Luận văn Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt
lượt xem 14
download
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ chuẩn bị cho hội nhâp WTO, nền kinh tế đang rất sôi động, phát triển để tiến kịp với sự hội nhập này. Ngoài sự chỉ đạo của Nhà Nước, Chính Phủ, các cấp thì sự phát triển của doanh nghiệp - một thành viên có kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế của đất nước cũng đang không ngừng đẩy nhanh quá trình khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Để có được điều đó thì doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt
- Luận văn Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt
- Lời mở đầu Đất nước ta đang bước vào thời kỳ chuẩn bị cho hội nhâp WTO, nền kinh tế đang rất sôi động, phát triển để tiến kịp với sự hội nhập này. Ngoài sự chỉ đạo của Nhà Nước, Chính Phủ, các cấp thì sự phát triển của doanh nghiệp - một thành viên có kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế của đất nước cũng đang không ngừng đẩy nhanh quá trình khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Để có được điều đó thì doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đang có những chiến lược quan trọng trong quá trình sản xuất để đạt chỉ tiêu mong muốn là đạt lợi nhuận tối đa. Để có đ ược thành quả đó, ngoài loại sản phẩm kinh doanh thì giá cả của sản phẩm cũng chiếm một vị quan trọng trong quá trình tiêu thụ của sản phẩm. Yếu tố hàng đ ầu quyết định đến giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất sản phẩm. Muốn hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Cũng như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung và trong ngành sản xuất giấy nói riêng, để có được chỗ đứng trên thị trường thật không phải dễ dàng, ngày một ngày hai, mà phải trải qua bao khó khăn và thử thách. Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt là một công ty như thế. Tuy là một công ty tư nhân nhưng nhờ có sự nhạy bén trong chọn ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và sự cố gắng vươn lên của Ban giám đốc và toàn thể công nhân viên trong công ty đã đưa công ty ngày càng phát triển, có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền chung và đang dự định mở rộng thêm thị trường. Sản phẩm của công ty không chỉ có chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành sản phẩm hợp lý với thu nhập của đa số dân cư nước ta hiện nay. Có được những thành quả đó không thể không kể tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty. Kế toán tập hợp chi phí đúng và đủ giúp công tác xác định giá thành một cách chính xác, tạo điều kiện cho nhà quản lý có được những biện pháp, chiến lược trong việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Giấy Phúc Đạt, em thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp, em đã cố gắng đi sâu và tìm hiểu kỹ công tác kế toán này vì thế em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt”.
- Chuyên đề của em gồm có ba chương chủ yếu: Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt. Để hoàn thành luận văn này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy Cô trong khoa Kế toán, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Thạc sỹ Thái Bá Công, cùng với sự chỉ bảo của các cán bộ phòng kế toán tại Công ty TNHH Giấy Phúc Đạt. Em xin chân thành cảm ơn! Vì thời gian thực tập có hạn và khả năng chuyên môn còn hạn chế, nên trong chuyên đề còn có nhiều thiếu sót mong thầy cô và phòng kế toán công ty chỉ bảo và thông cảm, giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này.
- Chương I Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. I.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong kinh doanh, tự do cạnh tranh với nhau. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đảm bảo kinh doanh có lãi thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở bộ phận kế toán cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng vốn, vật tư, lao động có hiệu quả hay không, để từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng cho việc lựa chọn phương án sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cũng như có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả hơn, hạ thấp giá thành sản phẩm từ đó mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường. Chính vì vậy mà hạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp. I.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với chức năng của nó kế toán cung cấp cho các nhà quản trị số liệu vế chi phí của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp. Xét trên góc độ quản lý, người quản lý cần biết rõ nội dung cấu thành của chi phí và giá thành sản phẩm từ đó hạn chế ảnh hư- ởng của yếu tố tiêu cực, phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, 1
- khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả lao động vật tư tiền vốn không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ đắc lực được các nhà quản lí sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú đa d ạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là giá thành sản phẩm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phận phân xưởng trong doanh nghiệp. - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng bằng phương pháp thích hợp. - Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩ thuật dự đoán chi phí nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn để góp phần hạ giá thành sản phẩm. - Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí. - Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. I.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. I.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. I.2.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn đư- ợc xác định là những hao phí về tài nguyên, vật chất, lao độ ng và gắn liền với 2
- mục đích kinh doanh. Hiểu được bản chất của chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. Nghiên cứu bản chất của chi phí giúp doanh nghiệp phân biệt được chi phí với chi tiêu và chi phí với vốn. Ngo ài ra ta còn thấy rõ mối quan hệ mật thiết với nhau giữa chúng, đồng thời có sự khác nhau về lượng và về thời điểm phát sinh. Chi phí trong kì của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kì, liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán. Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi thuần tuý về tài sản bất kể nó đ ược sử dụng vào mục đích gì, và được sử dụng như thế nào. Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. I.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng, ta cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức phù hợp. a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế thì chi phí sản xuất trong kỳ doanh nghiệp đợc chia làm 5 yếu tố sau: * Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ. * Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các kho ản trích theo lương (như: Kinh phí công đoàn, b ảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) của người lao động trong kỳ, lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ. * Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. 3
- * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. * Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngo ài bốn yếu tố chi phí nói trên. Phân loại chi phí theo phương pháp này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng trong từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích, đa tình hình thực hiện dự toán chi phí, là cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng cho kỳ sau. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. (Không tính vào mục này những chi phí, nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất). * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), … * Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu. - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở tính giá sản phẩm theo khoản mục và xác định kết 4
- quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. c. Phân lo ại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động. Chi phí sản xuất được chia làm 3 loại : * Chi phí sản xuất khả biến: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị có thể là sản lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện… * Chi phí b ất biến: Là những chi phí về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đ ơn vị. * Chi phí hỗn hợp: là lo ại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí. Việc phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính * Chi phí sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. * Chi phí thời kỳ: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. e. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đ ối tượng kế toán chi phí. * Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. * Chi phí gián tiếp: là loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp, quy nạp cho từng doanh nghiệp theo phương pháp phân bổ gián tiếp. f. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: 5
- * Chi phí cơ bản: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. * Chi phí chung: Là những chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất. Có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp. I.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: I.2.2.1. Bản chất kinh tế của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành nhất định. Như chúng ta biết, mục đích của việc bỏ chi phí của các doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. V ì vậy, vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp là làm sao để bỏ ra một lư- ợng chi phí ít nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất, luôn tìm biện pháp giảm chi phí nhằm thu được lợi nhuận tối đa có thể. Giá thành sản phẩm luôn chứa trong nó hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã b ỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lư- ợng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nó còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. I.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, việc phân loại giá thành là tuỳ thuộc vào mục đích sử dung thông tin về giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp và được xác định rất khác nhau. Cụ thể giá thành sản phẩm đ - ược phân loại theo hai tiêu thức sau: 6
- a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất sản phẩm gồm 3 loại: * Giá thành kế hoạch: là chi phí sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán chi phí kế hoạch đ- ược tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ định tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành địmh mức được tính trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Việc tính giá thành định mức là công cụ quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sản lượng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, là căn cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất có sản phẩm hoàn thành ứng với kỳ tính giá thành mà doanh nghiệp đã xác định. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Giá thành thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà Nước, các đối tác kinh doanh. Cách phân loại này có tác d ụng trong việc quản lý, giám sát chi phí, xác định nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán từ đó đ iều chỉnh kế hoạch định mức cho phù hợp. b. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành. Giá thành sản phẩm bao gồm : 7
- * Giá thành sản xuất toàn bộ là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. * Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành. * Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là lo ại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn). * Giá thành toàn bộ theo biến phí: là lo ại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ. *Giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. I.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là cơ sở số liệu để tính giá thành. Về mặt bản chất, cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác đ ịnh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhất định. Về mặt lượng, chi phí sản xuất liên quan cả đến sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng trong khi đó giá thành chỉ liên quan đến sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang mà không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau: 8
- 9
- Z = DĐK + C – DCK Z : Tổng giá thành sản phẩm DĐK : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ DCK : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = dở dang cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì khi đó: Z = C ( tổng giá thành = tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ) I.2.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi hoạt động kinh tế diễn ra đều cần có sự quản lý chặt chẽ để đạt được một hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện cụ thể cho phép. Đối với chi phí sản xuất và giá thành cũng vậy cần phải quản lý chặt chẽ theo những yêu cầu, nguyên tắc nhất định. Chi phí sản xuất và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế có thể phản ánh một cách tập trung mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, do vậy quản lý chi phí sản xuất và giá thành có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác quản lý chi phí sản xuất phải đảm bảo nắm được, theo dõi đ ược chi tiết, cụ thể quá trình vận động của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất. Quản lý chi tiết từng khoản mục chi phí tại từng thời điểm phát sinh, lựa chọn được những phương pháp quản lý thích hợp với điều kiện doanh nghiệp hạn chế tối đa các khoản chi phí không hiệu quả để đạt được một hiệu suất sử dụng chi phí là tối đa trong điều kiện cho phép. Muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch chi phí, dự toán chi phí sản xuất để từ đó phân tích đối chiếu với thực tế để biết được hiệu quả đạt được trong vấn đề sử dụng chi phí, dự toán chi phí sản xuất để từ đó phân tích đối chiếu với thực tế để biết được hiệu quả đạt được trong vấn đề sử dụng chi phí, biết đ ược những tồn tại phải khắc phục và tìm cách giải pháp khắc phục những tồn tại đó. Có như vậy công tác quản lý chi phí sản xuất mới tốt hơn và trên cơ sở quản lý tốt chi phí sản xuất doanh nghiệp mới có điều kiện phấn đấu hạ giá thành. Quản lý giá thành cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất doanh nghiệp. Phải quản lý chi tiết, theo dõi chặt chẽ đối với từng loại giá thành của từng loại sản phẩm, theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá thành, lập kế hoạch 10
- giá thành, phân tích và tìm nguyên nhân để biết đợc sự biến động của giá thành, lập kế hoạch giá thành, phân tích và tìm nguyên nhân đ ể biết được sự thay đổi của giá thành do nguyên nhân từ đâu. Từ đó có kế hoạch, chiến lược phát triển sao cho trong điều kiện cụ thể cho phép doanh nghiệp vẫn đạt được mục đích về giá thành với hiệu quả cao nhất. Tóm lại, quản lý chi phí sản xuất và giá thành là cả một vấn đề phức tạp có nhiều vấn đề để trình bày nhưng yêu cầu quan trọng nhất trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của nhà quản trị là phát huy mọi khả năng có thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép. Như vậy qua sự phân tích ở trên ta thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết trong sự phát triển của các doanh nghiệp. I.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất: I.3.1. Đ ối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm. Vì vậy, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đ ối tượng kế toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất cuả việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác đ ịnh nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng). Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. 11
- - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết, ... Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp xác định theo các đối tư- ợng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm theo đối t- ượng đã xác định. I.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: I.3.2.1. Tài kho ản sử dụng * Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài kho ản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. * TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng đ ể tập hợp toàn bộ chi phí về khoản tiền phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất. Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Cuối kỳ kết chuyển sang tài kho ản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài kho ản 622 không có số dư cuối kỳ. * TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để tập hợp to àn bộ các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. TK 627 đợc mở 6 TK cấp hai để tập hợp theo yếu tố chi phí: - TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272 - Chi phí vật liệu - TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền. 12
- * TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 còn phản ánh chi phí liên quan tới việc sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công. * TK 631 "Giá thành sản xuất" (Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê đ ịnh kỳ). Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Và các tài kho ản có liên quan ... I.3.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đ ã xác định. Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí thích hợp. * Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép. * Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trờng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Cần phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự : - Xác đ ịnh hệ số phân bổ: ∑C H= 13
- C : Tổng chi phí cần phân bổ. Ti : Tổng tiêu chuẩn dùng đ ể phân bổ. - Xác đ ịnh mức độ chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti H Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i. Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i H: Là hệ số phân bổ Trình tự kế toán: a. Kế toán chi nguyên vật liệu trực tiếp: 1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, căn cứ bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 (Phương pháp KKTX) Có TK 611 (Phương pháp KKĐK) 2. Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất không qua kho (có hoá đơn GTGT) căn cứ vào chứng từ liên quan: chứng từ thanh toán, hoá đơn bán hàng…kế toán ghi theo định khoản: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331, … (Tổng giá thanh toán). Trường hợp không có hoá đơn thuế GTGT hoặc thuế GTGT không được khấu trừ hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá thực tế (gồm cả thuế GTGT). 3. Cuối kỳ nguyên vật liệu không sử dụng hết, không nhập lại kho. - Căn cứ phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán (ghi đỏ): Nợ TK 621 14
- Có TK 152 Có TK 611 (Phương pháp KKĐK) - Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường: 15
- Nợ TK 621 Có TK 152 Có TK 611 (Phương pháp KKĐK) 4. Trường hợp cuối kỳ, nguyên vật liệu d ùng không hết, nhập lại kho, căn cứ phiếu nhập kho: Nợ TK 152 Nợ TK 611 (Phương pháp KKĐK) Có TK 621 5. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính để giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 621 b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: 1. Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 2. Tập hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 3. Căn cứ vào b ảng phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 338 (TK 3382 – KPCĐ) (TK 3383 – BHXH) (TK 3384 – BHYT) 16
- 4. Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí, tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 Nợ TK 631 (Phương pháp KKĐK) Có TK 622 c. Phương pháp kế toán và tập hợp chi phí sản xuất chung: 1. Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng, căn cứ bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6271) Có TK 334 Có TK 338 2. Tập hợp chi phí vật liệu, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, cung cụ dụng cụ, chứng từ liên quan khác, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6272) Có TK 152 3. Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, cung cụ dụng cụ, chứng từ liên quan khác, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6273) Có TK 153 Có TK 142,242 4. Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ. Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 627 (627 4) Có TK 214 5. Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, căn cứ vào chứng từ gốc và các tài liệu liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 627 ( 6277) Có TK 111, 112, 141, 331 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng số 2 Thăng Long
53 p | 1180 | 868
-
Luận văn " Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng "
73 p | 716 | 513
-
Luận văn - Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty xây dựng số 34
93 p | 778 | 507
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng
51 p | 388 | 168
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2
87 p | 236 | 99
-
Báo cáo thực tập: Báo cáo tổ chức công tác kế toán tại công ty tnhh titan hoa hằng Thái Nguyên
62 p | 537 | 90
-
Luận văn - Tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần may Hồ Gươm
76 p | 245 | 87
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty XD số 34
82 p | 294 | 84
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.
72 p | 186 | 72
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Mây Tre Hà Nội
81 p | 302 | 61
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Bảo Quân - 1
21 p | 195 | 58
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vinh Hưng
56 p | 185 | 51
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Song Việt
82 p | 180 | 49
-
Luận văn: Tổ chức công tác hạch toán NVL - CCDC tại Công ty Xây dựng Thương mại Thanh Thu
44 p | 208 | 46
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long
77 p | 138 | 37
-
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán lao động, tiền lương tại công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức - Hà Tây
27 p | 134 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại chi nhánh Công ty TNHH Khởi Phát
82 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập - Trường hợp Công ty TNHH Mỹ thuật Đại Hiệp Mỹ
93 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn