Luận văn " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM "
lượt xem 78
download
Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách eo hẹp, các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa huy động được nhiền, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết. Luồng vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế. Ngày nay, trước những đòi hỏi bức xúc của giai đoạn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM "
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM SVTH : HOÀNG HẢI CHÂU LỚP : NHẬT 3K38, KT NT 1
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ .......................5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ................................................................................................ .6 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng ............................ 6 1.1.1. Khái niệm đ ầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................... 6 1.1.2. Vai trò của FDI đố i với quốc gia tiếp nhận đầu tư ........................ 8 1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI. ................................... 10 1 .1.3.1. Toàn cầu hoá ......................................................................... 10 1 .1.3.2. Khu vực hoá .......................................................................... 11 1 .1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần. ................................................................................... 11 1.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế và khu vực những năm tới ................... 14 1 .1.4.1. Xu hướng đầu tư quốc tế n hững năm tới................................ 14 1 .1.4.2. Xu hướng đầu tư khu vực những năm tới ............................... 17 1.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư ................................................................. 20 1.2.1. Khái niệm xúc tiến đ ầu tư ........................................................... 20 1.2.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư .......................................................... 22 1.2.3. Các bộ p hận của chương trình xúc tiến đầu tư ............................. 22 1 .2.3.1. Chính sách đầu tư. ................................................................ 23 1 .2.3.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư..................................................... 23 1 .2.3.3. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư. ......................... 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM .....28 2.1. Vài nét về hoạt độ ng FDI tại Việt Nam ............................................ 28 Biểu đồ 4- Tình hình vốn FDI đăng kí và thực hiện giai đoạn 1992 - 2002 ........................................................................................... 31 2
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam .......................... 38 2.2.1. Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư ................................. 38 2 .2.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................ ........................ 39 2 .2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố ....................... 41 2 .2.1.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp ........................... 42 2.2.2. Các hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay tại Việt Nam .................. 43 2 .2.2.1. Tạo dựng hình ảnh ................................................................ 43 2 .2.2.2. Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng ....................... 44 2 .2.2.3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư ................................................. 50 2.2.3. Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư .............................. 52 2.2.4. Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư ..................................... 55 2.3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạ t động xúc tiến đầu tư tại V iệt Nam .............................................................................................. 56 2.3.1. Thành công ................................................................................. 56 2.3.2. Tồn tại......................................................................................... 57 2.4. Mộ t số bài học kinh nghiệm từ hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung Quố c.......................................................................................... 59 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ............................................................................................... 61 3.1. Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2001 – 2010. ................................................................................ 61 3.2. Mộ t số giải pháp ................................................................................ 64 3.2.1. Thành lập U ỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia ................................. 64 3 .2.1.1. Sự cần thiết có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư cấp quốc gia ........................................................................... 64 3
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp 3 .2.1.2.Một số đ ề xuất trong quy trình thành lập Uỷ ban xúc tiến đầ u tư quốc gia ................................................................ .............. 65 3.2.2. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư................ 69 3.2.3. Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư ... 73 3.2.4. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm .................... 75 3 .2.4.1 Sự cần thiết phải có chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm76 3 .2.4.2 Xác định ngành mũi nhọn và các nguồn tiềm năng. ............... 77 3.2.5. Cải thiện môi trường đầu tư ................................ ........................ 81 3.2.6. Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư. ............................................... 82 3 .2.6.1. Chiến lược và kỹ thuật tạo dựng hình ảnh. ............................ 83 3 .2.6.2. Chiến lược và kỹ thuật vận đ ộng những nhà đầu tư tiềm năng........................................................................................ 91 3 .2.6.3. Nâng cấp các dịch vụ đầu tư ................................................. 93 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .......................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ................................ ...98 4
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách eo hẹp, các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa huy động được nhiền, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết. Luồng vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế. N gày nay, trước những đòi hỏi bức xúc của giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nguồn vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, không chỉ của riêng nước ta, mà của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, moi quốc gia đều đã nhận thức được vai trò của các hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thu hút vốn FDI và không ngừng phát triển cac hoạt động này. Cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư cũng chính là cạnh tranh thu hút vốn FDI. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nội dung của khoá luận này xin được trình bày về thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. X in được gửi lời cảm ơn trân trọng tới Tiến sỹ Vũ Thị Kim Oanh – Bộ môn Đầu tư, Khoa kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại Thương – người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận. Xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Bộ môn Đầu tư và các thày cô giáo khoa Kinh tế ngoại thương – những người đã trang bị cho em những kiến thức thiết thực và bổ ích cho quá trình viết khoá luận cũng như công tác sau này. Xin trân trọng cảm ơn ! 5
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.1. ĐẦU TƯ TRỰ C TIẾP NƯỚ C NGOÀI - VAI TRÒ VÀ XU HƯỚ NG 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong vòng 20 năm trở lại đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của hầu hết các qu ốc gia trên thế giới. Ngày nay các quốc gia đều nhận thức được những lợi ích to lớn m à FDI đem lại cho nước chủ nhà. Bên cạnh việc cung cấp một nguồn tài chính lâu dài, FDI còn tạo điều kiện cho việc chuyển giao nguồn tài sản phi vật chất như công nghệ, tay nghề và bí quyết quản lý, do đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển. FDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước. Theo cách đ ịnh nghĩa và phân loại trong Tài liệu hướng dẫn về Cán cân Thanh toán của của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư nước ngo ài của tư nhân được chia làm 3 loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức đầu tư khác. Đầu tư trực tiếp nước ngo ài được hiểu là một hình th ức đầu tư quốc tế trong đó, một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác.[1] Cụm từ "mối liên hệ lâu dài" ở đây được hiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với công việc điều hành doanh nghiệp. 6
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp vốn: một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.[2] Điểm mấu chốt trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát ho ạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều sử dụng ngưỡng 10% để xây dựng định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vậy các số liệu thống kê lượng vốn FDI của các tổ chức khác nhau có thể không giống nhau. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 phần Vốn cổ phần, bao gồm cả vốn điều lệ của chi nhánh và các kho ản vốn khác. góp Lợi nhuận tái đầu tư dưới dạng cổ phần hoặc chuyển nợ liên công ty. Các khoản vốn tương ứng với các khoản chuyển nợ liên công ty. Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư m ới - Greenfield Investment (thành lập mới doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) Mua lại và sáp nhập -Merger & Acquisition (mua lại và sáp nhập một doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc đã được cổ phần hoá) Ở nhiều quốc gia, mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt N am do những quy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội 7
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp địa. Cùng với những chính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu được thực thi, mua lại và sáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm tới. 1.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư FDI có thể mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều lợi ích, có những lợi ích trực tiếp và xác định, song cũng có những lợi ích gián tiếp khó nhận biết hơn. Dưới đây là những lợi ích cơ bản mà FDI mang lại cho nền kinh tế các nước đang phát triển Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển, giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Việt N am thì thời kỳ 1996-2000, tỉ lệ này là 24%.[14] Nguồn vốn này đã góp phần đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giúp khi thác và nâng cao hiệu quả sử dụng những nguồn lực trong nước tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Hiện nay, vốn FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển như V iệt Nam. Tạo công ăn việc làm - Lợi ích dễ thấy nhất của FDI chính là tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động nước sở tại, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân. Tổng sỗ lao động hiện đang làm việc tại các cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên khắp thế giới ước tính đến năm 2001 là kho ảng 54 triệu người. Khu vực FDI cũng thu hút hơn một nửa số lao động trong lĩnh vực sản xuất của Singapo. Tại Hồng Kông, Malaixia và Srilanka tỉ lệ lao động trong khu vực này cũng đang tăng lên nhanh chóng so với tổng lao động xã hội. 8
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tăng thu ngân sách - FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. Ngay cả khi các doanh nghiệp liên doanh được miễn hoàn toàn thuế thu nhập của doanh nghiệp liên doanh, nhà nước vẫn có thể tăng thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân nhà đầu tư và các loại thuế gián tiếp khác. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI tại V iệt Nam trong thời kỳ 1996-2000 là khoảng 1,45 tỉ USD, chiếm 6-7% tổng ngân sách.[12] Tại Trung Q uốc, tổng số thuế thu được từ khu vực FDI trong năm 2001 đã tăng 30% so với năm 2000, chiếm 19% tổng số thuế thu được vào ngân sách trong năm.[18] Ảnh hưởng tích cực đến đầu tư trong nước- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ kích thích đầu tư nội địa và các công ty này có thể trở thành các kênh phân phối hoặc trở thành công ty cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài cũng kích thích các công ty nội địa tăng cường đầu tư. Chuyển giao công nghệ - FDI có thể giúp nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận đ ược với công nghệ mới trên thế giới qua thông qua việc đầu tư hoàn toàn dây chuyền sản xuất mới tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc góp vốn bằng công nghệ trong doanh nghiệp liên doanh. Nâng cao tay ngh ề cho người lao động - Người lao động ở nước sở tại làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện tiếp thu các kĩ năng mới về kỹ thuật và quản lý, nhờ đó tăng năng suất cũng như hiệu suất lao động. Năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI trong khu vực sản xuất tại Ailen, Hà Lan và một số nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo đều cao gấp hai lần hoặc hơn so với năng suất lao động trong các công ty nội địa.[10] 9
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Đẩy mạnh xuất khẩu - Rất nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có định hướng xuất khẩu. Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối và mạng lưới marketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng xâm nhập thị trường xuất khẩu hơn so với các công ty nội địa. Nếu có cách quản lý thích hợp, nhiều quốc gia có thể tận dụng hoạt động FDI đ ể tăng mức xuất khẩu của nước họ và thu ngoại tệ. Trong năm 2000, tổng doanh thu xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 50.8% toàn bộ doanh thu xuất khẩu của Trung Quốc[18], 23% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt N am.[12] Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước - Trong quá trình tương tác với các công ty có vốn đầu tư nước ngo ài, các công ty nội địa có thể nâng cao chất lượng cũng như uy tín của mình, do đó tăng cường đ ược sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường cạnh tranh nền kinh tế - FDI góp phần kích thích tăng trưởng chung của một nền kinh tế nhờ đẩy mạnh cạnh tranh trong những ngành mà có chỉ một số ít các công ty nội địa đang chiếm vị trí độc tôn. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI. 1.1.3.1. Toàn cầu hoá Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, các công ty đều có khả năng chọn lựa địa điểm sản xuất thích hợp nhất nhằm giảm giá thành sản xuất. Tiến trình toàn cầu hoá đã đem lại cho các quốc gia có nguồn lao động rẻ như Việt Nam khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của mình và thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI. Điều quan trọng là các quốc gia này phải đảm bảo giảm thiểu các rào cản trong quá trình xâm nhập và hoạt động của nhà đầu tư, 10
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp các chi phí hoạt động khác phải ở mức hợp lý, và những hạn chế mang tính quan liêu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh phải dần được dỡ bỏ. N ếu các quốc gia không tận dụng tốt những cơ hội này, họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh và tụt lại phía sau làn sóng phát triển to àn cầu. 1.1.3.2. Khu vực hoá Quá trình toàn cầu hoá đã đưa đến sự hình thành các liên kết khu vực như EU, ASEAN, APEC,… Các liên kết này nhằm tạo ra các khu vực kinh tế rộng lớn hơn trong đó lợi thế tương đối cũng như lợi thế kinh tế quy mô được phát huy tối đa. 1.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gầ n. Có 3 sự kiện lớn đã và đ ang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt N am cũng như chiến lược thu hút và xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Việt Nam cam kết gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan. Theo cam kết tự do hoá thương mại, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN xuống mức tối đa là 20% vào năm 2003 và tiếp tục giảm xuống 0 -5% vào đầu năm 2006. Thuế nhập khẩu trung bình đ ối với hàng hoá có xuất xứ ASEAN sẽ giảm 50% kể từ đầu năm 2004. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng sợi, da, gỗ, thủy tinh, gốm sứ và thực phẩm từ ASEAN sẽ giảm hơn 60% từ đầu năm 2004. Các nước ASEAN khác cũng cam kết giành cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam điều kiện ưu đãi tương tự.[3] 11
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chương trình hợp tác thương mại của ASEAN đem lại cho Việt Nam cơ hội xâm nhập thị trường khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức từ việc thực hiện khu vực tự do mậu dịch ASEAN, các công ty Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, chất lượng cao. Nhà nước cũng sẽ không thể áp dụng các biện pháp quản lý hạn ngạch để bảo vệ các công ty nội địa. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Hiệp định thương m ại Việt - Mỹ được ký kết năm 2001 và hiện đang trong quá trình thực hiện. Hiệp định này kêu gọi cắt giảm 30 - 50% thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu hết các mặt hàng trong vòng 3 - 7 năm và bao gồm các điều khoản cam kết tạo điều kiện cho các công ty Mỹ xâm nhập vào khu vực dịch vụ. Q uyền tự do buôn bán của các công ty Mỹ cũng sẽ được thực thi trong vòng 3 - 6 năm . Theo tinh thần của hiệp định, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ, th ương mại, viễn thông. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được chú trọng. Việt Nam sẽ phải xoá bỏ các biện pháp đầu tư trong thương m ại ( Trade-related Investment Measures). Hai nước cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình trong vấn đề bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại ( Trade-related Intellectual Property Rights).[4] Các quy định về đầu tư cũng sẽ được ban hành rõ ràng và kịp thời sau khi đã có sự bàn bạc tham khảo ý kiến, do đó làm tăng tính rõ ràng của hệ thống các quy định pháp lý về hoạt động đầu tư. 12
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam Việt Nam đ ưa ra các điều khoản cam kết cụ thể vào tháng 1 năm 2002. Phiên họp thứ 5 của nhóm làm việc về vấn đề gia nhập của Việt Nam vào tháng 4/2002 đã xem xét các đàm phán thỏa thuận song phương của Việt Nam và kế hoạch hành động đối với một số hiệp định của WTO. Phiên họp thứ 6 vào tháng 12/2002 đã đánh đấu sự khởi đầu của quá trình đàm phán trở thành thành viên của WTO. Thực hiện tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện các điều khoản sau:[5] Không phân biệt đối xử: Tất cả các thành viên WTO đ ều phải áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong chính sách thương mại của mình, không phân biệt đối xử giữa hàng hoá dịch vụ nội địa với nước ngoài và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia. Từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại qua các vòng đàm phán Tăng tính có thể dự đoán của các chính sách thương m ại bằng cách tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường và hạ thấp các rào cản thương mại. H ạn chế sử dụng các biện pháp phi thuế quan * * * X u hướng đầu tư quốc tế, khu vực cũng như ảnh hưởng của những sự kiện trên đây đều là những nhân tố quan trọng tác động đến dòng chảy FDI vào Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.Ngiên cứư chiến lược thu hút và xúc tiến đầu tư giai đoạn tới cũng nhất thiết phải tính đến những ảnh hưởng từ các yếu tỗ này. 13
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế và khu vực những năm tới 1.1.4.1. Xu hướng đầu tư quốc tế những năm tới Sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng ở Mỹ vào giữa năm 2000 đã d ẫn tới một đợt suy thoái kinh tế không chỉ ở Mỹ mà cả trên phạm vi thế giới. Sự suy thoái này cùng với tình trạng ảm đạm kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản những năm qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Châu Á. Vụ khủng bố xảy ra vào tháng 11/2001 tại Mỹ càng khiến khung cảnh suy thoái toàn cầu trầm trọng hơn, do đó làm chững lại dòng chảy FDI vốn là dấu hiệu của sự ổn định và phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư FDI của thế giới năm 2000 đ ã tăng 18% so với năm 1999, đạt hơn 1600 tỉ USD. Nhưng sang năm 2001 lại giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 850 tỉ USD, tương đương với mức đầu tư của năm 1998. Đây là lần sụt giảm đầu tiên của đầu tư quốc tế kể từ năm 1991. Dòng vốn FDI vào các nước phát triển cũng giảm 50% so với mức giảm 14% ở các nước đang phát triển. Toàn cảnh đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 1991-2001 được tổng hợp trong bảng dưới đây: 14
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bảng1 - Tình hình đầu tư FDI của thế giới 1991 -2001(Đơn vị: tỉ U SD) 1991-1995 1996-2000 1999 2000 2001 Thế giới 1124,2 4626 1320,4 1632,7 851,9 Mỹ 349,1 647,1 155,4 152,4 156 N hật 103,4 127,9 22,3 31,5 38,5 Châu Âu 642 2660,2 762,4 1011,7 394,1 N ICs châu á 34,3 72,1 12,6 16 8,1 Nguồn: Báo cáo đầu tư th ế giới 2002,UNCTAD. (World Investment Report 2002) Sự suy giảm trong đầu tư quốc tế cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sức ép cạnh tranh gay gắt càng thúc giục các công ty tìm kiếm địa điểm đầu tư có giá thành sản xuất rẻ hơn nữa. Những nền kinh tế có giá cả đầu tư thấp sẽ là điểm tìm đến của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI cũng sẽ bắt nguồn từ các nước có thị trường nội địa tăng trưởng chậm hơn so với thị trường ngoài nước. Theo Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report 2002) do UNCTAD thực hiện, đ ã có một sự phân phối lại nguồn vốn FDI tới các nước đang phát triển cũng như khu vực Đông và Tây Âu. Đây là những nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phát triển. N ăm 2001, vốn FDI vào các khu vực này chiếm 28% (các nước đang phát triển) và 4% (Đông - Trung Âu) tổng vốn FDI toàn thế giới so với 18% và 2% của 2 năm trước đó. Cùng với xu hướng suy giảm đầu tư nói chung, sự phân phối lại nguồn vốn FDI này đ ã gây nên mức tụt giảm kỉ lục trong đầu tư vào các nước phát triển năm qua. Điều này thể hiện rất rõ trong biểu đồ thống kê dòng vốn đầu tư nước ngoài vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới trong hai 15
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp năm 2000và 2001. Các nước lớn như Mỹ, Canada, Đức, Bỉ đều phải chứng kiến một mức suy giảm tới hơn 50% so với mức đầu tư FDI của năm 2000. Biểu đồ 1: Đầu tư FDI vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới 2000 và 2001 My Anh Phap Bi Ha Lan 2000 2001 Trung Quoc Đuc Canada Mexico Hongkong 0 50 100 150 200 250 300 350 ti USD Nguồn: UNCTAD, Dữ liệu về FDI và TNC Mặc dù có những ảnh hưởng xấu từ sự sụt giảm nhu cầu đầu tư của những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trung hạn (3 năm tới) vẫn rất hứa hẹn. Theo điều tra của UNCTAD, các TNC lớn đều có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với trọng tâm nhằm vào cả sản xuất và phân phối. H ình thức mở rộng được ưa chuộng vẫn là Mua lại và sáp nhập ở các nước phát triển và Đầu tư mới ở các nước đang phát triển. [6] Cuộc điều tra do Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) tiến hành năm 2001 cũng cho kết quả tương tự. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế to àn cầu, 79% số công ty được điều tra vẫn cho thấy kế hoạch mở rộng đầu tư trực 16
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp tiếp nước ngoài trong những năm tới. Các doanh nghiệp sản xuất chiếm ưu thế hơn về đầu tư FDI so với các doanh nghiệp dịch vụ. [7] Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng đưa ra kết quả tương tự trong cuộc điều tra tiến hành vào tháng 7, 8 năm 2001. 72% các TNCs N hật Bản nói rằng họ sẽ tăng cường mở rộng hoạt động tại nước ngoài (con số này của các năm trước chỉ là 55%.[8] Các nước đang phát triển và các thị trường đang mở rộng giành được sự chú ý của các nhà đầu tư và chiếm tới hơn một nửa trong số 20 điểm đầu tư được ưa thích nhất. Việt Nam cũng nằm trong số đó. Mỹ và Tây Âu vẫn được đánh giá là địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài. [9] 1.1.4.2. Xu hướng đầu tư khu vực những năm tớ i Châu Á là khu vực đang ngày càng có vị trí quan trọng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Năm 2002, Châu Á đã vượt qua châu Mỹ La Tinh chiếm vị trí thứ 3 trong số các khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngo ài nhiều nhất, sau Bắc Mỹ và Châu Âu. Theo điều tra của A.T Kearney năm 2002, hơn m ột nửa trong số 10 nước có những bước tiến tích cực nhất về thu hút đầu tư so với năm trước đó nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình D ương. [9] Biểu đồ dưới đây cho thấy 10 nước đang phát triển thuộc nhóm những điểm đầu tư được TNC lựa chọn nhiều nhất trong giai đoạn 2002 – 2005 theo điều tra của UNDTAD trong Báo cáo đầu tư thế giới 2002. Trung Quốc là nước có được tỉ lệ lựa chọn cao nhất bởi các TNC : 22%, tiếp đến là hai nước Đông Nam Á Malaixia và Thái Lan với tỉ lệ là10%.[10] 17
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp B iểu đồ 2- Các nước thu hút FDI mạnh nhất thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2002-2005 25 20 15 % 10 5 0 Philippines Malaysia Indonesia Vietnam Hongkong Thai Lan Han Quoc Dai Loan Singapore Trung Quoc An Do Nguồn: UNCTAD - Báo cáo đầu tư thế giới năm 2002 Tuy nhiên, triển vọng này không phải có ở tất cả các thị trường trong khu vực. Một mặt, các nhà đầu tư đều hướng tới các thị trường tiềm năng như Trung Q uốc, Nhật Bản, Australia và H ồng Kông. Tuy nhiên, các thị trường khác ở Châu Á vẫn duy trì sức hút ở mức cũ, thậm chí còn sút. Mặc dù các nhà đầu tư quan tâm hơn tới các nước Châu Á so với những năm trước đây, họ vẫn e ngại khi quyết định đầu tư vào các thị trường này. Theo điều tra của A.T Kearney tháng 9/2002, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ là nước liên tiếp đứng đầu 5 năm trước đó để trở thành nước hấp dẫn đầu tư số 1 trên thế giới. Các nhà đầu tư ngày nay có cái nhìn lạc quan đối với thị trường Trung Quốc hơn những năm trước đây và hơn bất cứ quốc gia nào khác. Nhiều công ty chưa từng đầu tư vào Trung Quốc trước đó có ý định thử đầu tư vào đây trong vòng 3 năm tới. Nhân tố quyết định cho sự thành công đầy ấn tượng này của Trung Quốc chính là tình hình tương đối ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự kiện Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2002. [9] 18
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cũng theo điều tra của Kearney, b ên cạnh Indonesia là nước kể từ năm 1998 đã liên tục có FDI ròng d ưới 0-đầu tư FDI ra nước ngoài vượt quá đầu tư FDI vào trong nước, các nước ASEAN trong đó có Singapo, Malaixia, Thái Lan và Philippin tiếp tục đánh mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đ ầu tư. Việt Nam là nước duy nhất nằm ngoài xu hướng ảm đạm này. B iểu đồ 3 - Vốn FDI ròng vào một số quốc gia Đông Nam Á 8000 6000 4000 Vietnam 2000 Philippines trieu USD 0 Malaysia -2000 Indonesia -4000 Thái Lan -6000 85-95 1997 1998 1999 2000 2001 Giua 2002 Nguồn: FDI Confidence Index-Global Business Policy Council, 9/2002-A.T.Kearney. Thiếu cơ hội mở rộng thị trường cũng như giá thành sản xuất cao đã khiến Singapo đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trong các ngành công nghiệp nặng cũng như công nghiệp nhẹ (đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử). Do đó Singapo đã rơi từ vị trí thứ 13 xuống thứ 22 trong FDI Confidence Index. Tuy nhiên, Singapo vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử và các lĩnh vực phi tài chính. Đặc biệt Singapo vẫn là đ ịa điểm thu hút đầu tư quốc tế nhiều nhất của khu vực. Đầu tư FDI vào Singapo đã tăng 59%, lần đầu tiên đạt mức 9 tỉ USD kể từ năm 1998. Để đối phó với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử, Singapo đã tập trung phát triển ngành y sinh học, coi đây là cơ sở cho tăng trưởng sản xuất giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, Singapo cũng chú trọng cải 19
- Hoµng H¶i Ch©u - NhËt 3K38F, KTNT Kho¸ luËn tèt nghiÖp thiện hạ tầng cơ sở cũng như chấn chỉnh các công ty mũi nhọn giàu tiềm năng trong ngành công nghiệp này bằng rất nhiều nguồn quỹ đầu tư và vốn của doanh nghiệp. Kết quả là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật sinh học của Châu Âu và Nhật Bản đã trở lại đầu tư vào Singapo. Malaixia trong năm này cũng rơi ra khỏi nhóm 25 nước ưu thích nhất của các nhà đ ầu tư. Sự bất ổn về chính trị, tâm lí lo ngại nạn khủng bố cũng như mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và giới doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến mất lòng tin từ các nhà đầu tư. Trước tình hình này, Chính phủ Malaixia đã đ ưa ra một số biện pháp khích lệ động viên bao gồm trợ cấp mở rộng tái đầu tư trong khoảng thời gian từ 5 - 1 5 năm và ưu đãi thuế đối với lợi nhuận thu đ ược từ ngành công nghiệp máy móc và thiết bị. Cuộc điều tra này cũng cho thấy Việt Nam đã gia nhập nhóm 25 nước dẫn đầu thu hút đ ầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp nhẹ. Một kết quả rất quan trọng của cuộc điều tra này là Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tăng sức hấp dẫn đầu tư cho khu vực ASEAN và các nước Châu Á khác (đây là nhận định của 48% công ty được điều tra). [9] 1.2. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.2.1. Khái niệm xúc tiến đầ u tư Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với quốc gia nào. Trong bối cảnh các quốc gia đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các quốc gia để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới. Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các quốc gia giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định
41 p | 442 | 113
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 397 | 101
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
36 p | 319 | 98
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu
61 p | 259 | 68
-
Luận văn" Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng "
105 p | 181 | 54
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động môi giới ở công ty Chung Khoan Bảo Việt
51 p | 230 | 51
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
63 p | 178 | 44
-
Luận văn: “ Thực trạng và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty trong thời gian tới “
38 p | 129 | 27
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may
89 p | 129 | 22
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và nghiên cứu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp kính Long Giang
57 p | 151 | 20
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng
95 p | 108 | 19
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam.
18 p | 149 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng trong những năm tiếp theo
106 p | 110 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam
39 p | 157 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT
26 p | 131 | 16
-
LUẬN VĂN:Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Vinaconex
43 p | 127 | 14
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN
71 p | 119 | 12
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Hà Tây
62 p | 86 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn