LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
lượt xem 17
download
Đất nước ta tiến hành xây dựng chñ nghÜa x· héi từ một điểm xuất phát rất thấp, nền kinh tế ở trong tình trạng kém phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, kết cấu hạ tầng chưa được phát triển, năng suất lao động thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, thu nhập GDP bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới. Từ thực trạng đó, để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nền kinh tế quốc dân phải có nguồn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
- LUẬN VĂN: Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với pht triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta tiến hành xây dựng chñ nghÜa x· héi từ một đ iểm xuất phát rấ t thấp, nền kinh tế ở trong tình trạng kém phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, kết cấu hạ tầng chưa được phát triển, năng suất lao động thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, thu nhập GDP bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới. Từ thực trạng đó, để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nền kinh tế quốc dân phải có nguồn vốn thích ứng. Tín dụng ngân hàng được mệnh danh là mạch máu của nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn có ý ngh ĩa quan trọng, đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, ổn đ ịnh tránh đư ợc sự phụ thuộc vào n - ư ớc ngoài. Làm thế nào để huy động và sử dụng tín dụng ngân hàng phục vụ cho tăng trư - ởng kinh tế đất nư ớc là cả một sự vận dụng mang tầm cỡ chiến lư ợc, đ iều trước hết và là vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có những chính sách đúng đắn nhằm khai thác, huy động, đ ịnh hư ớng và phân phối, sử dụng sao cho hợp lý, có hiệu quả. Vận dụng những lý luận để tiến hành huy động nguồn lực vốn từ tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế - xã hội là cả một tiến trình. Trong phạm vi cả n ước hay ở góc độ từng đ ịa phương để tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ kinh tế để đạt được mục tiêu tăng thêm về số lư ợng của cải vật chất và dịch vụ, sự biến đổi về c ơ cấu kinh tế và đ ời sống xã hội. Hiệp Đức là một huyện miền núi, ngay từ khi mới thành lập (1986) đã rất nghèo, cơ s ở hạ tầng thấp kém, đ iểm xuất phát kinh tế thấp, kinh tế hàng hoá ch ưa phát triển, mà chủ yếu là sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Trong thời kỳ phát triển mạnh nông n ghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức đang cố gắng tìm tòi lựa chọn cách thức, cũng nh ư bước đ i thích hợp với đ iều kiện kinh tế - xã hội của hu yện nhà. Quyết tâm xây dựng một huyện phát triển về kinh tế, ổn đ ịnh về xã hội, đời sống nhân dân hưởng thụ cao cộng với tinh thần cách mạng triệt để, Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Đức dốc toàn bộ sức lực, tập trung chỉ đạo tốt và có những chính sách thích hợp để xây dựng một huyện có nền kinh tế phát triển và ngày càng giàu mạnh. Thực tế, trong những năm vừa qua, nhìn chung, nền kinh tế của huyện Hiệp Đức vẫn còn chậm phát triển vì thiếu vốn đầu tư, các dự án, các chương trình kinh tế - xã
- hội chưa nhiều. Vì vậy để phát triển kinh tế - xã hội ở Hiệp Đức cần phải thực hiện một lo ạt các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tài chính, chính sách huy động vốn tín dụng ngân hàng là một nhân tố quan trọng, là một yêu cầu cấp bách. Thực tế và lý luận đã ch ỉ ra rằng: Tín dụng ngân hàng là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy của nền kinh tế. Do vậy, nắm đư ợc nguồn lực này, phân tích đ ược các tiềm năng và vai trò của nguồn vốn tín dụng n gân hàng để có biện pháp thích ứng tác động vào nền kinh tế một cách đúng hướng, đạt hiệu quả tối đa là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo quản lý ở các cấp, c¸c ngµnh t¹i HiÖp §øc. Nhận thức đư ợc tầm quan trọng và tính cấp thiết của vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đ ịa phương, nhất là nhu cầu vô cùng to lớn về vốn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay trên phạm vi cả n ưíc vµ ë tÊt c¶ mäi n gµnh, mäi lÜnh vùc. Sau khi tiếp nhận hệ thống kiến thức đã học tập và nghiên cứu tại nhà t rư ờng, đồng thời trên cơ sở thực tiễn công tác nhiều năm trên lĩnh vực tín dụng ngân hàng tại huyện Hiệp Đức, với mong muốn thông qua việc đánh giá đúng đắn tầm quan trọng và ý n gh ĩa quyết đ ịnh của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế - x ã hội, mà góp phần xây dựng quê hương Hiệp Đức ngày càng giàu mạnh, vì thế tôi ấp ủ đề tài: "Tín dụng cña ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát huy vai trò chức năng hoạt động tín dụng ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế xã hội đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết được công bố với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Điển hình như đề tài: - Vâ V¨n L©m (1999), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận án thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Hµ Huy Hïng (1999), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, LuËn ¸n th¹c sÜ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- - Ng« Quang Minh (2000), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm phát triển vùng nguyên liệu mía đường tỉnh Thanh Hoá, LuËn ¸n th¹c sÜ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Hoµng Xu©n ThuËn (2003), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nôn g nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh L¹ng S¬n, LuËn ¸n th¹c sÜ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các công trình trên hoặc là nghiên cứu đề ra các giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn trên bình diện quản lý cấp tỉnh về mặt Nhà n ư ớc; hoặc là nghiên cứu hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp với mục tiêu góp phần công nghiệp hoá, h iện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hiện tại, Quảng Nam chưa có luận văn nào đi sâu n ghiên cứu hoạt động tín dụng thông qua hệ thống NHNo&PTNT để thấy đư ợc vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ thực tế đó, là người công tác trong ngành NHNo&PTNT, tôi chọn đề tài này với mong mu ốn được nghiên cứu làm rõ cơ s ở lý luận và thực tiễn để góp phần thúc đẩy sự phát triển h ơn nữa về kinh tế xã hội trên đ ịa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Hiệp Đức nói riêng... 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nông nghiệp nói riêng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó: - Hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản về Tín dụng Ngân hàng và thực tiễn hoạt động của Tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Hiệp Đức, Quảng Nam. - Phân tích đánh giá thực trạng về tín dụng ngân hàng nông nghiệp đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở huyÖn HiÖp §øc, Qu¶ng Nam. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để mở rộng tín dụng NHNo&PTNT cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 4. §èi t-îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu - LuËn v¨n tËp trung nghiªn cøu: Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT ®èi víi sù phát triển kinh tế -xã hội NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Thêi gian nghiªn cøu: C¸c th«ng sè, sè liÖu ph¶n ¶nh trong luËn v¨n lµ cña thêi kú thùc hiÖn 2001-2005 vµ thêi kú ph¸t triÓn t-¬ng lai 2006-2010.
- 5. Cơ sở lý luận và ph- ¬ng ph¸p nghiªn cøu Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội; đồng thời kế thừa các vấn đề lý luận chuyên môn trong hoạt động của chuyên ngành Ngân hµng ®Ó ¸p dông vµo hoµn c¶nh cô thÓ t¹i huyÖn HiÖp §øc, tØnh Qu¶ng Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp... đồng thời quán triệt vận dụng đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ để làm rõ các vấn đề mà luận văn đề cập. 6. Những đóng góp của luận văn - Luận giải và làm rõ những căn cứ khoa học, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin về tín dụng ngân hàng qua đó thấy được tầm quan trọng của tín dụng NHNo&PTNT đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về vai trò tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bµn huyÖn HiÖp §øc, tØnh Qu¶ng Nam. - Phân tích, đánh gi¸ thực trạng tín dụng NHNo&PTNT đối với việc phát triển kinh tế xã hội giai ®o¹n 2001-2005 t¹i huyÖn HiÖp §øc, tØnh Qu¶ng Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy chức năng tín dụng NHNo&PTNT góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2015. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham kh¶o, luËn v¨n gåm 3 ch-¬ng, 9 tiết. -¬ng 1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế-xã hội
- 1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Theo quan điểm cổ điển, tín dụng là mối quan hệ vay mượn tiền được xây dựng trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay. Theo quan điểm kinh tế học, tín dụng là phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của tư bản vốn. Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ sở hữu và các chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận, trên nguyên tắc hoµn tr¶ c¶ gèc vµ l·i. Trên thực tế, tín dụng được tồn tại dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng quốc tế. Tín dụng ngân hàng là một bộ phận tín dụng rất quan trọng, không như tín dụng thương mại là cung cấp dưới hình thức hàng hoá, tín dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và chuyển khoản.. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng chủ yếu giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thể hiện vai trò trung gian của Ngân hàng trên thị trường vốn và thoả mãn phần lớn nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên ngành kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, các cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò là tổ chức trung gian, với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân bằng việc nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thẻ tiết kiệm... để huy động vốn trong xã hội Với tư cách là người cho vay, ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với một số lượng nhất định có kỳ hạn trả nợ cụ thể và đáp ứng hầu hết các nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, cho các tổ chức, các cá nhân để bổ sung nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển đời sống, tiêu dùng và xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. Quá trình tập trung và sử dụng vốn của tín dụng ngân hàng (hay quá trình đi vay và
- cho vay) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giải quyết tốt mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì sự tồn tại của tín dụng ngân hàng. Quan hệ đó theo nghĩa rộng phải tính toán cân đối được các loại vốn để cho vay và còn phải đảm bảo khả năng thanh to¸n vµ duy tr× sù an toµn trong ho¹t ®éng Ng©n hµng. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hoạt động trên cơ sở "®i vay" ®Ó "cho vay" thông qua nghiệp vụ tín dụng của mình. Trong toàn bộ nền kinh tế, vai trò của tín dụng ngân hàng rất quan trọng, như thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà nguồn vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá và chu chuyển tiền tệ. Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế then chốt cũng như các ngành, vùng kém phát triển. Tín dụng ngân hàng góp phần tác động đến các đơn vị sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy và mở rộng ngoại thương, tham gia hội nhập với kinh tế thế giới. Tín dụng ngân hàng góp phần bình ổn giá cả và có vai trò tạo tiền (bút tệ) trong nền kinh tế. 1.1.2. Chøc n¨ng, vai trß vµ nguyªn t¾c tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Chøc n¨ng của tín dụng ngân hàng Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nh- ượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hµng nói riêng đều có 2 chức năng cơ bản là: - Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi. Chức năng này gồm hai loại nghiệp vụ đ-ợc tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế; - Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân. 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng Vai trò của tín dụng ngân hàng ®-îc ®¸nh gi¸ lµ rÊt quan träng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, c¸c vai trß đó cô thÓ nh- sau: Thø nhÊt, tín dụng ngân hàng động viên các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và chưa sử dụng đến trong nền kinh tế. Bằng các hình thức huy động tiền gửi đa dạng và hiệu quả,
- hÖ thèng c¸c ng©n hµng th-ong m¹i ®· thu hót ®-îc mét khối lượng tiền tạm thời nhµn rçi trong d©n c- h×nh thµnh nªn nh÷ng nguån vèn cho vay, nhằm đẩy nhanh quá trình vận động của vốn, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác hoạt động này cũng góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Thø hai, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Các doanh nghiệp không phải bao giờ cũng đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của mình và thường là thiếu hụt tạm thời. Khi đó các doanh nghiệp phải tìm kiếm những nguồn vốn bên ngoài để bù đắp sự thiếu hụt đó và họ sẽ cho vay của ngân hàng nếu đủ điều kiện. Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, nhất là khi họ tiến hành đổi mới công nghệ. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể đáp ứng được các nhu cầu đó và giúp cho các doanh nghiệp tiến hành việc tích tụ vốn trên phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện tái sản xuất mở rộng. Thø ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển nhưng cần thiết. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế mà chính sách tín dụng là một trong các công cụ đó. Tín dụng ngân hàng với lãi suất linh hoạt có thể điều chỉnh được hành vi tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Trong từng thời kỳ, tín dụng ngân hàng có thể cung cấp được một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các công trình trọng điểm. Qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước đưa thêm vốn vào nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu của mình. Thø t-, tín dụng ngân hàng là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện các chính sách hç trî cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, miền trong c¶ n-íc. Thø n¨m, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do việc hạch toán kinh doanh là một điều kiện để vay vốn nên qua hoạt động cung cấp tín dụng, ngân hàng đã gián tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý, tăng vòng quay của vốn... đồng thời hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà n-íc. Thø s¸u, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng để cho các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, cải tiến mÉu m· chÊt l-îng vµ sÏ t¹o ra søc m¹nh míi cho c¸c doanh nghiÖp.
- Thø b¶y, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại, tín dụng ngân hàng là phương tiện nối liền giữa kinh tế trong n-ớc và kinh tế thế giới. Thông qua ngân hàng, các doanh nghiệp mới có điều kiện thiết lập quan hệ thương mại với các công ty nưíc ngoµi vµ tín dụng ngân hàng là một công cụ để tài trợ cho các hoạt động đó. 1.1.2.3. Nguyªn t¾c của hoạt động tín dụng ngân hµng Trong hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và nói riêng, đặc trưng của tín dụng đều dựa trên 3 đặc trưng chủ yếu là: Lòng tin, tính thời hạn và tính hoàn trả. Chính điều đó ®· quy định nên nh÷ng nguyên tắc cho vay của tín dụng ngân hàng. Vì thế, khi khách hàng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dông đều ph¶i ®¶m b¶o tu©n thñ c¸c nguyªn t¾c sau ®©y: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, khi đi vay khách hàng phải làm đơn đề nghị vay vốn, trong đơn nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay, trên cơ sở đó ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định yêu cầu đó có chính đáng (phù hợp với Pháp luật) hay không, có thực tế phát sinh không và nhất là việc vay vốn đó có hiệu quả hay không. Nguyên tắc này yêu cầu khách hàng phải tính toán số tiền vay thật cụ thể, đầu tư vốn phải có trọng điểm, xác định rõ ràng được hiệu quả đầu tư và đạt được mục đích tiết kiệm vốn. Ngoài ra nó còn là cơ sở để tăng cường sự giám sát bằng tiền của ngân hàng cho vay đối với tổ chức, cá nhân vay vốn để tăng hiệu quả vốn vay của tổ chức, cá nhân đó nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn vay trong xã hội nói chung, đồng thời qua đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng mới an toàn và hiệu quả. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Cơ sở của nguyên tắc này là xuất phát từ việc "®i vay ®Ó cho vay" của các tổ chức tín dụng với vai trò là Ngân hàng trung gian tài chính. Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng chủ yếu là từ các nguồn huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, nguồn vốn huy động đó không thể mãi mãi mà là có kỳ hạn, nghĩa là sau một thời gian nhất định, ngân hàng phải hoàn trả lại gốc tiền gửi cho khách hàng kè m theo lãi tiền gửi. Do vậy, việc phải thực hiện nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng là một nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng được diễn ra thông suốt trên toàn xã hội. Vì thế, những khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng sau một kỳ hạn quy định đều phải hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Lãi là nguồn thu của Ngân hàng, các ngân hàng thương mại hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi có lãi, và thực
- hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Đến kỳ hạn trả nợ nếu khách hàng không trả nợ theo cam kết mà những lý do đưa ra không được ngân hàng cho vay đồng ý thì món nợ đó sẽ bị chuyển nợ quá hạn với chế tài phạt với lãi suất cao h ơn mức lãi suất bình thường đang áp dụng. Khi thực hiện nguyên tắc này còn có ý nghĩa là đảm bảo sự thống nhất giữa sự vận động của vật tư hàng hoá và sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, chống lạm phát và tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Thực hiện tốt nguyên tắc này, ngân hàng sẽ thu hồi và bảo tồn được vốn đầu tư tín dụng hiệu quả nhằm duy trì và phát triển các hoạt động đầu tư tín dụng cho nền kinh tế cũng như sự phát triển cña b¶n th©n ng©n hµng th-¬ng m¹i. - Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Luật pháp. Vấn đề đảm bảo tiền vay được hiểu theo nghĩa rộng trên 2 phương diện là đảm bảo an toàn ở tầm vĩ mô của cả nền kinh tế và đảm bảo tiền vay của ngân hàng. Đảm bảo tiền vay là việc thiết lập những cơ sở kinh tế, pháp lý để có thêm nguồn thu nợ dự phòng cho khoản nợ vay khi bị rủi ro. Đảm bảo tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, nhất là trong nền kinh tế thị trường, nó đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng. Đó là nguồn thu dự phòng trong trường hợp nguồn trả nợ của khách hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh không thực hiện được [20, tr.9-10]. 1.1.3. Các loại hình của tín dông ng©n hµng Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng hoạt động rất đa dạng và phong phú, có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau: Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Cho vay ng¾n h¹n. - Cho vay trung, dµi h¹n: + Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng ( 01 năm đến 05 năm). + Thêi h¹n cho vay dài hạn từ 60 tháng (05 năm) trở lên nhưng không quá thời gian còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng Theo tiªu thức này tín dụng được chia làm 2 loại:
- - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng là loại hình thức tín dụng cấp phát cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và các tổ chức mua sắm các đồ dùng như tivi, máy tính, ôtô, sửa chữa nhà ở... Căn cứ vào đối tượng tín dụng Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 2 loại: - Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho các DN, HTX, cá nhân... để mua hàng hoá dự trữ, cho vay chi phí sản xuất, cho vay thanh toán các khoản nợ d ưới các hình thức chiết khấu các chứng từ có giá. - Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng nhằm cung cấp đầu tư vốn cho mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi míi kü thuËt, më réng s¶n xuÊt, x©y dùng c¸c c«ng tr×nh míi, thêi h¹n cho vay ®èi víi lo¹i nµy lµ trung, dµi h¹n. Căn cứ vào chủ thể tín dụng - Tín dụng đối với Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ Luật dân sự và các quy định cña ph¸p luËt ViÖt Nam. §èi víi doanh nghiÖp thµnh viªn h¹ch to¸n phô thuéc: phải có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý. - Tín dụng đối với doanh nghiÖp t- nh©n: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi d©n sù vµ ho¹t ®éng theo LuËt Doanh nghiÖp. - Tín dụng đối với Hộ gia đình, cá nhân: Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh). Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo&PTNT là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - Tín dụng đối với Tổ hợp tác: Hoạt động theo điều 120 Bộ Luật dân sự; đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi d©n sù. - Tín dụng đối với Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp [3]. C¨n cø vµo ph-¬ng thøc cho vay
- - Cho vay từng lần: Là thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thời gian nhất định. - Cho vay theo hạn mức tín dụng (thấu chi): Là hình thức cấp tín dụng, trong đó khách hàng được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai. Chỉ khi nào khách hàng sử dụng thì ngân hàng mới tính lãi. đây là hình thức chỉ áp dụng đối với những đơn vị tài chính lành mạnh, có nhu cầu vốn thường xuyên và sản xuất kinh doanh ổn định. - Chiết khấu thương phiếu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của mình cho ngân hàng, để được nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí. - Bao thanh toán: Là hình thức mà các đơn vị nhỏ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đi mua lại các yêu cầu chi trả (các khoản nợ) của khách hàng nào đó để rồi sau đó nhận các khoản chi trả của các yêu cầu đó. Thông thường ở đây là chi trả ngắn hạn. - Tín dụng thuê mua: Là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc thuê máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, động sản, bất động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thêu. Bên thuê sử dụng tài sản thuê vào việc sản xuất kinh doanh của mình và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn bên thuê được chuyển quyền sở hữu mua lại hoặc tiếp tục thuê. - Tín dụng chấp nhận: Thực chất đây là việc ngân hàng đứng ra thực hiện nghiệp vụ chấp nhận thương phiếu cho khách hàng, tức là bảo đảm thanh toán cho người trả tiền thương phiếu. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng là chủ thể cho mượn uy tín của mình để khách hàng được cấp tín dụng (nếu rủi ro xảy ra thì người thụ hưởng được chi trả hoặc chiết khấu ở ngân hàng). - Tín dụng chứng từ: là một loại nghiệp vụ vừa là phương thức thanh toán quốc tế, vừa là nghiệp vụ tín dụng. Bởi khi ngân hàng mở thư tín dụng cho khách hàng của mình là người nhập khẩu, thì thực sự lúc đó ngân hàng đã cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Đồng thời với hành động đó, ngân hàng cũng đã cam kết đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng là người xuất khẩu ở nước ngoài, khi hàng đã được gửi đi và ngân hàng nhận được đầy đủ chứng từ đã thoả thuận trong thư tín dụng.
- - Tín dụng bảo lãnh: Là việc ngân hàng đứng ra bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, tức là sẽ trả thay nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ, gọi là chứng thư bảo lãnh. Bảo lãnh có nhiều loại như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh chất lượng và trọng lượng, bảo lãnh vận đơn... - Tín dụng tiêu dùng: Được thực hiện để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng, chủ yếu cho nhu cầu cá nhân như mua sắm nhà ở, xe máy… và xét về giác độ kỹ thuật có thể phân biệt hai loại tín dụng tiêu dùng sau đây: Tín dụng tiêu dùng trực tiếp và tín dụng tiêu dùng gián tiếp. + Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp với khách hàng tại ngân hàng. + Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: là hình thức tài trợ bán trả góp, tức là mua các phiếu bán hàng từ người bán lẻ. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản và bằng tín chấp Các tổ chức tín dụng căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng khoản vay tín dụng mà lựa chọn hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản, hoặc bảo đảm bằng tín chấp. - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là dựa vào khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng (đối với ngân hàng) mà tiến hành cho vay. Việc lựa chọn hình thức cho vay này là do ngân hàng hoặc Chính phủ chỉ định. 1.2. Vai trß cña Ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n trong thị trường tín dụng tại địa bàn nông thôn 1.2.1. Đặc điểm của tín dụng Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam 1.2.1.1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam Ng©n hµng Nhµ nước Việt Nam thành lập ngày 06/05/1951 và được tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp. Ngân hàng Nhà nước vừa làm chức năng của ngân hàng trung ương là quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng; vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động của
- ngân hàng thương mại như cho vay, thanh toán... Mô hình ngân hàng một cấp chỉ phát huy tác dụng và đáp ứng được nhiệm vụ trong cơ chế bao cấp kế hoạch hoá tập trung. Còn trong cơ chế thị trường, nó không còn phù hợp nữa. Do vậy, Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, chính thức đưa ngân hàng Việt Nam hoạt động theo mô hình hai cấp: Ngân hàng quản lý là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Ngân hàng thương mại (NHTM). Ngân hàng nông nghiÖp ®-îc h×nh thµnh vµ ra ®êi trong bèi c¶nh chung nh- vËy [24, tr.17]. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT ViÖt Nam). Ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và được quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các ph ương thức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, vừa làm chức năng kinh doanh thật sự, vừa làm chức năng dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản... góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp n«ng th«n [24, tr. 95-97]. Trong nh÷ng n¨m qua Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ phát triển nông thôn không ngừng vươn lên để phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
- hoá nông nghiệp nông thôn. Đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, có vị trí cao trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.2.1.1. Đặc điểm của tín dụng Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam Khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều đặc điểm về sản xuất, đời sống rất đặc trưng, khác biệt với các khu vực sản xuất công nghiệp và thành thị. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ và hình thành nên các đặc điểm của tín dụng ngân hàng trong khu vực này. - Tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động chủ yếu là phục vụ và đầu tư vốn trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, n«ng th«n. Hơn 80% dân số Việt Nam sống ở và hoạt động trên lĩnh vực nông thôn, với số lượng lao động lớn như vậy nhưng thu nhập của khu vực này lại thuộc mức thấp nhất trong xã hội. Nhu cầu tín dụng của khu vực này chủ yếu là phục vụ cho hai mục đích: tiêu dùng khẩn cấp và phát triển sản xuất. Vì thế mà, việc cần thiết phải có một ngân hàng phục vụ vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn một cách riêng biệt nhằm mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao nhất. Tín dụng ngân hàng nông nghiệp ở Việt Nam phải đáp ứng đư ợc yêu cầu đó, với đối tượng đầu tư tín dụng chủ yếu của tín dụng ngân hàng nông n ghiệp là lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Các lĩnh vực khác tín dụng ngân hàng nông nghiệp cũng có đầu tư vốn nh ưng không chủ yếu và không đáng kể. Kh¸ch hµng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn phân bố khá phân tán, mật độ khách hàng theo lãnh thổ không cao. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn về phân bố các chi nhánh nếu muốn tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này. Điều này đỏi hỏi mức đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, trụ sở, đội ngũ nhân viên rất lớn mà không phải mọi ngân hàng đều có khả năng và sẵn sàng bỏ ra. Đa phần khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn có trình độ học vấn không cao và đang quen với nếp sinh hoạt khép kín, làm ăn nhỏ lẻ. Nhiều người trong số họ có tâm lý không muốn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng do e ngại rằng ngân hàng cũng không khác gì những người cho vay nặng lãi. Một số khác lại suy nghĩ tín dụng ngân hàng như là một hình thức trợ cấp, cho không của Chính
- phủ. Những yếu tố tâm lý này ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức triển khai và các hình thức sản phẩm tín dụng của ngân hàng. - Hoạt động của tín dụng NHNo&PTNT có khả năng rủi ro rất cao và chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Đó là: + Nhiệm vụ của tín dụng NHNo&PTNT là đầu tư phục vụ vốn để sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, tiến đến một tỉ trọng phù hợp, tích cực trong cơ cấu kinh tế: c«ng nghiÖp - dịch vụ - n«ng nghiÖp. Bëi v×, trªn thùc tiễn quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp rất chậm so với các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. + Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, có nhiều bất lợi ch ưa thể khắc phục được. Kết quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ. Cho nên, rủi ro trong tín dụng nông nghiệp thường rất cao. Vì vậy, lãi suất tín dụng trong cho vay nông nghiệp cao hơn các ngành khác và luôn luôn cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. + Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế về mặt số lượng. Khi sản phẩm xuất hiện nhiều trên thị trường thì giá cả sản phẩm hạ rất nhanh, ngược lại khi sản phẩm thiếu hụt trên thị trường thì giá cả sản phẩm cũng tăng rất nhanh. Cho nên có hiện tượng khi được mùa thì bán rẻ, khi mất mùa lại được bán giá cao. Vì thế phải có biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp thông qua trợ giá, trợ vốn cho nông dân. Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của tín dụng n«ng nghiÖp ®Ó s¶n xuÊt n«ng nghiÖp duy tr× vµ ph¸t triÓn ®-îc. + Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, có quy luật phát triển riêng vì thế việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất trong nông nghiệp là rất khó, thậm chí áp dụng không đúng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Điều đó có nghĩa là thu nhập của sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn so với các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Vì thế mà có mâu thuẫn trong việc áp dụng lãi suất cho vay trong tín dụng ngân hàng nông nghiệp: nếu sử dụng lãi suất cao sẽ dẫn đến nông dân không dám vay, còn lãi suất giảm thì ngân hàng gặp khó khăn. + Sản xuất nông nghiệp rất phân tán, quản lý khó khăn, tính chuyên môn hoá thấp. Sản xuất theo hình thức xen canh, theo mùa vụ nên việc quản lý nông nghiệp phức tạp, khó theo dõi và lại chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh...việc bảo quản sản phẩm
- cũng khó khăn về công cụ sơ chế, kho tàng, bến bãi...Vì vậy chi phí sản xuất rất lớn, làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất. Do vậy, vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp cần phải được huy động tốt nhất, nhiều nhất để đủ đầu tư rộng khắp và theo đủ các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. - Tín dụng NHNo&PTNT còn là công cụ để thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn ở từng thời kỳ khác nhau. Nói chung, hoạt động của tín dụng ngân hàng trước hết là phải hướng vào lợi nhuận, nhưng tín dụng NHNo&PTNT ngoài nhiệm vụ kinh doanh, còn là công cụ để cho Nhà nước thực hiện các chính sách, các chương trình riêng trong việc phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Mục đích của các chính sách, chương trình này không đơn thuần là chỉ vì lợi nhuận. Thậm chí trong chừng mực nào đó, lợi nhuận chỉ là tiêu chí để tham khảo. ë ®©y, lîi nhuËn ®øng hàng thứ yếu, hiệu quả kinh tế -xã hội mới là thước đo cao nhất và hiệu quả đó đo được thông qua mức độ thành công của việc thực hiện các chính sách, chương trình đó. 1.2.2. Vai trß cña Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n trong thị trường tín dụng tại địa bàn nông thôn Ngµy nay, thËt khó mà hình dung đến sự vắng mặt của các ngân hàng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. NHNo&PTNT có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn nông nghiệp, n«ng th«n. Vai trß cña NHNo&PTNT ®-îc thÓ hiÖn th«ng qua c¸c ho¹t ®éng tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. T¹i huyÖn HiÖp §øc, vai trò đó có thể khái quát trên các mặt như sau: 1.2.2.1. Tín dụng Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp n«ng th«n - Tín dụng NHNo&PTNT đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và ứng dụng công nghÖ míi vµo s¶n xuÊt kinh doanh. Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm các cơ sở phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho quá trình sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quan trọng tạo ra sự
- chuyển biến, và thành công trong sản xuất nông nghiệp làm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện đáp ứng với thị trường trong nước và cơ hội vươn tới thị trường ngoài nước. ViÖc ®Çu t- x©y dùng c¬ së h¹ tÇng trong n«ng nghiÖp, nông thôn trước hết từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, vốn của địa phương, vốn đóng góp của nông dân và vốn của các tổ chức tài chính...Tuy nhiên, những nguồn vốn này là có hạn so với nhu cầu và trong thời gian qua chưa đáp ứng đủ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Do đó, vốn tín dụng ngân hàng không những chỉ tham gia bổ sung nguồn vốn lưu động còn thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà còn tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại nông thôn. Tín dụng NHNo&PTNT giúp cho bà con nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế từ đó tác động tới ý thức tiết kiệm tiêu dùng, tích luỹ để đầu tư góp phần tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một quá trình lâu dài và gặp không ít khó khăn. Bởi vì, trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trư ờng đ ịnh hư ớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự chuyển biến về nhận thức và thay đổi về cách nghÜ, cách làm để có thể tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Đất đai, tiền vốn, lao động là 3 yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nó luôn được huy động tối đa vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Trong đó tiền vốn và yếu tố quyết định. Do vậy, tín dụng ngân hàng nông nghiệp luôn có vị trí quan trọng làm điểm tựa vững chắc cho kinh tế - xã hội có sức bật mạnh mẽ để phát triển ở nông nghiệp, n«ng th«n. 1.2.2.2. Tạo việc làm, giải quyết tại chç vµ tËn dông lao ®éng n«ng nhµn Quá trình đầu tư tín dụng NHNo&PTNT vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ góp phần phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn đi vào chuyên môn hoá tạo ra nhiều công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
- Mặt khác, tín dụng NHNo&PTNT còn góp phần thu hút lao động nhàn rỗi và tận dụng được lao động nông nhàn ở nông thôn tham gia vào việc tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị đem lại thu nhập cho người nông dân. 1.2.2.3. Là công cụ đắc lực để thực hiện các chính sách tài trợ cho nông nghiÖp, n«ng th«n Tín dụng NHNo&PTNT lµ c«ng cô höu hiÖu cña Nhµ n-íc ®Ó thùc hiÖn c¸c chính sách xã hội. Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ ngân sách Nhà nước. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và kém hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng chính sách. Thông thường phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng kỳ hạn nợ thì kỷ năng lao động của họ sẽ được cải thiện theo. Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho sự ổn định tài chính cho các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường tín dụng NHNo&PTNT. 1.2.2.4. Xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi, góp phần ổn định đời sống kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn Đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụ, khi chưa đến thời vụ thu hoạch, chưa có sản phẩm hàng hoá để bán nhưng người nông dân lại cần đến những khoản tiền để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Sự thiếu hụt này đã tạo ra nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn có đất sống và phát triển. Tác hại của nạn cho vay nặng lãi là rất lớn, nó không những kìm hãm sự phát triển của sản xuất mà còn làm cho tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở nông thôn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn. Từ khi chuyển đổi quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng x· hội chủ nghĩa, hàng loạt các chính sách đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn được ban hành. Trong đó có nhiều chính sách tín dụng ngân hàng để ưu tiên cho phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tín dụng NHNo&PTNT ngµy cµng më réng, len lỏi tới các vùng sâu, vùng xa thì số lượng nông dân được ngân hàng nông nghiệp phục vụ vốn ngày càng tăng lên, điều đó đã góp phần đẩy lùi và xoá bỏ hoàn toàn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội. 1.2.2.5. Góp phần cải thiện đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội và các c¬ së h¹ tÇng míi ë n«ng th«n Tín dụng NHNo&PTNT góp phần làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội ở nông thôn và các cơ sở hạ tầng mới ở nông thôn, bởi c¸c lư? do sau: Tín dông NHNo&PTNT thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn huyện. Tín dụng NHNo&PTNT góp phần phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn đi vào chuyên môn hoá theo từng nghề nghiệp cụ thể, thích hợp với kỹ năng, truyền thống của từng làng, xã. Từ đó mở rộng quy mô tín dụng, đồng thời tạo điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp hoá ở giai đoạn cao hơn. Tín dụng NHNo&PTNT tác động tới hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn qua việc đầu tư vào sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho n«ng nghiÖp. Tín dụng NHNo&PTNT ®Çu t- vµo c¸c c¬ së h¹ tÇng, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá ở nông thôn, tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giá trị sản phẩm. 1.2.2.6. Tín dụng Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n góp phần tận dụng, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp, nông thôn Tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta rất lớn và phong phú, nhưng hiện tại sản xuất nông nghiệp của ta ở mức thấp, năng suất cây trồng, con vật nuôi, hệ số thâm canh còn thấp kém.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn "Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng"
63 p | 1260 | 626
-
Luận văn: Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
69 p | 418 | 98
-
Luận văn:Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
71 p | 294 | 83
-
Luận văn: Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh
57 p | 188 | 45
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
100 p | 104 | 38
-
Thực trạng và giải pháp vốn tín dụng có kì hạn tại Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội - 4
10 p | 111 | 29
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
74 p | 146 | 29
-
Mở rộng tín dụng tài trợ Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng xuất nhập khẩu Hà Nội - 3
10 p | 88 | 21
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
69 p | 83 | 18
-
LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam
98 p | 130 | 17
-
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng ngoại thương nội chi nhánh Ba Đình
65 p | 82 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thái Nguyên
21 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Cải tiến hoạt động tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
81 p | 40 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên
91 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hạn chế tín dụng của hộ gia đình nông thôn Việt Nam
60 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình
88 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam
109 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn