Luận văn: Thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam
lượt xem 75
download
Đầu tư quốc tế là một nhân tố cực kỳ quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ cũng như trình độ kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa như hiện nay. Với bản chất là dòng vốn quốc tế, nên vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đi theo nhiều hướng khác nhau - sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, và cũng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam
- Luận văn Thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam 1
- Lời mở đầu Đầu tư quốc tế là mộ t nhân tố cực kỳ q uan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ cũng như trình độ kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là mộ t quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đ ặc biệt trong xu hướng hộ i nhập quố c tế - toàn cầu hóa như hiện nay. Với bản chất là dòng vốn quốc tế, nên vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đi theo nhiều hướng khác nhau - sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, và cũng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đ ến nhiều sự chênh lệch, mất cân đối trong nguồn vốn đầu tư, đ ặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những mất cân đối đó bao gồm mất cân đối giữa các ngành nghề được đầu tư, mất cân đối giữa các địa bàn được đầu tư, mất cân đối giữa các ngành thâm dụng lao động với ngành công nghệ cao, mất cân đối giữa vốn đăng ký và thực hiện, mất cân đối giữa các đố i tác đ ầu tư. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy m ột số mất cân đối khác, thí dụ như mất cân đối giữa số lượng và giá trị dự án đầu tư, mất cân đối giữa hiệu quả của các d ự án đầu tư… Bài viết này xin đ ề cập đ ến m ột số khái niệm cũng như thực trạng vốn đầu tư quốc tế hiện nay ở Việt Nam. Sau đó chúng tôi xin đi vào nghiên cứu các mất cân đố i kể trên, bao gồm thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của chúng, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp - bao gồm các giải pháp chung và cả các giải pháp riêng cho từng mất cân đối đã phân tích. Bài viết tuy được đ ầu tư, tìm hiểu nhiều, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và mong có thể được nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. 2
- 1. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Dòng vốn đ ầu tư nước ngoài Dòng vốn ĐTNN Dòng vốn của tư Dòng vốn chính thức nhân Viện trợ phát triển Viện trợ chính thức Các dòng vốn chính Đầu tư trực tiếp nước ĐT gián tiếp nước chính thức Tín dụng tư nhân OA t hức khác OOFs ngoài FDI ngoài FPI ODA Porfolio Bond Grants Grants M&A Equity Debt Flows Flows Bond Concessional Concessional Commercial Greenfield Debt Investment loans loans Loans Flows Non-Concessional Non-Concessional Joint Venture Loans Loans Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, đầu tư quốc tế được thực hiện dưới 3 hình thức: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế (chủ yếu thu hutý qua hình thức thu hút vốn ODA) 1.1. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) 1.1.1. Khái niệm * Khái niệm của DAC - Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee-DAC) - Tổ chứ c h ợp tác kinh tế và phát triển (OECD), năm 1969 ODA là những luồng tài chính chuy ển tới các nước đang phát triển và tới những tổ chức đa phương để chuy ển tới các nước đang phát triển mà: - Được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và đ ịa phương) ho ặc bởi cơ quan điều hành của các tổ chức này; - Có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển; - Mang tính chất ưu đ ãi và có yếu tố không hoàn lại ≥ 25% (được tính với tỷ su ất chiết khấu 10%) 3
- * Khái niệm của Việt Nam (Theo NĐ/2006/NĐCP) Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạ t động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộ ng hòa xã hộ i chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quố c gia hoặc liên chính phủ. 1.1.2. Đặc điểm của ODA - Các nhà tài trợ (Donors) bao gồm: + Chính phủ các nước ch ủ yếu là các nước phát triển hoặc tương đối phát triển (cấp ODA dưới dạng này còn gọi là ODA song phương), cấp ODA mà nhà tài trợ không phải là các chính phủ gọi là ODA đa phương, xuất phát từ các tổ ch ức dưới đây). + Các tổ chức quốc tế (ODA đa phương) * Tổ chức liên chính phủ: EC, OECD * Tổ chức thuộc Liên hợp quốc (United Nations): UNCTAD United Nations Conference on Trade and Developmen, UNDP United Nations Development Programme, UNICEF United Nations Children’s Fund, UNIDO United Nations Industrial Development Organisation, WFP World Food Programme, FAO 52.8% Food and Agricultural Organisation, UNESCO 25.0% United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation, WHO 75.4% World Health Organisation * Tổ chức tài chính quố c tế: IMF, WB, WTO (PRGF Trust, MIGA Multilateral Investment Guarantee Agency), các ngân hàng phát triển khu vự c (AsDB Asian Development Bank, Afr.DB African Development Bank + Các tổ chức phi chính phủ (NGO) Mỗi chính phủ sẽ có các cơ quan riêng để qu ản lí việc cấp ODA, VD: Thụ y Điển Cơ quan hợp tác phát triển QT Thụ y Điển (SIDA) Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) Australia Nhật Bản Cơ quan hợp tác quố c tế Nhật Bản (JICA) Hoa Kỳ Cơ quan phát triển QT Hoa Kỳ (USAID) Qu ỹ viện trợ QT (IAE);Cơ quan phát triển QT (CIDA) Canada 4
- - Đối tượng nhậ n viện trợ (Aid recipients): Là chính phủ các nước đang và kém phát triển. Cá nhân và doanh nghiệp không được trực tiếp nhận ODA. Chính phủ là ngư ời đứ ng ra tiếp nh ận ODA, nhận nợ với các nhà tài trợ như một kho ản nợ quốc gia và là người phải trả nợ, là người chịu trách nhiệm trước khoản nợ này. O DA được tính vào thu ngân sách do đó việc sử dụng vốn ODA cho một dự án cụ thể nào đó được coi là việc sử dụng vốn ngân sách. Các nư ớc công nghiệp phát triển không được nhận hình thứ c đ ầu tư ODA. - Quan hệ g iữa các chủ thể trong hoạt độ ng ODA là quan hệ cấp chính phủ, song phương hoặc đa phương - Tính ưu đãi: Lãi suất thấp (dưới 2%/năm), thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả lãi, chưa ph ải trả gốc) (25-40 năm mới ph ải hoàn trả và th ời gian ân hạn 8 -10 năm) , giá trị cho vay lớn. Từ các ưu đãi trên nên trong ODA luôn có mộ t tỉ lệ không hoàn lại nào đó. Theo quy định củ a DAC, tỉ lệ không hoàn lại hay thành tố ưu đãi (grant element) phải >= 25% thì mới được coi là khoản vốn ODA. - Có ràng buộc: các nước nhận viện trợ phải hộ i đủ mộ t số đ iều kiện nhất định mới được nhận tài trợ, điều kiện này tu ỳ thuộc quy định của từng nhà tài trợ. Đó là các điều kiện về chính trị hay về thương m ại. Xu hướng ngày nay các ràng buộ c về chính trị giảm dần về h ình thức và chủ yếu là các ràng buộc về thương mại, ví dụ : mua hàng của nước cấp viện trợ, ưu tiên các nước đồng minh chính trị, trong đó hơn 1/4 viện trợ của OECD đi kèm điều kiện ph ải mua hàng củ a nước tài trợ, th ậm chí có những nước tỷ trọ ng này rất cao như Tây Ban Nha (100%), Mỹ (71,6%), Canada (65%), nhưng cũng có những nước t ỷ lệ này rất th ấp thậm chí = 0 như Nhật, Ai len, Bồ Đào Nha. Một số nước tỉ lệ ràng buộc phải mua hàng của nước tài trợ rất th ấp như Thụ y S ỹ, Hà Lan… Ví dụ việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam do WB đứng ra tài trợ trong thời gian qua kèm theo các điều kiện về điều chỉnh hệ thống lãi su ất, h ệ thống các ngân hàng, hệ thống quản lý ngân hàng, quy trình ho ạt động củ a ngân hàng theo quy chuẩn của WB... Tuy nói rằng các ràng buộc về chính trị không còn xuất hiện nhưng thực chất là các nước viện trợ nhờ vào ràng buộc kinh tế m à d ẫn đến các ràng buộ c chính trị. Các nư ớc giàu khi viện trợ ODA đ ều gắn với nh ững lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, m ở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm b ảo mục tiêu về an ninh - 5
- quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đ ều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay h ọ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vự c và trên thế giới).Ví dụ: Về kinh tế, nước tiếp nh ận ODA phải chấp nhận dỡ b ỏ dần hàng rào thu ế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và b ảng thu ế xuất nhập kh ẩu hàng hoá củ a nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước m ở cửa th ị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đ ãi đố i với các nhà đầu tư trự c tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vự c h ạn ch ế, có kh ả n ăng sinh lời cao Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nư ớc này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập d ự án và tư vấn k ỹ thu ật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thư ờng chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí th ực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động th ế giới). Nguồn vốn viện trợ ODA còn đ ược gắn với các điều khoản mậu dịch đ ặc biệt nh ập khẩu tố i đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nh ận ODA phải ch ấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. - Nhà tài trợ gián tiếp điều hành dự á n: Các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng thực ch ất có thể tham gia gián tiếp dưới hình thứ c nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tuy nước chủ nhà có quyền sử dụng qu ản lý vốn ODA nhưng thông thường mẫu lập dự án ODA phải có sự thoả thuận với các nhà tài trợ và các nhà tài trợ xem xét rất kỹ các dự án xin tài trợ và kiểm tra một cách kỹ lưỡng việc thự c hiện dự án có đúng mụ c đích hay không. Ví dụ các nhà đầu tư có th ể chia dự án tổng thành các tiểu dự án, các giai đoạn, n ếu hoàn thành giai đoạn trước thì mới được cấp vốn tiếp đ ể tiếp tụ c giai đo ạn sau, nếu không thì bị cắt vốn đ ầu tư, với mục đích dễ dàng kiểm soát vốn và tiến độ củ a dự án. 6
- - Có tính phúc lợi xã hội: Lĩnh vực đ ầu tư củ a ODA chủ yếu là các lĩnh vự c không ho ặc ít sinh lợi nhuận, đó là các công trình công cộng mang tính chất phúc lợi xã hộ i như các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông vận tải, giáo dụ c y tế, là các kho ản đầu tư mang tính ch ất hỗ trợ giữa các chính phủ với nhau. Ví dụ việc nâng cấp quốc lộ 1A... Do ODA là các kho ản cho vay có lợi về mặt kinh tế xã hội cho nước nhận đầu tư nên nó được hưởng rất nhiều ưu đ ãi. Tuy các nhà tài trợ thường cấp ODA không ph ải với mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà để khẳng đ ịnh vị thế quố c gia, thông qua ODA m ở đường cho đầu tư tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân thâm nhập vào thị trường nước nhận viện trợ thông qua các khoản viện trợ. - Có nguy cơ để lại gánh nặ ng nợ nần cho các quố c gia nhận viện trợ do như đã nói ở trên lĩnh vực đầu tư thường là những lĩnh vực không sinh lợi nhuận, các chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản lý dự án nên hiệu quả sử dụng vốn thường thấp. Vì thế khi nhận viện trợ dưới hình thức này thì chính phủ các nước nhận viện trợ ph ải đ ề ra các mụ c tiêu phát triển kinh tế các khu vực được hưởng lợi từ ho ạt động ODA, để sau khi dự án đi vào ho ạt động thì thu nh ập từ các hoạt động kinh tế khác mới có th ể bù đắp chi phí cho hoạt động ODA và nhờ vào đó quốc gia ấy m ới có thể trả nợ được. Ví dụ: Châu Phi Tác động củ a yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vố n ODA ph ải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng th ất thoát, lãng phí; xây dự ng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý th ấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có th ể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ n ần. 1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) 1.2.1. Khái niệm * K hái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đ ầu tư được thực hiện nhằm đ ạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ củ a một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích củ a chủ đầu tư là giành quyền quả n lý thực sự doanh nghiệp. 7
- * K hái niệm của OECD: Đầu tư trực tiếp là hoạt động đ ầu tư đư ợc thực hiện nh ằm thiết lập các mối quan h ệ kinh tế lâu dài với mộ t doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách : Thành lập ho ặc mở rộng một doanh nghiệp ho ặc một chi nhánh thuộ c toàn quyền quản lý củ a chủ đầu tư. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đ ã có. Tham gia vào m ột doanh nghiệp mới. Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm) Quyền kiểm soát : n ắm từ 10% cổ phiếu thường ho ặc quyền biểu quyết trở lên. *Khái niệm của WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi mộ t nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền qu ản lý tài sản đó. Phương d iện qu ản lý là th ứ để p hân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà ngư ời đó qu ản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đ ược gọi là "công ty m ẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". * Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt nam, Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đ ầu tư và tham gia quản lý ho ạt động đầu tư. Kết luậ n: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là mộ t khoản đầu tư đòi hỏ i mộ t mố i quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạ n của chủ đầu tư nước ngoài - FDI chỉ ra rằng chủ đầ u tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng k ế (m ức độ kiểm soát) đối với việc quản lý doanh nghiệp nhận đầ u tư ở nư ớc ngoài. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phầ n nhấ t định thì mới được coi là FDI 1.2 .2. Đặ c điểm của FDI - Là hoạt độ ng tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mụ c đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đ ầu tư, nh ất là các nước đang phát triển cần lưu ý đ iều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây d ựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI h ợp lý để hướng FDI vào 8
- phục vụ cho các mụ c tiêu phát triển kinh tế, xã hộ i củ a nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đ ầu tư. - Các chủ đầ u tư nước ngoài phả i đóng góp một tỷ lệ vốn tố i thiểu trong vốn pháp định hoặ c vốn điều lệ tuỳ theo quy đ ịnh của luậ t pháp từng nước đ ể giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhậ n đầu tư. Luật các nước thường quy đ ịnh không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, theo Luật Đầu tư năm 2005 thì Việt nam không quy định vốn góp tố i thiểu của chủ đầu tư nước ngoài nữa, theo qui định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường ho ặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nh ận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặ c vốn pháp đ ịnh sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗ i bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các bên chỉ đ ịnh người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vào vốn pháp đ ịnh của liên doanh1. Ví dụ công ty liên doanh phần mềm Việt –Nhậ t VIJASGATE có vốn điều lệ 500000USD, trong “điều lệ doanh nghiệp” của công ty có ghi rõ: bên VN góp 200000USD tương đương 40%, bên Nhật Bả n góp 300.000USD tương đương 60%, quyền lợi và ngh ĩa vụ của các bên phân chia theo tỷ lệ vốn góp, số người tham gia hộ i đồng quản trị cũng theo tỷ lệ 4 /6. Trong các trường hợp đặc biệt, quyền lợi và nghĩa vụ các bên không phân chia theo tỷ lệ vốn góp và điều này được ghi rõ trong điều lệ doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào ý chí của các chủ đầu tư. Ví dụ vốn góp theo tỉ lệ 40/60 nhưng quyền lợi và nghĩa vụ theo tỷ lệ 50/50. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào k ết quả k inh doanh củ a doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đ ầu tư, nó mang tính chất thu nhậ p kinh doanh chứ không ph ải lợi tứ c. - Chủ đầu tư tự quyết đ ịnh đầu tư, quyết đ ịnh sản xuất kinh doanh và tự ch ịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài đư ợc quyền tự lựa chọn lĩnh vự c đ ầu tư, hình th ức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng nh ư công nghệ cho mình, do 9
- đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì th ế, hình thức này mang tính kh ả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nh ận đầu tư. - FDI thư ờng kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đ ầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có th ể tiếp nh ận được công nghệ, kĩ thu ật tiên tiến, học hỏ i kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông củ a Việt Nam, h ầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có đư ợc nhờ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. * Tóm lạ i: - Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đố i tượng tiếp nhận đầu tư. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình th ức này là tính ổn định và hiệu quả sử dụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà đầu tư trực tiếp sử dụng vốn. Nhà đầ u tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang các hình th ức đầu tư khác nếu thấy sự bấ t ổn của n ền kinh tế nước nhận đầu tư. Do đó mức độ ổn định của dòng vốn đầu tư đ ối với nước chủ nhà cao hơn. Nhược điểm là nước chủ nhà bị phụ thuộc vào kinh tế ở khu vực FDI. - Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lợi nhuận thu về cao hơn. Có th ể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và nh ững lợi thế khác củ a nước nhận đầu tư, tranh thủ nh ững ưu đãi từ các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên hình thức này mang tính rủi ro cao vì chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu sự đ iều chỉnh từ phía nước nhận đầ u tư. Không d ễ dàng thu hồ i và chuyển nhượng vốn. 1.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI) 1.3.1. Khái niệm FPI là hình thức đ ầu tư quốc tế trong đó chủ đ ầu tư của một nước mua chứng khoán hoặc tài sản tài chính khác củ a các công ty, các tổ chức phát hành ở nước ngoài 10
- để thu lợi nhu ận m à không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty ho ặc tổ chức phát hành chứng khoán2. 1.3.2. Đặc điểm - Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhấ t định tuỳ theo từng loạ i chứng khoán và tuỳ theo từng nước đ ể nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán. Ở Việt nam, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đố i với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Chủ đầu tư nước ngoài không nắ m quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh. Đặc điểm này có thể suy ra từ đ ặc điểm trên, bởi vì chủ đầu tư nước ngoài chỉ được n ắm giữ một tỉ lệ chứng khoán tối đa nào đó mà thôi, tỉ lệ m à trên m ức đó th ì ho ạt động đầu tư củ a anh ta sẽ được coi là FDI tứ c là anh ta có quyền kiểm soát hoạt động củ a tổ chức phát hành chứng khoán. Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu. Hai quyền này khác nhau. Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền sở hữu doanh nghiệp tương ứng với số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu mà anh ta đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Còn khi mua trái phiếu thì nhà đầu tư nước ngoài không có quyền cả về sở hữu lẫn kiểm soát doanh nghiệp. - Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộ c vào loại chứng khoán mà nhà đầ u tư mua, có thể cố định hoặc không. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố đ ịnh, tuy nhiên cũng có những lo ại trái phiếu một phần thu nhập cố định một phần thay đổi theo kết qu ả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tứ c tu ỳ theo kết quả kinh doanh của do anh nghiệp và quyết đ ịnh phân chia lợi nhu ận sau mỗi kỳ kinh doanh của hộ i đồng cổ đông. 11
- - Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, k ỹ thuật máy móc thiết b ị hiện đạ i và kinh nghiệm quả n lý vì kênh thu hút đầ u tư loại này chỉ tiếp nhận vố n bằng tiền. - Lý do đầ u tư chứng khoán nước ngoài: Cơ cấu tương quan quố c tế: thu nhập đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro Tóm lại: Thu nh ập, lợi nhu ận trong hoạt đồng FPI khá ổn đ ịnh và thấp hơn FDI, tuy vậ y nhà đầu tư vẫn chọn nó do độ tương quan quốc tế giữa các chứng khoán là rất thấp và chu kì kinh doanh giữa các quố c gia thường không đồng bộ. Đối với nước tiếp nh ận đầu tư hình thức này có các ưu điểm sau: giúp cho thị trường chứng khoán, một công cụ tài chính hiện đ ại hiện nay trên thế giới, sôi động và phát triển hơn, ít sợ bị phụ thuộ c vào mặt kinh tế vì các nhà đ ầu tư nước ngoài nắm giữ m ột tỉ lệ nhỏ CK, chủ đầu tư không có quyền kiểm soát doanh nghiệp nên sẽ không sợ bị nhà ĐTNN cạnh tranh và giành độc quyền với n ền kinh tế trong nước. Nhược điểm là độ ổn định không cao do nhà đầu tư dễ d àng bán chứng khoán khi không muốn đầu tư nữa. 12
- 1.3.3. Các hình th ức đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư cổ phiếu Đầu tư trái phiếu Đố i tượng ĐT Cổ phiếu (Equity/Share): là ch ứng Trái phiếu(Bond): là chứng chỉ nợ chỉ sở hữu (certificate of ownership) (debt certificate) Quan hệ giữ a nhà Quan h ệ sở hữu (chủ sở hữu và đố i Quan hệ tín dụng (chủ n ợ và con đầu tư và DN phát tượng sở hữu) n ợ-creditor &borrower) Chủ đầu tư là cổ đông (share- Chủ đầu tư là trái chủ (bond- hành owner)/chủ sở hữu của công ty bearer)/chủ nợ của công ty Thu nhập mà DN - Cổ tức (Divident): là lợi nhu ận -Trái tức (Interest): là lãi tương ứng phát hành trả cho nhà công ty đợc chia tương ứng với ph ần với phần vốn cho vay. ĐT vốn góp. =>Thu nhập cố định =>Thu nhập không cố định* So sánh giữa chi -Chi phí: giá th ị trường (market -Chi phí: giá thị trường (market phí và thu nhập mà p rice) p rice) DN trả cho nhà ĐT (không phả i mệnh g iá-face value- (không phải mệnh giá -face value- (đố i với 1 chứng MG) MG) -Thu nhập: -Thu nhập: khoán) Cổ tức = TNDN x (MG/TVĐT DN) Trái tức = MG x lãi suất trái phiếu = MG x (TNDN/TVĐTDN) = MG x ROIDN Thu nhập củ a nhà Không chỉ có cổ tức mà còn có thu Không ch ỉ có trái tức mà còn có thu ĐT chứng khoán nhập từ việc mua, bán ch ứng khoán nhập từ việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá (phần chênh lệch giữa giá mua và b án -spread) giá bán -spread) * Ch ỉ áp dụng với cổ phiếu thường (common stock) không áp dụng với cổ phiếu ưu đãi Những tác động tích cực của FPI Góp phần làm tăng nguồn vố n trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phi vố n thông qua việc đa d ạng hoá rủi ro. Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa. 13
- Thúc đ ẩy cải cách thể ch ế và nâng cao k ỷ lu ật đối với các chính sách của chính ph ủ. Những tác động tiêu cực của FPI Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận d ễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nh ất là các thị trường tài sản tài chính của nó. Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên no sẽ khiến cho h ệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng ho ảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ b ên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. FPI làm giảm tính độ c lập củ a chính sách tiền tệ và tỷ giá h ối đoái. 1.4. Vai trò của đầu tư quốc tế Ngày nay, đầu tư quố c tế đ ã trở thành mộ t ph ần quan trọng không thể thiếu củ a nền kinh tế các nước, đặc biệt là nh ững nước đang phát triển như Việt Nam. Ta có th ể thấy rõ vai trò này h ơn qua từng hình thức đ ầu tư quốc tế tại Việt Nam. 1.4.1 ODA - ODA là mộ t nguồn vốn có vai trò quan trọ ng đố i với các nước đang và chậm phát triển Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng. Nhiều nước đ ã tiếp thu một lư ợng vốn ODA khá lớn như m ột bổ sung quan trọng cho phát triển. Sau chiến tranh th ế giới thứ II, nhiều nước ở Châu á đã tranh thủ được nguồ n vốn ODA từ các nước giàu. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ tới 1,482 tỷ USD. Vốn viện trợ đ ã góp ph ần rất đáng kể trong quá trình đ i lên của Đài Loan. Năm 1945, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản đã gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, Nhật Bản đ ã nhận được sự giúp đỡ của Hoa K ỳ, các nước khác trên thế giới, Qu ỹ nhi đồng Liên Hợp Quố c (UNICEF) và các tổ chức khác củ a Liên Hợp Quố c b ằng thự c phẩm, thuốc men, các dịch vụ y tế và m ột số hình thứ c trợ giúp khác. 14
- Theo báo cáo củ a WB, từ năm 1971 đến năm 1974, tại Philippin vốn chi phí cho phát triển giao thông vận tải chiếm tới 50% tổng vốn dành cho xây dựng cơ bản và 60% tổng vố n vay ODA được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội như sân bay, b ến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia ở Thái Lan, Singapore, Inđônêxia đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nh ật Bản, Hoa Kỳ, WB, ADB và mộ t số nhà tài trợ khác. Mộ t số n ước Nh ật Bản, Hàn Quố c trước đây cũng dựa vào nguồn ODA của Hoa Kỳ, WB, ADB đ ể h iện đại hóa hệ thống giao thông vận tải củ a mình. - ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa họ c, công nghệ hiện đại và phát triển nguồ n nhân lực Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nh ận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của mộ t qu ốc gia quan hệ m ật thiết với việc phát triển ngu ồn nhân lự c. ODA được cấp cho các nước nhận tài trợ thông qua các hoạt động như: Hợp tác kỹ thuật, huấn luyện, đào tạo nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn đ ể đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước có người được huấn luyện, đào tạo, cử chuyên gia đ ể chuyển giao hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua đ ịnh hướng, điều tra và nghiên cứu, góp ý, cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác k ỹ thuật, hợp tác kỹ thuật theo th ể loại từng d ự án - ODA giúp các nư ớc đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế - ODA góp phầ n tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộ ng đầ u tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển Việc sử dụ ng vốn ODA đ ể đ ầu tư cải thiện cơ sở h ạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có kh ả năng mang lại lợi nhuận. ODA ngoài việc bản thân nó là mộ t nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và ch ậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thự c 15
- hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một th ời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành nh ững nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. 1.4.2 FDI 1 .4.2.1 Vai đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam Khu vöïc kinh teá coù voán ñaàu tö nöôùc ngoaøi ngaøy caøng khaúng ñònh vai troø quan troïng trong neànkinh teá VN. Tröôùc heát, FDI laø nguoàn voán boå sung quan troïng vaøo toång ñaàu tö xaõ hoäi vaø goùp phaàncaûi thieän caùn caân thanh toaùn trong giai ñoaïn vöøa qua. Thöïc teá soá lieäu thoáng keâ VN cho thaáy raèng khu vöïc coù voán ñaàu tö nöôùc ngoaøi ñaõ ñoùng goùp quan troïng vaøo GDP vôùi tyû troïng ngaøy caøng taêng. Khu vöïc naøy goùp phaàn taêng cöôøng naêng löïc saûn xuaát vaø ñoåi môùi coâng ngheä cuûa nhieàu ngaønh kinh teá, khai thoâng thò tröôøng saûn phaåm (ñaëc bieät laø trong gia taêng kim n gaïch xuaát khaåu haøng hoaù), ñoùng goùp cho ngaân saùch nhaø nöôùc vaø taïo vieäc laøm cho moät boä phaän lao ñoäng. Beân caïnh ñoù, FDI coù vai troø trong chuyeån giao coâng ngheä vaø caùc doanh nghieäp coù voán ñaàu tö nöôùc ngoaøi taïo söùc eùp buoäc caùc doanh nghieäp trong nöôùc phaûi töï ñoåi môùi coâng ngheä, naâng cao hieäu quaû saûn xuaát. Caùc döï aùn FDI cuõng coù taùc ñoäng tích cöïc tôùi vieäc naâng cao naêng löïc quaûn lyù vaø trình ñoä cuûa ngöôøi lao ñoäng laøm vieäc trong caùc döï aùn FDI, taïo ra keânh truyeàn taùc ñoäng traøn tích cöïc höõu hieäu. 1.4.2 .2. FDI dối với dầu tư xã hội VN tieán haønh coâng cuoäc ñoåi môùi vôùi xuaát phaùt ñieåm raát thaáp. Do vaäy, xeùt veà nhu caàu voán, FDI ñöôïc coi laø moät nguoàn voán boå sung quan troïng cho voán ñaàu tö trong nöôùc, nhaèm ñaùp nhu caàu ñaàu tö cho phaùt trieån. Voán ñaàu tö cuûa khu vöïc FDI chieám khoaûng 25% trong toång ñaàu tö trong giai ñoaïn 1991-1995 vôùi möùc cao nhaát laø 30,4% trong name 1995, bình quaân 1991-1995 laø 3.533 trieäu USD; vaø khoaûng 21% trong giai ñoaïn 1996-2000, bình quaân 1996-2000 laø 5.252 trieäu USD; sau ñoù giaûm coøn 16% tính bình quaân cho giai ñoaïn 2001-2005, bình quaân 2001 -2005 laø 4.144 trieäu USD, vaø taêng lean 23,6% trong giai ñoaïn 2006-2008, bình quaân 2006- 2008 laø 7.876 trieäu USD. Năm 2009, la 1208 dự án với số vốn thực hiện là 10 tỷ USD. Xu höôùng treân cuûa nguoàn voán FDI cho thaáy maëc duø ñoùng vai troø laø nguoàn voán boå sung quan troïng trong toång ñaàu tö xaõ hoäi cuûa VN, nhöng söï phaùt trieån nguoàn voán. FDI laø thieáu oån ñònh theo caùc giai ñoaïn phaùt trieån. 16
- Có thể thấy đầu tư FDI vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2010 là khá cao. Vốn tổng vốn đầu tư trên 7.9 tỷ USD bao gồm khoảng 438 dự án. Trong đó trong năm 2010 này, hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với chỉ 5 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đ ã lên đến hơn 2.2 tỷ USD. Tiếp đó là hàn quốc với số vốn đầu tư 1.563 triệu USD. 1.5 Mặt trái của đầu tư quốc tế 1 .5.1 Về phía n ước nhập khẩu vốn đầu tư 1 .5.1.1. ODA Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thứ c (ODA) có điều kiện ưu đ ãi cao nhất, cho đến các khoản vốn vay thương m ại thông thường trên thị trường tài chính quố c tế thì nghĩa vụ nợ (bao gồm trả lãi và n ợ gốc) cũng luôn luôn đ ặt ra cho người vay. Một cơ cấu nợ mà chiếm tỷ trọng lớn nh ất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứ a đựng những xung lực lạm phát mạnh. Những xung lực này càng mạnh hơn nếu vốn vay không được qu ản lý tốt và sử dụng có hiệu qu ả, buộ c con nợ ph ải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn – chiếc bẫy nợ sập lại, con nợ rơi vào vòng xoáy mới: Nợ-vay nợ mới-tăng nợ-tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đ ến sự vỡ nợ ho ặc vòng xoáy lạm phát: Nợ-tăng nghĩa vụ nợ-tăng thâm hụt ngân sách - tăng lạm phát. Lúc này d ịch vụ nợ sẽ n gốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn đ ịnh xã hộ i, làm căng thẳng thêm trạng thái khát vốn và hỗn lo ạn xã hộ i. Hơn nữa, việc “th ắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến nước n ợ phải hạn chế nh ập và tăng xu ất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng m ất cân đố i hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát. Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp xử lý m ềm dẻo khôn ngoan với nợ 17
- (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…). Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo khống ch ế nợ ở mức độ an toàn, theo nh ững dự án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế – kỹ thuật đ ầy đủ, và chấp nh ận sự kiểm tra, giám sát của chủ n ợ để tránh hao hụt do tham nh ũng hay sử dụng nợ sai mục đích là nh ững nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài. 1 .5.1.2. FDI Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới mọi dạng sẽ an toàn và tốt hơn việc trực tiếp vay nợ thương m ại (kể cả dưới dạng mua hàng trả chậm theo L/C). Hơn nữa, điều này còn tránh cho nước tiếp nhận đầu tư những khó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh quốc tế. Cùng với những bảo đ ảm pháp lý có tính quốc tế, b ằng cách điều ch ỉnh những chiếc “van” như: Ưu đãi thu ế, tài chính, tiền tệ, phát triển h ạ tầng cứng-m ềm, các thủ tụ c h ải quan, hành chính, các nước chủ nhà có th ể h ướng dẫn lu ồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đúng chỗ, đúng lúc, đủ khố i lượng cần thiết theo kế hoạch định hướng sự phát triển kinh tế-xã hộ i củ a mình. Song, trong lĩnh vực tưởng chừng toàn những điều tốt lành này, những tác động mặt của vẫn ẩn khuất đâu đó: trái FDI Thứ nhất, thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ th ực sự tích cự c và góp ph ần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung những hàng khan hiếm, tăng nh ập khẩu phụ tùng thiết bị sản xuất và công ngh ệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lự c xu ất khẩu, khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nước chủ nhà và giúp h ạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế. Ngư ợc lại, n ếu thiên về khuynh hướng kích thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích lu ỹ cần thiết củ a nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nh ập siêu và làm m ất cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đ ất nước. Th ứ hai, nếu việc chuyển giao công nghệ (cả ph ần “cứng” lẫn ph ần “m ềm”) không được thực hiện đầy đủ , ho ặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc h ậu, thì mặc nhiên “những lợi th ế tương đối củ a nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ – đó là mộ t mặt. Mặt khác, khi đó nư ớc tiếp nh ận không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, kh ả n ăng xuất kh ẩu, mà còn ph ải chịu thêm gánh n ặng nuôi dưỡng và d ỡ bỏ những công ngh ệ “bất cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tộ i”. Ngoài ra, còn ph ải kể thêm tình trạng phụ thu ộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ thu ật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như mong đợi, ho ặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”. Thứ b a, để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng ph ải có sự bỏ vốn đ ầu tư đố i ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm n ữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp lực” củ a nh ững yếu tố đó sẽ tạo nên nhữ ng xung lực lạm phát mới do tính ch ất “quá nóng” củ a tăng trưởng kinh tế gây ra. Thứ tư, cần tính đ ến tác động kinh tế-xã hộ i và môi trường tổng hợp của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây dự ng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án “bán bờ b iển” cho các 18
- nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đ ến lợi ích lâu dài của các thế h ệ tương lai. 1.5.1.3. Đầu tư gián tiếp FPI Tăng mức độ nhạy cảm và kh ả năng b ất ổn về kinh tế liên quan đến các nhân tố nước ngoài. Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới d ạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổ i và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đ ầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng m ở rộng ho ặc thu hẹp, th ậm chí độ t ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dư ới dạng khác, ở địa phương khác tu ỳ theo kế ho ạch và mụ c tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế n go ại nh ập của dòng vốn này đối với nền kinh tế của nước tiếp nh ận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt trên ph ạm vi rộng và số lượng lớn… Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đ ầu tư – tài chính – tiền tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủng ho ảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đố i với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừ a hiệu quả. Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đố i với các doanh nghiệp và tổ chứ c phát hành chứng khoán.Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ ph ần sáng lập, được biểu quyết củ a các nhà đầu tư gián tiếp nư ớc ngoài đ ến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phố i và quyết định các hoạt động sản xu ất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chứ c phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đo ạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các ho ạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp củ a vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính trự c tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đ ầu tư trực tiếp. Th ậm chí, về lô-gích, quá trình “diễn biến hoà bình” này đ ạt tới quy mô và mứ c độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở h ữu và tính ch ất kinh tế ban đầu củ a doanh nghiệp và quốc gia. Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế như: Hoạt động lừa đ ảo, ho ạt động rửa tiền, ho ạt đ ộng tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các lo ại tộ i ph ạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các ho ạt động tội ph ạm và tác động mặt trái củ a các dòng vốn kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” củ a giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quố c tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước m ắt và lâu dài gây tổn h ại tới ho ạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính d ễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đ ầu tư trong bố i cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong mộ t số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ… 1.5.2. Về phía nước xuất khẩu vốn đầu tư Việc chuyển đổi ra nước ngoài ồ ạt làm cho cán cân thanh toán quốc gia bị giảm, khả năng đ ầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế. Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp: tham nhũng, kinh doanh bất chính… được chuyển ra nước ngoài đầu tư làm cho đất nước bị thấ thoát tài sản mà chính phủ khó kiểm soát và thu hồi rất tốn kém. 19
- Chảy m áu ch ất xám, sự mất vị thế độc quyền về công nghệ cũng có nguyên nhân từ chuyển vốn và công ngh ệ ra nước ngoài để đầu tư. Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước. 1.6 K inh nghiệm thu hút vốn đầu tư của các nuớc và giải pháp rút ra cho Việt Nam 1.6.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của các nuớc 1 .6.1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI 1.6.1.1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung quốc Trong các nước đang phát triển th ì Trung Quốc là nước có môi trư ờng đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Singapore. Theo con số thống kê của Bộ Mậu dịch đối ngoại và Hợp tác Trung Quốc (MOFTEC) thì trong 9 năm 1993-2002 nước này thu hút được khá nhiều vốn FDI. Năm 2002, FDI vào Trung Quốc đạt trên 50 tỷ USD, vượt Mỹ và trở thành nước nước thu hút FDI nhiều nh ất thế giới. Cho đến nay có khoảng 400 TNCs trong số 500 TNCs h àng đầu trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc, số còn lại cũng đang chuẩn bị đầu tư vào nước này. Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là: Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đ ối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI. Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ : Chính ph ủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành ph ố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó. Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp: - Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây Trung Quốc kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư” - Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngoài và các kho ản vay ưu đ ãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựngc các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm của miền trung và miền tây. - Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngo ài, nếu đầu tư vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo. - Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đ ầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực m iền tây và miền Trung. - Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các th ành phố ven biển nhận khoán qu ản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền Trung. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng sử dụng vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
83 p | 642 | 205
-
Luận văn :Thực trạng và biện pháp về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động
27 p | 430 | 191
-
Luận văn: Thực trạng sử dụng vốn cố định và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng
57 p | 545 | 180
-
Luận văn: Thực trạng vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty vật liệu và công nghệ trong thời gian vừa qua
71 p | 390 | 177
-
Luận văn: Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNN và PTNT tỉnh Lạng Sơn
68 p | 358 | 139
-
Luận văn - Thực trạng huy động và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Giang Sơn
62 p | 315 | 97
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng
70 p | 257 | 86
-
Luận văn "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 281 | 81
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kho bạc nhà nước Hà Tây
65 p | 266 | 67
-
Luận văn: Thực trạng và một số kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Xây Lắp Hải Long
41 p | 188 | 63
-
Luận văn: Thực trạng quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng
76 p | 160 | 46
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình
51 p | 154 | 37
-
Luận văn: Thực trạng huy động vốn và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn dưới hình thức trái phiếu Chính phủ ở Kho bạc nhà nước Hà Nội
81 p | 137 | 28
-
Luận văn: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN DÀI HẠN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ NỘI
23 p | 142 | 27
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
73 p | 149 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giác độ vĩ mô trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
90 p | 106 | 19
-
Luận văn: Thực trạng sử dụng vốn và giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo
79 p | 123 | 17
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và định hướng phát triển nguồn vốn trong công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN
80 p | 106 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn