intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp "Phân tích những thuận lợi - khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang"

Chia sẻ: Huy Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

891
lượt xem
366
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu được....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Phân tích những thuận lợi - khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của công ty du lịch An Giang"

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHAÂN TÍCH NHÖÕNG THUAÄN LÔÏI - KHOÙ KHAÊN VAØ KHAÛ NAÊNG ÑOÙNG GOÙP NGAÂN SAÙCH CUÛA COÂNG TY DU LÒCH AN GIANG GIAÙO VIEÂN HÖÔÙNG DAÃN SINH VIEÂN THÖÏC HIEÄN TS.NGUYEÃN TRI KHIEÂM NGUYEÃN VOÕ THANH HÖÔNG MSSV:DTC004525 LÔÙP : DH1TC3 Thaønh phoá Long Xuyeân – An Giang Tháng 04 năm 2004
  2. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
  4. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
  6. LỜI NÓI ĐẦU Du lịch một ngành công nghiệp không khói có ảnh hưởng to lớn đến cả công nghiệp, nông nghiệp, đến cả cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện giao thông, đến cả con người và lịch sử dân tộc. Du lịch giúp con người trên trái đất ngày càng gần gủi nhau hơn, rút ngắn khoảng cách về cả không gian và thời gian. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của du lịch – như một ngành kinh tế trọng yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, tiềm năng du lịch Việt Nam không ngừng được khai thác và đầu tư, riêng đối với An Giang đang nổ lực để phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với mục tiêu đó đã đưa tôi đến với đề tài này “Phân Tích Thuận Lợi – Khó Khăn Và Khả Năng Đóng Góp Ngân Sách Của Công Ty Du Lịch An Giang”. Qua đó, giúp tôi phát triển kỹ năng học hỏi, nghiên cứu và có cái nhìn khách quan hơn về du lịch tỉnh nhà. Tôi chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Tri Khiêm và sự giúp đỡ của cô-chú-anh-chị ở công ty du lịch An Giang đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện đề tài của mình một cách phong phú hơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình xây dựng luận văn. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Sinh viên thực hiện Nguyễn Võ Thanh Hương Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang
  7. LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, bản thân tôi còn hạn chế rất nhiều mặt kiến thức nhưng với sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Tri Khiêm đã giúp tôi bổ sung và phát triển thêm về kiến thức chuyên môn. Đồng thời, với sự giúp đỡ rất nhiều của các phòng ban trong công ty Du Lịch An Giang đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao vốn kiến thức xã hội còn nghèo nàn của mình. Chính những sự giúp đỡ đó đã để lại trong tôi một tình cảm chân thành cao đẹp. Trên tất cả, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tri Khiêm và các cô chú anh chị thuộc các phòng ban trong Công ty Du lịch An Giang đã luôn có những chỉ bảo, đóng góp ý kiến kịp thời để con (em) thực hiện chuyên đề này đạt kết quả tốt đẹp hơn. Trong quá trình làm việc nếu con (em) có những sai sót trong khâu ứng xử cũng rất mong được sự thông cảm của thầy và các cô chú, anh chị. Một lần nữa, con (em) xin chân thành cảm ơn. Long Xuyên, ngày 30 tháng 04 năm 2004 Sinh viên thực hiện Nguyễn Võ Thanh Hương Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang
  8. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP................................................................................ 01 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ..... ........................................................................................ 01 1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ...................................................................................... 01 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 02 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................... 02 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: .......................................................... 02 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: ........................................................ 03 1.4.3 Phương pháp phân tích SWOT: ........................................................ 03 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 04 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT: ............................... 04 2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh: ................................................. 04 2.1.2 Ma trận Swot: .................................................................................. 06 2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: ............................................................... 09 2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán: ................................................... 10 2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: .......................................................... 11 2.2.3 Các tỷ số về hoạt động: .................................................................... 13 2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi: .................................................................... 15 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ........................................................................... 19 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG.............................................. 19 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:............................................................................ 19 3.1.2 Đặc điểm du lịch:.............................................................................. 20 3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG: ......................................... 22 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 22 3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý: ................................................................. 24 3.2.3 Cơ cấu tổ chức của mãng du lịch:..................................................... 30 3.2.4 Xu hướng phát triển:......................................................................... 32
  9. CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ............................................................ 33 4.1 YẾU TỐ KINH TẾ: ....................................................................................... 33 4.2 YẾƯ TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT: .......................................................... 38 4.3 YẾU TỐ VĂN HOÁ – XÃ HỘI: .................................................................... 40 4.4 YẾU TỐ TỰ NHIÊN: ................................................................................... 42 4.5 YẾU TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ:............................................................ 44 CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VI MÔ ............................................................ 45 5.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:............................................................................ 45 5.2 KHÁCH HÀNG: .. ........................................................................................ 46 5.3 NHÀ CUNG ỨNG: ....................................................................................... 48 5.3.1 Người đối tác: .................................................................................. 48 5.3.2 Người cung cấp vốn: ........................................................................ 49 5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI:............................................................................ 50 5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ:............................................................................... 51 5.6 TÍNH HỢP LÝ CỦA NGÀNH:...................................................................... 52 CHƯƠNG 6: HOÀN CẢNH NỘI TẠI .......................................................... 53 6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC:.................................................................... 53 6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN:....................................................... 55 6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:.................................................................. 56 6.3.1 Tình hình chung toàn công ty: .......................................................... 57 6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mãng du lịch: .................................... 61 6.4 YẾU TỐ MARKETING:................................................................................ 65 6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH:..................................................... 66 6.6 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: ....................................................... 68 CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MÃNG DU LỊCH ............... 69 7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT..................................................................... 69 7.1.1 Chiến lược SO................................................................................... 69 7.1.2 Chiến lược ST ................................................................................... 71 7.1.3 Chiến lược WO ................................................................................ 71
  10. 7.1.4 Chiến lược WT ................................................................................ 72 7.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: ........................................................................ 73 7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:.................................................................... 74 7.3.1 Chiến lược sản phẩm: ....................................................................... 74 7.3.2 Chiến lược giá:.................................................................................. 75 7.3.3 Chiến lược phân phối:....................................................................... 76 7.3.4 Chiến lược chiêu thị: ........................................................................ 77 CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................... 79 8.1 KẾT LUẬN:.......... ........................................................................................ 79 8.1.1 Tóm tắt: ... ........................................................................................ 79 8.1.2 Đánh giá chung: ............................................................................... 79 8.2 KIẾN NGHỊ: ........ ........................................................................................ 81 8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang: ................................................. 81 8.2.2 Đối với nhà nước: ............................................................................. 81
  11. SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ - BIỂU BẢNG Trang SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh............................. 05 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ma trận Swot ........................................................................... 08 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................... 25 Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mãng du lịch ........................... 30 Sơ đồ 7.5: Ma trận Swot ..................................................................................... 70 Sơ đồ 7.6: Chiến lược sản phẩm ........................................................................ 74 ĐỒ THỊ: Đồ thị 6.1: Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mãng du lịch................. 63 BIỂU BẢNG: Bảng 3.1: Bảng tổng hợp danh sách lao động ................................................... 29 Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 ............................................... 33 Bảng 4.3: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 .................. ........................................................................................ 35 Bảng 4.4: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ... 35 Bảng 4.5: Doanh thu du lịch .............................................................................. 36 Bảng 4.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ..................................... 43 Bảng 5.7: Thống kê số lượng khách của công ty Du Lịch An Giang ............... 47 Bảng 5.8: Ngân sách nhà nước cấp cho công ty Du Lịch An Giang ................. 49 Bảng 6.9: Tình hình thu nhập của công nhân viên ............................................ 54 Bảng 6.10: Lương phát cho nhân viên mãng du lịch ......................................... 55 Bảng 6.11: Số ngày khách của công ty Du Lịch An Giang ............................... 56 Bảng 6.12: Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính ............................................. 57 Bảng 6.13: Các tỷ số tài chính ........................................................................... 58 Bảng 6.14: Kết quả hoạt động kinh doanh mãng du lịch .................................. 61 Bảng 6.15: Tình hình thực hiện kinh doanh mãng du lịch ................................ 63 Bảng 6.16: Chi phí quảng cáo cho mãng du lịch ............................................... 65 Bảng 6.17: Tình hình đóng góp ngân sách của công ty ..................................... 67
  12. VIẾT TẮT AG: An Giang UBND: Uỷ Ban Nhân Dân HĐND: Hội Đồng Nhân Dân CHXHCN-VN: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa-Việt Nam CB-CNV: Cán Bộ - Công Nhân Viên HTX: Hợp Tác Xã GĐ: Giám Đốc Cty: Công ty ĐVT: Đơn Vị Tính
  13. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu được. Chế độ làm việc 4 đến 5 ngày một tuần ở một số nước đã và đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách. Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng to lớn. Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, phong tục tập quán tốt và độc đáo, có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản chất nhân văn, nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt là người dân An Giang rất mến khách và giàu lòng nhân ái. Với những tiềm năng phong phú ấy liệu du lịch An Giang có thật sự phát triển thành công hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang. 1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Công ty du lịch An Giang là đơn vị kinh doanh cả thương mại và du lịch. Do khả năng có giới hạn, tôi tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch của công ty; mặc khác, do hạn chế về thời gian, tôi chỉ phân tích những thuận lợi GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 1
  14. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. – khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời rút ra nhận xét về khả năng đóng góp ngân sách của công ty trong suốt 3 năm gần đây 2001-2002-2003 và hoạch định chiến lược một phần cho mảng du lịch của công ty 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu những ưu - nhược điểm bên trong doanh nghiệp, cũng như những cơ hội và các mối đe doạ bên ngoài tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch của công ty, để từ đó xây dựng chiến lược và các biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Giúp bản thân tôi vận dụng đúng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp về chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp để đánh giá khả năng kinh doanh của một công ty; đồng thời, thấy được mức độ ảnh hưởng của du lịch trong việc đóng góp ngân sách nhà nước, mà đại diện ở đây là Công Ty Du Lịch An Giang. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên do vậy trong quá trình phân tích của mình, tôi sử dụng các phương pháp sau: 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Trực tiếp xin số liệu của công ty. - Sử dụng những số liệu đã thu thập được trên báo, sách, tạp chí và những kiến thức đã học ở trường cũng như xã hội. 1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh: Ở đây, phương pháp so sánh được dùng chủ yếu để phục vụ trong phân tích các tỷ số tài chính thông qua việc so sánh giữa kì này với kì khác, giúp thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính và đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện tiềm lực của công ty). Vì thế có thể nói, đây là một phương pháp GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 2
  15. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. được sử dụng rất phổ biến, vừa tiện lợi vừa dễ áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp tỷ lệ được sử dụng để cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của kỳ này so với kì trước hoặc so với kì gốc, thể hiện một cách rõ nét tình hình tăng trưởng hay trì trệ trong việc kinh doanh. Thường thì phương pháp này được dùng kết hợp với phương pháp so sánh. Đôi lúc, phương pháp này còn được hiểu là phương pháp số tương đối – là một dạng của phương pháp so sánh. Có thể nói đây là phương pháp khá đơn giản trong việc phân tính những biến động về tình hình tài chính của công ty, để việc đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn. 1.4.3 Phương pháp phân tích Swot Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc phân tích thuận lợi, khó khăn ở bất kì doanh nghiệp nào. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng thể hiện ở góc độ lợi thế hơn là khả năng tiềm tàng. Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu không chỉ những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những cơ hội, những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp. Thời gian nghiên cứu Từ 1/7/2003 đến 30/8/2003 : chọn đề tài, xử lí đề cương sơ lược, viết phần mở đầu và chương cơ sở lí luận. Học kì cuối (từ 16/2/2004 đến 30/4/2004) : thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp ( phần giới thiệu, phần nội dung và phần kết luận). GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 3
  16. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT Một môi trường kinh doanh chứa đựng các yếu tố mà tất cả doanh nghiệp đều phải lệ thuộc vào và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra chiến lược phát triển. 2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh Trong hoạt động hàng ngày, không có tổ chức nào có thể tồn tại độc lập như một hòn đảo biệt lập mà phải chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường. Trên thực tế, môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài tổ chức nhưng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động của một tổ chức. Môi trường kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập, đặc điểm của các yếu tố trong môi trường này là chúng có mối quan hệ tương hỗ để cùng tác động đến doanh nghiệp. Môi trường vi mô (tác nghiệp, đặc thù): bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của chúng thường là một sự thực phải chấp nhận nên để có được chiến lược thành công phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc về chúng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải, từ đó đề ra chiến lược mới và có kế hoạch kinh doanh thích hợp. Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại): bao gồm các yếu tố và hệ thống bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích yếu tố nội bộ này là rất quan trọng vì qua chúng doanh nghiệp sẽ xác định rõ nét hơn các ưu nhược điểm của mình để đưa ra các biện pháp nhằm giảm những nhược điểm và phát huy những ưu thế để đạt được lợi thế tối đa. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 4
  17. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Mối tương quan của chúng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ 1. Các yếu tố chính trị - pháp luật 2. Các yếu tố kinh tế 3. Các yếu tố kĩ thuật công nghệ 4. Các yếu tố văn hoá xã hội 5. Các yếu tố tự nhiên MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 1. Các đối thủ cạnh tranh 2. Sức ép và yêu cầu của khách hàng 3. Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn 4. Mức độ phát triển của thị trường 5. Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất 6. Các quan hệ liên kết HOÀN CẢNH NỘI TẠI 1. Nguồn nhân lực 2. Nghiên cứu và phát triển 3. Sản xuất 4. Tài chính kế toán 5. Marketing. (nguồn: Garry D.Smith, chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống kê năm 2000) Tất cả những áp lực trên có thể là những cơ may hoặc những mối đe doạ đối với doanh nghiệp, nhờ đó tổ chức có thể đánh giá chính xác các điểm mạnh - điểm yếu liên quan đến khả năng kinh doanh của chính mình. GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 5
  18. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. 2.1.2 Ma trận SWOT (ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội - nguy cơ) SWOT là từ viết tắc của các chữ sau: S (Strengths - những điểm mạnh); W (Weaknesses - những điểm yếu); O (Opportunities - những cơ hội); T (Threat - những nguy cơ). Thông qua việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu cho phép ta nhận diện những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp. Sự đánh giá này bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực như: vị thế cạnh tranh trên thị trường, kĩ năng quản lí, nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính, tay nghề của nhân viên… Có 3 tiêu chuẩn có thể áp dụng để nhận diện những khả năng chủ yếu của một doanh nghiệp là: Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị trường Khả năng cốt yếu để có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn từ các loại hàng hoá hay dịch vụ mà họ đã mua. Khả năng có thể tạo ra những sản phẩm mà các đối thủ canh tranh không thể sao chép được. Nhìn chung, mọi người có khuynh hướng tìm cách đánh giá những điểm mạnh cao hơn những điểm yếu, bởi những điểm yếu đôi khi được hiểu như là sự đe doạ bên trong doanh nghiệp nên nhất thiết phải điều chỉnh chúng theo hướng tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, những cơ may hoặc mối đe doạ đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi áp lực môi trường vì chúng chứa đựng những yếu tố mà doanh nghiệp phải lệ thuộc và chúng có thể tác động đến doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm cụ thể nào. Chính tầm quan trọng đó nên việc phân tích các yếu tố trong môi trường kinh doanh vừa có tác dụng tìm hiểu tiềm năng của những yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động lên doanh nghiệp. Để đơn giản quá trình nghiên cứu các yếu tố đó nhất thiết phải thông qua bước phân tích SWOT. Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (S); 2. Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty (W); 3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (O); 4. Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty (T); GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 6
  19. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. 5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp; 6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO; 7. Kết quả điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST; 8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT. Ma trận SWOT giúp phát triển 4 loại chiến lược sau: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Khi công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng thành điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội. Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này. Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp. Một tổ chức mà phải đối đầu với vô số những đe dọa bên ngoài và các điểm yếu bên trong có thể dễ dàng lâm vào tình trạng không an toàn. Ma trận SWOT được thể hiện qua mô hình bên dưới: GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 7
  20. Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang. Ô này luôn luôn để trống O: Những cơ hội T: Những nguy cơ 1. 1. 2. 2. 3. Liệt kê những cơ hội 3. Liệt kê những nguy cơ 4. 4. 5. 5. 6. 6. 7. 7. 8. 8. S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST 1. 1. 1. 2. 2. 2. 3. Liệt kê những điểm mạnh 3. Sử dụng các điểm mạnh 3. Vượt qua những bất 4. để tận dụng cơ hội trắc bằng cách tận dụng 5. 4. các điểm mạnh 6. 5. 4. 7. 6. 5. 8. 7. 6. W: Những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT 1. 1. 1. 2. 2. 2. 3. Liệt kê những điểm yếu 3. Hạn chế các mặt yếu để 3. Tối thiểu hoá những 4. lợi dụng các cơ hội điểm yếu và tránh khỏi 5. 4. các mối đe dọa 6. 5. 4. 7. 6. 5. 8. 7. 6. Sơ đồ 2.2: Ma trận SWOT GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2