Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng
lượt xem 38
download
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt đón đầu, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước khác. Con đường mà chúng ta đã xác định là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc Công nghiệp hoá- hiện đại hoá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng
- Luận văn Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phỏt triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt đón đầu, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước khác. Con đường mà chúng ta đã xác định là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề. Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế- văn hoá xã hội của nông thôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế làng nghề gắn liền với ngành nghề truyền thống, với trung tâm cụm xã có hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp. Theo đường lối chiến lược đó các làng nghề là một thực thể kinh tế ở nông thôn, là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là một bộ phận quan trọng ttrong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn. Việc đẩy mạnh sự phát triển của các làng nghề nói riêng và các ngành nghề nông thôn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ...Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề, do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh, có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông thôn trong khu vực và có những ảnh hưởng tốt đến cả những khu vực lân cận, tạo nên các cụm làng nghề và hình thành sự phân công chuyên môn hoá. Lại có những làng nghề gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy và khôi phục phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, là việc làm phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp không nhiều, hơn nữa lại cũng không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do đó để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố thì phát triển ngành nghề nông thôn là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Thành phố Hải Phòng cũng đã có định hướng và nhiều văn bản chi tiết hướng dẫn, đôn đốc tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn phát triển. Nhờ đó, đến nay làng nghề Hải Phòng cũng đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, để phát triển làng nghề theo hệ thống một cách có khoa học và đạt được hiệu quả kinh tế- xã hội lâu dài, thì Hải Phòng cần phải có một hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay hơn nữa. Đề tài “Thực trạng và những biện phỏp chủ yếu nhằm phỏt triển kinh tế làng nghề ở Hải Phũng” đi sâu phân tích thực trạng kinh tế làng nghề của Hải Phòng, đánh giá những lợi thế và những khó khăn của làng nghề hiện nay đề tài nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển và khôi phục kinh tế làng nghề ở Hải Phòng, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn Hải Phòng. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Hoàng Việt- Khoa KTNN & PTNT. Em xin gửi lời cảm ơn chân Hoàng Việt và các thày cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do trình độ còn hạn chế nên đề tài có thể còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, phê bình của các thày cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, phân tích những số liệu thực tế, những thông tin về hoạt động của các làng nghề Hải Phòng trong những năm gần đây để rút ra những thuận lợi cũng như những khó khăn, tồn tại trong phát triển kinh tế làng nghề tại Hải Phòng. Trên cơ sở đó, đề tài tiếp tục đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề Hải Phòng trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu
- 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phuơng pháp nghiên cứu như sau: *Phương pháp chuyên gia, thảo luận: Tiến hành trao đổi với các chủ đơn vị sản xuất nhằm phát hiện những vướng mắc, tồn tại trong sản xuất. Trao đổi thảo luận với các chuyên gia, các thày cô giáo trong khoa Kinh tế NN &PTNT để tìm giải pháp phát triển... * Phương pháp thống kê Thực hiện thống kê số liệu, phân tổ thống kê, phương pháp số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất của các làng nghề * Phương pháp điều tra Quá trình điều tra sử dụng các mẫu biểu thống kê, bảng câu hỏi phỏng vấn với các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng Thu thập các thông tin đã qua xử lý tại các tài liệu, niên giám thống kê và số liệu của Sở NN & PTNT Hải Phòng.
- CHƯƠNG 1 MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ LÀNG NGHỀ Khái niệm và đặc điểm của làng nghề: 1.1.1. Khái niệm về làng nghề Để tìm hiểu khái niệm làng nghề chúng ta cần chú ý đến hai yếu tố cấu tạo nên làng nghề đó là làng và nghề. Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất định mà tại đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nghề là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diện ra tại khu vực nông thôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập. Hiện nay vẫn chưa có những đánh giá tiêu chuẩn xác định làng nghề thống nhất. Đối với từng địa phương và từng đợt nghiên cứu khác nhau có thể có những tiêu chí khác nhau để xác định làng nghề. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, làng nghề nông thôn của Hải Phòng được xác định theo quy định tạm thời của Cục Chế biến nông lâm sản và Ngành nghề nông thôn ( trực thuộc Bộ NN & PTNT), là đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Theo đó, làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35- 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề ( thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. Nghề truyền thống là các nghề thủ công nghiệp có từ trước thời Pháp thuộc đến nay (từ khi hình thành đến nay khoảng hơn 100 năm trở lên). Các nghề này được truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn và hoàn thiện qua nhiều thế hệ làm nghề. Các nghề truyền thống cũng bao gồm cả những nghề có được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
- Bên cạnh khái niệm về làng nghề truyền thống còn có khái niệm về làng nghề mới. Đó là những làng nghề mới được hình thành do phát triển từ những làng nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt trong khu vực. Sự xuất hiện và phát triển của các làng nghề này cũng mang những ý nghĩa tích cực đối với đời sống khu vực kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế thành phố nói chung. Khi nói đến một làng nghề, ta không chỉ chú ý đến các mặt đơn lẻ mà phải chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó. Trong đó, yếu tố quyết định là sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Làng nghề là một trung tâm sản xuất hàng hoá, nơi quy tụ nhiều nghệ nhân, thợ giỏi và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có những ước chế gia tộc và xã hội ( đối với một số làng nghề truyền thống). Sản phẩm của làng nghề làm ra chẳng những có tính thiết dụng mà hơn thế, một số sản phẩm còn là loại hàng hoá tinh xảo, nghệ thuật, mang nhiều giá trị văn hoá và tinh thần. Vai trò, tác động của làng nghề đối với đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội là rất tích quan trọng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Ở nông thôn nước ta, trong các hộ tiểu nông ngoài việc sản xuất nông nghiệp là chính trong những lúc nông nhàn người nông dân còn tham gia những công việc có tính phụ trợ như đan lát, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... Đây có thể coi là sự kết hợp hữu cơ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nó nằm trong cơ cấu mà Các Mác gọi là “ Phương thức sản xuất Châu Á”. Những người thợ thủ công hay thương nhân này thực chất vẫn là nông dân, vẫn thực hiện cái công việc chính yếu của nhà nông. Do đặc điểm này mà Lê-nin đã nhận xét: “Công nghiệp gia đình là cái phụ thuộc tất nhiên của kinh tế tự nhiên mà những tàn dư hầu như vẫn luôn rớt lại ở những nơi nào có tiểu nông... và đứng về mặt là một nghề nghiệp thì công nghiệp
- vẫn chưa tồn tại dưới các hình thức đó: ở đây, nghề thủ công với công nghiệp chỉ là một mà thôi.” Do sự phát triển của nền kinh tế, nghề thủ công dần dần tách ra khỏi nông nghiệp và quay lại phục vụ cho nông nghiệp. Khi đó một số thợ thủ công không còn làm nghề nông nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê, lao động sinh sống trên làng quê và hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống cho khu vực này. Số người tách khỏi ruộng đồng ngày càng lớn. Họ chuyển hẳn sang làm nghề thủ công và tồn tại, sinh sống bằng nghề đó. Theo đó, các làng có số người làm nghề tăng lên và trở thành làng nghề. Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần, tồn tại cố định của một hay nhiều nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề thủ công truyền thống được bảo tồn, hoạt động và phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề. Điều này xuất phát và do đó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ, tính thiết thực của các nghề thủ công lâu đời ở nước ta. Đối với các làng nghề mới, sự hình thành không qua khoảng thời gian lâu dài như vậy nhưng các làng nghề mới cũng xuất phát do những nhu cầu cấp thiết mà trước hết là nhu cầu của khu vực nông thôn. Sản phẩm của các làng nghề tạo ra đầu tiên là nhằm phục vụ khu vực nông thôn, vì đòi hỏi của khu vực nông thôn cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày. Lượng lao động làm một hay một số nghề trong phạm vi làng tăng làm hình thành lên các làng nghề mới. Mà trong đó những người lao động cũng có gốc là nông dân, thậm chí vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cũng như đối với làng nghề truyền thống, sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật đào tạo... giữa các hộ sản xuất đã tạo nên làng nghề ngay trên đơn vị cư trú của họ. Cái ban đầu thúc đẩy người nông dân làm việc trong các ngành nghề nông thôn (bao gồm cả nghề truyền thống và nghề mới) đó là phần thu nhập đáng kể do các ngành nghề nông thôn đem lại. Nó chứng tỏ hiệu quả của làng nghề đối với việc phát triển nông thôn. Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu sau: -Có nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, nghệ nhân này được suy tôn là tổ nghề.
- -Từ một số cá nhân hay gia đình dòng họ có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định -Do những người đi nơi khác học sau đó truyền lại nghề -Do chủ trương của địa phương khuyến khích phát triển nghề phụ, phục vụ cho đời sống xã hội và cải thiện đời sống nông dân. -Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề khác, tạo ra một cụm làng nghề, xã nghề ở vùng lân cận. Tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi ngành nghề, sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm và tuỳ theo nhu cầu thị trường... mà mỗi làng nghề có một con đường hình thành khác nhau như đã nêu trên. Tuy nhiên, sự tồn tại của làng nghề có bền vững hay không, có đạt được hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có cả những yếu tố chủ quan và khách quan đối với các làng nghề. Hải Phòng, một thành phố trẻ mới thành lập hơn 100 năm ( từ năm 1888) nhưng người nông dân xa xưa cũng đã có truyền thống sản xuất thủ công nghiệp. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Hải Phòng đã có trên 60 làng nghề truyền thống với trên 20 ngành nghề khác nhau. Đó là những ngành nghề truyền thống đã từng có tên tuổi trong cả nước như nghề dệt ( Cổ Am- Vĩnh Bảo), nghề điêu khắc, sơn mài (Bảo Hà- Vĩnh Bảo), nghề ươm tơ dệt lụa (Lương Quy-An Hải)... Những ngành nghề này đã có khoảng thời gian phát triển rất thịnh vượng nhưng do những biến động của thời gian cùng nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên hầu hết các làng nghề này bị mai một và đi vào lịch sử. Chỉ có một số nhỏ các làng nghề còn giữ được nghề, tiếp tục tồn tại cho đến nay, còn các làng nghề khác, hoặc bỏ nghề, hoặc chuyển đổi nghề khác phù hợp với nhu cầu thị trường hơn. Từ đó phát sinh các làng nghề mới với những ngành nghề mới như vận tải, vật liệu xây dựng... Tuy nhiên hầu hết các làng nghề này chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước và Thành phố đã khuyến khích được nhiều ngành sản xuất trong nông nghiệp- nông thôn, nhất là ngành sản xuất có sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông
- dân. Trong dó có cả việc khôi phục các ngành nghề truyền thống và xây dựng phát triển các ngành nghề mới. Bước đầu, hoạt động này đã có hiệu quả nhưng tính tồn tại và sự phát triển bền vững của các ngành nghề này còn yếu. 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề: Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở các làng nghề Việt Nam nói chung là sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Nói cách khác, làng nghề có sự gắn bó không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai... Các nghề thủ công và các ngành nghề nông thôn khác dần tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn mà nó quay trở lại phục vụ cho nông thôn. Do đó, phát triển các ngành nghề là góp phần phát triển nông nghiệp-nông thôn. Thứ hai, về hình thức tổ chức sản xuất lao động, nói chung ở các làng nghề từ xưa đến nay chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình. Một số đã có sự phát triển thành HTX và xí nghiệp tư nhân. Trong hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường là thợ cả, trong đó thường là nghề nhân hoặc thợ giỏi còn các thành viên khác được huy động vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, kinh doanh và điều này phụ thuộc và khả năng cùng như giới tính hoặc lứa tuổi của từng người. Đáng lưu ý là người lao động có tuổi ở các làng nghề truyền thống lại có thể là nguồn nhân lực quý cần khai thác về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Các cơ sở sản xuất nói chung có thể thuê lao động theo hình thức thường xuyên hay thời vụ tuỳ theo yêu cầu sản xuất và khả năng của bản thân các cơ sở. Hình thức này bảo đảm gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, tận dụng được lao động và thời gian. Nó phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ không có nhu cầu lớn về đầu tư như hiện nay. Thứ ba, đặc điểm về sản phẩm, nguyên liệu và thị trường của làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề thường là các vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như các loại thực phẩm (sản phẩm của nghề chế biến nông sản ) hay các vật dụng đơn giản (sản phẩm nghề mây tre đan) hoặc phục vụ nhu cầu sinh
- hoạt ( sản phẩm nghề thêu, dệt, chạm khắc, vận tải)... Các loại sản phẩm này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho người nông dân mà nó còn mang tính văn hoá, tính mỹ thuật. Nhất là đối với các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, chúng mang những giá trị văn hoá độc đáo, thậm chí trở thành các di sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc. Tuy nhiên, do tính chất sản xuất thủ công nên sản xuất không phải là sản xuất hàng loạt mà chỉ đơn chiếc. Các làng nghề cũng chưa đủ khả năng theo kịp được sự phát triển của đời sống xã hội trong nước và thị hiếu nước ngoài. Ở Hải Phòng, số lượng các làng nghề truyền thống có tên tuổi không còn nhiều nên chủ yếu các làng nghề hiện nay sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khu vực là chính. Nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là khai thác tại địa phương và các nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nông lâm hải sản của địa phương. Việc sơ chế nguyên liệu thông thường do các cơ sở sản xuất tự làm lấy với kỹ thuật thủ công đơn giản hoặc máy móc kỹ thuật tự chế, lạc hậu. Chính vì vậy mà việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm là khó khăn. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề , sản trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề được mở rộng bao gòm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm còn chưa cao cũng như những yếu kém trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm mà khả năng tiếp cận thị trường của các làng nghề hiện nay chưa cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các loại sản phẩm này thu hút được sự chú ý và hấp dẫn với thị trường nước ngoài do tính thủ công tinh xảo và nét văn hoá truyền thống đặc trưng của các sản phẩm này. Do đó, làng nghề không chỉ là một trong những đơn vị kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu mà nó còn là nét đặc sắc, sự kết tinh và bảo lưu các giá trị văn hoá của cộng đồng làng xã ở Việt Nam. Về nhu cầu vốn, các làng nghề thường không yêu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
- Cơ sở vật chất, nhà xưởng và thiết bị công nghệ: tình trạng phổ biến hiện nay trong các làng nghề là sử dụng ngay nhà ở, diện tích ở làm nơi sản xuất. Điều này xuất phát từ quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất theo gia đình. Khi quy mô sản xuất tăng lên hay những sự thay đổi cần thiết về điều kiện sản xuất khác phát sinh thì gây ra rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc sử dụng hoá chất trong sản xuất, do không có những dự trù cho việc xử lý chất thải và hoá chất thải nên những chất thải độc hại này có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hộ gia đình sản xuất và hơn thế nữa, ảnh hưởng đến cả môi trường chung của làng, xã, những gia đình lân cận. Đây đang là một vấn đề khó cho việc phát triển làng nghề hiện nay. Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của các làng nghề hiện nay. Những đặc điểm này là một trong những cơ sở đáng lưu ý để nghiên cứu và tạo ra những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề đồng thời hạn chế những tác động không tốt. 1.2. Vai trò của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn nước ta 1.2.1. Vai trò của làng nghề đói với phát triển kinh tế nói chung: Trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận rất quan trọng, là vấn đề luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Thông qua các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội ĐảngVIII, ta có thể thấy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thực chất là quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là: -Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất cao trên cơ sở trang thiết bị, công nghệ và vật tư tiên tiến để thay thế nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu. -Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công-nông nghiệp- dịch vụ. -Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn để thực hiện yêu cầu từng bước đô thị hoá nông thôn. Qua đó, ta có thể thấy được, khu vực kinh tế làng nghề chính là một bộ phận quan trọng cần phát triển ngoài nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
- thôn. Sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề là một trong những cánh cửa tiến tới tăng tỷ trọng giá trị hàng hoá công nghiệp ở nông thôn, hướng tới sản xuất hàng hoá lớn và cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất, cơ sở hạ tầng sản xuất nói chung. Phát triển ngành nghề nông thôn còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công an việc làm cho một số lượng lớn lao động nông thôn, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ởt nông thôn. Hoạt động của làng nghề sẽ thu hút một lượng không nhỏ những lao động còn dư thừa ở khu vực nông thôn cũng như tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trong những lúc nông nhàn. Nhu cầu việc làm của người dân nông thôn là một gánh nặng không chỉ cho khu vực nông thôn mà cho cả xã hội. Lượng người không có việc làm là một nguy cơ dẫn đến tệ nạn xã hội, chưa kể đến số người có việc làm chỉ thực sự có việc làm khi mùa vụ, thời gian còn lại là rảnh rỗi. Đây là sự lãng phí lao động xã hội, lãng phí thời gian nếu không có những biện pháp tác động phù hợp tạo ra việc làm cho những người này. Việc phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn là một câu trả lời cho vấn đề này. Phát triển kinh tế làng nghề sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ hơn, phân công lao động hợp lý hơn. Lao động tham gia và làng nghề không chỉ là những người thất nghiệp mà nó còn tạo ra việc làm cho những người bán thất nghiệp, những người cần việc làm thêm lúc nông nhàn. Bình quân, một cơ sở trong làng nghề tạo điều kiện cho 27 lao động, mỗi hộ giải quyết 3-5 lao động. Ngoài lao động thường xuyên còn thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Có nhiều làng nghề thu hút trên 60% số lao động trong làng vào các hoạt động ngành nghề. Hiện nay, trên cả nước có hơn 1000 làng nghề và thu hút được khoảng 11 triệu lao động nông thôn. Các ngành nghề, làng nghề phát triển kéo theo và mở ra nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm nhiều việc làm mới thu hút thêm lao động. Do đó, ngành nghề, làng nghề ở nông thôn được coi như là một động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Phát triển làng nghề tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu
- hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và đô thị. Tăng thu nhập là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động và nhất là đối với người nông dân hiện nay có mức sống còn rất thấp. Hiện nay, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp còn thấp, sản xuất chưa ổn định. Hoạt động trong ngành nông nghiệp không đem lại cho người dân một mức thu nhập ổn định chứ chưa nói đến thu nhập cao. Phát triển kinh tế làng nghề là cơ hội cho người nông dân tăng thu nhập của mình theo hai cách. Hoặc là tham gia và làng nghề và nhận thu nhập do ngành nghề đem lại, hoặc tham gia hoạt động dịch vụ phục vụ cho làng nghề và nhận thu nhập từ hoạt động đó. Các dịch vụ phát sinh phục vụ cho sản xuất của làng nghề cũng khá phong phú, nó có thể là dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ sửa chữa máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ chuyên khâu hỗ trợ sản xuất hay dịch vụ tiêu thụ... Ở Hải Phòng, thu nhập do làng nghề đem lại cũng cao gấp 2,1 đến 2,3 lần so với thu nhập của mọt lao động thuần nông. Đối với các làng nghề, thu nhập phi nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của các lao động làng nghề. Thu nhập tăng là đẩy lùi đói nghèo, là tiền đề cho việc đẩy lùi sự lạc hậu, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thu nhập tăng cũng là cơ sở cho các đơn vị sản xuất đầu tư nâng cấp các loại máy móc nâng cấp các yếu tố đầu vào, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đời sống ở khu vực nông thôn được cải thiện là điều kiện góp phần củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là một trong những mục tiêu và yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Năm 1996, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn khoảng 27.500 tỷ đồng. Tại các làng nghề, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 60-80%. Có những làng nghề mà 100% các hộ đều tham gia làm nghề. Các làng nghề nghề này không những tạo ra một nguồn thu nhập không nhỏ cho dân cư nông thôn mà nó còn đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng GDP trong tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong tổng số GDP được tạo ra ở nông
- thôn. Trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, giá trị sản lượng tạo ra từ các ngành nghề nông thôn tăng. Nông thôn có tích luỹ và có điều kiện để nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Ngành nghề ở nông thôn đóng vai trò động lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, tăng phúc lợi xã hội cho người dân. Trong tương lai, nhiều làng nghề, ngành nghề còn là vệ tinh cho các doanh nghiêp lớn ở nông thôn. Phát triển kinh tế làng nghề tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia lao động, tạo giá trị và làm giàu đất nước. Đối với các cơ sở làm nghề ( thường là các hộ gia đình ) đầu tư cho sản xuất không đòi hỏi lượng vốn quá cao so với các hình thức doanh nghiệp khác. Có thể, chỉ với vài triệu đồng ban đầu cũng có thể hình thành một cơ sở sản xuất nhỏ. Thế nhưng nếu tính tất cả các hộ sản xuất trong làng nghề thì lượng vốn là không nhỏ. Điều đó cho ta thấy rằng, làng nghề phát triển tạo điều kiện thu hút vốn trong đân, phát huy sức mạnh của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, kinh tế làng nghề còn có ưu điểm là với quy mô sản xuất không lớn, sản xuất tiến hành ngay trên địa điểm cư trú của chủ cơ sở sản xuất. Như vậy là tiết kiệm được khoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng lưu chứa hàng hoá. Khoản tiết kiệm này lên tới 30-40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phát triển kinh tế làng nghề rất có lợi thế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho sản xuất. Mặt khác, làng nghề phát triển còn tập trung thu hút được nhiều thợ thủ công có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm về làm nghề. Nếu làng nghề không phát triển thì thực sự là lãng phí và có thể đẩy những ngành nghề truyền thống đến chỗ bị mai một. Tại các làng nghề, phương pháp truyền nghề chủ yếu hiện nay là vừa học vừa làm, học đến đâu làm đến đó, không có thời hạn cho mỗi khoá học nghề, không có trường lớp đào tạo chính quy. Nhà nước hiện cũng chưa tổ chức phát triển các lớp đào tạo ngành nghề nông thôn, do đó, những nghệ nhân, thợ giỏi còn là nguồn truyền nghề quan trọng cho lớp trẻ sau này.
- 1.2.2. Vai trò của làng nghề đối với xã hội nói chung: Không chỉ góp phần phát triển kinh tế, về mặt xã họi, làng nghề cũng có những đóng góp không nhỏ. Phát triển kinh tế làng nghề có một vai trò quan trọng dối với sự ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Xuất phát từ việc có việc làm, tăng thu nhập, làng nghề hạn chế những tệ nạn xã hội, ổn định an ninh trật tự khu vực. Xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Người nông dân có việc làm ngay tại trên quê hương bản quán của mình sẽ chuyên tâm làm ăn, xây dựng làng xóm. Nhất là đối với lớp thanh niên, khi thiếu việc làm thường xuất hiện tư tưởng thoát ly, tìm việc làm trên thành phố. Lượng người di cư ra thành phố hàng năm vốn là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo khu vực đô thị. Số người này không có trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá thấp, chủ yếu kiếm việc lao động phổ thông. Họ không có chỗ ở ổn định, không chịu sự quản lý của chủ lao động nào và là nguy cơ về tệ nạn xã hội. Làng nghề phát triển tạo ra việc làm cho người dân, thực hiện “Ly nông bất ly hương” đem lại cho người dân một cơ hội làm giàu trên mảnh đất mình sinh sống và làm giảm đi gánh nặng cũng như sức ép cho đô thị. Việc phát triển kinh tế làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho dân cư. Khi nghề nghiệp đã phát triển, người thợ có thể sống bằng nghề nghiệp của mình, khi đó, nghề nghiệp chính là cái gốc của đời sống, là cội nguồn của những giá trị văn hoá tinh thần tác động đến tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán lề lối làm việc làm cho đặc trưng văn hóa về các nghề nghiệp mang đậm nét ở những nơi đó. Các sản phẩm tạo ra mang đậm nét văn hoá làm phong phú thêm đời sống cho người dân địa phương. Trong các làng nghề truyền thống thường có phong tục thờ ông tổ nghề và có ngày hội làng, hội nghề. Đây là một nét văn hoá riêng độc đáo của người Việt Nam. Qua các làng nghề ta có thể hiểu thêm được văn hoá nghề, văn hoá sống của con người Việt Nam. Cuối cùng phải nói đến là việc phát triển kinh tế làng nghề có vai trò đống góp một phần trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Một số
- sản phẩm của làng nghề, bản thân nó cũng là một tác phẩm nghệ thuật. Nó vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần để trở thành di sản hay biểu tượng truyền thống văn hoá của làng xã hay vùng. Nghề truyền thống được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt Nam. Thực hiện điều này chính là bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tóm lại, việc phát triển và khôi phục làng nghề có những tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn, tạo thêm những điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Ngược lại, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn lại tạo điều kiện để làng nghề có cơ hội phát triển nhanh hơn, có khả năng để cơ giới hoá và hiện đại hoá. Để minh chứng cho vai trò và hiệu quả của việc phát triển làng nghề, có thể đưa ra một vài nét về kết quả hoạt động của làng nghề ở một số địa phương trong cả nước. Cả nước hiện có khoảng hơn 2000 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống. Các làng nghề trong cả nước đã tham gia tạo việc làm cho hơn 8,1 lao động so với hơn 30 triệu lao động trong cả nước. Giá trị sản lượng hàng hoá của các làng nghề sản xuất ra nhưng năm gần đây tăng, năm 2001 đạt 6.37 tỷ đồng. Có nhiều địa phương rất phát triển các ngành nghề nông thôn như Nam Hà (123 làng nghề), Thanh Hoá (100 làng nghề), Thái Bình (82 làng nghề)... Trong đó có những địa phương có phong trào sản xuất tốt, có những làng nghề nổi tiếng không chỉ trong nước như các làng nghề ở Hà Tây, Thanh Hoá... Các địa phương này đã tận dụng và phát huy hiệu quả những tiềm năng vốn có của mình và đưa làng nghề trở thành một lực lượng tham gia vào việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Ngành nghề nông thôn đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế và là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở các địa phương này. Ở Hà Tây, giá trị từ ngành nghề thu được là 71,7%, ở Hà Bắc là 73,7%... Các lao động làng nghề hiện nay có thu nhập trung bình khoảng 430.000 đồng/ tháng cao gấp 1,7 đến 3,9 lần so với thu nhập của một lao động thuần nông. Thu nhập bình
- quân một hộ đạt 905.000 đồng/ hộ/ tháng. Số hộ nghèo trong các làng nghề là 3,7% thấp hơn hẳn các khu vực nông thôn không có làng nghề khác (11,2 %). Sơ lược một số con số như trên có thể cho thấy hiệu quả của việc phát triển làng nghề ở nước ta hiện nay trong vấn đề phát triển kinh tế nông thôn địa phương nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế cả nước nói chung. Riêng đối với Hải Phòng, một thành phố công nghiệp, phát triển kinh tế làng nghề lại càng có vai trò quan trọng và cần thiết. Trong thời gian vừa qua, làng nghề ở Hải Phòng đã có những đóng góp đáng kể cho kinh tế xã hội địa phương. Cụ thể, năm 2000, tỷ trọng sản phẩm ngành nghề phi nông nghiệp toàn thành phố chiếm 45,7% cơ cấu kinh tế nông thôn. Làng nghề phát triển tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn, ổn định xã hội nói chung.. Không chỉ với Việt Nam, với một số nước khác đã thực hiện phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề cũng có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế như Trung Quốc, ấn Độ, Thuỵ Điển, Malaysia, Nhật Bản... Trung Quốc, với quan điểm phát triển công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kinh tế lãnh thổ đã thu được những thành công tốt đẹp. Với phương châm “Ly nông bất ly hương”, thực hiện các mô hình xí nghiệp hương trấn, Trung Quốc đã tạo ra việc làm cho hơn 100 triệu lao động, tăng thu nhập và tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá thay thế nhập khẩu... Ấn Độ, ban đầu chỉ quan tâm tới phát triển công nghiệp nặng. Khi nhận thức được thiếu sót này, ấn Độ bắt đầu quan tâm hơn tới tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ ấn Độ đã có những chính sách quan tâm thoả đáng tới tiểu thủ công nghiệp và kết quả là giải quyết được việc làm cho 2,6 triệu hộ gia đình, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn...Đây có thể coi như những minh chứng cho hiệu quả phát triển ngành nghề nông thôn và cũng là bài học cho chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế làng nghề. Tóm lại, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển kinh tế làng nghề rõ ràng đem lại những lợi ích cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhất là đối với tình trạng
- nông thôn nước ta hiện nay, vai trò và sự cần thiết phát triển các làng nghề càng trở nên quan trọng. Chính từ vai trò quan trọng của phát triển kinh tế làng nghề mà Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cụ thể khẳng định sự cần thiết phát triển làng nghề. Qua các kỳ họp Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn ngày càng được nhấn mạnh và quan tâm hơn. Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đặc biệt chú ý tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hoá nông nghiệp trong đó, coi trọng sự phát triển của các ngành nghề truyền thống, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng lần VIII, vai trò quan trọng và hướng phát triển của làng nghề nông thôn với tư cách là một đơn vị kinh doanh độc lập được nêu ra trực tiếp và cụ thể: “Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiều thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân...”. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) cũng chỉ rõ: “phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn ”. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đặc biệt được quan tâm, trong đó phát triển nghề và làng nghề bao gồm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ là một bộ phận quan trọng. Ngày 24/11/2000 Chính phủ đã có quyết định số 132/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn với 12 điều thể hiện cụ thể hoá các chính sách của nhà nước với các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất và các tổ chức liên quan. Tiếp theo đó, Trung tâm hỗ trợ và Phát triển làng nghề ttuyền thống Việt Nam đã được ra đời với một chương trình hoạt động cụ thể và phong phú. Gần đây nhất, Đại hội Đảng lần thứ IX đã thành công tốt đẹp, khẳng điịnh đường lối phát triển kinh tế xã hội của đấy nước trong những năm vừa qua là đúng đắn và hợp lý. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vẫn dược xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Vai trò, vị trí của làng nghề một lần nữa lại được đề cập và nhấn mạnh: “ Phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng
- công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ...”. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng, Đảng ta khẳng định: “ Phát triển mạnh công nghiệp mạnh và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công ngiệp ở nông thôn, các làng nghề trong nước và xuất khẩu”, “ Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...”. Thông qua việc tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một lần nữa ta lại thấy vai trò và sự cần thiết phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, làng nghề được nhấn mạnh và khẳng định như một động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế làng nghề 1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên: Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là vị trí địa lý, và điều kiện tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai... Nhân tố vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có địa thế nằm gần nơi có nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hay có những yếu tố thuận lợi tự nhiên về thông thương thì đó là những đặc điểm thuận lợi quan trọng cần khai thác. Nếu vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề thì điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề. Khí hậu, thời tiết tại mỗi nơi tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề. Tóm lại, nhóm nhân tố tự nhiên là nhóm nhân tố đầu tiên quan trọng ảnh hưởng đến không chỉ sự hình thành mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề.
- 1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các yếu tố thị trường, sản phẩm, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động... Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là sản phẩm. Làng nghề sinh ra nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nông dân về các sản phẩm dùng cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày. Cùng với thời gian, những sản phẩm này mang theo những giá trị văn hoá riêng của tâm hồn người Việt. Nhưng trước hết, nó là những sản phẩm để sử dụng. Do đó, muốn tồn tại nó phải đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện nay. Nghĩa là, nó phải tiện dụng, hình thức mẫu mã đẹp, bền chắc và giá rẻ. Với các sản phẩm là thực phẩm thì nó còn phải đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề còn là nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm của làng nghề. Có cầu thì mới có cung, nếu thị trường còn có nhu cầu về các loại sản phẩm của làng nghề thì làng nghề mới có thể có đất sống. Cũng như vậy với những làng nghề truyền thống, sản phẩm làm ra là sự kết tinh của những tài hoa, là văn hoá phẩm độc đáo, nhất là đối với người nước ngoài. để đáp ứng nhu cầu của thị trườn và chống lại sự cạnh tranh không khoan nhượng của các sản phẩm công nghiệp cùng loại, các làng nghề cần chú ý đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã sản phẩm, phương thức vận chuyển, thanh toán... Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là vốn và cơ sở hạ tầng. Vốn và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định để phát huy các tiềm năng khác về lao động, ngành nghề các nguồn lực khác. Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để giải quyết các yếu tố đầu vào khác. Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề là lao động và kỹ thuật. Về số lượng lao động, làng nghề không chỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm cả người già và trẻ em tham gia vào hoạt động sản xuất. Những nghề là nghề truyền thống thì người già, người ngoài độ tuổi lao động lại có thể là nguồn nhân lực quý giá bởi chính những kinh nghiệm và thời gian làm nghề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
98 p | 929 | 210
-
Luận văn - Thực trạng và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
42 p | 300 | 95
-
Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua
62 p | 196 | 58
-
Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua
92 p | 191 | 42
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty Thượng Đình trong những năm tới
97 p | 187 | 39
-
Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của Công Ty May Thăng Long trong những năm vừa qua
60 p | 122 | 32
-
Luận văn: Thực trạng và những biện pháp cơ bản góp phần duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TESECO
64 p | 122 | 31
-
Luận văn: “ Thực trạng và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty trong thời gian tới “
38 p | 127 | 27
-
Luận văn: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty cổ phần dệt 10/10
99 p | 119 | 26
-
Luận văn:Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN trên địa bàn Quảng Trị
115 p | 166 | 25
-
Luận Văn Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở
47 p | 169 | 25
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 p | 123 | 22
-
Luận văn: Thực trạng và những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng khoán công trình ở công ty cơ giới và xây lắp số 12 trong giai đoạn hiện nay
80 p | 114 | 21
-
Luận văn “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam”
34 p | 139 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và những biện pháp nhằm làm giảm tỷ trọng lưu thông tiền mặt ở Việt Nam
22 p | 103 | 17
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và những giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
15 p | 151 | 16
-
Luận văn: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam
34 p | 102 | 11
-
Luận Văn: Thực trạng và phương hướng hoạt động và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh
69 p | 825 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn