intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tiến sĩ Triết học: Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

187
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 4 chương, luận văn Tiến sĩ Triết học "Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" giới thiệu đến các bạn những nội dung về một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tiến sĩ Triết học: Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG DOAN VÊN §Ò KÕ THõA, PH¸T TRIÓN MéT Sè PH¹M TRï C¥ B¶N CñA §¹O §øC NHO GI¸O TRONG T¦ T¦ëNG §¹O §øC Hå CHÝ MINH Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA 2. GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học rút ra trong luận án là kết quả tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tác giả luận án. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Doan
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nho giáo 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 14 Chương 2: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO 24 2.1. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Trung Quốc 24 2.2. Nội dung một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo ở Việt Nam 46 Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 70 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 70 3.2. Những nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 87 Chương 4: Ý NGHĨA RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 121 4.1. Ý nghĩa lý luận rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 121 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của một số phạm trù cơ bản trong đạo đức nho giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay 125 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang, một sự nghiệp văn hoá đồ sộ mà qua cuộc đời đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của mình, Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản lớn, đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một vĩ nhân, không chỉ ở tầm dân tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất và khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài” [75, tr.4]. Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một bài học lớn về đạo đức cách mạng mà ngày nay mỗi người Việt Nam nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng cần học tập và noi theo. Hiện nay, Đảng ta xác định: sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên biểu hiện tập trung ở tình trạng tham nhũng đang làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống nhân văn của dân tộc, đang là thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đất nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, đang làm mất thanh danh uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội. Bên cạnh đó những thang bậc đạo đức xã hội đang có chiều hướng suy thoái, lối sống theo chủ nghĩa cá nhân chưa bị ngăn chặn.., trong bối cảnh đó đạo đức trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác dạy và việc Bác làm, hơn lúc nào hết cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên những việc làm gương mẫu dù là nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông.
  5. 2 Nho giáo được truyền nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, trải qua hơn hai ngàn năm tồn tại và phát triển, nó đã được Việt Nam hoá theo tinh thần của người Việt. Nho giáo đã trở thành một học thuyết đạo đức - chính trị xã hội ăn sâu vào tâm tưởng của người Việt Nam. Những thang bậc đạo đức của Nho giáo, cùng với thời gian được lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp thu và phát triển. Học thuyết Nho giáo đã đến với Hồ Chí Minh trong diện mạo hoàn chỉnh của một hệ tư tưởng chính trị - đạo đức đã được Việt hoá. Hồ Chí Minh là người ý thức hơn ai hết sự gắn bó của Nho giáo trong đời sống của người Việt. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tư tưởng Nho giáo là hệ tư tưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đã thấm nhuần vào Hồ Chí Minh từ tấm bé, hình thành nên ở Hồ Chí Minh một trật tự gia phong, một kỷ cương xã hội, một tinh thần thượng quốc, thương dân. Những tư tưởng đạo đức về: Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được Hồ Chí Minh tiếp thu, phát triển và trở thành chuẩn mực sống của Người. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta nhận thấy, trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, dấu ấn Nho giáo hiện lên rất đậm nét. Hồ Chí Minh đã có thái độ như thế nào đối với Nho giáo? Với tinh thần Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tiếp thu được những nhân tố tích cực nào của đạo đức Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hôm nay? Với tinh thần Hồ Chí Minh, những phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế nào đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay? Bản thân tác giả nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự cấp thiết trong việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Cũng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này nên tác giả chọn: “Vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
  6. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích - Phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc kế thừa, phát triển đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo; các công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam. - Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự kế thừa, phát triển số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đạo đức Nho giáo là một hệ thống đồ sộ và phong phú, trong luận án chỉ tập trung phân tích những phạm trù đạo đức tiêu biểu được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính và ý nghĩa của những phạm trù đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
  7. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về đạo đức và về việc kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại cùng những giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời luận án cũng kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố liên quan tới đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mác xít, đặc biệt là phương pháp lịch sử - lôgic, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá… để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hóa lại các phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Luận án chỉ ra được sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với đạo đức Nho giáo và cách cách tiếp cận khoa học của Người. - Luận án nêu được ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần làm sáng tỏ việc nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về đạo đức Nho giáo và đạo đức Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  8. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO Nho giáo ra đời trong bối cảnh đất nước Trung Hoa có nhiều biến động và tự thân Nho giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử. Mục đích của Nho giáo là mong muốn xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị có trật tự kỷ cương, nề nếp. Nho giáo chủ trương lấy Đức trị làm phương thức cai quản đất nước, vì vậy, Nho giáo đã xây dựng được hệ thống các phạm trù đạo đức, đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, xây dựng các mối quan hệ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. Xét về mặt ý thức hệ, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng phong kiến Trung Quốc, mà nền tảng là Nho giáo. Đạo đức Nho giáo, bên cạnh một số yếu tố tích cực, vẫn chứa đựng không ít những yếu tố tiêu cực mà cho đến nay còn ảnh hưởng khá nặng nề trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta. Trong nhiều năm trở lại đây, Nho giáo và đạo đức Nho giáo đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, được đánh dấu bởi các công trình nghiên cứu sau: Nhóm công trình luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và hệ thống những yêu cầu đạo đức của Nho giáo, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau: Trong “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu [10]. Tác giả trình bày, phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển. Qua đó, khi đánh giá, nhận xét về Nho giáo tác giả đã nêu bật và đề cao những nhân tố tích cực của Nho giáo và cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức con người và đóng góp trong việc ổn định trật tự xã hội. - “Nho giáo” của Trần Trọng Kim [57]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nói rõ về nguồn gốc ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc qua các
  9. 6 thời kỳ lịch sử cùng nội dung và hệ thống tư tưởng đạo đức chủ đạo của Nho giáo như: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ... Tác giả nêu rõ, trong quan niệm về Nhân, Khổng Tử cho rằng: Nhân là yêu người (ái nhân); là điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai; là sửa mình trở lại theo lễ là Nhân... . Khổng Tử dùng chữ Nhân làm tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong hệ tư tưởng đạo đức của mình. Đến Tuân Tử cũng theo tông chỉ của Nho giáo lấy Nhân, Nghĩa dạy người. Song Tuân Tử chỉ hiểu cái nghĩa hẹp của Nhân là ái mà thôi, tức chỉ đơn thuần là một đức tính tốt nói về lòng yêu thương người. Tác giả cũng nói đến sự phát triển của Nho giáo ở Việt Nam qua sự đại diện của những nhà Nho ở từng thời kỳ lịch sử. Tác giả kết luận về cách tiếp nhận Nho giáo của người Việt phải nên biến đổi luôn song, biến đổi phải lấy gì làm gốc, để cho sự biến đổi của mình có căn bản mà nghĩa lý vẫn không mất. Nói theo Nho giáo là theo cái tinh thần cường kiện, đem cái tư tưởng của ta vượt lên đến cái lý nguyên thủy, rồi cùng với vũ trụ mà lưu hành, mà tạo tác ra một cuộc nhân sinh có đủ nghị lực để đồng sinh, đồng hóa với vạn vật, biết tùy thời mà ứng biến, nhưng không quên cái gốc cũ, để thành một hạng người có nhân cách tôn quý, có lòng nhân từ bác ái, có cái sức mạnh mẽ để cùng với thiên hạ mà sinh tồn, mà xây đắp thêm một vài viên gạch viên đá vào cái nền chung nhân loại. Tuy vậy, tác giả mới trình bày những nét khái quát nhất, chưa đi sâu phân tích nội dung và quá trình tiếp biến của Nho giáo Việt Nam. - “Khổng giáo và phê bình tiểu luận” của Đào Duy Anh [1]. Trong tác phẩm này, tác giả nhận định, muốn biết rõ chân tướng Khổng giáo ta phải đặt Khổng Tử vào xã hội đương thời để thấy rằng dẫu là bậc thánh nhân cũng không thế vượt ra ngoài không gian và thời gian mà lập túc được. Vì tư tưởng của Khổng Tử không đơn giản như một người dung phàm, vì vậy, chúng ta không những không nên phủ nhận mà cần nhận rõ chân những điều phức tạp mâu thuẫn của ông. Nghĩa là, chúng ta phải quan sát sự nghiệp và học thuyết
  10. 7 của ông bằng con mắt biện chứng mới khỏi thất chân. Từ quan điểm đó, tác giả đi vào nghiên cứu: sự xuất hiện và chân tướng của Khổng giáo; Vì sao Khổng giáo tồn tại được hơn hai nghìn năm? Kết quả Khổng giáo ở Trung Quốc và Việt Nam; Khổng giáo gặp văn hóa phương Tây ở Trung Quốc và ở nước ta; Khổng giáo không thể tồn tại ở xã hội ta ngày nay, vì vậy thái độ của chúng ta với Khổng giáo như thế nào? Qua những phần nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra phương pháp khoa học để nhìn nhận và đánh giá Khổng giáo một cách công bằng. Cho dù hiện nay, nó không còn thích hợp nữa, song không thể phủ nhận công dụng và sự nghiệp của nó trọn vẹn ở trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu về những ưu và nhược điểm của Khổng giáo đối với xã hội nước ta. - “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân Huy [50]. Trong cuốn sách này, người soạn đã dành hẳn phần III với tiêu đề “ Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc” là nội dung nghiên cứu về Nho giáo của tác giả. Những bài giảng này là chuyên đề triết học phương Đông được trình bày tại Viện Văn học năm 1962 - 1963. Tác giả tập trung đi vào nghiên cứu về xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc; về Khổng Tử và nội dung học thuyết của ông. Tác giả chỉ ra tư tưởng chính trị - xã hội, nhân sinh quan của Khổng Tử thông qua các sách Luận ngữ và Trung dung. Khi bàn về “Nhân” của Khổng Tử, tác giả cho rằng hai chữ “trung” và “thứ” chưa phải là bản thể của chữ “nhân”. Đặc biệt, tác giả nêu được những mâu thuẫn nội tại trong chữ “nhân” của Khổng Tử, vì xuất phát từ một tâm lý phổ cập (tính tương cận) mà lại quy kết ở một lý tưởng cao nhất, cần phải một đại thánh mới thực hiện nổi. Tiếp theo, vì chữ “nhân” đã là thuộc tính phổ cập, thì đáng lẽ nó là siêu giai cấp, nhưng nó lại gắn liền với chữ “Lễ”, mà “Lễ” lại là chính trị tôn giáo hóa của giới quý tộc. Những mâu thuẫn nội tại này đều bắt nguồn từ tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” và lập trường điều hòa mâu thuẫn của Khổng Tử. Quả là những nhận xét có giá trị!
  11. 8 Song, cuốn sách mới chỉ dừng lại những nghiên cứu chung về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội của các nhà nho, còn phần nhân sinh quan mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu (nói về Nhân, nói ít về Trung, và không thấy đề cập đến các phạm trù đạo đức khác). -“Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện [145]. Qua việc trình bày những luận điểm về: ông quan và kẻ sĩ, người tiểu nông và quan lại, đời sống làng xã và Nho sĩ, nhân - nghĩa - lễ, nho sĩ quan lại và nho sĩ bình dân... tác giả đã đồng thời nêu lên mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của Nho giáo. Khi đánh giá những mặt tích cực, tác giả cho rằng đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước. Nói về những điều tâm đắc của mình khi nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo, tác giả đánh giá cao tính vừa phải, không thái quá trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề ứng xử của Nho giáo đối với các mối quan hệ trong xã hội. Từ đó, tác giả kết luận, thích cái tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho. Không cường điệu lên là yêu hết mọi người ngang nhau, mà bảo phải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác. Lấy ân báo ân nhưng cũng không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán thì lấy công bằng mà xử lý, nhận rõ điều gì là phi pháp, nhưng không nhẫn tâm đến mức đi tố cáo bố mẹ mình với nhà chức trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân. Đó chính là những nhận định có giá trị mà tác giả đã lột tả thành công. Xuất phát từ kinh nghiệm của một số nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã đạt được một số kết quả khả quan về ổn định xã hội và phát triển kinh tế do biết phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo. Từ công cuộc đổi mới hôm nay, đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về Nho giáo Việt Nam, nêu rõ ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, chính trị - xã hội, hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục... . Liên quan đến vấn đề này có: - “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông” của Trần Đình Hượu [54]. Phần 1: Tác giả trình bày về tư tưởng Nho gia và Lão Trang và lịch sử vận
  12. 9 động của các hệ tư tưởng này ở Trung Quốc. Phần 2: Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam trình bày nội dung học thuyết Nho giáo, cơ sở kinh tế xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại. Đóng góp của tác giả là đã thể hiện được sự hiểu biết sâu về kinh sử nên chỉ ra được nguyên lý về sự phát triển của các hệ tư tưởng; từ các vấn đề chung của Nho giáo góp phần soi sáng sự kiện đại cách mạng văn hóa, chủ nghĩa Mao hay hiện tượng vươn lên của bốn con rồng Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan; soi sáng cả các vấn đề thực tế của Việt Nam như: làng xã, tổ chức làng xã, bộ máy quan lại, đô thị và khởi nghĩa nông dân... Những trang viết về gia đình Nho giáo như: quan hệ giữa những người thân trong gia đình, vấn đề thờ cúng tổ tiên, quan hệ họ hàng... đều được tác giả trình bày khoa học và hệ thống. - “Nho giáo xưa và nay” của Vũ Khiêu [60]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu về Nho giáo. Cuốn sách đề cập đến phương hướng và phương pháp tiếp cận, nội dung và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam, Nho giáo và sự phát triển ở một số nước châu Á. Tiêu biểu là các bài viết: “Hiện đại đối thoại với Nho giáo” của Bùi Đăng Duy, “Khổng giáo và gia đình” của Quang Đạm, “”Nho giáo và văn hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vượng... . Tựu trung, cuốn sách đặt vấn đề: Nho giáo đã từng bao đời là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng Trung Quốc, của nhiều nước phương Đông và của Việt Nam. Nho giáo đã góp phần xây dưng một hệ thống hành chính và quản lý xã hội bao gồm những người trí thức được đào tạo công phu về kiến thức, về cách ứng xử xã hội, về phẩm chất kẻ làm quan. Phải chăng Nho giáo còn có thể giúp ích gì, cả về mặt chính diện và phản diện cho giới quản lý trong xã hội Việt Nam ngày nay? Tác giả nhận định, trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam, đã từng có sự đóng góp to lớn của nhiều nhà trí thức lỗi lạc, vẫn tự nhận là nhà Nho như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng nhiều
  13. 10 danh ngôn của Khổng Mạnh trong nhiều bài nói và viết của mình. Từ đó, tác giả lập luận cần đánh giá như thế nào cho khoa học và đúng mức ảnh hưởng của Nho giáo trong sự cống hiến của các nhà trí thức Việt Nam được gọi là những nhà Nho ấy. -“Nho giáo và đạo đức” của Vũ Khiêu [62]. Tác giả cho rằng: Nho giáo không chỉ là một hệ tư tưởng chính thống trong kiến trúc thượng tầng, mà còn ăn sâu vào đời sống thường ngày, chi phối ý nghĩ, tình cảm và hành vi của các tầng lớp nhân dân. Thông qua những quy tắc chặt chẽ trong mọi quan hệ xã hội, đạo đức Nho giáo có sức sống dai dẳng, kéo dài hàng nghìn năm lịch sử. Tác giả nêu vấn đề cần đánh giá đạo đức Nho giáo như thế nào cho khách quan và khoa học? Và trong khi đánh giá lại Nho giáo, không thể một chiều đề cao quá mức tư tưởng đạo đức của học thuyết này mà bỏ quên mặt tiêu cực của nó trong giáo dục ràng buộc con người vào những nghi lễ hà khắc. Nho giáo luôn luôn lấy khuôn mẫu của người đời xưa giáo dục đời nay: “theo lịch nhà Hạ, đi xe nhà Ân, mang mũ miện nhà Chu, dũng nhạc Thiều của vua Vũ” [62, tr.8]. Nho giáo khuyên răn con người ta bảo thủ và an phận; Đạo đức Nho giáo đối lập với tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa người với người; Nho giáo đem Đức trị đối lập với Pháp trị... Từ nhận định đó, tác giả chỉ rõ: trước những mạnh yếu của đạo đức Nho giáo, chúng ta có thể tiếp thu những gì để phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước? Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín... nếu được tước bỏ đi những yếu tố tiêu cực vẫn đầy sức thuyết phục. Trong tu thân, Nho giáo có hàng loạt những lời răn dạy: muốn tu thân trước hết phải giữ lòng dạ mình ngay thẳng. Việc trau dồi đức hạnh phải được thực hiện bền bỉ, thường xuyên, theo đuổi đến cùng. Xuất phát từ những nhận định trên, trong cuốn sách này, tác giả đã dày công sưu tầm và ghi lại những câu trích của Nho giáo, chủ yếu là của Khổng Mạnh. Cuốn sách có ý nghĩa quan trọng đối với những người nghiên cứu về đạo đức Nho giáo. Song cuốn sách mới dừng lại ở việc nêu lên những câu
  14. 11 trích của Nho giáo về đạo đức chứ chưa có sự phân tích, đánh giá về những câu trích đó. - “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng [125]. Trong cuốn sách này, có một số bài viết liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với con người và xã hội Việt Nam như: + “Vài nét về tinh thần chống ý thức hệ Nho giáo trong văn học dân gian Việt Nam” của Bùi Văn Nguyên. Tác giả cho rằng: Tổ tiên ta chẳng cần biết đến Nho giáo, biết đến thuyết chính danh, định phận, biết đến thuyết tam cương, ngũ thường, mới biết thương cha, thương mẹ, thương vợ, thương chồng, thương đồng bào dân tộc, mới biết kính trên nhường dưới. Trong quá trình lịch sử, do sự giao lưu văn hóa hoặc do sự ngoại xâm tác động, những hệ tư tưởng như Nho giáo đã du nhập nước ta. Quá trình tiếp thu và chống đối ý thức hệ Nho giáo đó là một quá trình biện chứng dai dẳng, xen kẽ và phức tạp. Về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tác giả quan niệm: dần dần những khái niệm chủ quan của giai cấp thống trị phong kiến, như ở Trung Quốc và ở ta là: trung hiếu,.... đi vào lĩnh vực tình cảm từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành yếu tố của chủ nghĩa tình cảm, bất chấp mọi phân tích và chứng minh của trí tuệ và khoa học.”. Về ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng, trải qua thời gian, biết bao tàn dư và tác hại của ý thức hệ Nho giáo, như tác hại về thuyết định mệnh, về lẽ trọng nam khinh nữ, vốn nảy sinh từ thuyết tam cương... .Và cùng biết bao nhiêu là tàn dư và tác hại khác do ý thức hệ Nho giáo gây nên, có khi từ thời Triệu Đà đến mãi ngày nay. + “Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Nguyễn Đức Quỳ: Tác giả cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đức như: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều bó hẹp con người trong một khuôn phép vô cùng nghiệt ngã, đặc biệt với những ai không tuân theo những chuẩn mực ấy. Tác giả cũng chỉ ra, ngày nay, ảnh hưởng của
  15. 12 mặt trái đạo đức Nho giáo vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân ở mọi tầng lớp. Nó tác động tiêu cực tới suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội thể hiện trên những bình diện: Nếp sống không thật sự dân chủ; Đánh giá con người không đúng theo tiêu chuẩn; Coi thường phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong xã hội. “Nhân dân Việt Nam dưới tác động của Khổng giáo” của Vũ Khiêu. Tác giả phân tích, trong suốt một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, hệ thống giáo lý Nho giáo đã trở thành phương tiện truyền tải tinh thần rất độc hại mà giai cấp thống trị đã sử dụng để nô dịch quần chúng. Lễ giáo phong kiến nước ngoài cùng những lời răn dạy của Khổng Tử dần đi vào đời sống của nhân dân, song cũng gặp những phản ứng gay gắt. Nhân dân ta dù đã phản ứng lại nội dung của “tam cương”, “ngũ thường” của Nho giáo, nhưng những tàn dư, sự hà khắc của lễ giáo đạo Nho như sự khinh rẻ và coi thường phụ nữ, trung quân một cách mù quáng... là những nội dung mà cuộc cách mạng văn hóa của chúng ta phải có trách nhiệm xóa bỏ. + “Vị trí và vai trò của Nho giáo ở thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam” của Nguyễn Đức Sự. Tác giả cho rằng: Nho giáo vốn gốc từ Trung Quốc nhưng đã thâm nhập vào nước ta hàng ngàn năm. Nó đã chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tư tưởng và tinh thần của nhân dân ta xưa kia và trở thành nòng cốt của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Do đó, nó đã ăn sâu vào toàn bộ sinh hoạt xã hội của nước ta trong nhiều thế kỷ. Luận giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn và các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống con người Việt Nam trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam, tác giả cho rằng: nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ơ nước ta hồi thế kỷ 14 và 15 trở thành cơ hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình. Hơn nữa, suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, người nông dân Việt Nam tuy sinh hoạt trong gia đình nhưng không tách
  16. 13 rời những quan hệ xã hội của họ. Từ đó, tác giả kết luận: cho nên không phải ngẫu nhiên mà thôn xã Việt Nam đã giành cho Nho giáo một chỗ đứng nhất định. Tác giả nêu bật được những nét đặc thù và vị trí của Nho giáo trong thời kỳ cực thịnh của nó. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra, Nho giáo ở Việt Nam lúc này chủ yếu xoay quanh đạo tu thân và phép đối nhân xử thế, đạo trị bình thiên hạ, nên nó không giải đáp được những vấn đề số phận con người, không cắt nghĩa được sự bất hạnh và rủi ro cũng như không đáp ứng được yêu cầu giải thoát của con người. Vì vậy, dù có chiếm được địa vị độc tôn và đạt tới đỉnh cao nhất của sự thịnh trị thì Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn này vẫn không giữ nguyên bộ mặt vốn có của nó như ở Trung Quốc. Nó đã thực sự thay hình, đổi dạng và được cải biến cho thích hợp với mảnh đất và nhu cầu của xã hội Việt Nam. - “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của GS. Phan Đại Doãn [17]. Ở đây, các tác giả đã phân tích rõ những nét cơ bản của tiến trình xác lập vị thế và những thành tựu của Nho giáo Việt Nam trong chặng đường lịch sử từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, mà đỉnh điểm của nó là thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Đây là thời kỳ Nho giáo Việt Nam chiếm địa vị độc tôn của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta. Các tác giả chỉ rõ, cuối thế kỷ XIX, mặc dù Nho giáo Việt Nam ngày càng suy tàn, không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nhưng những thành tựu của nó về giáo dục, khoa cử, những yếu tố tiến bộ, hợp lý của nó về xây dựng gia đình, xây dựng cộng đồng, tu dưỡng cá nhân, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo... vẫn cần được khai thác phát huy với hướng gạn đục khơi trong, nối tiếp truyền thống nhằm góp phần tích cực vào công cuộc xây dưng đất nước ngày một phát triển nhanh và bền vững. Cuốn sách cũng nêu lên được Nho giáo khi vào Việt Nam không còn giữ nguyên như ở Trung Quốc, nó đã được “Việt Nam hóa”. Các nhà nho Việt Nam vì công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và khai thác những yếu tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình. Nói một cách khác, các nhà nho Việt Nam nặng hơn về luân lý đạo đức, chủ yếu
  17. 14 là hiếu nghĩa, nặng về tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử. Bàn nhiều về đạo và đức, về lễ và pháp, về quân tử và tiểu nhân, về trị và loạn... Các nhà nho Việt Nam đã đơn giản hóa và thực dụng hóa tư tưởng của Khổng, Mạnh, Trình, Chu. Các vương triều và Nho sĩ Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo như một công cụ tư tưởng để tổ chức xã hội, trước hết là ở các phương diện như: nhân cách cá nhân, gia đình được củng cổ, xã hội và đất nước được ổn định. Các nhà nho Việt Nam không bàn nhiều về lý luận phức tạp, mà chú trọng vào củng cố nhân luân, hiếu đễ - những tư tưởng cơ bản của đạo đức Nho giáo. - Hội thảo “Nho giáo ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard - Yenching (Mỹ) phối hợp [147]. Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học đến từ các nơi trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan..., đã thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh các nội dung: Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống hiện nay; quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam; ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến; Tư tưởng Nho giáo trong văn học và sử học thời phong kiến,... . Các tham luận về các vấn đề trên đều khẳng định: Nho giáo giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam và nó có ảnh hưởng sâu đậm đối với con người và xã hội Việt Nam. Các tác phẩm trên, bên cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng, nhiều tác giả đã đặt ra vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên nội dung của việc kế thừa đó mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đã nhiều tác giả bàn luận đến, có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây:
  18. 15 - “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại”, của Vũ Khiêu [61]. Đây là công trình được xuất bản trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh (đề tài KX02). Công trình là tập hợp các bài tham luận và bài phát biểu tại Hội thảo về nguồn gốc hình thành và đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; về Hồ Chí Minh với các giá trị và tinh hoa đạo đức của nhân loại. Công trình tập trung vào nhận định: quá trình hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức, nó thể hiện một thái độ khoa học đối với đạo đức cũ. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh đã gạt bỏ những cái đã lỗi thời, phát huy những nhân tố tích cực của đạo đức cũ để xây dựng một kiểu đạo đức mới. Đạo đức mới là đạo đức chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc, vì sự tiến bộ của cả nhân loại, vì tự do và hạnh phúc của mỗi con người. Công trình chỉ rõ: Từ những quan điểm đạo đức rất cơ bản, rất lớn đến những nội dung đạo đức rất bình thường đều được Hồ Chí Minh trình bày rõ ràng, ngắn gọn, giản dị, nhiều khi rất cô đọng và súc tích như những châm ngôn. Giúp chúng ta tìm thấy những căn cứ đúng đắn nhất để xét người xét việc và xem xét chính bản thân mình. Giúp chúng ta tìm thấy ở đây những chuẩn mực để yêu hay ghét, trọng hay khinh, ca ngợi hay chê trách, tán thành hay phản bác, và đặc biệt quan trọng là để phấn đấu và vươn tới những cái cao đẹp nhất của con người. Đó là những vấn đề tư tưởng đạo đức được thể hiện trong lời nói và bài viết của Người. Trong công trình này, đặc biệt có hẳn một phần nội dung về Hồ Chí Minh với học thuyết của Khổng Tử và tư tưởng đạo đức phương Đông. Đáng chú ý là các bài: “Tư tưởng đạo đức ở Khổng Tử và Hồ Chí Minh” của Phan Văn Các, “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với Nho giáo” của Nguyễn Đình Chú, “Hồ Chí Minh và đạo đức Nho giáo” của Đặng Việt Bích, “Hồ Chí Minh tiếp thu và không tiếp thu những gì ở Nho giáo” của Vũ Đăng Như... đều là những bài viết mang tính khoa học và có giá trị cao trong nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
  19. 16 - “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Thành Duy [19]. Đây là công trình nghiên cứu công phu của tập thể các nhà khoa học đã có quá trình nhiều năm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách được trình bày một cách có hệ thống nguồn gốc, đặc trưng và những nội dung cơ bản của hệ thống tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nghiên cứu bản chất và nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cuốn sách đã khẳng định tính phổ biến và giá trị trường tồn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm quán triệt và vận dụng tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Người trong bối cảnh xã hội hiện nay. Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày một cách khoa học về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện con người mới; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của cách mạng nước ta.... Từ đó, khẳng định trên con đường đi tới xã hội ngày mai, để có thể cùng năm châu khẳng định tương lai tươi sáng của một xã hội phát triển kỳ diệu trong khoa học - kỹ thuật hiện đại, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn là bó đuốc soi đường cho dân tộc ta, cho nhân loại tiến bộ. Bởi lẽ, con người và hạnh phúc của con người vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của Vũ Khiêu [64]. Trong tác phẩm này, Vũ Khiêu đã đề cập đến vai trò của Nho giáo trên con đường cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ngày nay. Người đại diện cho sự vận dụng đầy tính biện chứng và khoa học đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả nhận định: Hồ Chí Minh được sinh ra trong một gia đình nhà Nho, được sống giữa một quê hương bao đời theo Nho học, lại được chứng kiến những hành vi yêu nước và chống giặc đầy nhiệt tình và khí phách của nhân dân. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những truyền thống đạo đức của dân tộc thể hiện trong sinh hoạt của nhân dân và chứa đựng trong nhiều câu chữ của Nho giáo.
  20. 17 Tác giả phân tích, Hồ Chí Minh chứng kiến sự bất lực của Nho giáo trước chủ nghĩa đế quốc; Hồ Chí Minh thấy rõ được những ưu điểm, nhược điểm của Nho giáo trước nhu cầu mới của đất nước và cũng chính Hồ Chí Minh là người đã vận dụng thành công ưu điểm đó trong việc xây dựng nên nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Tác giả so sánh: Nếu như Nho giáo đặt vấn đề tu dưỡng đạo đức lên hàng đầu “từ bậc thiên tử xuống tới hạng bình dân, ai nấy đều phải lấy tu thân làm gốc” nhằm thực hiện một xã hội lý tưởng theo mô hình Nho giáo với sự thống trị của “vua hiền, tôi giỏi” thì trong sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh cũng coi “đạo đức là gốc” và đòi hỏi người cách mạng phải có bản lĩnh đạo đức. Nếu Nho giáo coi thực hiện lý tưởng của mình là một nhiệm vụ rất khó khăn thì Hồ Chí Minh cũng coi nhiệm vụ cách mạng là nặng nề, phức tạp và gian khổ. Tác giả cũng cho rằng, trải qua hai cuộc kháng chiến đầy gian lao thử thách, có thể nói Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng khá nhiều những kinh nghiệm của Nho giáo vào việc giáo dục đạo đức và phát động tinh thần của nhân dân nhưng sự vận dụng đó được nhìn dưới lăng kính của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trong quá trình lịch sử này không thể bỏ qua sự đóng góp những lời răn dạy được rút ra từ trong Nho giáo. Tuy nhiên, không phải để thực hiện mục tiêu của Nho giáo mà để đi ngược lại mục tiêu ấy, hướng vào sự nghiệp giải phóng cho tổ quốc và nhân dân. Song sự phân tích của tác giả về vấn đề này mới dừng lại ở những nét khái quát nhất, chưa đi sâu phân tích cụ thể trong cách vận dụng từng phạm trù đạo đức của Nho giáo trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. - “Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Văn Giàu [41]. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu những nền móng trang bị kiến thức và tư tưởng của Hồ Chí Minh thời trẻ; những yếu tố tư tưởng được Hồ Chí Minh tiếp cận ở Tây Âu trước khi gặp chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản trong thời kỳ lịch sử 1920 - 1930; cách mạng giải phóng dân tộc - là vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2