Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý
lượt xem 95
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được mức độ tác động của nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến diện tích đất liền bị ngập, các loại đất và loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. Đồng thời đề xuất được các mô hình, giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu giúp sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu nă m … Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4 0 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đ ảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán… Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân đ ịa phương thường xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,...Thiên tai và các hiện tượng thời ti ết c ực Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~1~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha, trong đó hơn 76% diện tích đ ất ch ủ y ếu ph ục v ụ cho s ản xu ất nông nghi ệp, Thừa Thiên Huế là một trong những t ỉnh có l ượng m ưa l ớn nh ất c ả n ước, lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. M ặt khác v ới đ ịa hình th ấp dần từ Tây sang Đông về phía các huy ện đ ồng b ằng ven bi ển đã thúc đ ẩy quá trình tác động của biến đổi khí hậu đ ến tài nguyên đ ất t ỉnh Th ừa Thiên Hu ế. Việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã đưa ra nhiều các biện pháp giảm thiểu và thích ứng nhưng vẫn chưa giải quyết được các yêu cầu bức thiết đặt ra với biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là xác định được mức độ tác động của nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến diện tích đất liền bị ngập, các loại đất và loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. Đồng thời đề xuất được các mô hình, giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu giúp sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. b. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu đã đặt ra thì nhiệm vụ chính của đề tài như sau: - Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá các điều ki ện t ự nhiên, kinh t ế - xã h ội c ủa khu v ực nghiên cứu. - Khảo sát thực địa để xác định được những ảnh hưởng của biến đ ổi khí hậu đến tài nguyên đất. - Phân tích đặc điểm tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~2~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh - Tìm hiểu biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu trên th ế gi ới, Việt Nam và ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích diễn biến tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định diện tích phần đất liền bị ngập, loại đất và loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng theo kịch bản biến đổi khí hậu do nước biển dâng. - Đề xuất các mô hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Giới hạn không gian Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu sự tác động của nước biển dâng đến tài nguyên đất của vùng đồng bằng Thừa Thiên. Tuy nhiên với kịch bản biến đ ổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế thì mực nước biển dâng chỉ ảnh hưởng chủ yếu vùng đồng bằng ven biển, chính vì vậy giới hạn không gian chính của tác động do biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất chỉ được xem xét ở vùng đồng bằng ven biển bao gồm: Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, Thành phố Huế. Còn các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và một số vấn đề khác thì đề cập chung cho toàn tỉnh. Giới hạn nội dung Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì rất lớn và tác động rất nhiều lĩnh vực trong đó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất được thể hiện như: Diện tích đất bị ngập, tính chất đất thay đổi, hiệu quả sử dụng đất suy giảm. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề các nội dung chủ yếu sau: + Diện tích đất bị ngập. + Các loại đất bị ảnh hưởng. + Các loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng. - Kịch bản biến đổi khí hậu trong đề tài được sử dụng theo kịch b ản bi ến đổi khí hậu Việt Nam được Chính Phủ phê duyệt. - Mô hình nước biển dâng được xây dựng theo dữ liệu địa hình hiện có (1/25.000 ở đồng bằng và 1/50.000 ở vùng đồi núi). Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~3~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh - Các mô hình sử dụng đất thích ứng biến đổi khí hậu được đề xuất dựa trên các mô hình hiện có hoặc tham khảo các mô hình tiêu biểu trong và ngoài nước có xem xét bổ sung cho phù hợp tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Các phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thống kê Phương pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài, qua đó tránh được việc dư thừa các số liệu không cần thiết. Nguồn tài liệu được thống kê bao gồm: - Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu. - Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế và các bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ đất,… - Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm. b. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được, chúng ta tiến hành khảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác phương pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài liệu, từ đó bổ sung thêm các tư liệu mới nếu cần thiết, đ ồng thời có cái nhìn tổng thể về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. c. Phương pháp bản đồ Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian của đối tượng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các nhân tố cảnh quan cũng như các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch đ ịnh chiến l ược và biện pháp phù hợp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các công nghệ, phần mềm đ ể ti ến hành chạy mô hình DEM sau đó nội suy, chồng ghép đ ể cho ra di ện tích đ ất, lo ại hình Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~4~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh sử dụng đất bị ảnh hưởng. Ngoài còn sử dụng các phần mềm đ ể biên t ập các bản đồ hành chính… d. Phương pháp mô hình hóa Là phương pháp nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các mô hình tính toán đ ể dự báo khả năng ảnh hưởng cũng như khả năng lan truyền ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó xác định đ ược khu vực chịu ảnh hưởng nếu xảy ra tai biến và có cách khắc phục tương ứng. Chúng tôi sử dụng phần mềm ARCGIS để chạy mô hình DEM và xác định mực nước biển dâng theo các kịch bản và dựa vào đó xác định được tác động của nước biển dâng đến loại đất, loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất. e. Phương pháp nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) Với phương pháp này chủ yếu là đi thu thập, điều tra, phỏng vấn ý kiến có sự tham gia của cộng đồng để xác định được các khu vực bị tác động do biến đổi khí hậu. Ngoài ra cộng đồng còn đưa ra các ý kiến đề xuất các giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu và kinh nghiệm sẵn có. 5. Cấu trúc đề tài Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2: Khái quát về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu. Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu do nước biển dâng đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 4: Đề xuất các mô hình và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Khóa luận tốt nghiệp hoàn thành được trình bày trong 82 trang giấy A4, với 25 hình, 24 bảng biểu, 15 tài liệu tham khảo. Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~5~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~6~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), có tọa độ địa lý từ 15059’30” - 16044’30” vĩ độ Bắc và 107000’56” - 108012’57” kinh độ Đông. Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bờ biển của tỉnh dài trên 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Ranh giới phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài trên đường biên khoảng 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phía Nam tỉnh có đường biên chung với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 87,97km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài trên 120km. Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 của UBND t ỉnh) , lãnh thổ kéo dài theo hướng Tây Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~7~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (d ọc b ờ bi ển), n ơi ng ắn nh ất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo h ướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Đi ền), th ị tr ấn T ứ H ạ (Hươ ng Trà) đến xã Sơn (A Lưới) 65km và n ơi h ẹp nh ất là kh ối đ ất c ực Nam tỉnh (dưới chân đèo Hải Vân) chỉ khoảng 2-3km. Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17 010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15 023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha) nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như trên đã tạo điều kiện thuận l ợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm địa chất Vào khoảng trên 500 triệu năm trở về trước, tức là vào thời Cổ đại, lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là đáy đại dương. Trải qua thời gian dài ở đó đã xảy ra quá trình lắng đọng, nén ép các loại đất đá và tạo nên bề mặt lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay. Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh , các đá trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~8~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn. 1.1.3. Đặc điểm địa hình Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế nằm ở tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với đặc trưng chung về địa hình là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông. Trong đó, khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 25% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn cát. Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều rộng trung bình 60 km và chiều dài 120 km với đầy đủ các dạng địa hình: Vùng núi, gò đồi, đồng bằng , đầm phá và cát ven biển. Nhìn chung, địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia ra 5 tiểu vùng địa hình như sau: - Tiểu vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh kéo dài chủ yếu từ huyện A Lưới đến huyện Nam Đông và kết thúc tại đèo Hải Vân gồm những dãy núi cao liên tiếp, độ cao trung bình khoảng 1000 m, có điểm cao 1540 m, nhiều nơi có địa hình hiểm trở, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông. - Tiểu vùng đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những dãy đồi lượn sóng có độ cao từ 300m trở xuống, độ dốc trung bình là 15 0 - 250 phân bố chủ yếu ở các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phong Điền. - Tiểu vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng về phía Nam càng hẹp, chủ yếu ở các đơn vị hành chính như huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà, và thành phố Huế. - Tiểu vùng đầm phá: Chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồm những đầm phá lớn như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô... có cửa thông ra biển. - Tiểu vùng cát ven biển: Là những bãi cát cố định ven biển tập trung ở các huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền. Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~9~ Niên khóa 2008-2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh 1.1.4 Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế nằm gần vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc thổi vào, phía Tây có dãy núi Trường Sơn án ngữ, có nhiều hệ thống núi ch ạy t ừ Trường Sơn cắt ngang về phía biển đã tạo cho khí hậu Thừa Thiên Huế có những khác biệt so với các tỉnh khác đó là mưa nhiều, tập trung lượng mưa lớn, dẫn đến độ ẩm cao, gây lũ lụt, ảnh hưởng đ ến vi ệc sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống nhân dân nói chung. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của tỉnh mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta. Do địa hình bị chia cắt và ảnh hưởng của mưa ẩm nhiệt đới, khí hậu ven biển, nên Thừa Thiên Huế có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau. Vùng duyên hải, đồng bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, trời nóng oi bức, có khi lên tới 40ºC. Từ tháng IX đến tháng II (năm sau) ở Thừa Thiên Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thấp khoảng dưới 20ºC, có khi lạnh nhất xuống dưới 8,8ºC. Vào mùa này thường có những thời kỳ mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm vùng đồng bằng từ 24 0 - 250C, vùng miền núi từ 210 - 220C; chia thành 2 mùa + Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng. Nhiệt độ trung bình từ 270 - 290C, tháng nóng nhất (tháng VII) có khi lên đến 380 - 400C. + Mùa lạnh: từ tháng IX đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều và lạnh, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C - Chế độ mưa: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm có nơi lên đến hơn 4.500mm (huyện Nam Đông và A Lưới). Tâm mưa lớn nằm ở sườn đông dãy Bạch Mã và vùng đồng bằng. Có những năm lượng mưa cực lớn như Nam Đông (năm 1973) lượng mưa đạt 5.182mm, Bạch Mã (năm 1982) lượng mưa đạt 8.664mm, A Lưới (năm 1990) lượng mưa đạt 5.086mm. Trung bình một năm có tới 200 - 220 ngày có mưa. Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 10 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Do đặc điểm lượng mưa thường tập trung theo những đợt mưa liên tục kéo dài 6 - 7 ngày, có khi lên đến 19 - 31 ngày và hàng năm có các cơn bão kèm theo mưa lớn tập trung trên diện rộng nên gây lụt lớn. Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II (năm sau) chiếm 70-75% tổng lượng mưa cả năm. Thời kỳ mưa nhiều nhất tập trung tháng IX-XII, trong đó tháng XI có lượng mưa cao nhất chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa cả năm. Những trận mưa lớn thường diễn ra từ 5 - 7 ngày. Có những trận cực lớn như tháng XI/1999 mưa 7 ngày đạt 2.130mm tại Huế. Những trận mưa lớn từ 250 - 300mm trên l ưu vực đã gây lũ lớn cho hạ du sông Hương. Mùa khô từ tháng III đến tháng VIII tổng lượng mưa chỉ đạt 25 - 30%. Thời kỳ mưa tiểu mãn tháng V - VI tổng lượng mưa chỉ đạt 12 - 15%. * Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí Lượng bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 - 1000mm, mùa khô chiếm 75-80% tổng lượng bốc hơi cả năm, trong đó lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt 150mm/tháng, nhỏ nhất tháng XII chỉ đạt 43mm/tháng Độ ẩm không khí trung bình là 85-86%, thời kỳ có gió tây nam khô nóng độ ẩm hạ thấp dưới 50%. *Số giờ nắng: - Tổng số giờ nắng trong năm: 1.578 - 1.852 giờ; - Tổng số giờ nắng thấp nhất: 21 giờ (tháng I/ 2001). - Tổng số giờ nắng cao nhất: 235 giờ (tháng V/2001). * Chế độ gió, bão: Ở tỉnh Thừa Thiên Huế mùa mưa kéo dài từ tháng từ tháng X đến tháng II hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc tốc độ gió từ 1,6 - 1,8m/s, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII thì gió Nam và Tây Nam là chủ yếu, tốc độ gió bình quân là 1,7m/s. Tốc độ gió ở các cơn bão thường tới 40m/s và bình quân hàng năm có hơn 1 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào và thường gây mưa lớn cho toàn tỉnh. 1.1.5. Đặc điểm thủy văn Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ là hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 11 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ là nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (tr ừ sông A Sáp chạy về phía Tây và sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Hệ Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Đông Nam Á và là một trong nhóm những đầm phá lớn nhất thế giới. Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối. Lưu lượng dòng chảy sông rất phong phú, tổng lượng dòng chảy của Thừa Thiên Huế tới 9.748,7 tỷ m3/năm. Dòng chảy kiệt trùng với mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8. Tổng dòng chảy kiệt chỉ chiếm từ 30-35% tổng lượng nước năm. Dòng chảy kiệt nhất chỉ đạt 7% tổng dòng chảy năm, đây là một khó khăn khi phải cung cấp nước cho các ngành kinh tế. Dòng chảy lũ trùng với mùa mưa từ tháng IX đến hết tháng XII. Tổng lượng dòng chảy lũ chiếm từ 65-70% tổng lượng nước năm. Thuỷ triều ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo chế độ bán nhật triều nhưng đây là vùng triều yếu nên biên độ mùa kiệt cao nhất 1,2m; bình quân 0,7m. Trong mùa lũ biên độ cao nhất 1,5m, thấp nhất 0,6m. Do có hệ thống đầm phá điều tiết làm biến đổi năng lượng triều nên biên độ trong sông còn thấp hơn ngoài cửa sông. Và mùa khô, mực nước trên các sông xuống thấp, cửa sông rộng nên nươc mặn xâm nhập sâu lên thượng lưu. Thừa Thiên Huế có một hệ thống sông ngòi phong phú với tổng l ưu v ực tính đến cửa sông gần 4.620km2 trong đó lưu vực sông Hương đến 2.967km2 với tổng lượng dòng chảy năm đến 9,748tỷ m3/năm, đại bộ phận sông suối chính chảy theo hướng chính từ Tây Nam về Đông – Đông Bắc, đ ổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển qua 2 c ửa Thuận An và T ư Hi ền. Đ ặc đi ểm chung về hình thái các sông, hệ thống sông chính do bị các y ếu t ố đ ịa ch ất, đ ịa Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 12 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh hình và khí hậu chi phối, mạng lưới sông ngòi lãnh thổ phân b ố t ương đ ối đ ồng đều nhưng phần lớn là ngắn, lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đ ẩy nhanh quá trình tập trung nước, truyền lũ và gây lũ quét nhiều nơi. Nhìn chung điều kiện khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có những mặt thuận lợi cho công tác sử dụng nước nhưng cũng có những mặt làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân của tỉnh như ngập úng, hạn hán, lũ lụt. 1.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320 ha, trong đó di ện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đ ầm, sông su ối, núi đá là 37.124 ha. Đ ất đ ồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích t ự nhiên, còn đ ất đ ồng b ằng duyên h ải ch ỉ d ưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Về phân loại, ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất chủ yếu sau: 1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols) 2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) 3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) 4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols) 5. Đât lầy và than bùn (Gieysols and Histosols) 6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols) 7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols) 8. Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols) 9. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols) 10. Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols) Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên không lớn nhưng thổ nhưỡng có sự phân hóa đa dạng, với 10 nhóm đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 13 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh 59.440ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393ha (kể cả đất xói mòn trơ sỏi đá). 1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols) Nhóm đất này có diện tích 43.962 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Gồm 2 loại là: Cồn cát trắng vàng và đất cát biển. * Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Có diện tích 24.358ha, chiếm 4,82% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện có địa hình ven biển như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu vàng có nguồn gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển và các bãi biển kéo dài từ Điền Hương qua Hải Dương, Phú Diên đến Vinh Hiền, Lộc Hải. Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao nội đồng từ Phò Trạch đến Phong Điền, từ Phú Đa đến Vinh Thái. Cát xám trắng cũng đ ược phát hi ện ở Vinh Thanh - Vinh Hiền và rải rác ở ven rìa đồng bằng. Cát vàng nghệ nguồn gốc biển phần lớn bị cát vàng nhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ. Loại cát vàng nghệ xuất lộ trên diện rộng ở Phú Bài, Lăng Cô, Bồ Điền và chỏm nhỏ ở Vinh Thanh. Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao. Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộng của cát đang thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang. * Đất cát biển (Dystric Arenosols): Có diện tích 19.604ha, chiếm 3,9% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố không thành dải dài tiên tục, có ở khu vực ven biển tất cả các huyện của tỉnh, gồm: Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc. Đất cũng được hình thành do quá trình bồi tích của biển nhưng đã được khai thác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đ ất đã đ ược cải t ạo Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 14 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám sáng, có nơi hơi vàng; các tầng dưới thường chặt, khả năng tích lũy oxyt sắt lớn nên màu sắc thường vàng hoặc vàng nhạt. Thành phần cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ cấp hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốt hơn, hàm lượng mùn cao hơn, nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều. 2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) Đất mặn chiếm 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích đất tự nhiên và có 2 loại là: Đất mặn nhiều và đất mặn ít và trung bình. * Đất mặn nhiều (Hyper Salic Fluvisols): Diện tích có 145ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Phú Vang. Đất đ ược hình thành do bồi tụ của phù sa sông, biển hoặc tác động hỗn hợp sông biển, nhưng do phân bố ở địa hình thấp, ven đầm phá và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước mặn nên đất bị mặn nhiều (hàm lượng Cl- dao động từ 0,05 - 0,15%). Đất thường có màu tím hoặc nâu hơi xám đen. Thành phần cơ giới rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc đất bị mặn, nơi đất cát bị mặn thì có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào đất phù sa bị mặn thì lại rất nặng. Đất có phản ứng ít chua đ ến trung tính; nghèo mùn, đạm tổng số nghèo - trung bình, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu; cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khá. * Đất mặn ít và trung bình (Molli Salic Fluvisols): Diện tích có 6.145ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ven đồng bằng tiếp giáp vùng đất mặn nhiều, ven sông lớn hoặc các kênh rạch, đầm phá thuộc các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà và Quảng Điền. Loại đất này có địa hình cao hơn, được hình thành do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn hoặc do ảnh hưởng của nguồn nước mặn tràn vào không thường xuyên. Hình thái phẫu diện thường có màu xám hơi tím hoặc nâu tím nhạt, các lớp dưới có màu xám nâu hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh. Đất có phản ứng trung tính. Hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), đạm tổng số trung bình, lân tổng số hơi nghèo - trung bình, nhưng lân dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng tổng số muối tan dao động từ 0,3 - 0,91%. 3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 15 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều (Sali Hyper Thionic Fluvisols), có diện tích 6.888ha, chiếm 1,36% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền. Đất hình thành ở địa hình thấp trũng, khó thoát nước, có nhiều chất hữu cơ, thường chịu ảnh hưởng của nước mặn hoặc nước lợ hiện đại hoặc quá khứ, môi trường tích lũy nhiều lưu huỳnh từ nước biển, nước lợ hay xác hữu cơ. Thực vật phổ biến là cỏ năn (Heleochasia dulcis), lác (Cyperus malaceensiss), tràm,... Hình thái phân hóa khá rõ: xuất hiện tầng chứa vật liệu phèn và tầng phèn có các đốm màu vàng rơm (Jarosite), lớp mặt thường có màu xám hơi đen, tầng kế tiếp thường có màu vàng có các đốm đỏ, một vài nơi gặp kết von hình ống. Thành phần cơ giới thường nặng, đất rất chua, hàm lượng mùn ở tầng mặt khác, đạm và kali tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu rất nghèo. 4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols) Đất phù sa có 41.002 ha, chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên, gồm 7 loại đất là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đ ất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đá vàng, đất phù sa úng nước, đ ất phù sa phủ trên nền cát biển và đất phù sa ngòi suối. * Đất phù sa được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Có diện tích 2.661 ha, chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Phong Điền và một số ít ở thành phố Huế. Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các sông ở Thừa Thiên Huế đều có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các sản phẩm thô, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất về thành phần cơ giới và màu sắc. Một vài nơi cũng gặp hiện tượng phân hóa về thành phần cơ giới, nhưng không phải do quá trình rửa trôi mà do các lớp bồi tích ở từng đợt lũ khác nhau. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tầng mặt trung bình (1 - 1,5%), đạm tổng số và lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơ trung bình (50 - 60%). Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như: thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, rau màu..., tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt. Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 16 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh * Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Diện tích có 20.635ha, chiếm 4,1% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và một ít ở thành phố Huế. Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no bazơ thấp - trung bình (40 - 55%). * Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Có diện tích 5.955ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền. Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pH KCl dao động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá. * Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): Diện tích 4.846ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở thành phố Huế và các huyện: Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc. Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ở địa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ nước không đều trong năm, mùa mưa cũng bị ngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy trong đất xảy ra 2 quá trình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập nước thì quá trình khử xảy ra mạnh, mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra, Fe 2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo ra những vệt loang lổ đỏ vàng trong phẫu diện đất. Đất có khả năng thoát nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pH KCl 4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình (1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo. * Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Areni Dystric Fluvisols): Diện tích 4.115ha chiếm 0,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng phù sa với dải cát biển hoặc cồn cát trắng vàng, có nhiều ở các huyện Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 17 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc. Đất hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa trên nền cát biển. Độ dày của lớp phù sa phụ thuộc r ất nhiều vào khả năng bồi đắp của hệ thống sông và địa hình của vùng cát trước khi bồi đắp. Thành phần cơ giới đất tầng mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dưới lớp phù sa là cát trắng xám hoặc cát vàng nhạt; đất có phản ứng chua vừa đến ít chua; tầng mặt có hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), nghèo đạm, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu. * Đất phù sa úng nước (Stagni Dystric Fluvisols): Diện tích 2.200ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên của tỉnh. Là một loại đất trong nhóm đất phù sa, nhưng phân bố ở địa hình trũng dạng lòng chảo khó thoát nước, được coi là đ ịa hình tích đọng, đất ngập nước quanh năm nên hạn chế quá trình khoáng hóa, ngược lại quá trình tích lũy mùn mạnh, nên giàu mùn, đất bị glây mạnh, rất chua, đạm tổng số giàu, nhưng nghèo lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu. Đây là loại đất có nhiều yếu tố hạn chế, không chỉ do ngập úng mà trong đất chứa nhiều chất độc cho cây như: Al3+ di động, H2S, CH4,... vì thế đất thường cho năng suất lúa thấp, không ổn định. * Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Diện tích 590ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông. Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. 5. Nhóm đất lầy và than bùn (Gleysols and Histosols) Diện tích 100ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền, Phú Lộc. Đất được hình thành ở những địa hình thấp, trũng, quanh năm đọng nước hoặc ở những nơi có mực nước ngầm dâng cao gần mặt đất. Quá trình glây xảy ra trong đất lâu ngày, kết cấu bị phá hủy, đất trở nên nhão nhoét toàn phẫu diện, phản ứng đất rất chua, hàm lượng mùn rất giàu, đạm giàu, lân tổng số trung bình, nhưng lân dễ tiêu nghèo, trong đất chứa rất nhiều chất độc có hại cho cây trồng. 6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols) Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 18 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Diện tích 800ha, chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên và chỉ có 01 loại đất là đất xám phát triển trên đá macma axit và đá cát, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới, vùng lâm trường thuộc các xã Phong Sơn, Phong An huyện Phong Điền. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Phân bố ở địa hình dốc, nên quá trình rửa trôi xảy ra mạnh, mùn và sắt bị rửa trôi, nên tầng đất mặt bị bạc màu trở nên xám trắng. Mùn, đạm, lân, kali, cation trao đổi đều rất nghèo, phản ứng của đất chua, độ no bazơ thấp. 7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols) Đất đỏ vàng có diện tích 347.431ha, chiếm 68,74% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất là: Đất nâu vàng trên gabro và đá diorit, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. * Đất nâu vàng phát triển trên đá gabro và đá diorit (Xanthic Ferralsols): Diện tích 4.934ha, chiếm 0,98% điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Nam Đông. Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày trên 2 - 3 m, đất có phản ứng chua (pHKCl 4 - 4,5), mùn khá (2 - 2,5%), đạm và lân tổng số khá, kali tổng số nghèo, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo; dung tích hấp thu trung bình (14 - 16 meq/100g đất); độ ẩm cây héo cao (20 - 25%). * Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols): Diện tích 159.114ha, chiếm 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới (47,7%), Phong Điền (40,86%), Hương Thủy (3,02%), Nam Đông (2,31%), Hương Trà (2,13%), Huế (2,16%), Phú Lộc (1,82%). Tầng đất dày trên 1,5m, thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo. Phản ứng của đ ất từ chua đến rất chua, độ no bazơ thường dưới 50%. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của tỉnh, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. * Đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axit (Ferralic Acrisols): Diện tích 135.450ha, chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Nam Đông (32,05%), A Lưới (19,85%), Phú Lộc (17,94%), Hương Thủy (16,67%), Hương Trà (10,61%), Phong Điền (2,88%). Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 19 ~ Niên khóa 2008- 2012
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Linh Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đ ạt xấp x ỉ 30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém. * Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Ferralic Acrisols): Diện tích 37.523ha, chiếm 7,42% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Phong Điền (91,75%), A Lưới (3,62%), Hương Trà (2,53%), Hương Thủy (2,10%). Tính chất chung là thành phần c ơ gi ới nh ẹ, t ỷ l ệ c ấp h ạt cát r ất cao, đ ất không có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Tầng đất mỏng (30 - 60cm). Phẫu di ện tầng trên mỏng (10 - 15cm) có màu xám sáng, thành ph ần c ơ gi ới cát - cát pha, kết cấu rời rạc, độ xốp 40 - 45%; tầng đất dưới 50cm có màu vàng sáng, cát pha, rời rạc. Đất rất chua, hàm lượng mùn thấp (< l%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo - rất nghèo, kali ở mức nghèo - trung bình; dung tích hấp thu rất thấp nên khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém. Nói chung đây là loại đất có tính chất xấu, độ phì tự nhiên thấp, rất dễ biến thành đất trơ sỏi đá nếu không có phương thức bảo vệ khi khai thác sử dụng. * Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols): Diện tích 9.880ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới (49,93%), Phong Điền (23,39%), Nam Đông (14,28%), Phú Lộc (8,17%), Hương Trà (2,97%), Hương Thủy (1,25%). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%. Hàm lượng mùn ở mức trung bình - khá, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi đều nghèo. Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất. * Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols): Diện tích 530ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền (63,57%), Phú Lộc (22,98%), Hương Trà (13,45%). Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nó khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất Địa lý Tài nguyên & Môi trường ~ 20 ~ Niên khóa 2008- 2012
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá về hoạt động quản lý hoạt động ngoại hối của NHNN Việt Nam thời gian qua và những kiên nghị
23 p | 1234 | 544
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá điều kiện địa chất công trình hồ chứa số 06 (khu vực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
46 p | 892 | 311
-
Luận văn tốt nghiêp “Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp”
36 p | 425 | 173
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nguyễn Thị Bích Hợi
114 p | 706 | 171
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng triển khai bảo hiểm y tế HS - SV tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
92 p | 365 | 113
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
67 p | 507 | 112
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá năng lực toán học của học sinh THPT theo PISA tại TP. Cần Thơ
45 p | 327 | 57
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
91 p | 241 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại khoa Tai - Thần kinh Bệnh viện Tai – Mũi - Họng Trung Ương từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2011
39 p | 242 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng Điện
96 p | 165 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Phát Cường giai đoạn 2018-2020
81 p | 32 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng liên kết giữa thương lái và nông hộ trồng thanh long tại huyện Châu Thành tỉnh Long An
89 p | 31 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong các cơ sở dữ liệu thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam
66 p | 115 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp : Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021
102 p | 35 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại nội thất Khôi Vũ
98 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fentanyl 2MCG/ML gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ
38 p | 120 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
95 p | 48 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần bằng phương pháp Monte Carlo
42 p | 95 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn