Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam"
lượt xem 1.010
download
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam"
- TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂN Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
- Khoá luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong buôn bán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Bằng chứng là nếu nhìn lại công tác thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, điều làm chúng ta không khỏi lo ngại là những con số thiệt hại đáng kể trong nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu xét trong cả nền kinh tế, hàng năm rủi ro trong phương thức này có thể lên tới hàng trăm triệu USD, đe dọa sự an toàn trong kinh doanh của cả ngân hàng và các doanh nghiệp. Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế cụ thể là nghiên cứu và phòng tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế là một trong các mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. 1 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các ưu nhược điểm và nguyên nhân gây ra rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. 2. Đối tượng nghiên cứu Đây là đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những giải pháp để hạn chế rủi ro đó. 3. Phạm vi nghiên cứu Với phạm vi của một khoá luận, tôi cũng chỉ xin tập trung nghiên cứu và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, thực tiễn về hoạt động này tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong những năm gần đây (từ năm 1999 đến 2002). 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm có hiệu quả, tôi đã sử dụng tập hợp các phương pháp như duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... cùng với việc tham khảo các sách, tài liệu trong và nước ngoài có liên quan. 2 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận này có bố cục như sau: Chương I: Rủi ro và các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 3 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG I RỦI RO VÀ CÁC RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. I. Khái niệm về rủi ro và phân loại Kể từ đại hội Đảng VI - năm 1986, với chủ trương phát triển nền kinh tế mở cửa nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước đang không ngừng tăng lên. Hằng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu ở nước ta đạt bình quân khoảng từ 15 đến 18 tỷ USD (năm 1997 đạt khoảng 20 tỷ USD) trong đó ước tính đến 90% sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Qua đó có thể thấy được rằng nhờ vào tính ưu việt của mình, phương thức tín dụng chứng từ đã được sử dụng rộng rãi và đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra những kết quả đáng khích lệ nói trên. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp mới vào nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cần một lời khuyên của ngân hàng trong thanh toán thì lời khuyên đó sẽ là: "hãy chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để đảm bảo Quyền và Nghĩa vụ của cả hai phía: người bán giao hàng sẽ được trả tiền, người mua trả tiền được quyền nhận hàng, trên cơ sở các nguyên tắc của UCP 500". Tuy nhiên, do chúng ta đang trong quá trình hội nhập và mới làm quen với các giao dịch kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường trong khi đối tác là các nhà buôn chuyên nghiệp nước ngoài đã có kinh nghiệm hàng trăm năm nên không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, sai lầm dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng. Thêm vào đó, đội ngũ chuyên gia giỏi thuộc các lĩnh vực liên quan còn thiếu do công tác giáo dục, đào tạo chưa kịp đáp ứng yêu cầu. Khâu yếu nhất hiện nay là không ít giám đốc và cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán. Theo điều tra gần đây, có tới 70 % số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Chính vì sự thiếu hụt kể trên 4 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp mà rủi ro là không thể tránh khỏi. Rủi ro trong thanh toán nói chung và trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng rất đa dạng, có thể xuất phát từ phía khách hàng cũng có thể từ phía các ngân hàng. 1. Khái niệm Khi đề cập đến rủi ro, mọi người hay quan đó là những điều không tốt lành, tổn thất hay thậm chí thiệt hại về vật chất vô hình hay hữu hình xảy ra ngoài dự kiến do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Ta có thể định nghĩa rủi ro như sau: Trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con người thường có những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên như vậy được gọi là rủi ro. Để đối phó với các loại rủi ro không lường trước được đó, con người đã cố gắng tìm kiếm mọi phương cách để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Từ biện pháp không thực hiện những việc làm quá mạo hiểm, chú ý đến những quy tắc về an toàn lao động, các chuẩn mực trong kinh tế... thậm chí lập ra những quỹ dự phòng để dự trữ một khoản tiền nào đó nhằm bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Tất cả những hành động đó nhằm một mục đích duy nhất là cố gắng hạn chế đến mức tối đa và phòng tránh các loại rủi ro để mọi quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra tốt đẹp. Trong thanh toán quốc tế cũng vậy, tuy là hoạt động mang đến cho ngân hàng thương mại nhiều lợi ích, nhưng có thể nói lợi ích đó đồng hành với rủi ro. Người ta định nghĩa rủi ro trong thanh toán quốc tế là: Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liên quan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ thanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian...) hoặc do các nhân tố khách quan khác gây 5 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp nên. Con người có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, song không thể lượng hóa các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độ thiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế. 2. Phân loại Các rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể được phân loại như sau: - Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp) - Rủi ro tín dụng - Rủi ro pháp lý - Rủi ro ngoại hối - Rủi ro đạo đức - Rủi ro hàng hoá - Rủi ro chính trị II. Các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1. Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong phạm vi của luận văn này, chỉ xin được đề cập đến những rủi ro thường gặp nhất trong thực tế, có thể chia thành ba loại chính là: rủi ro kỹ thuật, rủi ro đạo đức và rủi ro chính trị trong đó rủi ro kỹ thuật xảy ra nhiều nhất vì vậy phần đầu trước hết xin dành để nói về rủi ro kỹ thuật. 1.1. Rủi ro kỹ thuật Là những rủi ro do những sai sót mang tính chất kỹ thuật trong quy trình thanh toán L/C, thường do các bên tham gia thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán. 6 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Rủi ro đối với người xuất khẩu Như ta đã biết, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C trong khi đó để đảm bảo việc giao hàng theo quy định của hợp đồng thương mại, L/C thường đòi hỏi nhiều điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Chỉ với một sai khác dù rất nhỏ cũng có thể bị ngân hàng mở và người mua từ chối thanh toán với lý do có sự sai biệt hoặc không phù hợp với L/C. Việc duy nhất mà người xuất khẩu có thể làm để tránh được rủi ro trên là nhanh chóng, khẩn trương lập bộ chứng từ phù hợp với L/C. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Các chứng từ phải được lập ra đúng yêu cầu về số lượng, số loại, nội dung như đã quy định trong L/C. - Nội dung của các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau. - Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm trả tiền quy định trong L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nhưng trong thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ mà thường gặp nhất là: - Sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ... - Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng như số loại chứng từ, số bản của mỗi loại. - Các sai sót trên bề mặt chứng từ như: + Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị L/C. + Các chứng từ không ghi số L/C. + Hối phiếu ghi nhầm người bị ký phát. + Chứng từ không đánh dấu bản gốc. + Các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với L/C về số lượng, trọng lương hàng hoá... + Các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ, về hãng vận tải, phương thức vận chuyển... 7 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Tất cả những sai sót trên đều có thể là nguyên nhân gây nên rủi ro trong thanh toán, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Khi nộp chứng từ cho ngân hàng chiết khấu, nếu ngân hàng phát hiện ra các sai sót mà có thể sửa chữa được thì việc sửa chữa sẽ làm chậm quá trình thanh toán. Nếu sai sót không thể sửa chữa thì bộ chứng từ không được chiết khấu hoặc chấp nhận mà phải đợi ý kiến của ngân hàng mở và người mua để giải quyết. Như vậy, quá trình thanh toán sẽ bị kéo dài làm cho người bán không thể thu hồi vốn nhanh được. Hơn nữa, người mua và ngân hàng mở có thể dựa vào những sai biệt rất nhỏ của chứng từ để từ chối thanh toán trong khi đó hàng hoá đã được gửi đi. Nhà xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại khi phải bán giảm giá hàng hoá hoặc tìm khách hàng khác để tiêu thụ và cùng với nó là một các chi phí như phí đền bù, cước lưu kho và các phí tổn phát sinh khác. Một rủi ro kỹ thuật nữa là việc người bán phạm phải các sai lầm khi tiến hành giao hàng như việc vi phạm thời hạn thanh toán thư tín dụng, giao hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn... Nếu việc xuất trình chứng từ thể hiện sự vi phạm một trong các thời hạn nói trên cũng sẽ bị từ chối thanh toán. Rủi ro đối với người nhập khẩu Rủi ro lớn nhất đối với người nhập khẩu là việc nhận hành hoá không đúng với hợp đồng mua bán. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do bị lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại. Việc thanh toán giữa ngân hàng hai bên mua bán chỉ thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ đã giao hàng xuất trình phù hợp với quy định của L/C tức là ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về sự khớp đúng trên bề mặt giữa bộ chứng từ thanh toán với L/C chứ không chịu trách nhiệm về tính chân thực của chứng từ và tình hình thực tế giao hàng. Do vậy, người mua sẽ phải chịu rủi ro khi tiền hàng đã trả theo bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng đều phù hợp cả về số lượng, chất lượng... nhưng thực tế thì hàng hoá nhận được lại không đúng với mong muốn, không giống như trong hợp đồng thương mại mà trước đó hai bên đã thoả thuận. 8 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Rủi ro đối với ngân hàng Trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, cũng giống như khách hàng của mình, với vị trí khác nhau, ngân hàng cũng có thể gặp những rủi ro khác nhau. Cũng như rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán L/C không hẳn là những mất mát, thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài, nhiều khi còn là việc không thu hồi vốn đúng hạn, hoặc làm phát sinh các khoản chi phí vô ích khác. Ngân hàng mở L/C Ngân hàng mở L/C là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Vì vậy, nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mở là rất lớn. - Rủi ro trong nghiệp vụ mở: Việc đầu tiên của các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu là phải kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp mới giao dịch lần đầu), hợp đồng thương mại, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toán bao gồm vốn vay hay vốn tự có và các chứng từ có liên quan khác. Rủi ro ở công đoạn này thường xảy ra ở phía doanh nghiệp thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng ngoại thương như giá cả, phương thức thanh toán, phương thức vận tải, điều khoản trọng tài... Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các cán bộ tác nghiệp của ngân hàng hết sức lưu ý nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương và đơn xin mở L/C để tư vấn cho doanh nghiệp lấy lại lợi thế nếu thấy cần thiết. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp mà lợi thế thuộc về khách hàng nước ngoài và ngân hàng đã tư vấn dàn xếp ổn thoả theo đúng luật của nước phát hành và quốc tế. Một rủi ro nữa mà ngân hàng có thể gặp phải khi mở L/C là dùng sai hoặc sót trong từng chữ, dấu chấm, dấu phẩy... so với đơn xin mở L/C của doanh nghiệp. Tất nhiên phí tu chỉnh cho những sai sót đó ngân hàng phải chịu. Vì vậy, để khắc phục rủi ro này, cần phải tiến hành kiểm tra lại kỹ càng 9 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp sau khi đã mở L/C trên máy. Một điều cũng cần quan tâm là ngân hàng mở tuyệt đối không được tự thêm bớt nội dung vào L/C so với đơn xin mở, ngoại trừ sự thêm bớt đó làm tăng thêm lợi thế cho khách hàng của mình và phù hợp với hợp đồng ngoại thương, và các văn bản pháp luật điều chỉnh đã được dẫn chiếu trong L/C như UCP 500 và Incoterms 2000. - Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ đến và khi thanh toán. Có thể nói đây là nghiệp vụ "vạch lá tìm sâu" của ngân hàng mở nhằm phát hiện những sai sót, những điểm không phù hợp của bộ chứng từ so với nội dung và bề mặt của L/C đã mở. Rủi ro cho ngân hàng sẽ xảy ra khôn lường nếu ngân hàng không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà vẫn thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bởi lẽ từ trước đến nay đã có những bộ chứng từ giả, đặc biệt là B/L giả nhằm mục đích lừa đảo hoặc rửa tiền, cũng có trường hợp ghi "theo lệnh" (to order...) không đúng tên người nhận, làm cho việc nhận hàng bị chậm trễ, tăng chi phí lưu kho bãi, gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng mà cả cho ngân hàng mở nếu lô hàng đó ngân hàng cho vay thanh toán. Nhằm hạn chế phần nào các trường hợp trên, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại khi mở L/C nhập khẩu nên quy định thêm điều khoản: Gửi lên tàu ngay sau khi giao hàng một bản sao bộ chứng từ cho người mở L/C, nhằm mục đích để cho người mở kiểm tra trước, nếu có sai sót thì kịp thời tu chỉnh sửa đổi, đồng thời có tác dụng tăng thêm độ tin cậy rằng hàng đã được bốc xếp lên tàu. Sau khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng cũng có thể vấp phải một số rủi ro kỹ thuật như không tuân thủ UCP, ví dụ: chuyển giao bộ chứng từ không phù hợp cho người mở đi nhận hàng, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho phía xuất trình nguyên vẹn như khi nó nhận được, hoặc không giao chứng từ đó cho bên thứ ba do phía xuất trình chỉ định. Chúng ta đều biết rằng bằng việc đồng ý mở L/C, ngân hàng mở cam kết thay mặt người mua thanh toán cho người xuất khẩu nếu anh ta thực hiện đúng như quy định của L/C. Chính vì tính thay mặt cho người mua đã làm 10 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp xuất hiện khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng mở. Đó là rủi ro không đòi được tiền từ phía nhà nhập khẩu do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Đây chính là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng không tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở L/C thậm chí ngân hàng có tiến hành thẩm định nhưng không phải lúc nào kết quả thẩm định cũng chính xác do thông tin không đầy đủ, không tin cậy hoặc do lúc ngân hàng thẩm định thì tình hình tài chính của khách hàng rất tốt nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng không hay biết, chẳng hạn như hàng nhập khẩu về bán không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận hàng. Trong nghiệp vụ thông báo L/C, ngân hàng mở có thể bị rủi ro do không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Theo UCP 500, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu toàn bộ chứng từ có sai biệt hay không phù hợp với L/C. Tuy nhiên nếu ngân hàng mở không hành động đúng theo những quy định tại điều 13 UCP 500 thì ngân hàng mở gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ không phù hợp đó. Đó là các trường hợp: + Thông báo từ chối nhưng không nói rõ sự sai biệt của chứng từ hoặc những điểm không phù hợp bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị. + Thông báo những sai biệt, không phù hợp và từ chối chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng. Ngân hàng thông báo Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng này quyết định thông báo phải một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác định được tình trạng mã khoá (hay mẫu chữ ký uỷ quyền đối với trường hợp phát hành L/C bằng thư) hoặc khi ngân hàng thông báo quyết định của mình cho ngân hàng mở biết một cách chậm trễ. 11 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Theo quy định của UCP 500, khi trên thư tín dụng chuyển bằng điện có ghi "các chi tiết đầy đủ gửi sau" hay những từ có nội dung tương tự hoặc ghi rằng thư xác nhận sẽ là văn bản có hiệu lực của thư tín dụng... thì điện chuyển sẽ không được xem như là văn bản có hiệu lực. Vì vậy, nếu ngân hàng thông báo về thư tín dụng cho khách hàng thì phải ghi rõ trên thông báo: "thông báo sơ bộ chưa có hiệu lực thi hành". Khi ngân hàng thông báo không làm đúng điều đó để khách hàng hiểu lầm rằng đó là L/C có hiệu lực và thực hiện giao hàng thì mọi rủi ro ngân hàng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngân hàng xác nhận (nếu có) Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là do không nắm chắc năng lực tài chính của ngân hàng mở lại vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi cuối cùng phải nhận lãnh trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở trong trường hợp ngân hàng mở thiếu thiện chí hoặc mất khả năng thanh toán thậm chí bị phá sản. Ngân hàng chiết khấu (nếu có) Đối với ngân hàng chiết khấu rủi ro xảy ra phần nhiều tuỳ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu. Ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi được tiền hoặc thu chậm là do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, thậm chí từ chối thanh toán thông qua việc "bới bèo ra bọ" trong việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng mở. Lý do để người nhập khẩu trì hoãn chủ yếu là do gặp khó khăn trong thanh toán hoặc cũng có thể do bên mua không tin tưởng bên bán vì hay giao hàng trễ, giao hàng kém chất lượng. Mục đích của người mua là muốn hàng thật sự về cảng, nhìn thấy hàng rồi mới trả tiền. Để trì hoãn thanh toán, họ sẽ yêu cầu ngân hàng mở thông báo những sai biệt của chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc để dành quyền được từ chối thanh toán sau này. Đối với ngân hàng chiết khấu, thời gian trì hoãn thanh toán càng dài, ngân hàng bị chiếm dụng vốn càng lâu. 1.2. Rủi ro đạo đức 12 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Mặc dù trong phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia được quy định rõ ràng, song không phải lúc nào nguyên tắc đó cũng được tôn trọng. Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên còn lại. Về phía người xuất khẩu, họ có thể lợi dụng về tính độc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập ra những bộ chứng từ giả mạo phù hợp với L/C nhằm đòi tiền hàng. Vấn đề chứng từ giả mạo hiện đang là vấn đề khó khăn chưa có giải pháp nào quy định trong UCP 500. Điều đáng chú ý là trong UCP 500, có quy định cho ngân hàng được miễn trách nhiệm về chứng từ giả mạo vì thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện chứng từ giả mạo nhưng dù sao quy định này lại trở thành khe hở để cho hành vi gian lận, giả mạo dễ bề len lỏi. Về phía người nhập khẩu, họ có thể không hoặc kéo dài thời gian đi nhận chứng từ và trả tiền khi không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng do cơ hội kinh doanh đã mất hay do các mối hàng khác hoặc tình hình trên thị trường hàng hoá có những biến động bất lợi. Đặc biệt khi vay ngân hàng để mở L/C, họ có thể sử dụng số tiền bán hàng vào mục đích khác, kinh doanh quay vòng thay vì thanh toán cho ngân hàng ngay như là một hình thức chiếm dụng vốn của ngân hàng. Đặc biệt các ngân hàng mở cũng có thể vi phạm cam kết của mình như đứng về phía người nhập khẩu từ chối hoặc trì hoãn thanh toán cho người xuất khẩu. Đó là chưa kể tới không ít trường hợp cán bộ ngân hàng và khách hàng thông đồng với nhau cố tình vi phạm quy trình thanh toán của ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng và bạn hàng. Tất cả những rủi ro do những vi phạm nêu trên đều được coi là rủi ro đạo đức. Ngày nay, khi quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế được mở rộng thì rủi ro đạo đức trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các ngân hàng mà cả doanh nghiệp nhằm bảo toàn vốn và an toàn trong kinh doanh. 13 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Mặc dù trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã có sự cam kết của ngân hàng mở, nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người bán và người mua vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của thanh toán quốc tế. Khi người mua có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều cho dù bộ chứng từ có sai sót cũng dễ được chấp nhận. Ngược lại, khi họ có ý không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể do cơ hội kinh doanh đã mất hay do các mối hàng khác... họ có thể dựa vào những sai sót dù là rất nhỏ của chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. Với người mua, sự trung thực của người bán cũng rất quan trọng, bởi vì ngân hàng chỉ làm việc với những chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó, người mua có thể vẫn phải thanh toán L/C với ngân hàng mà không nhận được hàng hoá theo đúng hợp đồng. Các vi phạm về hợp đồng có thể được giải quyết sau đó nhưng phải mất nhiều thời gian và phí tổn, trước hết là người mua mất cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn. Song, không chỉ người mua và người bán mà cả ngân hàng cũng đang đứng trước mối đe dọa to lớn đó. Con số thiệt hại hàng năm trong thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại không phải nhỏ, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Trước hết, ngân hàng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những rủi ro của khách hàng. Khi người mua không nhận được hàng theo đúng yêu cầu và kế hoạch kinh doanh của họ bị phá vỡ thì họ không thể trả ngân hàng số tiền đã vay của ngân hàng để thanh toán L/C. Khi người bán không nhận được tiền hàng thị họ không thể thanh toán cho ngân hàng khoản vay để sản xuất, thu gom hàng xuất khẩu. Song ảnh hưởng gián tiếp chỉ là rất nhỏ so với những rủi ro trực tiếp mà nó có thể gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác. Chính vì vậy mà đưa ra những phán quyết sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. 14 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp Để hạn chế rủi ro đạo đức, vấn đề cốt lõi là khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng. Đứng ở góc độ ngân hàng, phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin chính xác về khách hàng để có thể sàng lọc những khách hàng chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là uy tín của khách hàng. 1.3. Rủi ro chính trị Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia, thanh toán quốc tế mà chủ yếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia. Một khi các yếu tố trên biến động dù là nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... và từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị thường gặp nhất là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý đặc biệt ở những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên có sửa chữa bổ sung. Những rủi ro pháp lý thường liên quan đến việc thay đối các quy định về dự trữ, thuế hay việc ban hành các quy định cản trở hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong thực tế, những thay đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm cho L/C bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên. Sự phong toả kinh tế của các quốc gia vì mục đích chính trị như trường hợp CuBa. Iraq hay Việt Nam trước đây cũng mang lại những rủi ro tương tự. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công... cũng có thể gây ra rủi ro cho quá trình thanh toán như 15 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp mất chứng từ, hàng hoá bị mất mát, hư hỏng, ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngừng hoạt động. Những biểu hiện bất lợi của các yếu tố kinh tế - chính trị còn được nhân lên gấp nhiều lần khi nó ảnh hưởng đến sự ổn định giá trị đồng tiền. Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau với đồng tiền khác nhau nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng là một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán. Một ngân hàng có thể bị thiệt hại khi cho khách hàng vay để mở L/C hoặc chiết khấu chứng từ khi tỷ giá thay đổi. Trong các giao dịch, người ta thường dùng các ngoại tệ mạnh hơn để làm đơn vị tiền tệ, mà chủ yếu là USD. Thông thường, ngân hàng cho khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán L/C, và có thể phải mua ngoại tệ này ở nơi khác. Khi người mua trả tiền cho ngân hàng, nếu tỷ giá tăng thì ngân hàng thu được một khoản chênh lệch tỷ giá bổ sung. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chắc đã bù đắp được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra. Ngoài việc ngân hàng buộc khách hàng phải ký quỹ mở L/C bằng ngoại tệ mạnh sẽ không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng trong giai đoạn tỷ giá không ổn định mà nhiều khi còn tiềm ẩn những rủi ro đối với ngân hàng. Vì ngân hàng nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh không thể tăng giá được, nhà nhập khẩu không muốn nhập hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp tỷ lệ trượt giá nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng phát hành. Các biến động kinh tế, chính trị, xã hội dù trực tiếp hay gián tiếp, tức thì hay lâu dài đều gây những ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, rủi ro chính trị luôn là mối đe dọa đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Bên cạnh những rủi ro trên, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng như các hoạt động khác của ngân hàng còn gặp 16 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp phải nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn... gây thiệt hại cho các bên nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, các loại L/C cũng tiềm ẩn trong nó những rủi ro riêng. Hiện nay, L/C là phương thức thanh toán có nhiều loại hình đa dạng và thuận tiện nhất cho các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, việc nghiên cứu các loại L/C hiện có và rủi ro của nó cũng rất cần thiết. 2. Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn 2.1. Khái niệm L/C: Thư tín dụng (viết tắt là L/C - Letter of Credit) là một chứng thư trong đó ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng. Nó là căn cứ pháp lý để ngân hàng trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ và cũng là cơ sở để người mua quyết định trả tiền cho ngân hàng phát hành. Về tính chất, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại, có nghĩa là khi thanh toán các ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không cần biết đến nội dung của hợp đồng mua bán cũng như không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán hay mối quan hệ giữa ngân hàng với người mua mà chỉ căn cứ vào nội dung của L/C để trả tiền. Ngân hàng cũng không có nghĩâ vụ xem xét nội dung của L/C có đúng hợp đồng hay không, việc giao hàng thực tế có đúng với nội dung của chứng từ xuất trình cho ngân hàng hay không, mà chỉ căn cứ vào những chứng từ do người bán xuất trình. Ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán nếu các chứng từ đó phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của L/C. Thông thường, thư tín dụng được bên nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn 17 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp bị hàng hoá gửi đi. Nếu L/C được mở sớm thì người xuất khẩu sẽ có lợi vì có đủ điều kiện tốt để gửi hàng đi. Nhưng ngược lại, nếu mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng thì bên nhập khẩu sẽ bị đọng vốn đối với khoản ký quỹ là một phần hay toàn bộ L/C. Vì vậy, thời gian mở L/C cần phải hợp lý cho cả hai bên xuất và nhập khẩu. 2.2. Nội dung của L/C Theo khái niệm trên thì thư tín dụng là một phương tiện thanh toán rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nó liên quan chặt chẽ tới quyền lợi của các bên. Trong trường hợp thư tín dụng không mở được thì phương thức thanh toán này không được xác lập và tất yếu sẽ không có việc giao hàng cũng như việc thanh toán giữa người mua và người bán. Còn khi thư tín dụng đã được mở thì nội dung của nó là một bộ phận vô cùng quan trọng và trở thành cốt lõi để các bên thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi cho đối tác cũng như bản thân mình. Vì vậy, nội dung của thư tín dụng phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Mỗi thư tín dụng mang một nội dung riêng biệt tuỳ theo nội dung của từng thương vụ, nhưng nhìn chung chúng có những nội dung cơ bản giống nhau và thường không thể thiếu được trong một L/C, bao gồm: địa điểm mở thư tín dụng, ngày mở thư tín dụng, số hiệu của thư tín dụng, loại thư tín dụng, số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, nội dung về hàng hoá, các nội dung về vận tải và giao nhận và đặc biệt là bộ chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình... Các bên liên quan khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cần chú ý tới tất cả các nội dung nêu trên, đặc biệt là điều khoản yêu cầu về bộ chứng từ mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng mở bởi đây chính là điều kiện để cam kết thanh toán được thực hiện. Đối với người mua, thông thường họ muốn bộ chứng từ phải thật đầy đủ. Ngược lại, người bán lại muốn bộ chứng từ càng đơn giản càng tốt, tránh mất nhiều thời gian và chi phí. Bởi ngoài giấy tờ mà họ thể chủ động lập ra còn có rất nhiều chứng từ khác đòi 18 Lưu Phương Lan - A1CN9
- Khoá luận tốt nghiệp hỏi được lập bởi một bên thứ ba. Khi đó bộ chứng từ được lập ra sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tốc độ thu tiền hàng của người bán, thậm chí còn dẫn đến vi phạm thời gian xuất trình chứng từ, tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng kiểm tra chứng từ có thể tìm ra sự sai biệt, tăng nguy cơ không đòi được tiền từ phía người mua. Khi lập bộ chứng từ phải hết sức chú ý đến sự phù hợp của các chứng từ và không trái với quy định của các văn bản pháp luật điều chúng. Đây là điều kiện tiên quyết để người bán đòi được tiền hàng. Ngoài nội dung trên ra, một số điều khoản khác cũng cần phải hết sức chú ý như: loại thư tín dụng, số tiền, ngày và nơi thư tín dụng hết hạn hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ... Cụ thể là đối với người mua, bao giờ họ cũng muốn mở thư tín dụng có thể huỷ ngang không xác nhận, hết hạn hiệu lực ở ngân hàng mở (ngân hàng phục vụ mình) để có thể chủ động trong mua bán hoặc đưa thêm một điều khoản có lợi cho mình. Trong khi đó người bán lại mở thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận đảm bảo cho việc thu được tiền hàng. Thường người bán muốn thư tín dụng được mở sớm và hết hạn tại nước họ để chủ động cho việc lập chứng từ, muốn thời hạn xuất trình chứng từ kéo dài và L/C cho phép đòi tiền bằng điện. Chính vì những mâu thuẫn trên mà L/C rất đa dạng, mỗi hoạt động xuất nhập khẩu lại có thể sử dụng mội loại hình L/C riêng phù hợp và do các bên thoả thuận với nhau. 2.3. Các loại L/C và những rủi ro tiềm ẩn Các loại L/C cơ bản: (1) Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable letter of credit) Đây là loại L/C mà sau khi đã được mở ra thì ngân hàng không được đơn phương sửa đổi hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực nếu không có sự đồng ý của cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. 19 Lưu Phương Lan - A1CN9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp - xe máy Đống Đa - Hà Nội
79 p | 2053 | 1226
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen"
52 p | 1322 | 700
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
86 p | 1138 | 651
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải"
34 p | 826 | 295
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp ở Công ty Xây lắp & Vật tư xây dựng I. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn "
70 p | 487 | 208
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty vận taỉ ô tô số 3"
42 p | 535 | 203
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam"
34 p | 501 | 200
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số vấn đề quản lý chung cư ở HÀ NỘI trong giai đoạn hiên nay
47 p | 521 | 164
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp”
77 p | 534 | 151
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp 22''
84 p | 401 | 123
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Trần Hải Linh
100 p | 331 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - du lịch Điện Biên"
53 p | 297 | 58
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp Marketing hỗn hợp trong kinh doanh thương mại ở công ty Vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông"
66 p | 190 | 39
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Huyện Ngân Sơn
39 p | 184 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm của Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Gia Lộc - Hải Dương
28 p | 179 | 35
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết quả công ty kết cấu thép xây dựng
83 p | 142 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp thu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
48 p | 178 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng"
81 p | 147 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn