chức kinh tế. NHNN không trực tiếp mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, các tổ chức kinh tế và cá nhân sẽ mua ngoại tệ tại các NHTM Các đồng tiền giao dịch: Hướng chủ đạo gồm 6 ngoại tệ: USD, DEM, GBP, FRF, JPY, HKD với VND. Trong thời gian đầu trên TTNTLNH chỉ giao dịch giữa USD và VND. Số lượng giao dịch: tối thiểu là 50000USD cho mỗi lần giao dịch và phải chẳn đến hàng chục nghìn. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 13
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Các loại nghiệp vụ: Ban đầu chỉ thực hiện nghiệp vụ giao ngay (Spot) và kỳ hạn (Forward) Về tỷ giá giao dịch: Tỷ giá giao dịch giữa các thành viên được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức của NHNN và biên độ dao động do Thống đốc qui định, sau đó giám đốc Sở giao dịch NHNN sẽ qui định tỷ giá giao dich giữa NHNN với các thành viên. Phương thức giao dịch: Bằng các phương tiện truyền thông: điện thoại, telex, Fax, hay qua mạng vi tính. Chỉ những người đã đăng ký trong đơn gia nhập TTNTLNH mới được phép giao dịch trên điện thoại. Việc cam kết trên điện thoại được coi như không đổi, sau khi đã cam kết trên điện thoại,trước 3 giờ chiều cùng ngày, các bên mua bán phải xác nhận bằng một trong các cách sau: telex, Fax, hoặc qua mạng vi tính. Trình tự chào giá: Đầu tiên là chào giá mua vào và bán ra. Tiếp theo là chào số lượng ngoại tệ mua bán. Sau khi thương lượng hai bên làm thủ tục thanh toán bằng chuyển khoản thông qua các tài khoản mở tại NHNN hoặc tại NH nước ngoài. Thời hạn thanh toán: Thanh toán theo thông lệ quốc tế, đối với giao dịch giao ngay thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo; Đối với giao dịch kỳ hạn, ngày giá trị được xác định kể từ ngày ký hợp đồng cộng với thời hạn của hợp đồng và cộng thêm hai ngày làm việc tiếp theo. Nếu thanh toán chậm sẽ bị phạt: mức phạt bằng 150% lãi suất LIBOR của ngoại tệ thanh toán và 150% lãi suất tiền vay của NHNN nếu là VND tính trên số ngày chậm trả. Về tổ chức và điều hành: NHNN vừa là thành viên vừa là người tổ chức, giám sát và điều hành TTNTLNH. Chủ tịch TTNTLNH là một lãnh đạo của NHNN (Phó thống đốc). Giám đốc Sở giao dịch NHNN là người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về: - Tổ chức thực hiện qui chế và nội quy giao dịch trên TTNTLNH. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 14
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết - Trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố sẽ qui định tỷ giá mua bán của NHNN và các thành viên. - Tổng hợp và báo cáo với Thống đốc về tình hình hoạt động của TTNTLNH. - Tập hợp ý kiến của các thành viên, dự thảo trình Thống đốc những nội dung cần sửa đổi bổ sung về Qui chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH. Với mục đích là nhằm hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức, thông qua những giao dịch trên TTNTLNH, NHNN sẽ tham gia với tư cách là người mua bán cuối cùng để can thiệp thị trường, nhằm thực hiện chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ theo đúng mục tiêu đề ra. Sau khi quyết định QĐ số 203/QĐ-NH đi vào thực tiển từ tháng 10 năm 1994, hoạt động của thị trường ngoại hối có khởi sắc hơn. Trong giai đoạn từ năm1994-1998, tỷ giá tương đối ổn định, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp. Bảng 2.1: Tỷ giá VND/USD từ 1994-1998 Đơn vị tính: đồng Ngân hàng 1994 1995 1996 1997 1998 Tỷ giá chính thức (TGCT) 10.978 11.037 11.040 11.175 12.998 Tỷ giá trên thị trường tự do 10.984 11.050 11.052 11.180 13.020 (TGTTTD) Chênh lệch (TGTTTD và TGCT) +6 +13 +12 +5 +10 Nguồn: BCTN NHNN Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động phát sinh những bất cập đồng thời với những thay đổi về tổ chức và hoạt động của ngân hàng nói chung và sự ra đời của các văn bản luật như Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng được ban hành vào tháng Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 15
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 12/1997 nói riêng, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13, ngày 26/3/1999 về Qui chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho quyết định số 203/QĐ-NHNN13, ngày 20/9/1994. QĐ101/1999/QĐ có những nội dung thay đổi so với QĐ203 như sau: Qui định điều kiện và trách nhiệm của thành viên trên TTNTLNH chặc chẽ hơn, để là thành viên của TTNTLNH thì các tổ chức kinh tế phải có giấy phép hoạt động ngoại hối. Có quá trình kinh doanh ngoại tệ tốt, không có vi phạm về Các qui định quản lý ngoại hối. Có hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo nối mạng thông suốt, an toàn trong giao dịch giữa các thành viên khác và với NHNN. Có đội ngũ cán bộ được đào tạo và thông thạo nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra các thành viên phải có nghĩa vụ cung cấp cho NHNN văn bản chính thức phân công người có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng giao dịch thị trường của TCTD, qui chế giao dịch hối đoái của TCTD, danh sách các giao dịch viên và hạn mức giao dịch của mỗi giao dịch viên và mã CODE của phương tiện sẽ dung trong giao dịch. Chịu trách nhiệm về khả năng chuyên môn của các giao dịch viên và chấp hành chế độ báo cáo tình hình giao dịch theo qui định của NHNN. Mở rộng loại ngoại tệ giao dịch với qui định tự do giao dịch giữa VND và các ngoại tệ. Giao dịch giữa ngoại tệ và ngoại tệ phải theo qui định của NHNN trong từng thời kỳ. Thời gian giao dịch: tất cả các ngày làm việc trong tuần, như vậy là nhiều hơn so với giao dịch trên Trung tâm giao dịch ngoại tệ. Ngoài giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi thêm nghiệp vụ quyền chọn. Phương thức giao dịch: Hệ thống giao dịch tiền đồng của Telerate, Dealing 2000 của Reuters, Telex, Swift. Sau một thời gian đưa vào hoạt động hệ thống giao dich tiền đồng của Telexrate đã bị bỏ vì không hiệu quả. Từ sau quyết định101/1999, NHNN đã ban hành những văn bản qui định, và thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm quản lý hoạt động ngoại hối và làm cơ sở pháp lý cho Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 16
- Thị trường hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết hoạt động trên TTNH. Bảng 2.2: Hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ tăng/giảm doanh số giao dịch giữa ngân hàng và ngân hàng so với năm +29 +45 +113 +58 -35.9 +4.23 liền kề Số lượng thành viên 59 65 65 79 98 105 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN Theo Báo cáo thường niên của NHNN, doanh số giao dịch của TTNTLNH mỗi năm đều gia tăng như từ năm 2005 là năm bắt đầu cho thực hiện chính thức giao dịch quyền chọn tăng 29% so với năm 2004, đặc biệt là vào năm 2007, doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng 113% so với năm 2006, do thời điểm này nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ luồng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào thị trường chứng khoán rất lớn. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của doanh số giao dịch giữa các ngân hàng bị ảnh hưởng khá lớn của luồng ngoại tệ chảy vào, cụ thể năm 2008, trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động trên TTNTLNH tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều chỉ tăng khoảng 25% so với năm 2007, do vào năm 2008 hoạt động trên thị trường chứng khoán có sự sụt giảm lớn so với thời kỳ phát triển mạnh mẽ của năm 2006 và 2007 đã tác động đến doanh số hoạt động trên thị trường ngoại tệ. Số lượng các thành viên tham gia TTNTLNH có tăng hàng năm theo sự gia tăng về số lượng các NHTM cũng như do nhu cầu thanh toán quốc tế phát triển. Nhóm 2 – Lớp TCDN Đêm 4 – K22 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Thị trường tài chính và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay"
29 p | 1034 | 456
-
Tiểu luận: Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam và các chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
21 p | 1394 | 361
-
Tiểu luận: Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
16 p | 1185 | 246
-
Bài tiểu luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Cấu trúc thị trường tài chính
19 p | 806 | 207
-
Tiểu luận: Thị trường tài chính phái sinh Việt Nam
51 p | 1347 | 150
-
Tiểu luận : Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
13 p | 387 | 144
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
20 p | 245 | 63
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng & định hướng phát triển trong giai đoạn hội nhập
36 p | 235 | 48
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường mở Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay
38 p | 221 | 45
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Giao dịch quyền chọn trên thị trường ngoại hối
17 p | 292 | 39
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 173 | 30
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
18 p | 173 | 29
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường hối đoái
10 p | 174 | 29
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Công ty chứng khoán và hoạt động của công ty chứng khóan trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 197 | 27
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam hiện nay
40 p | 224 | 25
-
Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường tiền gửi và cho vay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
41 p | 163 | 24
-
Tiểu luận môn Thị trường yếu tố sản xuất: Vai trò của thị trường tài chính - Ý nghĩa và định hướng vận dụng
23 p | 85 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn