Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP- Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Thanh Xuân
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP- Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Thanh Xuân" nhằm nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thanh Xuân. Từ đó tìm ra các giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP- Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Thanh Xuân
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn SV: Lương Văn Minh i Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT L/C : Thƣ tín dụng NH : Ngân hàng NHTB : Ngân Hàng Thông Báo NHCĐ : Ngân Hàng Chỉ Định NHHT : Ngân Hàng Hoàn Trả TDCT : Tín Dụng Chứng Từ VCB : Vietcombank SV: Lương Văn Minh ii Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Danh mục bảng biểu. Bảng Nội Dung Trang Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Vietcombank Thanh Xuân 31 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế tại CN NH 34 Ngoại thƣơng Thanh Xuân năm 2009- 2010-2011 Bảng 2.3 Mức độ sử dụng L/C so với các phƣơng thức thanh toán 35 quốc tế khác. Bảng 2.4 Tỷ trọng sử dụng phƣơng thức thanh toán quốc tế của 36 hoạt động XNK tại VCB Thanh Xuân Bảng 2.5 Biểu phí của Vietcombank 43 Bảng 2.6 Mức ký quỹ và chi phí mở L/C tại Vietcombank 44 Bảng 2.7 Tình hình thanh toán bằng L/C của Vietcombank Thanh 45 Xuân Bảng 2.8 Sự thay đổi mức độ dùng L/C qua các năm 45 SV: Lương Văn Minh iii Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Tran g Biểu đồ 1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu của Vietcombank Thanh 32 Xuân. SV: Lương Văn Minh iv Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính MỤC LỤC CHƢƠNG 1 ...............................................................................................................4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................4 1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của ngân hàng thƣơng mại ...............................4 1.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế .............................................. 4 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu ..... 5 1.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 5 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng tài trợ của ngân hàng thương mại đối với xuất nhập khẩu 6 1.1.2.3. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động thanh toán quốc tế ........8 1.2. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại ..........9 1.2.1. Khái niệm và sự hình thành của thanh toán quốc tế ................................ 9 1.2.2. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế. ................................................. 10 1.2.2.1. Điều kiện về tiền tệ. ...................................................................................... 11 1.2.2.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán. .............................................................. 11 1.2.2.3. Điều kiện về thời gian thanh toán. ............................................................. 12 1.2.2.4. Điều kiện về phương thức thanh toán. ....................................................... 12 1.2.3.1. Phương thức chuyển tiền.............................................................................. 12 1.2.3.2. Phương thức nhờ thu .................................................................................... 13 1.2.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. ............................................. 14 1.2.4. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế 14 1.3. Phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chừng từ .................................15 1.3.1. Khái niệm............................................................................................... 15 1.3.2. Nội dung, hình thức và quy trình của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .............................................................................................................. 16 1.3.2.1. Nội dung của L/C .......................................................................................... 16 1.3.2.2. Hình thức của L/C .............................................................................................. 20 1.3.2.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C ................................................................ 22 SV: Lương Văn Minh v Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 1.3.3.1. So sánh phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C so với các phương thức khác. 23 1.3.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ................. 25 CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................27 ̉ THƢ̣C TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHÂU THEO ́ ́ ́ PHƢƠNG THƢC TÍN DỤNG CHƢNG TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG CHI NHÁNH THANH XUÂN. ..............................................................27 2.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng ma ̣i cổ phầ n ngoa ̣i thƣơng chi nhánh Thanh Xuân ............27 2.1.1. Quá trình hình thành là phát triển của Vietcombank Thanh Xuân. ................ 27 2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Vietcombank Thanh Xuân. .................. 29 2.1.2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Thanh Xuân. ............................ 34 2.2. Thực trạng sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khâu của Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng chi nhánh Thanh Xuân. ............................................................36 2.2.1. Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Thanh Xuân. ............................................................. 36 2.2.2. Thực trạng sử dụng phương thức thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Thanh Xuân . ................................................................................... 40 2.2.2.1. Quy trinh thanh toán xuấ t nhâ ̣p khẩ u bằ ng phƣơng thƣ́c tin du ̣ng chƣ́ng tƣ̀ ta ̣i ̀ ́ Vietcombank Thanh Xuân. .................................................................................................. 40 2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank Thanh Xuân. ...........................................................49 2.3.1. Những kết quả đạt được. ............................................................................ 49 2.3.1.1. Về doanh số, tỷ trọng thanh toán............................................................................ 49 2.3.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng. ................................................. 49 2.3.1.3. Về mạng lƣới quan hệ ngân hàng. .......................................................................... 50 2.3.1.4. Về quan hệ khách hàng. ......................................................................................... 50 2.3.1.5. Về uy tín với bạn hàng. ........................................................................................... 51 2.3.2. Những hạn chế và rủi ro.............................................................................. 52 2.3.2.1. Khó khăn về trình độ cán bộ và công nghệ ngân hàng ........................................... 52 2.3.2.2. Khó khăn đối với chiến lƣợc mở rộng khách hàng. ............................................... 52 2.3.2.3. Từ phía khách hàng. ................................................................................................ 53 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro. .................................................. 54 2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan. ................................................................................. 54 2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan. ............................................................................. 55 SV: Lương Văn Minh vi Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính CHƢƠNG 3 .............................................................................................................56 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK THANH XUÂN...............................................................................56 3.1. Định hƣớng hoạt động và phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân ........................................................................................................56 3.1.1. Định hướng phát triển toàn chi nhánh ......................................................... 56 3.2. Mô ̣t số giải pháp hoàn thiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng thanh toán xuấ t nhâ ̣p khẩ u bằ ng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Thanh Xuân . ........................................................60 3.2.1. Nâng cao năng lực của thanh toán viên ....................................................... 61 3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán ............................................ 62 3.2.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng. .......................... 63 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng............................................ 64 3.2.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, tăng cường mối quan hệ đại lý. .............................................................. 64 3.2.6. Hoàn thiện chính sách khách hàng đồng thời nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán. ........................................................................................... 65 3.2.7. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán............................................ 68 3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................................70 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ. ................................................................... 70 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. ............................. 70 3.3.3. Những kiến nghị đối với khách hàng. ....................................................... 71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................74 NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN LUẬN VĂN ........................................75 NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI PHẢN BIỆN.................................................................76 SV: Lương Văn Minh vii Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày càng cao độ hiện nay, Việt Nam đang hòa nhập, phát triển kinh tế gắn liền với kinh tế khu vực và trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa và tự do thƣơng mại diễn ra nhanh chóng đã giúp cho quan hệ thƣơng mại và hợp tác quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển, điều này đòi hỏi các hoạt động thanh toán quốc tế cũng phải đƣợc hoàn thiện và phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ cao, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, số lƣợng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa dịch vụ với thế giới ngày càng cao. Cùng với đó là việc hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng quy chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn với Việt Nam và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Với gần 16 năm phát triển và trƣởng thành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, việc nâng cao và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thƣơng Thanh Xuân càng có ý nghĩa quan trọng. Chi nhánh đã khẳng định đƣợc vai trò chủ đạo và ƣu thế lớn của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn và các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài… tạo ra SV: Lương Văn Minh 1 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giữ gìn thị phần đang có và mở rộng thêm khách hàng… dẫn đến hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thƣơng Thanh Xuân cũng chịu những tác động không nhỏ. Do đó hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ nói riêng là yêu cầu khách quan, cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP- Ngoại thương ( Vietcombank ) chi nhánh Thanh Xuân” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ( Vietcombank ) chi nhánh Thanh Xuân. Từ đó tìm ra các giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Những lý luận về phƣơng thức thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C và hoạt động thanh toán thực tế diễn ra tại ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh ... kết hợp với các bảng biểu và hình minh họa SV: Lương Văn Minh 2 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 5. Kết cấu của luận văn Luận văn trình bày theo 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về chất lƣợng thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thƣ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng thanh toán xuấ t nhâ ̣p khẩ u theo phƣơng thƣ́c tín du ̣ng chƣ́ng tƣ́ ta ̣i Ngân hàng TMCP ngoa ̣i thƣơng chi nhánh Thanh Xuân Chƣơng 3: Các giải pháp nhằ m hoàn thiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng thanh toán xuấ t nhâ ̣p khẩ u bằ ng phƣơng thƣ́c thanh toán tín du ̣ng chƣ́ng tƣ̀ tại Vietcombank Thanh Xuân. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quý báu của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cùng các cô, bác, anh, chị Chi nhánh ngân hàng ngoại thƣơng Thanh Xuân đã giúp tôi hoàn thành bài luận này. Hà nội, ngày......tháng....năm..... SV: Lương Văn Minh 3 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế Trong quá trình hội nhập vào xu thế phát triển chung của toàn thế giới, ngoại thƣơng trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, thông qua hoạt động đó các mối liên hệ đƣợc thiết lập và thực hiện trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của mỗi quốc gia. Chính vì thế hoạt động ngoại thƣơng nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế quốc gia nào trong chiến lƣợc phát triển của mỗi nƣớc. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là sự trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phƣơng tiện thanh toán.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế đất nƣớc, là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc thể hiện ở những mặt sau: Đối với hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu giúp phát huy lợi thế so sánh quốc gia. Các nƣớc buôn bán với nhau do sự khác biệt về nguồn lực, tài nguyên. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác. SV: Lương Văn Minh 4 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Xuất khẩu tạo nguồn vốn đầu tƣ phát triển đất nƣớc. Đây chính là nguồn vốn quan trọng để trả nợ, thu hút đầu tƣ và vay nợ của nƣớc ngoài cũng nhƣ của các tổ chức quốc tế, hay nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng. Xuất khẩu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết việc làm, cải thiện đời sống. Hoạt động sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra một số lƣợn lớn việc làm cho nền kinh tế và gia tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nƣớc. Đối với hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu bổ sung những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Nhập khẩu là nhân tố tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu.Thông qua nhập khẩu có thể cung cấp nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập khẩu tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, xóa bỏ tình trạng độc quyền, giúp nền kinh tế phát triển. Nhập khẩu đáp ứng tiêu dùng một cách tốt nhất, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân. 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu 1.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế SV: Lương Văn Minh 5 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nƣớc mà còn giao dịch quan hệ với các nƣớc khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên nhƣ tài nguyên, khí hậu… nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nƣớc không thể cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nền kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết nhƣ nguyên liệu, vật tƣ, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc hoặc sản xuất với chi phí cao hơn. Ngƣợc lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nƣớc còn có thể tạo nên thặng dƣ có thể xuất khẩu sang các nƣớc khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nƣớc để nhập khẩu các mặt hàng còn thiếu và để trả nợ. Nhƣ vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hoá giữa các nƣớc với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan của nền kinh tế 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng tài trợ của ngân hàng thương mại đố i với xuất nhập khẩu Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thƣơng cũng nhƣ sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. -Đối với nền kinh tế đất nƣớc: Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu lƣu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Doanh nghiệp có sự giúp đỡ của ngân hàng có vốn để mở rộng sản xuất SV: Lương Văn Minh 6 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính kinh doanh, hiện đại hoá trang thiết bị làm tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp phát triển chính là kinh tế đất nƣớc phát triển. -Đối với doanh nghiệp: Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc. Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Tín dụng ngân hàng làm giảm rủi ro của hoạt động xuất nhập khẩu.Hoạt động xuất nhập khẩu thƣờng diễn ra ở hai nƣớc khác nhau. Do vậy, sự hiểu biết giữa ngƣời mua và ngƣời bán không đƣợc đầy đủ, chính xác. Nhờ sử dụng tín dụng ngân hàng, Nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng của mình thông qua các ngân hàng trung gian đứng ra bảo đảm. Đặc biệt, nhờ tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng vụ lớn. Vốn tài trợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp đƣợc nâng cao trên thị trƣờng thế giới. Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thƣơng mại dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản: + Sử dụng vốn vay đúng mục đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. + Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận. + Tiền vay phải có tài sản tƣơng đƣơng bảo đảm. Cùng với sự phát triển của ngoại thƣơng, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngày càng gia tăng.Nó đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu SV: Lương Văn Minh 7 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính của các nhà xuất nhập khẩu và sự biến động của nền kinh tế.Ngân hàng cần nắm bắt đƣợc nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động của mình. 1.1.2.3. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động thanh toán quốc tế Trong hoạt động xuất khẩu cũng diễn ra quá trình sản xuất, lƣu thông hàng hoá nhƣ các ngành kinh tế với mục đích cuối cùng là thực hiện giá trị hàng hoá. Nó chỉ có điểm khác biệt là việc mua bán diễn ra giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau, hàng hoá đƣợc vận chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. Chính vì vậy khâu cuối cùng của hoạt động xuất nhập khẩu là khâu thanh toán cũng có những điểm khác với thanh toán trong nƣớc thực hiện trên cơ sở sau: Ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán ngoại thƣơng trong đó quy định các điều kiện về thanh toán quốc tế: +Điều kiện về thời gian. +Điều kiện về địa điểm. +Điều kiện về phƣơng thức thanh toán. Trên cơ sở đó, ngƣời xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, sau đó sẽ ký phát hối phiếu, séc của ngƣời nhập khẩu gửi đến ngân hàng nƣớc mình nhờ thu hộ tiền ghi trên các phƣơng tiện thanh toán đó. Các ngân hàng này chuyển các phƣơng tiện thanh toán đến các ngân hàng nƣớc nhập khẩu để thu hộ. Nhƣ vậy, cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động ngoại thƣơng.Nói đến ngoại thƣơng là nói đến thanh toán quốc tế. Nếu thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện tốt thì giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu mới đƣợc thực hiện tốt, thúc đẩy tài trợ ngoại thƣơng góp phần không nhỏ cho việc đƣa ngoại thƣơng phát triển và là yếu tố quan trọng để đánh giá quan hệ kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của một quốc gia. SV: Lương Văn Minh 8 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán đƣợc tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tƣ vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tƣởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nƣớc ngoài. Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lƣợng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nƣớc. Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Trong quá trình lƣu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đƣợc các ngân hàng tài trợ vốn trong trƣờng hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hƣớng dẫn, tƣ vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. 1.2. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm và sự hình thành của thanh toán quốc tế Trong quá trình phát triển của các nƣớc trên thế giới, sự chuyên môn hóa và hợp tác lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau không những làm cho hàng hóa trong nƣớc gia tăng mà việc traoo SV: Lương Văn Minh 9 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nƣớc cũng phát triển.Điều này giải quyết đƣợc vấn đề sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác nhau của mỗi nƣớc. Từ đó đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế và có nhƣ vậy mới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của mỗi quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu trên đã xuất hiện mối quan hệ giữa thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.Đó chính là các hoạt động xuất nhập khẩu, một nƣớc sẽ nhập khẩu hàng hóa từ những nƣớc sản xuất mặt hàng này với chi phí thấp hơn, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa mà mình có lợi thế.Điều đó tạo nên sự di chuyển hàng hóa giữa các nƣớc và các khu vực trên thế giới. Trong quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế đó, đòi hỏi những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế với ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Đây là khâu cực kỳ quan trọng và có khả năng quyết định đến hiệu quả và tăng trƣởng thƣơng mại, và là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động tài chính quốc tế. Nhƣ vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hƣởng lợi về tiền tệ trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các chủ thể ở các quốc gia này với các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế. 1.2.2. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các bên thƣờng phải thỏa thuận những điều kiện về thanh toán nhƣ điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địa điểm thanh toán, điều kiện về thời gian thanh toán và điều kiện về phƣơng thức thanh toán. Việc vận dụng và quản trị tốt những điều SV: Lương Văn Minh 10 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính kiện này sẽ giảm bớt các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.Từ đó đảm bảo cho các bên liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ. 1.2.2.1. Điều kiện về tiền tệ. Điều kiện về tiền tệ là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu trong thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo giá trị tài sản giao dịch. Do đó, trong hầu hết các hiệp định và hợp đồng đều có quy định loại đồng tiền thanh toán. Đồng thời điều kiện này cũng quy định cách xử lý khi có biến động giá trị đồng tiền. Căn cứ theo mục đích sử dụng, điều kiện về tiền tệ sẽ đƣợc phân loại nhƣ sau: - Đồng tiền tính toán là đơn vị tiền tệ dùng để biểu hiện giá cả hàng hóa và tính toán tổng giá trị hợp đồng ngoại thƣơng. - Đồng tiền thanh toán là đơn vị tiền tệ đƣợc sử dụng để thanh toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng ngoại thƣơng. 1.2.2.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán. Địa điểm thanh toán là nơi ngƣời bán nhận đƣợc tiền và ngƣời mua trả tiền.Về mặt lý thuyết, có hai địa điểm để thực hiện thanh toán quốc tế. Đó là ngân hàng nhà nƣớc của ngƣời bán hàng hóa, dịch vụ, việc thực hiện tại nƣớc của ngƣời xuất khẩu giúp cho họ thu tiền nhanh hơn, vòng quay vốn có hiệu quả hơn. Thứ 2 là ngân hàng của nƣớc nhập khẩu, khi thực hiện tại đây sẽ giúp ngƣời nhập khẩu tránh đƣợc sự ứ đọng vốn và tiết kiệm chi phí hơn. Trong thực tế, việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đàm phán, sự tin tƣởng giữa hai bên; phƣơng thức thanh toán đƣợc sử dụng và đồng tiền thanh toán đƣợc ghi trong hợp đồng. SV: Lương Văn Minh 11 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 1.2.2.3. Điều kiện về thời gian thanh toán. Thời gian thanh toán thƣờng có ảnh hƣởng lớn tới kết quả kinh doanh của các chủ thể.Những quy định về thời điểm chủ thể mua phải trả tiền cho chủ thể bán chính là điều kiện thời gian thanh toán. Có ba cách quy định sau: - Trả tiền trƣớc là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu. - Trả tiền ngay là việc ngƣời nhập khẩu trả tiền sau khi ngƣời xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phƣơng tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi ngƣời nhập khẩu nhận đƣợc hàng tại nơi quy định. - Trả tiền sau là việc ngƣời nhập khẩu trả tiền cho ngƣời xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng. 1.2.2.4. Điều kiện về phương thức thanh toán. Điều kiện này quy định cách nhận, trả tiền hàng hóa dịch vụ trong từng giao dịch, mua bán giữa các bên. Trong quan hệ mua bán quốc tế có nhiều phƣơng thức thanh toán đƣợc sử dụng nhƣ phƣơng thức tín dụng chứng từ, phƣơng thức nhờ thu và phƣơng thức chuyển tiền. Phƣơng thức đƣợc các bên lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu của ngƣời bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, từ yêu cầu của ngƣời mua là nhập hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng. 1.2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế 1.2.3.1. Phương thức chuyển tiền Khái niệm: Phƣơng thức chuyển tiền là phƣơng thức trong đó ngƣời trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời hƣởng lợi theo một địa chỉ nhất định. SV: Lương Văn Minh 12 Lớp: CQ49/08.01
- Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính Các bên tham gia: - Ngƣời chuyển tiền hay ngƣời trả tiền: là ngƣời yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nƣớc ngoài, thƣờng là ngƣời nhập khẩu, ngƣời mua, chủ đầu tƣ. - Ngƣời thụ hƣởng là do ngƣời chuyển tiền chỉ định, và thƣờng là ngƣời xuất khẩu, chủ nợ, ngƣời nhận vốn đầu tƣ. - Ngân hàng trả tiền là ngân hàng trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền. 1.2.3.2. Phương thức nhờ thu Khái niệm: Nhờ thu là phƣơng thức thanh toán, theo đó, bên bán sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Các bên tham gia - Ngƣời ủy thác thu là ngƣời yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền, thông thƣờng là ngƣời xuất khẩu, cung ứng dịch vụ. - Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng theo yêu cầu của ngƣời ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý ở gần và thuận tiện với ngƣời trả tiền. - Ngân hàng thu hộ là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở nƣớc ngƣời trả tiền. - Ngân hàng xuất trình: Nếu ngƣời trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình. Ngƣợc lại, nếu không có quan hệ đo thì ngân hàng phục vụ ngƣời trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình, và chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ. SV: Lương Văn Minh 13 Lớp: CQ49/08.01
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần phân phối máy tính Vietpc - Chi nhánh Thanh Hoá
60 p | 2221 | 1167
-
Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần phân phối máy tính vietpc
59 p | 1802 | 827
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm linh kiện máy tính nhập khẩu của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ”
59 p | 1916 | 689
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Hòa Dung
131 p | 889 | 344
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị Đức Nhật
92 p | 691 | 233
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng tại công ty dệt kim Thăng Long
54 p | 440 | 193
-
Luận văn Tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM
55 p | 401 | 157
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu kỳ bán hàng thu tiền trong các đơn vị vận tải thuộc taxi group
92 p | 534 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vận tải và đại lý vận tải Hà nội – VITACO”
67 p | 296 | 108
-
Luận văn Tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật DKC
133 p | 380 | 89
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế tại Tổng công ty Công trình giao thông 5 - Cicenco 5
119 p | 300 | 85
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 352 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
86 p | 345 | 72
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội
108 p | 387 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Tổng công ty chè Việt Nam
36 p | 274 | 68
-
Luận văn Tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội
82 p | 391 | 53
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
99 p | 268 | 38
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện
93 p | 138 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn