Pháp luật về hoạt động tín dụng của Công ty<br />
tài chính và thực tiễn áp dụng tại Công ty tài<br />
chính Vinashin<br />
Thiều Thị Chiên<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan Hương<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract. Khái quát những quy định của pháp luật hiện hành về pháp luật điều chỉnh<br />
hoạt động tín dụng của công ty tài chính (CTTC), trong đó bao gồm cả những chính<br />
sách pháp luật mới được ban hành trong thời gian gần đây. Nghiên cứu thực trạng<br />
pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty tài chính và thực tiễn áp dụng tại công ty<br />
tài chính Vinashin. Phân tích sự phù hợp và bất cập của các quy định này, đưa ra<br />
những nhận xét và kiến nghị phù hợp để có thể tạo môi trường pháp lý tốt nhất cho<br />
hoạt động tín dụng của CTTC nói chung và CTTC Vinashin nói riêng.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Công ty tài chính; Công ty Vinashin.<br />
<br />
Content<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài<br />
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế, hoạt động<br />
ngân hàng không ngừng tăng trưởng về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng<br />
lực điều hành, sản phẩm ngày càng đa dạng…<br />
Tài chính - ngân hàng đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, hứa hẹn<br />
nhiều thời cơ, lợi nhuận, nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro…Bên cạnh hệ thống các ngân<br />
hàng thương mại, các CTTC là một định chế tài chính được rất nhiều các tổng công ty trong<br />
nước và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới quan tâm đầu tư và xin thành lập. Là một quốc<br />
gia đang phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, khối khách hàng<br />
<br />
doanh nghiệp tư nhân loại vừa và nhỏ đang rất cần vốn nhưng khó vay vốn từ các ngân hàng<br />
lớn. Với những thủ tục đơn giản hơn thành lập ngân hàng, vốn điều lệ không quá cao thì đây<br />
là cơ hội tốt cho các tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia thị trường tài chính Việt Nam thông<br />
qua việc thành lập các CTTC. Đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước nâng điều kiện cấp phép và<br />
sau đó quyết định tạm ngưng việc cấp phép thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần thì<br />
phong trào thành lập CTTC lại nở rộ. Hiện tại, tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng các dịch vụ<br />
tài chính, ngân hàng chỉ khoảng 20% trong lúc nguồn vốn trong dân còn rất lớn. Các CTTC ra<br />
đời cũng sẽ góp phần cơ cấu lại thị trường tiền tệ theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và tính<br />
thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đa dạng hoá các sản phẩm tài chính-tín dụng, tạo ra<br />
nhiều kênh huy động và phân các nguồn vốn trong xã hội một cách linh hoạt góp phần thực<br />
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
Ở nước ta, phần lớn các CTTC ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu thu xếp vốn trong<br />
nội bộ các tổng công ty, tập đoàn lớn; hầu hết các tổng công ty, tập đoàn này thuộc sở hữu của<br />
nhà nước. Các CTTC có được một hành lang pháp lý phù hợp để thúc đẩy hoạt động của mình<br />
cũng có nghĩa là thúc đẩy hoạt động của các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước trước<br />
sức ép cạnh tranh của hội nhập quốc tế.<br />
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là hoạt động của các CTTC ở Việt Nam<br />
còn mới mẻ và chưa có định hướng rõ ràng. Đặc biệt, pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt<br />
động của công ty tài chính còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số quy định đến nay đã<br />
không còn phù hợp. Đặc biệt sự ra đời của Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã<br />
dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của CTTC – một định chế tài<br />
chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hệ thống các CTTC hiện nay đang rất cần có<br />
một hành lang pháp lý phù hợp để hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Với mong muốn đó, tác<br />
giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động tín dụng của CTTC và thực tiễn áp dụng tại CTTC<br />
Vinashin”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
So với các định chế tài chính khác như các ngân hàng, công ty chứng khoán…thì các<br />
vấn đề pháp lý về loại hình CTTC ít được quan tâm hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu<br />
pháp luật về tổ chức tín dụng nói chung, tuy nhiên các nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh<br />
riêng hoạt động của CTTC thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ<br />
thống và đầy đủ về vấn đề này.<br />
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này<br />
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại<br />
<br />
những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục<br />
đích đảm bảo một môi trường pháp lý phù hợp với đặc thù riêng của hệ thống các CTTC ở<br />
Việt Nam.<br />
Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu<br />
tham khảo có giá trị.<br />
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài<br />
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định pháp luật điều chỉnh<br />
hoạt động tín dụng của CTTC hiện nay và thực tiễn áp dụng tại CTTC Vinashin. Đặc biệt<br />
Luận văn có đi sâu phân tích các quy định mới được ban hành từ năm 2010 liên quan đến hoạt<br />
động tín dụng của CTTC.<br />
Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng pháp<br />
luật về hoạt động tín dụng của CTTC thông qua việc phân tích các ưu điểm và bất cập của các<br />
quy định pháp luật hiện hành và các vướng mắc cụ thể trong quá trình áp dụng pháp luật tại<br />
CTTC Vinashin. Qua đó tác giả có nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng trong việc hoàn<br />
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của CTTC. Đề tài chỉ nghiên cứu pháp luật về<br />
hoạt động tín dụng của CTTC, không nghiên cứu pháp luật về các hoạt động khác cũng như<br />
pháp luật về tổ chức của loại hình tổ chức tín dụng.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích các quy định pháp luật Việt Nam<br />
hiện hành, so sánh với thông lệ quốc tế, từ đó rút ra những ưu điểm và những bất cập, hạn chế<br />
trong quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của các CTTC hiện nay, nhằm tạo<br />
một môi trường pháp lý hoàn thiện cho hệ thống các CTTC phát triển một cách đồng bộ, có<br />
định hướng.<br />
5. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn<br />
Luận văn là một cái nhìn tổng quan, khái quát những quy định của pháp luật hiện hành<br />
về pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của CTTC, trong đó bao gồm cả những chính sách<br />
pháp luật mới được ban hành trong thời gian gần đây. Với việc phân tích sự phù hợp và bất<br />
cập của các quy định này, luận văn đưa ra những nhận xét và kiến nghị phù hợp để có thể tạo<br />
môi trường pháp lý tốt nhất cho hoạt động tín dụng của CTTC nói chung và CTTC Vinashin<br />
nói riêng.<br />
<br />
6. Bố cục của Luận văn<br />
Bố cục của Luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về công ty tài chính và pháp luật về hoạt động tín dụng của<br />
công ty tài chính<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động tín dụng của Công ty tài chính và thực<br />
tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tín dụng của Công ty tài chính Vinashin<br />
Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật và một số kiến nghị trong hoạt động tín<br />
dụng của Công ty tài chính Vinashin<br />
<br />
Reference<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chính Phủ (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của<br />
CTTC.<br />
2. TS Lê Vũ Nam(2008), “Một số vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của công ty tài<br />
chính”, tạp chí Chứng khoán (số 12/2008).<br />
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các tổ chức tín<br />
dụng 1997.<br />
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt<br />
động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước<br />
ngoài.<br />
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013),Thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số<br />
21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa<br />
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.<br />
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001),Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN về Quy chế vay<br />
vốn giữa các TCTD.<br />
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 15/2012/TT-NHNN quy định về việc<br />
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối<br />
với các tổ chức tín dụng.<br />
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN về ủy thác cho<br />
vay.<br />
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư 04/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà<br />
<br />
nước Việt Nam về việc quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng,<br />
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.<br />
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban<br />
hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.<br />
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ<br />
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD.<br />
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2002), Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày<br />
3/4/2002 về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các TCTD.<br />
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2011), Thông tư số 42/2011/TT-NHNN về việc quy định<br />
việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.<br />
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo<br />
lãnh ngân hàng.<br />
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt<br />
động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng<br />
nước ngoài đối với khách hàng.<br />
16. Quốc Hội (1997), Luật các TCTD năm 1997.<br />
17. Quốc Hội (2010), Luật các TCTD năm 2010.<br />
18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội,<br />
2010.<br />
19. Nguyễn Văn Tuyến, “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong<br />
điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí luật học, số 12/2007.<br />
20. Nguyễn Văn Tuyến, Tìm hiểu luật ngân hàng (lí thuyết và thực hành), Nxb. CAND, Hà<br />
Nội, 2000.<br />
21. Vụ pháp chế Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Đề cương giới thiệu Luật các tổ chức<br />
tín dụng.<br />
22. Lê Khắc (2012), Tái cơ cấu: Sao chưa động đến công ty tài chính,<br />
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/74958/tai-co-cau--sao-chua-dong-den-cong-ty-tai-chinh.html<br />
23. Luật sư Trần Minh Hải(2013), Công ty tài chính: Mong cho an toàn, toan thành tiêu diệt.<br />
http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJABIB/cong-ty-tai-chinh:-mong-cho-an-toan-toanthanh-tieu-diet.html<br />
<br />