Luận văn: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO
lượt xem 5
download
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ nhằm tăng, giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước hay tỷ lệ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp mà quan trọng hơn là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tăng cường vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO
- Luận văn Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO 1
- Lời nói đầu. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ nhằm tăng, giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước hay tỷ lệ vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp mà quan trọng hơn là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tăng cường vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, Đ ảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nền kinh tế trong nước còn có nhiều khó khăn gay gắt song nhiều doanh nghiệp nhà nước trong đó có ELMACO, đã vượt qua thử thách đứng vững và phát triển. Sau một thời gian đi thực tập tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí Elmaco với mục tiêu là: -Một mặt, nhằm quán triệt hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước trong quá trình quản lý các doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. -Mặt khác, vận dụng những kiến thức đ ã học vào thực tế sản xuất kinh doanh để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, đặc điểm ngành cũng như của công ty. 2
- Mục lục. A.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí Elmaco. I.Vài nét về Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO. II.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. III.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. 1.Chức năng của Công ty. 2.Nhiệm vụ của Công ty. 3.Quyền hạn của Công ty. B.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. I.Cơ cấu tổ chức của Công ty. II.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty C.Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty: I.Môi trường kinh doanh của công ty. 1.Môi trường kinh doanh bên ngoài. 2.Môi trường kinh doanh bên trong. 3.Môi trường cạnh tranh của công ty. II.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty III.Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty: 1.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. 2.Đánh giá công tác quản trị của Công ty. D.Phương hướng và biện pháp phát triển của công ty trong thời gian tới. 3
- A.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí (ELMACO): I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Ra đời từ khi đất nước còn chiến tranh, đến nay ELMACO đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. ELMACO đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển phụ thuộc vào quá trình cải tổ hệ thống cung cầu tư liệu sản xuất của nền kinh tế. Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí (VLĐ-DCCK) ELMACO là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại được thành lập từ năm 1971 theo quyết định số 820/VT- QĐ ngày 22-12 của Bộ trưởng Bộ vật tư, trực thuộc Tổng công ty Hóa chất-Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để tổ chức kinh doanh các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Công ty VLĐ-DCCK có tên giao dịch là ELMACO, trụ sở chính đặt tại 240 Tôn Đức Thắng Hà Nội với tổng diện tích 2052 m2. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài kho ản gửi tại ngân hàng, được phép sử dụng con dấu riêng theo qui định và tiến hành sản xuất kinh doanh theo quyết định số 366 TN -TCCB ngày 19/7/1971 của Bộ thương mại. Từ năm 1971 đến năm 1975, Công ty V ật liệu điện là công ty chuyên doanh ngành hàng của Trung ương có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu và rót hàng cho các công ty vật tư tổng hợp các tỉnh và Công ty Hóa chất-Vật liệu điện Hà Nội. Phương thức kinh doanh của Công ty giai đoạn này thực hiện hoàn toàn qua hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu, địa chỉ, danh mục hàng hóa và giá cả do cấp trên quy định. Thực chất là một đơn vị trung gian nhận vật tư từ các nguồn (sản xuất, nhập khẩu) rồi điều đến các đơn vị trực tiếp cung ứng các địa phương. Giai đoạn này chưa có khái niệm kinh doanh mà Công ty chỉ là một tổ chức điều hàng nội bộ ngành vật tư. 4
- Từ năm 1976 đến năm 1980, phương thức kinh doanh của Công ty không thay đổi nhưng ngoài phạm vi đáp ứng cho các tỉnh miền Bắc còn có nhiệm vụ điều hàng cho các công ty chuyên doanh ngành hàng khu vức trực thuộc Tổng công ty hóa chất- Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đóng tại Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Thái và Hải Phòng. Đồng thời với nhiệm vụ điều hàng nội bộ ngành, Công ty còn được giao nhiệm vụ cung ứng trực tiếp cho các nhu cầu sử dụng tại thành phố Hà Nội. Như vậy, tính chất hoạt động và kinh doanh trong giai đoạn này đã thay đổi, Công ty vừa là công ty chuyên doanh ngành hàng trung ương vừa là công ty khu vực, vừa điều hàng vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp. Từ năm 1980 đến năm 1983, Công ty là thành viên của Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I. Phương thức kinh doanh vẫn giữ nguyên nhưng địa bàn chỉ còn lại 6 tỉnh và Hà Nội, Công ty trở thành công ty chuyên doanh ngành hàng khu vực. Từ năm 1983 đến năm 1985, Công ty chuyển sang trực thuộc Liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư, có nhiệm vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu cho khu vực H à Nội và điều hàng cho các Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực. Giai đoạn này Công ty lại trở lại vừa là công ty chuyên doanh ngành hàng trung ương vừa là công ty chuyên doanh ngành hàng khu vực. Năm 1985, Tổng công ty Hóa chất-Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí được thành lập lại và Công ty Vật liệu điện là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hóa chất-Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Lúc này tên gọi của công ty được đổi thành Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Nhiệm vụ của công ty là cung ứng trực tiếp cho nhu cầu của khu vực H à Nội và điều hàng cho các công ty vật tư tổng hợp các tỉnh miền Bắc (trừ khu vực do Công ty Hóa chất- Vật liệu điện Hải Phòng đảm nhận). 5
- Năm 1993, theo Nghị định 388/HĐBT công ty được thành lập lại theo Quyết định số 613/TM-TCCB ngày 28-5-1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại và từ năm 1994, Công ty trực thuộc Bộ Thương Mại. Từ năm 1989, với các quan hệ giao dịch buôn bán quốc tế ngày càng tăng, Công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch viết tắt là ELMACO và từ đó đến nay, thương hiệu và biểu trưng ELMACO đã trở thành quen thuộc đối với khách hàng trong và ngoài nước. 30 năm một chặng đường không nhỏ với nhiều sự thành công, phát triển cũng như suy giảm nhưng ELMACO đã vững bước vượt qua được những điều đó. Trước mặt ELMACO sẽ còn rất nhiều chặng đường khó khăn vất vả nhưng với lịch sử phát triển 30 năm và đặc biệt là trong 15 năm đổi mới đã là một thực tiễn chứng minh sinh động một xu thế không thể đảo ngược là ELMACO sẽ phát triển bền vững và trường tồn trong mọi thử thách của thương trường. II.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: 1.Chức năng: Là một doanh nghiệp Nhà nước được phân công tổ chức kinh doanh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, các lo ại vật tư thiết bị tổng hợp phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu, Công ty có những chức năng sau: -Kinh doanh các loại vật tư, hàng hóa thuộc ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. -Trực tiếp nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các nhu cầu khác. Chú trọng nhập khẩu hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. -Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các loại vật tư, lâm nông hải sản để tạo ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu theo yêu cầu. -Trực tiếp ký hợp đồng mua, bao tiêu hàng hóa sản xuất trong nước và khai thác hàng tồn kho cũng như hàng phi mậu dịch để phục vụ cho mọi nhu cầu. 6
- -Tổ chức bán vật tư hàng hóa, phục vụ cho mọi đối tượng, chú trọng phục vụ trực tiếp cho các tổ chức sản xuất và kinh doanh, quan tâm phục vụ tốt cho các công trình trọng điểm của Nhà nước. -Tổ chức bán vật tư hàng hóa cho các công ty vật tư tổng hợp tỉnh và các công ty trong khu vực -Tổ chức hoạt động dịch vụ trong nước và sau cung ứng. Mở rộng các hình thức văn minh thương nghiệp vật tư, nâng cao uy tín, độ tin cậy trong kinh doanh. -Tổ chức liên doanh liên kết sản xuất gia công. Hợp tác đầu tư vốn với các tổ chức trong nước và quốc tế theo hướng dẫn của Tổng công ty, nhằm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và làm tiền đề cho nhập khẩu. 2.Nhiệm vụ của Công ty: Với mục đích và nội dung hoạt động như trên Công ty đã đề ra những nhiệm vụ: -Tổ chức tốt việc điều tra nhu cầu, nắm bắt các nhu cầu từ đó có kế hoạch mua hàng nhập khẩu, mua hàng sản xuất trong nước, bán hàng cho các công ty vật tư các tỉnh thuộc Bộ và bán trực tiếp cho mọi nhu cầu khác về hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí theo kế hoạch và sự phân công của Công ty. -Thực hiện tốt các chế độ chính sách thể lệ của ngành và luật pháp của Nhà nước. -Tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh khai thác mọi nguồn vật tư hàng hóa. -Thường xuyên nắm các nhu cầu của thị trường mua, thị trường bán trong và ngoài nước. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ để khai thác và nâng cao chất lượng kinh doanh. Đảm bảo văn minh thương nghiệp nhằm đáp ứng vật tư cho mọi nhu cầu. 7
- -Tổ chức quản lý toàn diện trong công ty, bằng hệ thống văn hóa, nội quy, quy chế, chế độ. Đảm bảo cho công ty hoạt động không ngừng vươn lên. -Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, bảo toàn vốn và không ngừng tăng trưởng vốn theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Công ty, tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh có lãi, không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. 3.Quyền hạn của công ty: Được quyền chủ động trong việc giao dịch đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua, hợp đồng bán và hợp đồng liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đảm bảo đúng chính sách của ngành và của Nhà nước. Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí là đơn vị kinh tế kinh doanh được Tổng công ty giao vốn. Được quyền huy động vốn ở các tổ chức, cá nhân trong nước. Được quyền hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng luật của Nhà nước hiện hành và hướng dẫn của Tổng công ty. Được tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế. Được chủ động trong việc tổ chức mạng lưới kinh doanh theo sự phân cấp của Tổng công ty cho phù hợp, đảm bảo kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh được thị trường của ngành hàng. Được quyền tuyển dụng và cho thôi việc đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng chế độ chính sách. Được quyền quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng bổ nhiệm và miễn nhiệm các cán bộ cấp trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp trong Công ty. Đồng thời đề nghị lên Tổng công ty và Bộ bổ nhiệm chức Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty. 8
- Căn cứ vào quy chế và khả năng kinh doanh, Công ty đước phép cử cán bộ đi nước ngoài và được mời khách nước ngoài vào Việt Nam để tìm hiểu, đàm phán ký hợp đồng kinh tế phục vụ kinh doanh của Công ty, thực hiện chính sách của ngành và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh bí mật. Với phương châm và đường lối đúng đắn của mình, Công ty hoàn toàn trụ vững trong cơ chế mới, xứng đáng là một trong những đơn vị đạt mức tăng trưởng nhanh và vững chắc nhất trong ngành Thương mại. Ngoài phần đóng góp cho ngân sách Nhà nước, Công ty còn dành được một phần tích lũy dùng cho đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng cơ bản và đầu tư kinh doanh. Trong vòng 5 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của ngành vật tư, nguyên nhiên liệu đã gây không ít những thiệt hại và khó khăn cho Công ty. Song với sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo, với tinh thần trách nhiệm, cố gắng của to àn bộ công nhân viên những khó khăn đó đã được khắc phục và Công ty ngày càng phát triển. 9
- 10
- B.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty. I.Cơ cấu tổ chức: Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí ELMACO là một doanh nghiệp Nhà nước với hơn 400 nhân viên. Nhà máy có cơ cấu tổ chức cũng giống như cơ cấu tổ chức chung của các doanh nghiệp Nhà nước khác với đầy đủ các phòng ban và các phòng chức năng từ giám đốc tới phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh...Các phòng ban này được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức được bố trí theo sơ đồ sau: 11
- Giám c Phó giám c Phó giám c Phó giám c Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Các chi Các xí Phòng Phòng Xí Nhà kinh kinh kinh kinh kinh nhánh nghiệp tổ chức tài vụ kế nghiệp máy cáp doanh doanh doanh doanh doanh kinh hành toán và thiết bị đại diện nguyên xuất kinh cáp vòng bi hóa chất doanh chính vốn điện liệu khẩu doanh 12
- II.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Đứng đầu Công ty là giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại trực tiếp bổ nhiệm, là người chịu trách nhiện toàn diện và điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật. Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc do giám đốc Công ty đề bát và Bộ thương mại quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Bộ phân chuyên môn gồm có 2 phòng quản lý và 5 phòng kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn có 2 đơn vị sản xuất đó là Nhà máy sản xuất dây và cáp điện, Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện. Phụ trách mỗi đơn vị là giám đốc, phó giám đốc, trưởng các chi nhánh, các trưởng phó các phòng ban. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: -Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức phân công lực lượng lao động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, nâng bậc lương cho nhân viên hàng năm theo đúng quy định hiện hành của Bộ lao động. Phòng tổ chức hành chính có 19 nhân viên. Chỉ tiêu Số lượng STT Lao động có trình độ đại học và trên đại học 1 7 Lao động trung cấp 2 2 Bảo vệ 3 8 -Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại vốn, quĩ, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh hàng năm, lập báo cáo tài chính và tổ chức bảo quản, lưu trữ số liệu, hồ sơ… 13
- -Phòng vốn và kế hoạch: Là đơn vị trực thuộc phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tham mưu cho Công ty đồng thời quản lý trực tiếp tình hình chu chuyển tài chính tiền tệ và giải quyết các công nợ. -Các phòng kinh doanh: Tùy thuộc vào sự phân công, phân nhiệm của ban quản lý các phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa trong nhóm ngành hàng được giao. -Các đơn vị sản xuất: Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc trực tiếp sản xuất kinh doanh theo chuyên ngành được phân công, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước ban giám đốc Công ty và pháp luật. -Các chi nhánh: Là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ toàn bộ những mặt hàng kinh doanh của Công ty trên địa bàn chi nhánh quản lý. C.Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty: I.Môi trường kinh doanh: 1.Môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty: ELMACO là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tư liệu sản xuất. Trước khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới, cũng như tất cả các đơn vị cùng lĩnh vực nói đến lưu thông tư liệu sản xuất cả trong lý luận và thực tiễn người ta thường coi đó là một lĩnh vực lưu thông đặc biệt được gọi là cung ứng vật tư. Tính chất đặc biệt của hàng hóa tư liệu sản xuất được người ta gán cho nó một cách chủ quan duy ý chí vì nó được tiêu dùng cho sản xuất. Phù hợp và gắn liền với quan điểm đó là cơ chế bao cấp trong việc đảm bảo vật tư của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên đây là vấn đề chung mang tính lịch sử của quá trình nhận thức, quá trình phát triển. Chỉ có điều khi nào và lúc nào thì vấn đề được nhận thức đầy đủ và biến thành hoạt động thực tiễn. Những biểu hiện và tác 14
- hại của cơ chế đó đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và với ELMACO nói riêng đã từng được đánh giá và phân tích. Năm 1986 là năm đầu tiên của thời kỳ chuyển đổi tư duy, đường lối chính sách kinh tế và năm 1988 là năm đầu tiên của thời kỳ vận hành nền kinh tế theo cơ chế mới. Thực chất của cơ chế mới là sự nhận thức và vận dụng đầy đủ các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa vào quá trình điều hành nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế thì thời điểm bắt đầu đổi mới trong doanh nghiệp có thể khác nhau. Quá trình vận hành doanh nghiệp và chuyển sang cơ chế mới đối với EELMACO đã được chuẩn bị những tiền đề lý luận và thực tiễn từ rất sớm, nên quá trình tiếp thu và vận hành theo cơ chế mới vừa có những điểm khác biệt vừa có bước đi rất ngắn đã hòa nhập được với môi trường kinh doanh mới. Sự khác biệt này vừa là đặc điểm của một quá trình tìm kiếm những mô hình giải pháp chung đối với quản lý nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, vừa là đặc điểm riêng của ELMACO. Việt Nam đang trên đà phát triển cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một trong những thuận lợi cho sự phát triển của Công ty. Chính phủ đang khuyến khích sự đầu tư từ nước ngoài nên dẫn tới nhu cầu về sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên lượng vật liệu điện sản xuất trong nước chỉ đảm bảo 40% cho nên nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước thì Công ty không thể phát triển được. Để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu nền kinh tế, Công ty phải nhập cáp từ nước ngoài. Công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều nước như Đức, Hungari, Hàn Quốc, Trung Quốc… Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, cho nên có rất nhiều thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các 15
- doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh rất năng động, linh hoạt trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty mang lại cho Công ty rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều thử thách cho Công ty. 2.Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty: *Về nhân sự của Công ty: Theo bảng tổng hợp số lượng, chất lượng lao động trong 3 năm gần đây, số lao động trong Công ty nói chung không thay đổi nhiề u, chênh lệch chỉ trong khoảng từ 5 đến 10 người. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc quản lý nhân sự của Công ty. Đại đa số lao động của Công ty có trình độ là trung học chuyên nghiệp, con số này lên đến khoảng 150 người. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1.Tổng số lao động trong diện quản lý. 420 410 415 Trong đó: Lao động nữ 175 172 170 2.Phân theo trình độ lao động. - Lao động có trình độ cao đẳng trở lên 110 117 119 - Trung học chuyên nghiệp. 146 151 150 - Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên. 73 73 73 - Công nhân kỹ thuật dưới bậc 4. 36 34 34 - Công nhân kỹ thuật chưa qua đào tạo. 55 45 44 3. Phân theo độ tuổi lao động và giới tính - Dưới 30 tuổi. 70 86 88 +Nữ 36 40 41 +Nam. 34 46 47 - Từ 31 đến 40 tuổi. 130 135 136 16
- +Nữ 48 52 52 +Nam 82 83 84 - Từ 41 đến 50 tuổi. 120 31 28 +N ữ 35 +Nam 85 - Từ 51 đến 60 tuổi. 100 89 88 +N ữ 50 49 47 +Nam 50 40 41 4.Phân theo cơ cấu lao động -Thương mại dịch vụ. +Lao động trực tiếp. 210 220 223 +Lao động gián tiếp. 80 70 67 -Lao động sản xuất. +Lao động trực tiếp. 105 110 112 +Lao động gián tiếp 25 20 18 *Về mặt hàng kinh doanh của Công ty: Năm 1981 theo quyết định của Chính phủ, sự bao cấp không còn, những ngành hàng không thiết yếu như ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí hoàn toàn được thả nổi. Đây là ngành hàng mà hầu hết là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh, đặc biệt phức tạp về chủng loại, quy cách, nhỏ lẻ và khó kinh doanh nhất trong toàn bộ hệ thống cung ứng vật tư trước đây, mà chỉ riêng ELMACO là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh mặt hàng này và không kinh doanh các m ặt hàng khác. ELMACO thường chiếm từ 70% đến 75% doanh số bán của ngành hàng trên toàn quốc nên khi chuyển sang cơ chế mới thì doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, cái khó không bó cái không bởi ngay từ khi mới bắt đầu 17
- chuyển sang cơ chế mới thì quan điểm xuyên suốt của ELMACO là phải đối xử hàng hóa đúng với tư cách của hàng hóa. Do vậy ELMACO đã từng bước mở rộng mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của mình. Đa dạng hóa kinh doanh của ELMACO bao gồm nhiều lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ công nghiệp, sản xuất. Về mặt hàng thì không bó hẹp trong mặt hàng được phân công kinh doanh mà chuyển hướng sang kinh doanh tổng hợp để khai thác và tận dụng hết những tiềm năng nhỏ bé của chính mình. Trong lĩnh vực thương mại, ELMACO chú trọng đầu tư phát triển kinh doanh trước hết là các loại vật tư hàng hó có liên quan chặt chẽ đến các mặt hàng được phân công chuyên doanh trước đây bao gồm các loại vật tư hàng hóa cùng nhóm và gần nhóm tính năng sử dụng, đồng bộ hóa hoặc nâng cao tính năng sử dụng, các loại vật tư cho sản xuất thiết bị và sản phẩm vật liệu điện. Đây là những loại vật tư hàng hóa mà ELMACO có thể dễ dàng tiếp cận về kỹ thuật và thương mại, mặt khác nếu là vật tư nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm mà ELMACO kinh doanh thì quan hệ cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm giữa hai bên dễ tạo được mối quan tâm chung vì lợi ích của người sản xuất và của cả ELMACO. Với định hướng này ELMACO đã triển khai kinh doanh thành công nhiều mặt hàng mới như cáp nhôm(thuộc ngành kim khí, cùng nhóm tiêu dùng của cáp điện), vòng bi, dây điện từ (thuộc ngành thiết bị phụ tùng, cho sản xuất động cơ điện, quạt điện), kim loại màu, thép lá kỹ thuật điện (thuộc ngành kim khí, cho sản xuất dây và cáp điện, sản xuất thiết bị điện), chất dẻo (thuộc ngành hóa chất, cho sản xuất dây và cáp điện, sản xuất khí cụ điện), máy phát điện, máy nén khí, máy bơm nước (thuộc ngành thiết bị phụ tùng) và một số mặt hàng cho sản xuất các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, những mặt hàng có nhu cầu cao trên thị trường hoặc có mối quan hệ thương mại rộng rãi, có nhu cầu đồng bộ hó cung cấp đều được ELMACO quan tâm nghiên cứu và đầu tư nếu có thể, một số mặt 18
- hàng đã được triển khai kinh doanh tốt như que hàn điện, cáp thép, khung nhôm, săm lốp ô tô, bình điện, xe máy. Trong lĩnh vực dịch vụ, không kể những dịch vụ thông thường mang tính bổ sung và hoàn thiện của quá trình kinh doanh thương mại, ELMACO đi vào lĩnh vực dịch vụ có tính chất công nghiệp như sửa chữa thu đổi thiết bị công nghiệp, lắp đặt điện nội thất, điện chiếu sáng công cộng, xây lắp đ ường dây và trạm biến áp 35 kv. Những dịch vụ này có lợi thế là dược hỗ trợ từ chính hoạt động thương mại qua việc cung cấp vật tư thiết bị và thông tin từ các nguồn tiềm năng cũng như nhu cầu. Hoạt động dịch vụ cho thuê kho bãi, cửa hàng theo nguyên tắc lợi thế so sánh cũng được tận dụng triệt để, vừa khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có, vừa tạo tiền đề tái tạo nhanh và mở rộng dầu tư cơ sở vật chất cho kinh doanh thương mại, dịch vụ từ chính nguồn thu của hoạt động dịch vụ này. Trong lĩnh vực sản xuất, ELMACO bắt đầu đi từ liên kết sản xuất phi hình thức thông qua việc cấp nguyên liệu để mua sản phẩm dưới cả hai hình thức là bán nguyên liệu mua sản phẩm và cấp nguyên liệu mua sản phẩm, đặt hàng theo tính năng, mẫu mã. Sau giai đoạn này, ELMACO tiến hành đặt sản xuất chi tiết cơ bản rồi tổ chức sản xuất chi tiết phụ, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Là một doanh nghiệp thương mại, ELMACO có lợi thế về nắm nhu cầu và hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng nên đối với những sản phẩm không quá phức tạp về kỹ thuật thì con đường đi đến sản xuất dễ dàng được thực hiện. ELMACO thành công trong việc sản xuất hầu hết các phụ kiện điện thông dụng như cầu dao, cầu chì, ổ cắm, phích cắm, đui đèn và các mặt hàng khác như đèn chiếu sáng công cộng, dây điện, máy hàn hồ quang… *Về thị trường của Công ty: Không chỉ đa dạng hóa kinh doanh m à việc mở rộng thị trường kinh doanh cũng rất quan trọng. Kể từ khi giải tán Liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư và Liên 19
- hiệp cung ứng vật tư khu vực để tổ chức lại các tổng công ty ngành hàng năm 1985, duy nhất ELMACO là một công ty chuyên doanh ngành hàng khu vực chỉ kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí nằm trong Tổng công ty Hóa chất- Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Với địa bàn được phân công là trực tiếp cung ứng đến các đơn vị sử dụng tạo địa bàn Hà Nội và rót hàng điều chuyển cho các công ty vật tư tổng hợp của 14 tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra (trừ 4 tỉnh duyên hải phía Bắc) và điều chuyển nội bộ ngành hàng cho các công ty chuyên doanh khu vực. Việc điều chuyển nội bộ trong ngành vật tư hoặc trong nội bộ ngành hàng là một nhiệm vụ theo chức năng và cơ chế tổ chức hoạt động của ngành lúc đó. Khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới, các nguồn hàng truyền thống do Tổng công ty phân chia bị thu hẹp và tỷ trọng các nguồn tự tạo của Công ty tăng lên, giá cả thực hiện theo chế độ mới thì phần hàng do Công ty tạo nguồn không thể thực hiện chiết khấu như nguồn hàng do Tổng công ty “cho” mà phải thực hiện theo cơ chế thị trường. Từ đầu năm 1990, ELMACO đã tổ chức hàng loạt các nhóm tiền trạm tiến hành khảo sát thị trường các khu vực kinh tế trọng điểm bao gồm các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông để chuẩn bị cho việc mở rộng thị trường một cách quy mô và bài bản hơn. Từ cuối năm 1990 đến đầu năm 1992, sau bước khảo sát điều tra cơ bản, lần lượt hệ thống kinh doanh và tiếp thị của ELMACO được chính thức triển khai dưới hình thức chi nhánh tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Đông Hà, Đà Nẵng, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và hệ thống các xí nghiệp, cửa hàng kinh doanh tại khu vực nội ngoại thành Hà Nội. Cho đến nay ngoài hệ thống tại Hà Nội được tăng cường và mở rộng ELMACO đã đứng vững và tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả ở các chi nhánh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đông Hà, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các chi nhánh này không chỉ tổ chức kinh doanh tại địa phương mà chi nhánh đặt trụ sở mà trở thành những ELMACO khu vực đồng thời với hệ thống chi nhánh, ELMACO 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài luận văn “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới”
32 p | 844 | 251
-
Đề tài: Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ dưa chuột bao tử ở tỉnh Bắc Giang
37 p | 461 | 118
-
Luận văn “Thực trạng sản xuất và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới”
37 p | 220 | 107
-
Luận văn - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX
45 p | 232 | 99
-
Đề tài: "Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thuỷ sản tại nước ta"
42 p | 234 | 65
-
Luận văn: Thực trạng sản xuất gạo và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới trong thời gian sắp tới
38 p | 201 | 62
-
Luận văn: Thực trạng sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Đức-Việt
71 p | 195 | 56
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội
28 p | 279 | 53
-
Luận văn: Chi phí sản xuất và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông 2
61 p | 219 | 50
-
luận văn: Phân tích thực trang sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển sản phẩn việt
88 p | 197 | 44
-
Tóm tắt luận văn " Thực trạng sản xuất và một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển đậu tương đông tại Thái Nguyên "
0 p | 181 | 40
-
Luận văn Thực trạng sản xuất kinh doanh và và một số biện pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam giai đoạn 1991-2000
92 p | 152 | 32
-
đề tài: " thực trạng sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH một thành viên điện tử bìn hòa"
80 p | 146 | 24
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Vietsurestar
84 p | 181 | 23
-
Luận Văn: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ LiêmTULTRACO
75 p | 183 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối nguyên liệu của các hộ diêm dân huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
125 p | 164 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà tĩnh
80 p | 114 | 12
-
LUẬN VĂN: Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản chủ đạo của nước ta trong những năm qua
36 p | 81 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn