Luận văn: THIẾT LẬP MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT N
lượt xem 34
download
Năm 2008 khi mà thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng tín dụng trầm trọng và hệ quả của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ kỷ lục của hàng loạt các định chế trung gian tài chính lâu đời mà điển hình là các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Ngân hàng đầu tư là một tổ chức trung gian tài chính ra đời cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường chứng khoán. Ở các nước phát triển mô hình ngân hàng đầu tư là một kênh huy động vốn trung và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: THIẾT LẬP MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT N
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- ---------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: THIẾT LẬP MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc Tiếng Anh (nếu có) Chứng khoán nợ có tài sản làm đảm bảo ABS Asset Backed Securities Khối nhà môi giới chính BP Prime Brokerage Trái phiếu có danh mục cho vay thương CDO Collateralised Loan Obligation mại làm tài sản đảm bảo Chỉ số giá tiêu dùng CPI Consumer Price Index Luật tái đầu tư cộng đồng của Mỹ năm CRA Community Reinvestment Act 1977 Công ty chứng khoán CTCK N/A Doanh nghiệp DN N/A ĐTNN Đầu tư nhà nước N/A Các sản phẩm chứng khoán vốn EQ Equities Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED Federal Reserve Bank Các sản phẩm có thu nhập cố định FID Fixed Income Tổng sản phẩm trong nước GDP Gross Domestic Products Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 của GSA Glass-Steagall Act Mỹ Khối ngân hàng đầu tư IBD Investment Banking Division Khối quản lý đầu tư IMD Investment Management Division Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF International Monetary Fund Bảo lãnh phát hành chứng khoán lần đầu IPO Initial Public Offering ra công chúng Chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản KPI Key Performance Indicators Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A Mergers and Acquisitions Ban điều hành mua doanh nghiệp MBO Management Buy-Out Chứng khoán nợ có các khoản cho vay MBS Mortgage Backed Securities thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo Nguyên tắc tối huệ quốc MFN Most Favoured Nation NĐT Nhà đầu tư N/A NHĐT Ngân hàng đầu tư Investment Bank Ngân hàng nhà nước NHNN N/A Ngân hàng thương mại NHTM N/A Hỗ trợ phát triển chính thức ODA Official Development Assistance Thị trường giao dịch phi tập trung OTC Over-The-Counter Hợp đồng bán và cam kết mua lại Repo Repurchase agreement Tổ chức tín dụng TCTD N/A Tập đoàn đa quốc gia TNCs Transnational Corporations TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi N/A
- Trái phiếu chính phủ TPCP N/A Trái phiếu doanh nghiệp TPDN N/A Thị trường chứng khoán TTCK N/A Ủy ban chứng khoán Nhà nước UBCKNN N/A Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về UNCTAD United Nations Conference on Trade Thương mại và Phát triển and Development Chỉ số chứng khoán tại SDGCK TP. Hồ VN-Index Vietnam Stock Index Chí Minh Ngân hàng Thế giới WB World Bank Điều tra triển vọng đầu tư thế giới WIPS Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO World Trade Organization N/A: không áp dụng từ Tiếng Anh
- DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Danh sách bảng ................................................................................................... Trang Bảng 1.1: Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ) ............................................................... 6 Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006 ................................. 20 Bảng 2.2: Doanh thu của top 10 ngân hàng đầu tư lớn năm 2006 – 2007 ................................ 21 Bảng 2.3: Quy mô doanh thu ròng của 5 ngân hàng đầu tư độc lập ......................................... 22 Bảng 2.4: Quy mô phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn ........................................ 23 Bảng 2.5: Top 10 ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng khoán nợ và vốn ................................ 23 Bảng 2.6: Quy mô phát hành chứng khoán vốn toàn cầu ......................................................... 24 Bảng 2.7: Doanh thu từ phát hành chứng khoán vốn của top 10 ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới......................................................................................................................................... 24 Bảng 2.8: Quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu ................................................... 25 Bảng 2.9: Top 10 ngân hàng theo doanh thu tư vấn mua bán, sáp nhập ................................... 26 Bảng 2.10: Quy mô ngành quản lý đầu tư ............................................................................... 27 Bảng 2.11: Doanh thu từ nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ......................................................... 28 Bảng 2.12: Top 10 ngân hàng đầu mối tài trợ dự án toàn cầu .................................................. 28 Bảng 2.13: xếp hạng dịch vụ nghiên cứu 2007 ........................................................................ 29 Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 .............................. 56 Bảng 3.2: Các giao dịch góp vốn vào ngành ngân hàng đầu tư năm 2008................................ 67 Danh sách hình .................................................................................................................. Trang Hình 1.1: Quy trình chứng khoán hóa ....................................................................................... 6 Hình 1.2: Mô hình ngân hàng thương mại................................................................................. 9 Hình 1.3: Mô hình ngân hàng đầu tư....................................................................................... 10 Hình 1.4: Mô hình ngân hàng đầu tư theo dòng sản phẩm ....................................................... 14 Hình 2.1: Phân chia lại thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu..................................................... 30 Danh sách biểu đồ ............................................................................................................ Trang Biểu đồ 2.1: Doanh thu của các ngân hàng đầu tư toàn cầu theo từng châu lục ....................... 21 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu ròng của khối các nghiệp vụ 2006 ........................................... 22 Biểu đồ 2.3: Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007 ....................................................... 31
- Biểu đồ 2.4: Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 ..................................................... 32 Biểu đồ 2.5: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 ............................................................. 32 Biểu đồ 3.1: GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2009 .................................................................................................... 42 Biểu đồ 3.2: GDP qua các quý ................................................................................................ 43 Biểu đồ 3.3: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009 ........................................................... 44 Biểu đồ 3.4: Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009 .............................................................. 44 Biểu đồ 3.5: Bội chi ngân sách 2005-2009 .............................................................................. 45 Biểu đồ 3.6: Nguồn vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2009....................................... 51 Biểu đồ 3.7: Nguồn vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2009....................................... 52 Biểu đồ 3.8: Quy mô thị trường trái phiếu so với các nước trong khu vực ............................... 54 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ và cơ cấu các loại trái phiếu phát hành 2009 .............................................. 54
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư trên thế giới Phụ lục 2: Đạo luật Glass – Steagall (1933) Phụ lục 3: Giới thiệu một số ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Phụ lục 4: Tham khảo mô hình tổ chức của Morgan Phụ lục 5: Các nhân tố đánh giá định mức tín nhiệm Phụ lục 6: Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phụ lục 7: Một số giao dịch thành công của các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Việt Nam
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Năm 2008 khi mà thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng tín dụng trầm trọng và hệ quả của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ kỷ lục của hàng loạt các định chế trung gian tài chính lâu đời mà điển hình là các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Ngân hàng đầu tư là một tổ chức trung gian tài chính ra đời cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường chứng khoán. Ở các nước phát triển mô hình ngân hàng đầu tư là một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp và chính phủ. Chính những khoảng doanh thu khổng lồ mà các ngân hàng đầu tư kiếm được đã khiến cho hoạt động này ngày càng phát triển sôi nổi và lan rộng. Trong khi đó, tại Việt Nam thị trường chứng khoán tuy chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng không còn là điều mới mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước. Nhu cầu của các nhà đầu tư ngày càng phong phú và đa dạng, chính bởi những ràng buộc về hàng lang pháp lý và những đặc thù riêng mà các ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán không thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cấp thiết đó. Chính vì vậy sớm hay muộn sẽ phải cho ra đời một sân chơi khác với nhiều đặc tính mới mẽ hơn. Thực ra trên thế giới, khái niệm ngân hàng đầu tư đã quá quen thuộc nhưng đối với Việt Nam thì vẫn còn là một ẩn số chưa khai thác. Chính bởi tính cấp thiết đó, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” nhằm xây dựng một lộ trình cho việc thành lập ngân hàng đầu tư ở Việt Nam dựa trên những t iềm lực trong thị trường vốn đã hình thành nên những tiềm năng to lớn cho ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam, cộng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tư thế giới, hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những ngân hàng đầu tư lớn, xứng tầm với các quốc gia phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhắm vào một số mục tiêu được liệt kê sau đây: Xem xét tổng quan về ngân hàng đầu tư với các nghiệp vụ chính cốt lõi tạo doanh thu là gì? và các dòng sản phẩm đầu tư như thế nào? Tìm hiểu về mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý hoạt động và rủi ro. Từ đó phân tích đặc tính và môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư. Phân biệt ngân hàng đầu tư với các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán hay ngân hàng thương mại.
- So sánh thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu để thấy được quy mô của các nghiệp vụ và bức tranh tổng quát của hệ thống ngân hàng đầu tư toàn cầu. Phân tích nguyên nhân và hệ quả sự sụp đổ của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư và rút ra bài học kinh nghiệm. Phân tích xu hướng phát triển và tiềm năng của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Cuối cùng là đề xuất lộ trình xây dựng, những giải pháp vi vĩ mô cho quá trình thành lập ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng, thống kê, mô tả, khảo sát, thăm dò, dự báo, đúc kết kinh nghiệm để làm sáng tỏ luận điểm của đề tài. N guồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp lấy từ tạp chí chuyên môn và internet đáng tin cậy. 4. Kết cầu đề tài: Đề tài được trình bày theo 3 chương Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM. Cuối cùng là phụ lục và tài liệu tham khảo
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ .................................. 1 1.1. Tổng quan về ngân hàng đầu tƣ ............................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm: .......................................................................................................... 1 1.1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ ....................................................................... 1 1.1.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. (Invesment Banking) ................................. 1 1.1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư ( Sale & Trading). ....................................................... 2 1.1.2.3. Nghiệp vụ nghiên cứu ( Research) .......................................................... 3 1.1.2.4. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ( Merchant Banking) ............................. 3 1.1.2.5. Nghiệp vụ quản lý đầu tư ( Investment Management) .............................. 3 1.1.2.6. Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage) .................................. 4 1.1.3. Các dòng sản phẩm đầu tƣ ................................................................................ 4 1.1.3.1. Phân theo tính chất thanh toán: .............................................................. 4 1.1.3.2. Phân theo tính chất biến động giá: ......................................................... 4 1.1.3.3. Phân theo lịch sử phát triển: ................................................................... 4 1.1.4. Đặc tính của ngân hàng đầu tƣ . ........................................................................ 4 1.1.5. Phân biệt ngân hàng đầu tƣ và các định chế tài chính khác. ............................ 7 1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán .............................. 7 1.1.5.2 Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại: .......................... 9 1.2. Mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tƣ. ............................................................. 13 1.2.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tƣ. .......................................................... 13 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tƣ ............................................................. 14 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh ...................................................... 14 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro ................................................. 15 1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành. ....................................................... 15
- 1.2.3. Môi trƣờng hoạt động của ngân hàng đầu tƣ.................................................. 15 1.2.3.1. Các nhà cung cấp. ................................................................................ 15 1.2.3.2. Khách hàng của ngân hàng đầu tư........................................................ 17 1.2.3.3. Các sản phẩm thay thế. ......................................................................... 17 1.2.4. Quản lý hoạt động và rủi ro trong ngân hàng đầu tƣ. .................................... 18 1.2.4.1 Khung quản lý tài chính của ngân hàng đầu tư. .................................... 18 1.2.4.2. Hệ thống chỉ số đánh giá các hoạt động cơ bản .................................... 18 CHƢƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................... 20 2.1. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng đầu tƣ toàn cầu. ................................... 20 2.1.1. Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007- 2009) ........................ 20 2.1.2. Giai đoạn hậu khủng hoảng. ............................................................................ 29 2.2. Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của các ngân hàng đầu tƣ lớn trên thế giới .... 31 2.2.1.Nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng đầu tƣ trên thế giới. ............................... 31 2.2.1.1. Nguyên nhân chính của khủng hoảng toàn cầu . ................................... 31 2.2.1.2. Sự sụp đổ của Lehman Brothers ............................................................ 33 2.2.2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................... 35 2.3. Các quan điểm về ngân hàng đầu tƣ và khủng hoảng tài chính. ........................... 37 2.3.1. Phía các chuyên gia. ......................................................................................... 37 2.3.2. Phía các ngân hàng đầu tư. .............................................................................. 39 2.3.2.1. Các quyết định kinh doanh rủi ro .......................................................... 39 2.3.2.2. Cách thức giải quyết khủng hoảng. ....................................................... 40 2.3.2.3. Không may mắn .................................................................................... 41 2.3.2.4. Các nhân tố khác .................................................................................. 41 2.3.3. Phía nhà quản lý. .............................................................................................. 41 CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 42 3.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển. ....................................................................... 42 3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam..................................................................... 42 3.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam........... 47 3.2. Tiềm năng của ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam ..................................................... 48 3.2.1. Tiềm năng ......................................................................................................... 48 3.2.2. Thị trƣờng vốn ở Việt Nam. ............................................................................. 51
- 3.2.3. Các dòng sản phẩm. ......................................................................................... 54 3.2.3.1. Thị trường trái phiếu. ........................................................................... 54 3.2.3.2. Thị trường trái phiếu chuyển đổi. .......................................................... 60 3.2.3.3. Thị trường sản phẩm phái sinh. ............................................................ 62 3.2.4. Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam. ......................................................... 63 3.2.4.1. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI). ........................................ 64 3.2.4.2. Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín .......................... 65 3.2.5. Các ngân hàng đầu tƣ quốc tế tại Việt Nam.................................................... 66 3.3. Một số đề xuất cho mô hình ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam. ............................... 67 3.3.1. Lộ trình xây dựng............................................................................................. 67 3.3.2. Những giải pháp vĩ mô ..................................................................................... 69 3.3.2.1. Môi trường pháp lý ............................................................................... 69 3.3.2.2. Phát triển thị trường trái phiếu ............................................................. 70 3.3.2.3. Giải pháp cho thị trường phái sinh. ...................................................... 71 3.3.3. Giải pháp cụ thể. .............................................................................................. 74 3.3.3.1. Cơ chế quản lý rủi ro và an toàn vốn. ................................................... 74 3.3.3.2. Hoạt động định mức tín nhiệm .............................................................. 76 3.3.3.3. Giám sát cơ chế hoạt động.................................................................... 77 3.3.3.4. Một số đề xuất. ..................................................................................... 79 KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- -1- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ 1.1. Tổng quan về ngân hàng đầu tƣ 1.1.1. Khái niệm: Trước tiên, về mặt cơ bản có thể hiểu ngân hàng đầu tư (Investment Bank) là một định chế tru ng gian tài chính. Thông thường ngân hàng đầu tư (NHĐT) hoạt động với chức năng chủ yếu là tư vấn và thực hiện huy động nguồn vốn trên thị trường trung và dài hạn cho khách hàng. Khách hàng chủ yếu của NHĐT là các doanh nghiệp và chính phủ. Đối với các doanh nghiệp, trong suốt quá trình hoạt động luôn cần vốn đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, trong khi chính phủ thì cần huy động vốn nhà n rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội, đầu tư cho y tế, văn hóa, giáo dục,…hay tái tài trợ các khoản nợ đến hạn thanh toán. Thông qua NHĐT các doanh nghiệp và chính phủ có thể đáp ứng được nhu cầu của mình một cách dễ dàng và tối ưu hơn so với việc giao dịch trên thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì lẽ đó NHĐT đóng vai trò là một chủ thể trung gian quan t rọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn. Chúng ta dễ dàng đánh đồng một NHĐT với một công ty chứng khoán nhưng thực tế cho thấy rằng NHĐT là mức phát triển cao của công ty chứng khoán bởi những đặc tính vượt trội của nó. Theo quan điểm truyền thống NHĐT chỉ thực hiện tư vấn và huy động trên thị trường vốn trung và dài hạn, đặc tính này khiến nó giống như một công ty chứng khoán. Tuy nhiên ngày nay, NHĐT đã mở rộng các nghiệp vụ của mình sang một số lĩnh vực khác với mức độ đa dạng và phức tạp hơn. Tóm lại, ngân hàng đầu tư thực chất là một định chế trung gian tài chính (hay công ty tài chính được phát triển đi lên từ mô hình công ty chứng khoán) với chức năng chủ yếu là hoạt động trên thị trường vốn trung và dài hạn thông qua các nghiệp vụ đa dạng và phức tạp. Đặc biệt những nghiệp vụ này không giống như nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại. 1.1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ 1.1.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. (Invesment Banking) Đây là nghiệp vụ cốt lõi, có truyền thống lâu đời nhất và cũng chính là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ này bao gồm dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp là các chứng khoán vốn (cổ phiếu) còn về phía chính phủ là các chứng khoán nợ (trái phiếu) . Các nghiệp vụ này thực hiện chủ yếu trên thị trường sơ cấp.
- -2- Từ những dịch vụ đơn giản ban đầu, dần dần nghiệp vụ ngân hàng đầu tư được mở rộng ra bao gồm dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp hay tái cấu trúc công ty. Để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi NHĐT phải có những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, những ý kiến đóng góp, những lời tư vấn của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của công ty và cũng là uy tín của các NHĐT. Nghiệp vụ này thường mang về các nguồn thu nhập lớn thông qua các khoản phí tư vấn và bảo lã phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các NHĐT hưởng phí tư vấn và bảo lãnh phát hành (phí phát hành). Đối với các chứng khoán vốn, phí phát hành thường nằm trong giá trị bảo lãnh phát hành, thường từ 3% - 5% tổng số vốn huy động. Còn với các dịch vụ tư vấn M&A, khoản phí thường dao động trong khoản 1% - 5% giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch càng lớn thì tỷ lệ phần trăm phí càng thấp. Gói dịch vụ này thường có mức độ rủi ro thấp vì trong mọi trường hợp thành công hay thất bại của kết quả giao dịch thì ngân hàng đầu tư đều mang về một khoản chi phí nhất định. Bởi vậy, lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ là sân chơi của các NHĐT mà còn là của các công ty tư vấn tài chính lớn trên thế giới điển hình là các công ty kiểm toán. 1.1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư ( Sale & Trading). Khác so với nghiệp vụ NHĐT nêu trên, nghiệp vụ đầu tư diễn ra chủ yếu trên thị trường thứ cấp, bao gồm môi giới và đầu tư. Ở nghiệp vụ môi giới, NHĐT đóng vai trò là trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản thị trường. Nghiệp vụ này thường được áp dụng đối với các sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao gồm các sản phẩm phái sinh). Còn đối với nghiệp vụ đầu tư, NHĐT đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Hoạt động này mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn của mình đi kinh doanh. Nghiệp vụ này áp dụng đối với các sản phẩm chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC, bao gồm các chứng khoán không niêm yết, hợp đồng phái sinh không niêm yết và các sản phẩm cơ cấu. Mục tiêu chủ yếu của nghiệp vụ này là tìm kiếm các khoản chênh lệch giá, tuy nhiên nhằm tránh sự biến động giá mạnh, các chứng khoán thường được trao đổi, mua bán trong một thời gian ngắn. Chính vì thế hoạt động đầu tư tự doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động đầu tư tạo thanh khoản. Hoạt động này gắn liền với bộ phận bán hàng. Các nhân viên bán hàng là những người tiếp thị, tìm kiếm và duy trì quan hệ với các khách hàng lớn để giới thiệu họ với các nhân viên đầu tư.
- -3- 1.1.2.3. Nghiệp vụ nghiên cứu ( Research) Đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam, nghiệp vụ này còn được gọi với cái tên khác là nghiệp vụ phân tích. Thực chất của nghiệp vụ này chính là việc nhân viên nghiên cứu của các NHĐT theo dõi tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường nhằm gi úp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán một cách linh hoạt kịp thời. Các sản phẩm nghiên cứu thường rất đa dạng, thông thường là các bài phân tích vĩ mô nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích công ty,.. Qua nghiệp vụ này NHĐT xây dựng, phát triển các công cụ phân tích và quả n lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Bản thân việc làm này không trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngân hàng tuy nhiên có tác dụng nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh giữa các NHĐT với nhau. Nghiệp vụ này có vai trò quan trọng trong việc hỗ t rợ các hoạt động khác của NHĐT. Nó có tác dụng tăng cường tính thanh khoản của các chứng khoán, thúc đẩy quá trình mua bán, tạo doanh thu. Bên cạnh đó hoạt động này cũng giúp việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp trở nên dễ dàng hơn. 1.1.2.4. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn ( Merchant Banking) Ngân hàng bán buôn là một thuật ngữ ám chỉ NHĐT truyền thống. Thuật ngữ “ngân hàng bán buôn” xuất hiện từ thời trung cổ bởi các nhà buôn lương thực của Ý và ngườ i Do Thái cung cấp tín dụng phục vụ sản xuất lương thực. Đổi lại những nhà buôn được quyền mua sản phẩm thu hoạch với giá cố định thỏa thuận trước. Từ việc buôn bán lương thực, các nhà buôn chuyển sang buôn các khoản tín dụng tài trợ xuất khẩu lương thực. Ngày nay khái niệm “ngân hàng bán buôn” được xem như một nghiệp vụ đầu tư của NHĐT. Đối tượng đầu tư của ngân hàng bán buôn là các sản phẩm đầu tư thay thế như: vốn tư nhân, đầu tư bất động sản, tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ, tài trợ đòn bẩy tài chính và đầu tư phát triển lợt suất cao. Thời hạn nắm giữ của các NHĐT thường mang tính dài hạn. 1.1.2.5. Nghiệp vụ quản lý đầu tư ( Investment Management) Quản lý đầu tư là một dịch vụ khá quan trọng của NHĐT. Đối tượng phục vụ của dịch vụ này bao gồm các khách hàng tổ chức lẫn các cá nhân có thu nhập cao. Bao gồm 2 gói dịch vụ chủ yếu. Quản lý tài sản: bao gồm các hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng là các nhà đầu tư có tổ chức mà chủ yếu là các quỹ đầu tư và doanh nghiệp. Quản lý gia sản: bao gồm các dịch vụ tư vấn và lập kế hoạch đầu tư tài chính cá nhân hướng vào tầ ng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội. Khái niệm quản lý gia sản cũng khá quen thuộc đối với hệ thống các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm.
- -4- 1.1.2.6. Nghiệp vụ nhà môi giới chính ( Prime Brokerage) Nghiệp vụ nhà môi giới chính là một dịch vụ của NHĐT hướng tới đối tượng khách hàng là các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư có tổ chức nhằm giúp cho các tổ chức tài chính này tập trung thời gian và nguồn lực vào công việc chính, tránh sự phân tán nguồn lực khi sử dụng cùng lúc nhiều nhà môi giới. Dịch vụ này bao gồm dịch vụ tư vấn kinh doanh, kêu gọi nhà đầu tư, cung cấp nguồn vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch điện tử, các sản phẩm thị trường vốn và các dịch vụ hỗ trợ, xử lý giao dịch cũng như quản trị rủi ro . 1.1.3. Các dòng sản phẩm đầu tƣ 1.1.3.1. Phân theo tính chất thanh toán: - Sản phẩm tiền mặt: Là những sản phẩm mà việc mua bán cần sự thanh toán bằng tiền mặt cho toàn bộ phần gốc của sản phẩm. Ví dụ như: cổ phiếu, trái phiếu. - Sản phẩm phái sinh: Là những sản phẩm không có hoặc rất hiếm xảy ra việc thanh toán bằng tiền mặt ngay tại thời điểm ký hợp đồng. 1.1.3.2. Phân theo tính chất biến động giá: - Dòng sản phẩm có thu nhập cố định: Là những sản phẩm không mang tính chất của chứng khoán vốn, tức là giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị giá cổ phiếu. Bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu lợi suất cao, các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo phát hành theo nghiệp vụ chứng khoán hóa, các sản phẩm thị trường tiền tệ, các sản phẩm tài trợ vốn, các hoạt động tín dụng, đầu tư bất động sản, đầu tư nợ xấu. Đây là các sản tiền mặt thuộc dòng sản phẩm có thu nhập ổn định. - Dòng sản phẩm chứng khoán vốn: Là các sản phẩm mà giá trị của chúng biến động theo thị giá cổ phiếu. Bao gồm: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh liên quan đến cổ phiếu. 1.1.3.3. Phân theo lịch sử phát triển: - Các sản phẩm đầu tƣ truyền thống: Là các sản phẩm được hình thành từ lâu đời như các loại cổ phiếu, t rái phiếu. - Các sản phẩm đầu tƣ thay thế: là các sản phẩm ngoài các sản phẩm đầu tư truyền thống. Bao gồm: đầu tư bất động sản, đầu tư vốn tư nhân, cho vay đồng tài trợ, tài trợ dự án, tài trợ vốn sử dụng đòn bẩy tài chính và phái sinh hàng hóa cơ bản. 1.1.4. Đặc tính của ngân hàng đầu tƣ Nghiệp vụ chứng khoán hóa là một đặc điểm khá đặc biệt khi nhắc đến ngân hàng đầu tư. Thuật ngữ “chứng khoán hóa” (securitisation) có lịch sử phát triển từ năm 1977 khi ngân hàng
- -5- Bank of America tiến hành giao dịch chứng khoán hóa lần đầu tiên với việc phát hành chứng khoán nợ có định mức tín nhiệm AAA có đảm bảo bằng các khoản cho vay thế chấp mua nhà. Tuy nhiên giao dịch này không thành công do những rào cản về pháp lý lúc bấy giờ. Nghiệp vụ này chỉ thực sự mang lại thành công vào đầu những năm 1980 khi có những cải cách tiến bộ về mô hình định giá tài sản của hai tổ chức là Hiệp hội cho vay thế chấp mua nhà Quốc gia (Government National Mortgage Association) và tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà Liên Bang (Federal Home Loan Mortgage Corporation). Ngày nay chứng khoán hóa đã phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành một phương thức phát hành chứng khoán thông dụng ở thị trường Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Về bản chất, chứng khoán hóa là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản có sẵn trên bảng cân đối kế toán để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ . Ưu điểm của nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn dài hạ n với lãi suất hấp dẫn trong khi nếu mang số tài sản này ra ngân hàng làm thế chấp vay vốn thì thường phải chịu một mức lãi suất cao và những điều kiện ràng buộc khắt khe. Hơn nữa việc thực hiện chứng khoán hóa là một hình thức chuyển giao rủi ro trực tiếp cho nhà đầu tư. Sở dĩ các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để mua các chứng khoán nợ này vì họ kỳ vọng một tỷ suất sinh lợi cao trong tương lai. Do đó nói một cách khác, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản chính sẵn có. Các loại tài sản chính dùng để chứng khoán hóa thường rất đa dạng bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay t hẻ tín dụng, danh mục nợ xấu, các khoản cho vay bất động sản thương mại. Tùy vào mỗi loại tài sản đảm bảo dùng làm cơ sở chứng khoán hóa, các chứng khoán nợ phát hành sẽ có những tên gọi khác nhau. Hình thức thông dụng nhất của chứng khoán hóa vẫn là dùng các danh mục cho vay thế chấp mua nhà. Đặc điểm các loại tài sản đảm bảo này mang tính dài hạn, thường từ 10 – 50 năm, có thời hạn trả nợ định kỳ cả gốc và lãi. Các loại chứng khoán phát hành lấy danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm đảm bảo gọi là chứng khoán nợ có các khoản cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo ( Mortgage Backed Securities_ MBS). Mặc dù chứng khoán hóa là một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp như ng quy trình thì lại khá phức tạp và không phải doanh nghiệp nào đều có đủ khả năng chuyên môn để thực hiện. Do đó đây là một mảnh đất khá màu mỡ cho các ngân hàng đầu tư khai thác. Họ thường tìm cách mua lại các danh mục tài sản của các chủ thể tạo lập tài sản, đặc biệt là các danh mục tín dụng của các công ty tài chính hay ngân hàng thương mại để tiến hành chứng khoán hóa.
- -6- Thông thường, các ngân hàng đầu tư thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để việc giải ngân tín dụng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, sau đó họ mua lại các danh mục cho vay này. Quá trình này giúp các ngân hàng đầu tư quay vòng vốn rất nhanh do họ chỉ phải tạm ứng vốn hình thành tài sản và chứng khoán trong một thời gian ngắn. Họ chấp nhận rủi ro để đổi lấy một tỷ suất lợi nhuận cao từ nghiệp vụ này. Mặc dù chỉ mới hình thành và phát triển trong một t hời gian ngắn, chứng khoán hóa đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc của ngân hàng đầu tư hiện đại và là một kênh huy động vốn thời thượng. Hình 1.1 Quy trình chứng khoán hóa: • Thành lập công ty có mục đích đặc biệt Bước 1 • Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt Bước 2 • Thuê công ty quản lý Bước 3 • Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng Bước 4 • Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo Bước 5 • Quản lý dòng tiền tương lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc + lãi cho các trái chủ Bước 6 Bảng 1.1 Quy mô hoạt động chứng khoán hóa (Mỹ). Trái Trái phiế u TP cơ quan Tổng Năm phiế u chính phủ (tỷ USD) M BS ABS 2004 5.862 2.701 1.828 10.391 2005 7.128 2.616 1.955 11.699 2006 8.453 2.651 2.130 13.234 2007 8.931 2.933 2.472 14.336 2008 8.897 3.247 2.672 14.816 Nguồn: Securities Industry and Financial Mark ets Association (SIFMA) Thành lập các công ty có mục đích đặc biệt : Các công ty có mục đích đặc biệt có thể hình thành dưới dạng một doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hoặc bởi một đơn vị ủy thác. Nó mang tính tượng trưng, thường không có vốn và nhân viên. Mọi hoạt động của công ty này được
- -7- thông qua thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Mục tiêu chính của việc thành lập công ty có mục đích đặc biệt là để tách bạch rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của chủ thể tạo lập tài sản với danh mục tài sản cần chứng khoán hóa, do đó giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng khoán dễ dàng hơn. Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt : chủ thể tạo lập tài sản chuyển danh mục tài sản mình muốn chứng khoán hóa sang cho công ty có mục đích đặc biệt thông qua một hợp đồng bán tài sản. Hợp đồng này quy định mọi quyền lợi và rủi ro của tài sản hoàn toàn chuyển qua cho công ty có mục đích đặc biệt. Nhờ đó công ty có thể toàn quyền sử dụng dòng tiền mặt tương lai của tài sản này làm cơ sở đảm bảo cho chứng khoán nợ phát hành. Thuê công ty quản lý: nhiệm vụ của công ty quản lý là thay mặt ngân hàng đầu tư điều hành công ty có mục đích đặc biệt. Bao gồm: quản lý danh mục tài sản, thu các khoản gốc và lãi của tài sản từ khách hàng, gửi thư nhắc nhở đôn đốc việc thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện các thủ tục xiết nợ khi cần thiết, thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng khoán nợ theo đúng thứ tự ưu tiên. Định mức tín nhiệm và tăng cƣờng khả năng tín dụng: việc có thực hiện bước này hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tại hầu hết các quốc gia, các công ty có mục đích đặc biệt phải được định mức tín nhiệm trước khi phát hành chứng khoán nợ. Sẽ có một công ty định mức tín nhiệm thực hiện nhiệm vụ này, họ đánh giá mức độ bảo vệ đối với nhà đầu tư thông qua khía cạnh pháp lý cũng như cấu trúc giao dịch. Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo: Sau khi phát hành trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu các dòng tiền mặt trong tương lai của công ty có mục đích đặc biệt. Việc phát hành các trái phiếu này được thực hiện thông qua các thủ tục như việc phát hành chứng khoán nợ thông thườ ng. Ngân hàng đầu tư có thể đứng ra bảo lãnh phát hành. Quản lý dòng tiền tƣơng lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc + lãi cho các trái chủ: Khi đến thời gian đáo hạn của trái phiếu, công ty dịch vụ được thuê quản lý công ty có mục đích đặc biệt chịu trách nhiệm thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư . Sau một khoảng thời gian nhất định khi các thủ tục này hoàn tất cũng đồng nghĩa với việc công ty có mục đích đặc biệt hoàn thành xong sứ mệnh và được giải thể. 1.1.5. Phân biệt ngân hàng đầu tƣ và các định chế tài chính khác. 1.1.5.1 Phân biệt ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán Về cơ bản công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư có mối liên quan chặt chẽ với nhau tuy nhiên có sự khác biệt về quy mô tổ chức hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh.
- -8- Ngân hàng đầu tƣ Công ty chứng khoán - NHĐT có cơ cấu tổ chức hoạt động - Là cầu nối giữa nhà đầu tư với trung Tổ được chia ra thành 3 bộ phận, 6 khối tâm giao dịch chứng khoán, người chức nghiệp vụ khác nhau và 2 dòng sản chơi chứng khoán sẽ phải đến các hoạt phẩm chính. CTCK để thực hiện một số thủ tục động như mở tài khoản chứng khoán, lưu ký chứng khoán… - Hoạt động môi giới của NHĐT được - CTCK sẽ phải mở tài khoản lưu ký phát triển theo hệ thống phần mềm của bản thân công ty tại Trung tâm thông minh nhằm tạo ra một chiến này và đồng thời mở tài khoản lưu ký thuật đặt lệnh và khớp lệnh được kết cho khách hàng của mình (nghiệp vụ quả tốt nhất cho khách hàng và bản môi giới). thân ngân hàng. - NHĐT thường không có xu hướng - CTCK sẽ thu được một mức phí nhất phục vụ trực tiếp cho các cá nhân với định khi thực hiện các dịch vụ trên. quy mô nhỏ lẻ. Do đó mức phí thu trên các dịch vụ là rất lớn. - NHĐT cũng có hoạt động tự doanh, - CTCK cũng tham gia mua bán chứng tuy nhiên hoạt động tự doanh là do khoán như một tổ chức độc lập, bằng các nhân viên tự doanh thực hiện độ c chính nguồn vốn của công ty (nghiệp lập với nhân viên đầu tư tạo thanh vụ tự doanh). khoản. - Tư vấn tài chính doanh nghiệp, cung - Tư vấn tài chính doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng các bài nghiên cấp cho khách hàng các bài nghiên cứu, phân tích tài chính. cứu, phân tích tài chính. - NHĐT có nhiều hoạt động kinh doanh - CTCK thường gói gọn ở quy mô hẹp Nghiệp với quy mô lớn dựa trên các khối đầu và nhỏ. vụ tư và dòng sản phẩm của công ty. kinh - Tính chất nghiệp vụ phức tạp. - Tính chất nghiệp vụ đơn giản. doanh Nói tóm lại, công ty chứng khoán hoạt động với quy mô nhỏ và đơn giản hơn so với ngân hàng đầu tư.
- -9- Phân biệt ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại: 1.1.5.2 Về cơ bản, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đều là những định chế trung gian tài chính với chức năng chính là trung gian kết nối các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đến với nhau trong nền kinh tế nhưng lại thông qua những cách thức khác nhau. Ngân hàng thƣơng mại: là chủ thể hoạt động chủ yếu trên thị trường tiền tệ. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi (tiết kiệm, vãng lai, có kỳ hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay trên thị trường. Lợi nhuận mà ngân hàng thương mại kiếm được là thông qua việc hưởng chênh lệch lãi suất giữa cho vay và nhận tiền gửi. Theo như hoạt động của mô hình ngân hàng thương mại thì các chủ thể thừa và thiếu vốn không tự liên hệ trực tiếp với nhau bởi lẽ họ không biết nhau hoặc không tin tưởng nhau vì nắm quá ít thông tin về nhau. Lúc này họ cần một tổ chức trung gian để đứng ra dàn xếp ổn thỏa nhằm đáp ứng nhu cầu của đô i bên. Và ngân hàng thương mại với uy tín và kinh nghiệm hoạt động sẽ thực hiện nghiệp vụ trung gian kết nối này. Thông qua việc làm đó các chủ thể có nhu cầu vay và cho vay trên thị trường sẽ giảm thiểu rủi ro bằng việc hoán chuyển nó sang cho các ngân hà ng thương mại. Hình 1.2 Mô hình ngân hàng thương mại Vốn Vốn Chủ Chủ thể Ngân hàng thể thương mại thiếu thừa vốn vốn Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Ngân hàng đầu tƣ : là định chế trung gian tài chính hoạt động trên thị trường vốn với chức năng tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn cho khách hàng. Trong mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư dòng vốn chạy trực tiếp từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn và ngân hàng đầu tư chỉ đóng vai trò kết nối trung gian để hai bên tìm hiểu nhau thông qua bản cáo bạch thông tin và bản thuyết trình. Ngoài ra quá trình này còn có sự tham gia của các định chế khác như công ty định mức tín nhiệm, công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật nhưng ngân hàng đầu tư vẫn đóng vai trò chủ đạo trong mối liên kết này. Bằng việc làm này các chủ thể thiếu vốn có thể dễ dàng huy động được các nguồn vốn dài hạn với chi phí hợp lý và đương nhiên các chủ thể thừa vốn được quyền đầu tư trực tiếp vào nơi mình muốn, họ chấp nhận rủi ro nhưng kỳ vọ ng một mức lợi nhuận cao hơn khi gửi vốn vào ngân hàng thương mại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận Văn Tốt Nghiệp "Mô hình giám sát và điều khiển động cơ bước"
90 p | 963 | 527
-
Luận văn: Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho
64 p | 1225 | 419
-
Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu và lập mô hình mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp
0 p | 240 | 48
-
Luận văn:Nghiên cứu thiết kế mô hình điều khiển turbine hơi trong dự án tận dụng nhiệt tại nhà máy xi măng sông Gianh
13 p | 156 | 35
-
Luận văn:Nghiên cứu mô hình thiết bị UPFC và ứng dụng tính toán chế độ xác lập hệ thống điện 500kV Việt Nam
13 p | 120 | 25
-
LUẬN VĂN: Ứng dụng mô hình dịch máy thống kê cho bài toán bỏ dấu cho văn bản Tiếng Việt
45 p | 128 | 23
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu, ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến năm 2100 cho hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn
26 p | 117 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong tại Đà Nẵng
146 p | 26 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu đáp ứng phổ của bức xạ vũ trụ lên đầu dò NaI(TL) 7.62 cm x 7.62 cm bằng mô phỏng GEANT4
49 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước dằn tàu và cặn lắng thỏa mãn công ước BWM 2004 áp dụng cho đội tàu công ty Vitaco
141 p | 29 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu mô phỏng nguồn động lực xe điện hybrid (HEV) kiểu kết hợp bằng phần mềm GT- SUITE
69 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đặc tính phát thải của động cơ lưỡng nhiên liệu cồn - diesel theo các chu trình lái FTP, HW và NEDC
72 p | 58 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 5 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Ứng dụng mô hình động lực học đoàn xe sơ-mi rơmoóc xác định tải trọng động xuống đường
24 p | 63 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu năng máy thu đường tải lên NB IOT
25 p | 32 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Các giải pháp chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng quảng cáo trên hệ thống Báo Đầu tư
86 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn