intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”

Chia sẻ: Trung Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

1.023
lượt xem
530
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Song, trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng và thế mạnh của ngành công nghiệp này. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực được hơn một năm, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có nhiều thay đổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”

  1. --- --- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
  2. LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Song, trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng và thế mạnh của ngành công nghiệp này. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực được hơn một năm, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có nhiều thay đổi và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 đã tạo ra một môi trường cạnh tranh quyết liệt và khó khăn hơn đối với hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”, đề cập tới thực trạng và những giải pháp tổng thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới - một thị trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều qui định pháp lý phức tạp hàng đầu thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng tổng hợp là phương pháp thu thập thông tin số liệu từ các nguồn, nghiên cứu thực tiễn doanh nghiệp và phương pháp chuyên gia là sự hướng dẫn chuyên môn của giáo viên hướng dẫn. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về thị trường hàng dệt may Mỹ và tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua. 1
  3. - Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS.Vũ Thị Kim Oanh đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn để em hoàn thành thật tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo thuộc khoa Kinh tế Ngoại thương, khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Tại chức cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập tại trường. Sinh viên Lê Thu Phương 2
  4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. I/. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY MỸ. 1. Qui mô thị trường hàng dệt may Mỹ. Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Kinh tế Mỹ đặc biệt phát triển từ năm 1990 trở lại đây. Nếu năm 1992 GDP của Mĩ chỉ có 7.100 tỷ USD thì đến năm 1998 là 8.500 tỷ USD, chiếm 21% GDP thế giới. Với diện tích 9.629,09 km2 và dân số 278,05 triệu người, Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới cả về trị giá lẫn số lượng. Theo ước tính, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ trong giai đoạn 2002-2005 đạt vào khoảng 70 tỷ USD/năm. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 27 kg/người/năm. Năm 2000, tổng trị giá nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ lên tới 76 tỷ USD. Trong năm 2002, do tác động của sự suy thoái nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đến cuối tháng 3 năm 2002 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây vẫn là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của thị trường Mỹ. Nhìn chung, người dân Mỹ có xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều các mặt hàng dệt và may mặc trong đó nhóm hàng có giá trị tiêu thụ lớn nhất là quần áo may sẵn, chiếm tỷ trọng 89% kim ngạch hàng dệt may được nhập khẩu vào Mỹ (tương đương 68 tỷ USD). Nhập khẩu bông, sợi (thực vật và nhân tạo), vải vóc, nguyên phụ liệu chỉ chiếm 11%, hầu hết là những loại mà Mỹ không sản xuất hoặc những loại hàng chất lượng cao mua về phục vụ gia công cho sản xuất trong nước. 3
  5. Có thể nói rằng Mỹ là nước tiêu thụ hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới, và đây là thị trường đầy tiềm năng đối với các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chiếm lĩnh được thị trường Mỹ là một điều không dễ dàng. Những việc cần phải làm đối với những nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ nói chung và Việt Nam nói riêng là phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ, thâm nhập và thích nghi với tập quán buôn bán ở Mỹ, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phải vượt qua được những rào cản thương mại mà Mỹ đặt ra. Đó là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu đều hướng tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng như khẳng định vị thế của ngành dệt may Việt Nam . 2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hàng dệt may Mỹ. Thị trường hàng dệt may Mỹ rất phong phú và đa dạng. Nhu cầu của người dân có thể được hệ thống hoá thành 3 cấp độ chính: bình dân, trung và cao cấp. Phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân là nhóm hàng giả rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (gọi là discounters), thường bán sản phẩm với nhãn mác riêng của mình, ngoài ra còn một số sản phẩm có thương hiệu riêng nhưng không nổi tiếng. Nhóm hàng này phục vụ cho tầng lớp người bình dân có thu nhập thấp hoặc số người lao động là dân cư với điều kiện sống thấp. Nhãn mác nổi tiếng không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Điểm nổi bật ở phân khúc thị trường này chính là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có thể. Hai nhóm hàng còn lại, trung và cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng. Ngoài ra, một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với trữ lượng tương đối lớn. 4
  6. Thị trường Mỹ hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hình thức đặt hàng qua thư trong hệ thống kinh doanh bán lẻ, ngay cả đối với công ty nhỏ và các đại gia trong ngành may mặc Mỹ. Hình thức đặt mua trực tuyến cũng đang là một lĩnh vực kinh doanh mới đối với mặt hàng thiết yếu này. 3. Các kênh phân phối chủ yếu trên thị trường hàng dệt may Mỹ. Tại Mỹ có rất nhiều công ty lớn nhỏ với các kênh thị trường khác nhau. Đối với các công ty lớn, họ có hệ thống phân phối riêng và tự làm lấy tất cả các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu sản phẩm về để bán. Các công ty loại này thường tác động mạnh đến các chính sách của chính phủ. Còn các công ty vừa và nhỏ được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và vận động xung quanh hệ thống thị trường. Các công ty vừa và nhỏ có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Mỹ. Họ thường nhập khẩu hàng hoá về để bán theo các hình thức phổ biến sau đây: 1. Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ: Các loại quần áo thời trang đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông qua các nhà nhập khẩu hay những người bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hoá chuyên nghiệp. Đây là một trong những cách bán hàng có hiệu quả đối với hàng hoá có nhu cầu mạnh, đặc biệt trong trường hợp ngành hàng đa dạng, có thể đáp ứng được hết các chủng loại có liên quan. 2. Bán cho nhà phân phối: Thay thế cho hình thức bán lẻ, người ta có thể bán hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp một khu vực nào đó hoặc nằm trong một nhóm ngành công nghiệp nào đó. Tuy nhiên, với hệ thống phân phối này, người ta phải chia sẻ bớt một phần lợi nhuận của mình cho nhà phân phối. 3. Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp: Đây là cách mà các nhà máy, công xưởng trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi 5
  7. họ không có điều kiện để mua trực tiếp của các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước. 4 Bán sỉ qua đường bưu điện: Đây là phương pháp được sử dụng đối với một số sản phẩm nhỏ không đắt lắm. Lợi điểm của phương pháp này là không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn. Tuy nhiên, những sản phẩm hàng dệt may tiêu thụ hàng loạt thường không thích hợp khi sử dụng phương pháp này. 5. Bán lẻ qua đường bưu điện: Các nhà nhập khẩu sẽ gửi trực tiếp bưu kiện đến tay người mua mà không cần phải qua khâu trung gian. Song, để thực hiện một cách có hiệu quả thì công ty phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và thiết kế thị trường một cách chi tiết. 6. Bán hàng qua catalogue: Một số nhà nhập khẩu thường bán hàng qua các nhà buôn theo kiểu này hoặc trực tiếp lập công ty để bán hàng theo catalogue. Chìa khoá cho phương thức này là phải biết được địa chỉ của người hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mà mình kinh doanh. 7. Bán lẻ: Nhà nhập khẩu sẽ tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá theo khả năng về thị trường, tài chính của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường, bù lại, họ sẽ thu được toàn bộ lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu mang lại. Hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro vì nó đòi hỏi nhà nhập khẩu phải nắm rõ xu hướng của thị trường, đồng thời phải tiến hành mọi hoạt động trong các khâu buôn bán và nhập khẩu. 8. Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình: Đây là hình thức mới và có thể áp dụng đối với hàng may mặc thời trang, do loại hình quảng cáo này dễ dàng thu hút được đông đảo người tiêu dùng. Phương pháp náy đòi hỏi phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố. 9. Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy, công xưởng với các điều kiện tương tự như bán cho các nhà bán lẻ. 6
  8. 10. Làm đại lý bán hàng: Đối với những thương nhân hay công ty ở Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều với thương nhân, các nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống bán buôn, bán lẻ trong nước thì họ thường đứng ra làm đại lý cho bên nước ngoài. Điểm thuận lợi là ở chỗ họ không phải đảm nhận vấn đề tài chính cho kinh doanh. Điều khoản L/C chuyển nhượng có thể giúp giải quyết được điều này. 11. Bán hàng qua buổi giới thiệu bán hàng (Ball Imports Party): Một số nhà nhập khẩu mua một lượng nhỏ hàng hoá về và mời những người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán hàng tại chỗ. Cũng có trường hợp những nhà nhập khẩu sẽ trả hoa hồng cho những người đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ. 12. Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market): Cách thức này đòi hỏi công ty phải có quan hệ rộng với những người bán ở nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng, đồng thời phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng. 13. Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Mỹ: Có những công ty mua hàng về kho của mình và quanh năm đi tham dự các hội chợ triển lãm trên khắp mọi miền đất nước để tìm kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi gửi hàng cho người mua qua bưu điện hoặc phát chuyển nhanh. Cách này chỉ mới có thể vận dụng ở qui mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao. 14. Cuối cùng là bán hàng qua Internet như Amazon.com. Nghiên cứu hệ thống phân phối ở Mỹ sẽ giúp các nhà xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này có khái niệm chung về cách thức buôn bán, nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ và cách đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Đối với từng loại sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể, các nhà xuất khẩu sẽ cân nhắc giữa các cách thức trên và lựa chọn hệ thống phân phối sao cho phù hợp với sản phẩm và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. 7
  9. 4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may Mỹ. Mỹ là một thị trường rất lớn với nhiều tác nhân tham gia nên cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Làm thế nào để tạo được chỗ đứng trên thị trường Mỹ là một vấn đề được đặt ra với tất cả các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Vì vậy, việc tìm hiểu một số nước nhập khẩu chủ yếu của Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về áp lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ nói chung và thị trường hàng dệt may nói riêng. Hiện nay hai nước trong khối NAFTA (Mexico, Canada) vẫn là hai đối tác nhập khẩu chính của Mỹ, chiếm tới 50% giá trị nhập khẩu vào Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc với kim nghạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2001 đạt 136 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2000 (112 triệu USD). Tính đến tháng 3/2002, nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ tăng 20% và là một trong hai nước có mức tăng lớn, trong đó Hàn Quốc tăng 3,61% cùng kỳ tương ứng. Việc nhập khẩu từ Trung Quốc tăng xuất phát từ vấn đề điều tiết chung trong quan hệ song phương về dệt may giữa Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó trong khuôn khổ chiến lược phát triển hợp tác kinh tế giữa Mỹ và các nước vùng vịnh Caribê, một số hàng dệt may từ vùng vịnh Caribê và Châu Phi được hưởng chế độ ưu đãi phi hạn nghạch và không thu thuế nhập khẩu từ năm 2000. Đó là nguyên nhân thu hút khá nhiều nhà đầu tư và khách hàng vào khu vực này. Hội nghị 34 nước Châu Mỹ đã thống nhất thành lập khối mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) có hiệu lực từ năm 2005 sẽ làm cho khả năng nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam bị thu hẹp. Điểm qua một số nước xuất khẩu chính hàng dệt may sang thị trường Mỹ, vị trí và những điểm mạnh mà những quốc gia này đang khai thác sẽ giúp tìm kiếm những giải pháp nhằm tối ưu hoá việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. 8
  10. 1. Mexico luôn đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đã đầu tư vào ngành may ở nước này để tận dụng nguồn nhân công rẻ, địa điểm gần Mỹ và nằm trong Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). 2. Sau đó là Trung Quốc đứng thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ. Lợi thế lớn nhất của quốc gia này là giá nhân công và được các nhà đầu tư quan tâm nhiều sau khi gia nhập WTO. Hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ ngày càng tăng và Trung Quốc đang trở thành một đối thủ đáng gờm của những nước muốn xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. 3. Onđurat là một quốc gia tuy dân số không đông nhưng đứng thứ tư về xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ - đó là nhờ thoả thuận thương mại song phương và ưu thế nằm gần Mỹ nên giảm được chi phí vận chuyển. 4. Ấn Độ đứng thứ tám về xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ vì nước này biết khai thác thế mạnh về nguồn lao động dồi dào để tạo lợi thế cạnh tranh về giá, lập riêng Bộ dệt may để chuyên trách về công tác thị trường. Ngoài ra còn có Viện thời trang quốc gia hỗ trợ cho việc thiết kế mẫu mã và nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị phần hàng may mặc của Ấn Độ tại Mỹ chưa thật ổn định. 5. Đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ là Thái Lan với thị phần khoảng 3%. Song Mỹ lại là thị trường số một, nhập 55,7% hàng may mặc xuất khẩu của Thái Lan. 6. Xuất khẩu hàng may mặc của Pakixtan vào thị trường Mỹ thời gian gần đây có chiều hướng liên tục tăng, đáng lưu ý là thái độ hợp tác toàn diện của Pakixtan với Mỹ ở cuộc chiến Apganixtan nên được Mỹ dành cho những ưu đãi về thuế quan. 7. Đôminica là nước tiếp nhận di chuyển địa điểm gia công của các nhà sản xuất hàng may mặc Mỹ. Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được hưởng qui chế 9
  11. ưu đãi về thuế quan, đặc biệt với những mặt hàng dùng nguyên liệu là vải sản xuất ở Mỹ. 8. Đứng đầu trong các nước ASEAN về giá trị hàng may mặc xuất khẩu vào Mỹ là Indonexia với lợi thế về nhân công và nguyên liệu. Thực tế cho thấy thâm nhập vào thị trường Mỹ là một điều không dễ dàng nên mỗi quốc gia phải biết tận dụng những ưu thế riêng của mình, biết kết hợp nội lực và ngoại lực để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Chính vì thế việc tìm hiểu hệ thống pháp lý cũng như những qui định tiêu chuẩn đối với hàng hoá xuất khẩu vào Mỹ sẽ hỗ trợ cho quá trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này một cách hiệu quả. 5. Những qui định pháp lý đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được kiểm soát rất chặt chẽ bởi một hệ thống luật pháp tương đối hoàn bị, nếu không nói là phức tạp. Một số hàng hoá bị cấm nhập hoặc hạn chế nhập khẩu để bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn, vệ sinh cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường,... một số hàng phải xin hạn ngạch hoặc visa nhập khẩu và phải tuân thủ những qui định về nhãn mác, những qui chế đối với sản phẩm hoặc chịu sự điều tiết của những Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nhiều mặt hàng còn phải tuân theo những yêu cầu khác của hải quan, các luật lệ và qui định của các cơ quan Chính phủ. Các luật lệ và qui định này có thể cấm nhập, giới hạn nhập vào một số cửa khẩu nhất định, qui định vận chuyển theo tuyến và nơi lưu kho nhất định, yêu cầu xử lý, dán nhãn lại hoặc tái xử lý trước khi được làm thủ tục hải quan và nhận hàng. Chính sự phức tạp này đã gây không ít khó khăn cho các nước muốn xuất khẩu hàng sang Mỹ. Hàng dệt may với kim ngạch 70 tỷ USD là một trong những mặt hàng chịu sự điều tiết của khá nhiều các biện pháp quản lý cũng như các qui chế pháp lý của chính phủ Mỹ. 10
  12. Trong khuôn khổ mối quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ, ngoài những qui định chung đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ còn những tiêu chuẩn và biện pháp quản lý áp dụng riêng đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 5.1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may. 5.1.1. Nhóm các biện pháp thuế quan. Thuế quan là biện pháp quản lý nhập khẩu đầu tiên và cơ bản nhất. Mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế hay được miễn thuế theo phân loại trong biểu thuế nhập khẩu HTS của Mỹ (Harmonized Tarrif System of the U.S - HTUSA). Hệ thống phân loại mức thuế này sử dụng một hệ thống mã số quốc tế tiêu chuẩn gồm 6 chữ số để xác định loại hàng hoá. Mặc dù đã thực hiện việc giảm mức thuế nhập khẩu theo thoả thuận vòng đàm phán Uruguay và theo xu thế tự do mậu dịch trên toàn thế giới nhưng Mỹ vẫn là một trong những nước áp dụng mức thuế nhập khẩu cao đối với nhiều hàng khác nhau trong đó có hàng dệt may. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN), do đó thuế suất đã giảm từ 40% xuống còn 4%. Ngoài hệ thống thuế quan thông thường, Mỹ còn áp dụng nhiều loại hình thuế khác đối với hàng hoá xuất khẩu trong đó có thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Những hàng hoá nhập khẩu được kết luận là bán phá giá hay được bù giá sẽ phải chịu một mức thuế suất nhất định theo qui định của chính phủ Mỹ để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. 5.1.2. Nhóm các biện pháp phi thuế quan. 11
  13. a/. Hạn ngạch nhập khẩu. Nhìn chung, Mỹ không có giới hạn về hạn ngạch trừ phi trong một Hiệp định hàng dệt may có qui định về hạn ngạch. Tuy nhiên, Luật thương mại Mỹ cho phép chính phủ Mỹ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các loại hàng dệt may. Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch tính theo thuế suất. * Hạn ngạch tuyệt đối: Là hạn ngạch hạn chế về số lượng nên trong suốt thời gian áp dụng hạn ngạch, chỉ một số lượng hàng hoá đã được ấn định mới được phép nhập khẩu. Một số hạn ngạch tuyệt đối được áp dụng trên toàn thế giới, còn một số chỉ áp dụng đối với một vào quốc gia nào đó. Số hàng nhập khẩu nào vượt hơn hạn ngạch sẽ bị giữ lại tại một khu “ngoại thương” để bổ sung cho phần hạn ngạch sau đó hoặc được đưa vào khu ngoại quan hoặc cũng có thể bị trả về, hoặc tiêu huỷ dưới sự giám sát của hải quan. Các Hiệp định về hàng dệt may có qui định gia tăng hạn ngạch theo từng thời điểm. * Hạn ngạch tính theo thuế suất: Áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu được qui định với mức thuế thấp trong một thời hạn nào đó. Không có giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu trong suốt thời hạn này nhưng nếu hàng nhập khẩu vượt quá số lượng cho phép hưởng mức thuế thấp thì số hàng dư đó sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. b/. Visa đối với hàng dệt may. Hàng dệt may cần có “visa” mới được nhập khẩu vào Mỹ. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc “một giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do chính phủ nước ngoài cấp được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Mỹ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch. Trong đó hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Tuy nhiên, một visa hàng dệt may không đồng nghĩa 12
  14. là một sự bảo đảm cho việc nhập khẩu vào Mỹ. Nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đó bởi chính phủ nước ngoài và hàng đã nhập vào Mỹ thì lô hàng này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép. c/. Qui định về nhãn mác sản phẩm. Luật áp dụng chủ yếu về nhãn hàng hoá đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ là Luật xác định sản phẩm sợi dệt. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi, dệt khi nhập vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn hoặc ghi những thông tin sau: tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi trong sản phẩm, tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “chứng minh” của một hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt do Uỷ ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ cấp, tên quốc gia nơi sản phẩm được gia công hoặc sản xuất . Ngoài ra đối với chuyến hàng sợi, dệt có giá trị trên 500 USD thì trên hoá đơn thương mại phải ghi những thông tin sau: chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại cho mỗi loại sợi thiên nhiên hoặc sợi sản xuất (nhân tạo) theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng từ thấp đến cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng trọng lượng sản phẩm, tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm, tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người theo qui định phần 3 của Luật xác định sản phẩm sợi dệt được cấp và đăng ký tại Uỷ ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ, ký tên của quốc gia gia công hay sản xuất. Luật xác định sản phẩm sợi dệt cũng qui định các chi tiết như : loại nhãn hàng hoá, cách thức gắn, vị trí của nhãn hàng hóa trên sản phẩm và nhãn hiệu trên bao bì. d/. Qui định về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm (ISO, SA 8000, tiêu chuẩn hàng dễ cháy). 13
  15. Thị trường Mỹ cũng đặt ra hàng loạt những tiêu chuẩn và qui định về chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, phổ biến là tiêu chuẩn chất lượng ISO (9000,14000). Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO đặt ra những chuẩn mực về quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm tiêu thụ trên thị trường phù hợp với những qui định được đề cập theo từng chuẩn mực ISO mà doanh nghiệp đăng ký chứng nhận. Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 14000 còn đưa ra những yêu cầu về môi trường, theo đó, các doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nhất định về môi trường thì sản phẩm được tiêu thụ mới được xem là đảm bảo chất lượng. 5.2. Các vấn đề luật pháp liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc nắm bắt thông tin cơ bản về các vấn đề luật pháp liên quan tới xuất nhập khẩu sẽ góp phần đáng kể tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trang bị nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu, đồng thời giảm các chi phí có liên quan đến luật pháp khi phải tham kiến các cơ quan có liên quan. Dưới đây là một số vấn đề luật pháp Hoa Kỳ mà các nhà xuất khẩu cần biết và thường gặp. 5.2.1. Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các công ty và cá nhân ngày càng có nhiều nhận thức về các giá trị được gọi là tài sản vô hình. Nó bao gồm: các phát minh, tên và mẫu mã nhãn mác, mẫu mã sản phẩm và kiểu dáng thương mại, bí mật thương mại và bản quyền. Loại hình tài sản này ngày càng trở nên quan trọng đối với công việc kinh doanh và đối với các giao dịch thương mại lớn và có lợi nhuận. Một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ tài sản vô hình đó là Luật sở hữu trí tuệ. Luật này được sử dụng nhằm bảo vệ các tài sản vô hình để duy trì và nâng cao giá trị của hoạt động kinh doanh và các lợi ích thương mại của doanh nghiệp. Nó là vấn đề sống còn không chỉ trong các giao dịch thương 14
  16. mại đặc biệt mà cả trong cơ chế xây dựng giá trị với cái nhìn mở rộng và mong muốn tiếp tục phát triển. Nếu không có các phương pháp bảo vệ thích hợp đối với các giá trị này thì lợi thế thương mại sẽ bị mai một nhanh chóng thậm chí trước khi chúng ta nhận ra. Luật sở hữu trí tuệ ra đời nhằm bảo vệ cho những giá trị vô hình đó, trong đó các nhà xuất nhập khẩu hàng dệt may quan tâm nhất đến luật về nhãn hiệu thương mại. Luật nhãn hiệu thương mại - Trademark Laws cung cấp một chức năng quan trọng trong việc bảo vệ giá trị của logo/nhãn mác của công ty hoặc cá nhân. Vai trò quan trọng của các luật về nhãn hiệu thương mại hiện nay trong việc bảo vệ nhãn mác của các công ty là chống lại sự lạm dụng hoặc giả mạo của các đối thủ cạnh tranh. Vì vấn đề nhãn mác ngày càng trở nên quan trọng nên vai trò của Luật về nhãn hiệu thương mại trở thành trọng tâm của các chiến lược kinh doanh. Tại nhiều nước như Mỹ, việc bảo vệ nhãn mác thương mại được qui định trong các luật riêng và cả trong các luật chung. Các hình thức bảo vệ được qui định và quyền của đối tượng sở hữu nhãn mác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm việc các nhãn mác có đăng ký hay không. 5.2.2. Quy định về luật xuất xứ của Mỹ. Ngày 30/6/1996, Mỹ đã thay đổi qui định trước kia rằng khâu cắt cũng liên quan đến xuất xứ. Luật mới qui định việc may ghép là tiêu chuẩn chính. Trên thực tế, có 6 qui định xác nhận nước xuất xứ của các loại hàng dệt may khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng chuyển tải bất hợp pháp làm sai lệch xuất xứ sản phẩm. Hải quan Mỹ hết sức cảnh giác với những dấu hiệu chuyển tải bất hợp pháp và sẽ tiến hành kiểm tra đối với những trường hợp khả nghi nhằm đảm bảo tính công minh và tuân thủ một cách tuyệt đối mọi qui định của pháp luật. 15
  17. Việc xác định xuất xứ của hàng hoá dựa trên tờ khai xuất xứ đính kèm với mọi lô hàng nhập khẩu vào Mỹ nộp cho hải quan ngay khi hàng nhập vào. Nhưng nếu thông tin trên tờ khai không đầy đủ thì Hải quan có quyền yêu cầu cung cấp thêm thông tin cần thiết, và lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong. Tờ khai này phụ thuộc vào tính chất của việc nhập khẩu và được chia làm 3 loại: tờ khai xuất xứ đơn, tờ khai xuất xứ kép và tờ khai phụ. 5.2.3. Luật thuế bù giá và thuế chống bán phá giá. * Luật thuế bù giá hay còn gọi là luật thuế đối kháng (CVD): Được dùng để làm vô hiệu hoá ưu thế cạnh tranh không bình đẳng của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài với nhà sản xuất, xuất khẩu Mỹ nhờ có trợ cấp. Thuế đối kháng được đánh đúng bằng trị giá tịnh của phần trợ cấp và được thu khi nhập khẩu vào Mỹ nếu thoả mãn 2 điều kiện: Một là Bộ Thương mại Mỹ phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm, loại hàng nhập khẩu được bán vào Mỹ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh. Hai là, Uỷ ban Thương mại Mỹ phải xác định được là nghành công nghiệp nước mình bị thiệt hại vật chất, hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất. Luật được áp dụng cho nhập khẩu từ các nước WTO hoặc các nước mà Mỹ có Hiệp định MFN vô điều kiện. * Luật thuế chống bán phá giá (AD): Bán phá giá nói chung là một hình thức phân biệt giá quốc tế, theo đó hàng được bán ở một nước với giá thấp hơn của mặt hàng tương tự tại nước xuất khẩu hoặc ở thị trường xuất khẩu khác của nước xuất khẩu đó hoặc thấp hơn giá cần thiết để thu hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành) hòng triệt tiêu đối thủ cạnh tranh trên cùng một mặt hàng. Nếu được xác định rằng hàng nhập khẩu có hành vi bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất Mỹ thì lô hàng nhập khẩu sẽ phải chịu một hình phạt bằng thuế chống phá giá. Luật này qui định các qui trình, thủ tục tiến 16
  18. hành các bước xác định thiệt hại, các cơ quan chức năng có liên quan đến thuế đối kháng và bán phá giá, thời hạn tố tụng,... 5.2.4. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Cùng với hệ thống luật thương mại điều chỉnh các mối quan hệ thương mại, tại Mỹ ngày càng có sự ảnh hưởng lớn và ngày càng tăng của các Hiệp định thương mại đa phương khu vực, và nhất là của WTO. Đối với từng mặt hàng cụ thể cũng có những qui định riêng, và các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ cần tìm hiểu chi tiết những qui định đó nhằm đảm bảo sự tuân thủ về mặt luật pháp cũng như khai thác được những ưu đãi đối với những mặt hàng nhất định mà Mỹ dành cho một nước. Bên cạnh Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ là hai văn bản pháp lý điều tiết vấn đề xuất nhập khẩu vào Mỹ đối với nhiều mặt hàng, Mỹ còn ký các Hiệp định thương mại song phương và đa phương khác trong khuôn khổ hội nhập quốc tế và khu vực như : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA),... Các Hiệp định thương mại ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, cần nghiên cứu ở tầm vi mô cũng như vĩ mô để có những chiến lược và chiến thuật kinh doanh phù hợp, tận dụng được lợi thế trong thương mại quốc tế và đáp ứng được những yêu cầu mà thị trường này đặt ra. II/. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các nước phải tìm ra các biện pháp thích hợp để thúc đẩy nền kinh tế nước mình phát triển, đặc biệt là thông qua xuất khẩu hàng hoá. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhưng có những tiềm lực nhất định trong một số ngành công 17
  19. nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp dệt may. Nếu có những biện pháp phù hợp để khai thác tốt những tiềm lực này sẽ mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. 1. Dệt may là một trong những ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Ngành dệt may đã xuất hiện ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Lịch sử từng ghi lại không ít những triều đại Việt Nam đã dùng nhiều loại vải quí đem cống nạp sang đất nước Trung Hoa, và cho đến nay, một số làng nghề truyền thống cổ như Vạn Phúc (Hà Tây), Triều Khúc (Hà Nội), Làng Mèo (Thái Bình) vẫn tồn tại và phát triển. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở miền Nam với những thiết bị công nghệ tiên tiến từ Châu Âu và ở miền Bắc là công nghệ từ Trung Quốc, Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Năm 1975, sau khi hoà bình lập lại, dưới chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành dệt may càng phát triển hơn nữa và giữ vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay, những sản phẩm dệt và may mặc Việt Nam đã được tiêu thụ ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, các nước EU, Mỹ và nhiều nước khác trong các khối Đông Âu và Nga. Điều này cũng góp phần chứng minh rằng yếu tố truyền thống là một lợi thế để phát triển ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tiềm năng về nguồn nhân lực. Theo thống kê năm 2001, dân số Việt Nam vào khoảng 78 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 35% (tương đương 27,3 triệu người). Với nguồn nhân lực dồi dào cùng với việc sử dụng lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dệt may Việt Nam. 18
  20. Mặt khác, giá lương công nhân dệt may của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia trên thế giới. Bảng 1: Lương công nhân ngành dệt may ở Việt Nam và một số nước trên thế giới: Đơn vị tính: USD/giờ Nhật Pháp Mỹ Anh Đài Hàn Hongkong Singapore Loan Quốc 16,31 12,63 10,33 10,16 5 3,6 3,39 3,16 Malaysia Thái Lan Philippin Ấn Độ Trung Indonesia Việt Nam e Quốc 0,95 0,87 0,67 0,54 0,34 0,23 0,18 Đây là một lợi thế để phát triển nghành dệt may Việt Nam vì một số nước trong khu vực ASEAN và nhiều nước khác vẫn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nên với giá nhân công rẻ hơn, hàng Việt Nam có có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của các nước khác. Tuy nhiên điều quan trọng là phải nâng cao năng suất lao động và tay nghề của công nhân để tăng cường tính cạnh tranh hơn nữa. 3. Khuynh hướng chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kế thừa những thành tựu từ những quốc gia công nghiệp phát triển. Sự chuyển dịch nghành dệt may từ các nước phát triển sang những nước đang phát triển, nơi có lợi thế hơn về lực lượng lao động và chi phí nhân công đã mở ra những cơ hội cho sự phát triển nghành công nghiệp này ở Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là nghành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà nó sẽ tiến 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2