intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010

Chia sẻ: Phùng Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

677
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phaỉ bổ sung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu thế phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn,..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010

  1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Luận văn Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 1
  2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 MỤC LỤC PHẦN MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 2 1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LẠM PHÁT............................................................................... 3 1.1. Khái Niệm .................................................................................................................................. 3 1.2. Bản Chất Của Lạm Phát ............................................................................................................. 3 2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT ......................................................................... 3 2.1. Nguyên Nhân.............................................................................................................................. 3 2.1.1. Nguyên nhân xét theo nguồn gốc................................ ................................ ................................ .......... 3 2.1.2. Nguyên nhân chủ yếu xét theo chủ quan và khách quan ................................ ................................ ........ 3 2.2. Hậu Quả .................................................................................................................................... 4 3.1. Các loại lạm phát ....................................................................................................................... 7 3.2.Tác động của lạm phát ................................................................................................................ 7 3.2.1 Tác động tích cực ................................ ................................ ................................ ................................ . 8 3.2.2 Tác động tiêu cực ................................ ................................ ................................ ................................ . 8 PHẦN HAI. THỰC TRẠNG .................................................................................................................. 9 2.1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 ..................................................................... 10 2.2 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 ............................................................. 13 2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT .................................................................... 15 2.3.1 Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác.............................................. 15 2.3.2 Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá ..................................................................................... 16 2.3.3 Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu ..................................................................................... 17 2.3.4 Lạm phát do yếu tố cầu kéo.................................................................................................... 17 2.3.5 Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ ............................................................................................. 17 2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 ........................................................ 18 2.4.1. Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và nền kinh tế ..................................................................... 18 2.4.2. Ảnh hưởng đến việc cân nhắc phối hợp điều hành .................................................................. 23 2.4.2.1. Trong việc điều hành và phối hợp các công cụ chính sách của Ngân hàng nhà nước: ......................... 23 2.4.2.2.Điều hành chống lạm phát còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng ................................ ................................ . 25 2.4.3. Ảnh hưởng đến uy tín quốc tế ................................................................................................. 26 PHẦN BA. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN ................................................................ 27 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ................................................................................................. 28 3.1.1. Chính sách tài chính .............................................................................................................. 28 3.1.2. Chính sách tiền tệ .................................................................................................................. 29 3.1.3. Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ................................................... 30 3.1.4. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu .................................................................................................................................. 30 3.1.5. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với việc tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân ................................................... 32 3.1.6. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về đánh giá tình hình, nguyên nhân, giải pháp; nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn hiện nay............................... 32 3.2. KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 33 PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 38 PHẦN MỘT. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
  3. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LẠM PHÁT 1.1. Khái Niệm Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài. 1.2. Bản Chất Của Lạm Phát Là một hiện tượng tiền tệ khi những biế n động tăng lên của giá diễn ra trong một thời gian dài. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT 2.1. Nguyên Nhân 2.1.1. Nguyên nhân xét theo nguồn gốc -Nguyên nhân cơ bản và sâu xa: nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt dẫn đến lạm phát. - Nguyên nhân trực tiếp:cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức cần thiết. - Nguyên nhân quan trọng: là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong hoặc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ của nhà nước bị xói mòn từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút họ không tiêu xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà nhà nước phát hành. 2.1.2. Nguyên nhân chủ yếu xét theo chủ quan và khách quan - Nguyên nhân chủ quan: bắt nguồn từ chính sách quản lí kinh tế không phù hợp của nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính sách thuế…làm cho cơ cấu kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách bị thâm thủng thì là nhà nước phải tăng phát hành. Đặc biết đối với một số quốc gia trong những điều kiện nhất định nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế. 3
  4. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 - Nguyên nhân khách quan: như thiên tai, động đất, sóng thần là những nguyên nhân bất khả kháng hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nhiên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới. 2.2. Hậu Quả Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phaỉ bổ sung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu thế phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu hướng bị đình đốn, phá sản. Vì vậy trong điều kiện có lạm phát, lãnh vực thương nghiệp thường phát triển mạnh. Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức. Trong lĩnh vực thương mại: người ta từ chối tiền giấy trong vai trò là vật trung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích lũy vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn. lạm phát xảy ra còn là môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung-cầu hàng hóa giả tạo… Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng: tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của tiền tệ bị tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi 4
  5. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách nhà nước (chủ yếu là thuế) ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty bị phá sản giải thể… Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả. Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề. Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và nhà nước phải cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát. 3. ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo giá cả một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi người tiêu dùng “người tiêu dùng thông thường” trong nhiều quốc gia công nghiệp, những thay sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thông thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, đo những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh nghĩa) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động bao gồm cả các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ y là khoản chi trả dự định sẽ tự động tăng theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phat xảy ra). 5
  6. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự trên lý thuyết trong giá cả sinh hoạt của một cá nhân, trong đó cá chỉ số giá tiêu dùng được giả định một cách sấp sỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận vơi nhau là có hay không việc một CLI cụ thể nào đó cao hay thấp hơn so với CLI dự tính CLI có thể được thưc hiện bằng sự ngang giá lúc mua để phản ánh sự khác biệt trong các giá cả của đất đai hay hàng hóa khác trong khu vực. Chỉ số giá tiêu sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhập được. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lơi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kì sự tăng trong phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI ngày “hôm nay’’ mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong sự khác biệt quan trọng phải tính đến là dịch vụ. Chỉ số giá buôn bán đo sự thay đổi trong giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa buôn bán (thông thường trước khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI . Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của sự lụa chọn các hàng đó. Trong trường hợp bán vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. Chỉ số giảm phát GDP dựa trên viêc tính toán c ủa tổng sản phẩm quốc nội: Nó dựa trên tỉ lệ của tổng giá trị tiền được thêm vào GDP (danh nghĩa) với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát( giá cố định hay GDP thực). Nó là thước đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát 6
  7. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, cục dự trữ liên bang chuyển sang khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các pháp khử lạm phát khác để tính toán các biện pháp kiềm chế lạm phát của mình. Chỉ số giá cả chi phí tiêu dùng cá nhân (CPEPI). Trong báo cáo chính sách tiền tệ Quốc Hội sáu tháng một lần của mình ngày 17 tháng 3 năm 2000, Federal Open Market Committee nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang “chỉ số giá cả dạng chuổi của các chi phí tiêu dùng cá nhân”. 3.1. Các loại lạm phát Lạm phát vừa phải là lạm phát ở mức độ thấp hay còn gọi là lạm phát 11 con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm khoảng 10% trở lại. Trong đó đồng tiền mất giá không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Loại lạm phát này thường được các nước phát triển duy trì một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát phi mã: loại này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số 20%, 100%, 200%, khi lạm phát phi mã phát sinh nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Siêu lạm phát: Xảy ra khi tốc độ tăng vượt cả lạm phát phi mã. Nếu trong điều kiện lạm phát phi mã vẫn tồn tại trong điều kiện cá biệt như Brazin, Irael có mức lạm phát 200%/ năm, song tốc độ phát triển kinh tế vẫn tốt trong điều kiện siêu lạm phát, người ta đã ví nó như căn bệnh ung thư gây chết người, có những tác động rất lớn đến nền kinh tế mà lịch sử lạm phát thế giới đã ghi nhận. 3.2.Tác động của lạm phát 7
  8. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 3.2.1 Tác động tích cực Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Jame Tobin nhận định rằng lạm phát (tỉ lệ giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ “ dầu bôi trơn” để miêu tả tác động của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà đầu tư mở rộng sản xuất, việc làm được tạo thêm tỉ lệ thất nghiệp giảm. 3.2.2 Tác động tiêu cực Trong lịch vực sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc giảm sút do nhu cầu phải bổ xung vốn đầu tư liên tục. Cơ cấu nền kinh tế sẽ mất cân đối vì sẻ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kì ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh còn những nghành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu hướng bị đình đốn, phá sản. Vì vậy trong điều kiện có lạm phát, lãnh vực thương nghiệp thường phát triển mạnh. Bên cạnh đó việc đánh giá điều kiện kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức. Trong lĩnh vực thương mại: Người ta từ chối tiền giấy trong lĩnh vực là trung gian trao đổi đầu thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đầy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá. Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn. Lạm phát xảy ra còn là môi trường tốt cho những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh, như đầu cơ, tích trữ gây cung cầu hàng hóa giả tạo… Trong lĩnh vực tiền tệ tính dụng: Tín dụng cũng bị rơi vào khũng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát tăng. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền giảm, lưu thong của tiền tệ diễn biến khác 8
  9. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 thường, tốc độ lưu thong của thị trường tăng đột biến, hoạt động của hệ tín dụng rơi vào tình trạng khũng hoãng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán, và thua lỗ trong kinh doanh dẫn hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi. Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: Tuy lúc đầu lạm phát mang lại cho NSNN qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách nhà nước chủ yếu là thế ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, giải thể.. đại bộ phận tầng lớp nhân dân sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả. Giá thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề. Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt nền kinh tế xã hội và nhà nước cần phải cần phải cân bằng nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế với sự đòi hỏi phải kiềm chế lạm phát. PHẦN HAI. THỰC TRẠNG 9
  10. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2.1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Việt Nam trong những năm gần đây tình hình lạm phát diễn biến rất phức tạp. Chỉ số lạm phát ở Việt Nam không ổn định và có xu hướng tăng dần.. Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, c ùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Trước năm 2000 tốc độ lạm phát giảm và thậm chí âm, các năm liên tiếp 2000 và 2001 với mức tương ứng là -1,6% và -0,4%. Tuy nhiên, lạm phát cao đã xuất hiện sau năm 2002 bằng sự đảo chiều và tăng nhanh tới 4,4% so với năm trước. Những năm tiếp theo chỉ số lạm phát không giảm mà tiép tục tăng và bùng nổ vào những năm 2009, 2010. Kết thúc năm 2007 chỉ số lạm phát của Việt Nam là 12.63%,và đặc biệt tang vào những tháng cuối năm, đây là một con số khá cao so với mức tăng trưởng GDP của năm là 8,5%. Nhưng con số không chỉ dừng lại ở đó. Bước sang năm 2008 tình hình lạm phát ngày càng tăng cao. Chỉ với 3 tháng đầu năm 2008 chỉ số lạm phát đã leo lên trên 9% một kỉ lục mới trong nhiều năm qua. Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng tới 2,99% so với tháng 2 khiến lạm phát 3 tháng đầu năm tăng 9,19% so với tháng 12/2007 và cao hơn 19,39% so với cùng kì năm 2 Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. 10
  11. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới. Đứng đầu về mức độ tăng giá là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện với mức lên tới 5,76% so với tháng trước, do hệ quả của việc tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 2, mức tăng đột ngột từ 10200đ/lit lên 13900đ/lit với đầu diesel và từ 13.000 lên 14500đ/lít vói xăng khiến tất thảy các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đều không thể ngồi yên mà đồng loạt tăng giá c ước. đứng thứ hai với mức tăng là 3,88% nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng có tác động đến chỉ số chung của CPI, đặc biệt là các mặt hàng lương thực tăng lên rất cao với con số “ trên trời ” tăng 10,5% so với tháng 2. Cũng chịu tác động từ việc tăng giá xăng đầu vào cuối tháng 2 nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm : tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) đã tăng tới 3,55%, ngoài sắt, thép, xi măng … tăng cao thì gạch xây dựng cũng tăng ở mức không tưởng, hiện giá gạch là 1.800 tới 2.000đ /1viên tăng 3-4 lần so với trước Tết Nguyên Đán. Các trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP.HCM cũng ở mức tăng giá cao là 1.9%. Theo cục thóng kê Hà Nội, CPI trong 3 tháng đầu năm của Hà Nội đã tăng ở mức hai con số với 15,3%, trong khi đó, chỉ só giá tiêu dùng TP.HCM trong tháng 3 tăng 1,95% so với tháng 2 đẩy CPI quí 1 lên tới mức 7,2% cao nhất tronh nhiều năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao làm cho lạm phát không có dấu hiệu giảm, lạm phát tháng 5/2008 lên tứi 3,91%, tính chung 5 tháng đầu năm lạm phát leo lên tới 15,96% so với tháng 12/2007 con số vượt ra ngoài dự báo của rất nhiều chuyên gia và so với cùng kì năm 2007 lạm phát tăng 19,09%. 11
  12. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Trong tháng 5 thì “ thủ phạm ” chính gây tăng giá đột biến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. trong khi 9 nhóm hàng còn lại trong rổ hàng hóa tính CPI chỉ có 2 nhóm tăng dưới 2% còn lại 7 nhóm tăng dưới 1% thì nhóm có quyền số lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại bùng phát ở mức tăng 7,25% so với tháng trước. Cùng với các địa phương ở Hà Nội và TP.HCM cơn sốt ảo của gạo đã đẩy giá của nhóm hàng lương thực tăng tới 22,19% so với tháng 4. cùng với lương thực, thực phẩm, giá vàng và USD cũng tăng lên, giá USD tăng 1,02% so với tháng 4. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2008, chỉ số giá bình quân chung 6 tháng so với cùng kì năm trước tăng 22.99% trong đó hàng ăn và dịch vụ tăng 28,08%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 20,11%, giao thông, bưu chính viễn thông tăng 19,39%, thuốc và dụng cụ y tế 31,52%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 15,83%. Xem xét động thái chỉ số CPI của kinh tế 6 tháng đầu năm ta thấy CPI của tháng 1 và tháng 2 khá cao (2,38%,3,56%) do việc tăng giá của các mặt hàng trong tết. Sang tháng 3 CPI đã giảm xuống còn 2,99%, đến tháng 4 tiếp tục giảm xuống còn 2,2%. Thế nhưng như đã biết đến tháng 5 CPI lại tiếp tục tăng vọt lên 3,91% so với tháng 4 khiến CPI của cả 5 tháng tăng đến mức 15,96% so với cuối năm 2007 và nếu so CPI với tháng 5/2007 thì CPI của tháng 5/2008 đã tăng 25%, cao nhất trong vòng 12 năm qua, vượt xa dự báo của nhiuều nhà chuyên gia. Trong khi cùng kì năm 2007, con số tương ứng chỉ là 4,32%. Sang tháng 6 do nỗ lực phấn đấu kiềm chế lạm phát, CPI đã giảm mạnh chỉ còn 2,14% thấp hơn nhiều so với chỉ số của tháng 5 là 3,91% và là con số thấp nhất từ đầu năm đến nay. Nhưng trong những tháng tiếp theo thì tỷ lệ lạm phát lại không có dấu hiệu giảm mà còn tăng cao. Tỷ lệ lạm phát tháng 7 là 27,04% và tháng 8 là 28,3%, chỉ số CPI trung bìmh 8 tháng đầu năm lên đến 21,65%, tăng 22,14% so với 8 tháng đầu năm 2007, nếu so với cùng kì năm 12
  13. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 ngoái mức tăng đã lên tới 28,32%. Với tình hình lạm phát như hiện nay, Việt Nam được coi là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á ước tính trung bình từ nay đến hết năm 2008 lạm phát Việt Nam sẽ vào khoảng 25%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam có thể lên tới con số 30%. Đây là biểu đồ thể hiện tình hình lạm phát của các tháng trong năm 2010 2.2 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp. Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền đ ược xem là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 13
  14. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong c ùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới. Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng. Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa (lạm phát chi phí đẩy (cost push) và cầu kéo (demand pull)). Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy nhất. Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã góp phần làm lạm phát tăng tốc. Cũng trong khoảng thời gian đó, giá cả của hàng loạt nguyên nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép, và lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng giá mạnh mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát cao nhất tính theo năm đã lên tới 28% vào tháng 8/2008. Cuối năm 2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm phát trong nước cũng được chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 1.97% (YoY) vào tháng 8/2009. 14
  15. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT Chúng ta vừa xem xét thực tế lạm phát ở Việt Nam và một số nguyên nhân chủ yếu. Sau đây chúng ta phân tích các yếu tố có thể tác động đến lạm phát trong năm 2010 dưới ba nhóm chính: (i) nguyên nhân chi phí đẩy (tăng giá xăng dầu, điện nước, điều chỉnh tỷ giá...), (ii) nguyên nhân cầu kéo (kích cầu, thâm hụt ngân sách…), (iii) nguyên nhân tiền tệ (tăng cung tiền, tăng tín dụng…). 2.3.1 Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác Sau dịp Tết Nguyên đán, giá nhiều mặt hàng cơ bản đã được điều chỉnh tăng. Giá điện tăng 6.8% từ 01/3/2010, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 6.5% (tổng cộng 2 lần), than bán cho ngành điện tăng từ 28 – 47%. Phần lớn ý kiến đều quan ngại việc tăng giá điện và các hàng hóa cơ bản này sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế và mức tăng trưởng GDP. Tuy vậy, theo tính toán của Bộ Công thương việc tăng giá điện tác động trực tiếp chỉ làm CPI tăng 0.16%. Một số ngành công nghiệp với chi phí tiền điện cao (chiếm 30 - 40% giá thành) như cấp nước, điện phân… giá đầu ra sản phẩm tăng thêm khoảng 2.83 – 3.5%. Những ngành sản xuất thâm dụng năng lượng khác như cán thép, xi măng giá thành tăng thêm khoảng 0.20 – 0.69%. Tổng hợp chi phí tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng từ 0.19 – 0.27%. Thực tế, ước lượng mức độ tác động thực sự của việc tăng giá hàng hóa cơ bản này đến CPI là việc làm khó khăn. Việc tăng giá điện, xăng dầu ngoài ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, còn tác động lên kỳ vọng của người tiêu dùng. Nếu kỳ vọng về mức lạm phát cao trong tương lai thì mức lạm phát thực tế càng trở nên trầm trọng. Điều này thường xảy ra đối với những nền kinh tế mà cơ chế thị trường kém hiệu quả. 15
  16. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2.3.2 Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá Ngày 10/02, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 3.3%, đưa mức trần tỷ giá chính thức lên 19,100 VND/USD. Nhiều nhận định cũng quan ngại về việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ ảnh hưởng tới đà tăng giá của hàng hóa trong nước, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã bằng khoảng 1.5 lần GDP. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam bị ảnh hưởng khá mạnh bởi tỷ giá. Vừa qua một số hàng hóa như s ữa, sắt thép… cũng điều chỉnh giá bán sau khi tỷ giá được điều chỉnh. Hiện nay, nhiều nhận định còn cho rằng tỷ giá tiền đồng vẫn có khả năng tiếp tục được điều chỉnh trong thời gian tới. Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân rất đáng được quan tâm. 16
  17. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2.3.3 Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu Năm 2010, mức lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 10-15%, tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường. Hiện nay mức lương tối thiểu của Việt Nam là 730 ngàn đồng và Nhà nước đang dự kiến tang mức lương tối thiểu lên là 850 ngàn đồng. 2.3.4 Lạm phát do yếu tố cầu kéo Lạm phát do cầu kéo xuất phát từ sự chênh lệch cung cầu làm cho giá hàng hóa biến động mạnh. Khi nhu cầu tăng cao đột biến trong khi nguồn cung chưa kịp thay đổi hoặc ngược lại khi nguồn cung giảm xuống cầu vẫn giữ nguyên đều làm cho giá hàng hóa tăng. Trong dịp Tết Âm lịch vừa qua, giá của nhiều hàng hóa tăng một cách đột biến là do nguyên nhân cầu kéo. Năm 2009, các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ khiến nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc gia tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010, gây sức ép lên giá cả nhiều hàng hóa. Ngoài ra, năm 2010 người dân có thể sẽ tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế khả quan hơn, tạo ra một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa. 2.3.5 Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ Năm 2009, chính sách tiền tệ được mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37.74%, và là mức khá cao so với trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28.7%, mức tăng này thấp hơn so với năm 17
  18. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2006 và 2007, nhưng vẫn khá cao so với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010. Chúng ta đều biết lạm phát có quan hệ chặt chẽ 2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 2.4.1. Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và nền kinh tế “Trong năm 2008 và 2009, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng chậm hơn, lạm phát cao hơn và thâm hụt tài khoản vãng lai dãn rộng. Nhưng về trung và dài hạn, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tốt.” Trên đây là một đoạn báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á ADB. Theo bản cập nhật ‘Triển vọng phát triển châu Á 2008’ của ADB, lạm phát cả năm 2008 của Việt Nam sẽ ở mức 25%, tức là tăng so với dự báo 18.3% trước kia của ngân hàng này. Tháng trước, Việt Nam thông báo lạm phát tháng tám đứng ở mức 28,3%, cao nhất trong vòng 17 năm qua. Tỷ lệ tháng bảy là 27,04%. Trong khi đó, thâm hụt thương mại tiếp tục tăng trong tám tháng đầu năm 2008, lên gần 16 tỷ đôla, tức là cao hơn mức 14,1 tỷ đôla của cả năm 2007. ADB cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tuy chậm lại ở đầu năm 2008, nhưng cho tới giữa năm, đã có dấu hiệu cải thiện. Từ những nhận định và số liệu đó, có thể nói lạm phát đã gây không ít biến động và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2008. Vừa qua, tình hình lạm phát đã và đang là chủ đề nóng được đề cập khá nhiều trên các bài báo và các phương tiện truyền thông khác. Không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì, song bất kỳ ai cũng phải chịu ảnh hưởng của nó, không ít thì nhiều. 18
  19. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Người Việt Nam nổi tiếng thế giới về mức độ lạc quan ở bất cứ hoàn cảnh nào. Song, gần đây đã có 95% người tiêu dùng thừa nhận lạm phát ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, nhất là chỉ có 1/3 người lao động được tăng lương, trong khi giá cả của các loại hàng hóa đều tăng vọt, buộc 75% người tiêu dùng phải thay đổi thói quen mua sắm theo túi tiền”. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres VN, công bố tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp VN do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức ngày 25-8, tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu vừa nêu, nếu người tiêu dùng ở Hà Nội vẫn trung thành với các thương hiệu quen thuộc khi chỉ có 8% chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu rẻ tiền hơn thì ngược lại, 33% người tiêu dùng ở Đà Nẵng và 32% người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển sang dùng các nhãn hiệu rẻ tiền. Những người thu nhập thấp (dưới 3,5 triệu đồng/tháng) cũng mua sắm ít hơn 17,2% so với trước. Thực phẩm vẫn là ngành hàng được ưu tiên mua sắm với 75,5%, cao hơn cùng kỳ năm 2007 là 73,1%. Có 71% người tiêu dùng cho rằng giá cả là yếu tố quan trọng nhất để quyết định mua sắm; 63% trả lời “Tôi chỉ mua những loại thực phẩm mà tôi đã biết giá”; 70% cho biết luôn so sánh giá cả giữa những nhãn hiệu của các sản phẩm cùng loại và 59% nói “Không chỉ quan tâm đến giá trọn gói mà phải biết giá trên từng ký”. Bị ảnh hưởng bởi lạm phát, đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo, càng trở nên khó khăn hơn. Công nhân bỏ việc về quê do tăng lương không bù lại tăng chi phí sinh hoạt. Sản xuất kinh doanh đình đốn, vừa do tăng giá cả đầu vào, vừa do thiếu công nhân… Các ảnh hưởng nhiều mặt này vừa được Seth Mydans, nhà báo tên tuổi người Mỹ ghi nhận trong bài phóng sự đăng trên hai tờ báo International 19
  20. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2010 Herald Tribune ở Pháp và The New York Times ở Mỹ. Ghé Hà Nội vào dịp lễ Vu Lan, nhà báo M ỹ Seth Mydans, một phân tích gia tinh tế về tình hình Việt Nam và châu Á đã mượn hình tượng truyền thống của ngày rằm tháng bảy để đề cập đến tác động nhiều mặt của việc giá cả tăng vọt trên đời sống hàng ngày tại Việt Nam: Nhân dịp rằm tháng bảy, phong tục của người Việt Nam là cúng bái và đốt vàng mã để cầu an cho người thân đã quá cố cũng như cho các oan hồn. Trong những năm gần đây, đồ vàng mã càng lúc càng đa dạng từ xe cộ, nhà cửa cho đến quần áo, máy móc điện tử. Thế nhưng, theo Seth Mydans, tương tự như mọi mặt hàng khác tại Việt nam, giá cả vàng mã để đốt cho người chết cũng tăng vọt, và những người bán hàng cho biết là chưa bao giờ người ta lại mua đồ cúng ít như hiện nay. Theo tác giả bài báo, với mức lạm phát trên 27 %, cao nhất châu Á, với giá lương thực tăng hơn 74% so với cách đây một năm, quả là kinh tế Việt Nam đang đi xuống một cách nghiêm trọng nhất từ ngày chuyển bước từ kinh tế chỉ huy qua kinh tế thị trường đến nay. Vào tháng 07/2008, chính quyền đã nâng giá xăng lên thành 19.000 đồng một lít, tương đương với 1,2 đô la. Đấy là mức cao nhất từ trước tới nay. Còn thị trường chứng khoán èo uột của Việt Nam, bùng lên sôi nổi vào năm 2008, hiện nay gần như là đang đứng yên tại chỗ, sau khi lượng cổ phiếu trao đổi bị giảm 95%. Bị sức ép tăng giá đến từ mọi phía, người dân bắt đầu phải giảm bớt ăn uống, hạn chế đi chơi, tìm thêm công ăn việc làm thứ hai, dời việc mua sắm những thứ quan trọng. Thậm chí có người còn chờ cho chi phí làm đám cưới hạ thấp trước khi quyết định lấy nhau. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2