Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch An Giang”
lượt xem 348
download
Trong xã hội bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại hay dịch vụ muốn tồn tại và phát triển đều phải có yếu tố lao động hoặc là lao động chân tay hoặc là lao động trí óc. Lao động chính là điều kiện đầu tiên, là yếu tố có tính chất quyết định nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Xã hội...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch An Giang”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Như Quỳnh Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong xã hội bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại hay dịch vụ muốn tồn tại và phát triển đều phải có yếu tố lao động hoặc là lao động chân tay hoặc là lao động trí óc. Lao động chính là điều kiện đầu tiên, là yếu tố có tính chất quyết định nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng, cần thiết của lao động. Và để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp được những hao phí mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động thì cần phải có yếu tố tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động nó được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động. Bên cạnh chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tiền lương còn được sử dụng để khuyến khích tinh thần, thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, hăng hái tích cực hơn. Ngoài ra tiền lương cũng được xtôi là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp lại không thể giảm, tiết kiệm được chi phí lương trả cho người lao động, mà phải biết cách sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, góp phần tăng tích lũy cho đơn vị và sẽ tác động trở lại làm cho thu nhập của người lao động tăng lên, đời sống được cải thiện hơn. Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Với vấn đề cấp thiết trên là một sinh viên chuyên ngành kinh tế, bằng những kiến thức đã học ở trường và ngoài xã hội, tôi muốn trình bày những quan điểm của mình về nó thông qua tình hình thực tế, đặc biệt tại công ty Du Lịch An Giang, một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động kinh doanh trên cả 2 lĩnh vực vừa sản xuất vừa làm dịch vụ. Mục đích chọn đề tài là để tìm hiểu xtôi Công ty đã xây dựng được hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích được người lao động làm việc tốt không và có thể làm cho người lao động gắn bó với Công ty không. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu xtôi chi phí lương ảnh GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 1 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang hưởng như thế nào trong tổng chi phí của hoạt động sản xuất và hoạt động dịch vụ, để từ đó có thể tìm ra được những giải pháp tốt hơn cho vấn đề tiền lương ở Công ty. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : Luận văn tập trung nghiên cứu về một số vấn đề sau : Tình hình lao động tại Công ty. Cách tính lương và hình thức trả lương tại Công ty. Sự biến động quỹ lương ở Công ty. Sau khi đánh giá những vấn đề này, đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tiền lương ở Công ty, qua đó nâng cao năng suất của người lao động đồng thời tăng lợi nhuận cho Công ty. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề tiền lương, về các khoản trích, về cách hạch toán, về chi phí lương tại Công ty. Tuy nhiên nghiên cứu chủ yếu tại Công ty chứ không đi sâu, cụ thể ở các nhà máy chế biến, ở các đơn vị du lịch trực thuộc do các đơn vị trực thuộc này ở xa và ở các nơi khác nhau, tuy nhiên vẫn theo sự chỉ đạo của Công ty. Đồng thời đề tài cũng đi vào phân tích tình hình lao động và một số quy định về lao động tiền lương ở Công ty. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Nguồn số liệu được thu thập từ: Những số liệu trong đề tài này được thu thập từ phòng Kế toán – Tài vụ và phòng Tổ chức- Hành chính của Công ty. Bảng lương, quỹ tiền lương. Bảng phân phối tiền lương. Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh, bảng Cân đối kế toán. Sổ chi tiết các tài khoản. Sổ Cái. Danh sách về lao động Các nội qui, chính sách về lao động và tiền lương ở Công ty. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 2 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 2. Phương pháp phân tích: Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu các năm và các tháng trong năm. Năm được chọn phân tích là năm 2003. Kết hợp với phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn các số liệu giữa kế hoạch và thực hiện ở Công ty Đồng thời sử dụng những kiến thức học được tại trường và thu thập qua việc đọc sách, báo, qua các cuộc hội thảo của doanh nghiệp, xtôi diễn đàn doanh nghiệp trên truyền hình. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của một số cán bộ liên quan đến đề tài trong cơ quan. Từ đó tạo cho bản thân có được phương pháp nghiên cứu công tác kế toán của cơ quan một cách hợp lý. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 3 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN I. KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG : 1. Khái niệm về lao động và tiền lương : 1.1. Khái niệm về lao động : Lao động là hoạt động bằng chân tay hay trí óc có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để sản xuất sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.2. Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, tiền lương là bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất… sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH). Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men… khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được mua từ tiền trích Bảo hiểm y tế (BHYT). Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí công đoàn. Quỹ kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được xtôi là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. 1.3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây: GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 4 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2. Một số nội dung của tiền lương : 2.1. Chế độ tiền lương - Phụ cấp - Tiền thưởng - Phúc lợi : 2.1.1. Chế độ trả lương : Lương bổng và đãi ngộ Tài chính Phi tài chính Trực tiếp Gián tiếp Công việc Môi trường công tác -Lương công -Bảo hiểm -Nhiệm vụ -Chính sách nhật -Trợ cấp XH thích thú hợp lý -Lương tháng -Phúc lợi -Phấn đấu -Kiểm tra khéo -Hoa hồng Về hưu -Trách nhiệm léo -Tiền thưởng An ninh -Cơ hội được -Đồng nghiệp XH cấp trên nhận hợp tính Đền bù biết -Biểu tượng Dịch vụ -Cảm giác địa vị phù hợp -Vắng mặt hoàn thành -Điều kiện làm được trả lương công tác việc thoải mái Nghỉ hè -Cơ hội thăng -Giờ uyển Nghỉ lễ tiến chuyển Ốm đau -Tuần lễ làm việc dồn lại -Chia xẻ công việc 2. 1.2. Tiền lương cơ bản: Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công việc. Khái niệm tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 5 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang làm việc trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong khu vực hành chánh sự nghiệp ở Việt Nam và được xác định theo thang, bảng lương của Nhà Nước. Để được xếp vào một bậc nhất định trong hệ thống thang, bảng lương, người lao động phải có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm làm việc nhất định. Trong thực tế, người lao động trong khu vực nhà nước thường coi lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Họ rất tự hào về mức lương cơ bản cao, muốn được tăng lương cơ bản, mặc dù, lương cơ bản chỉ có thể chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ công việc. 2.1. 3. Phụ cấp lương: Phụ cấp lương là tiền công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường. 2.1. 4. Tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn, thường có rất nhiều loại. Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại thưởng sau đây: Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn bảo đảm được chất lượng theo yêu cầu. Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới, v. v… có tác dụng nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Thưởng bảo đảm ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp. 2.1. 5. Phúc lợi: Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của Chính phủ, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố, hoàn GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 6 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành tốt công việc hay chỉ ở mức độ bình thường, có trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế . - Hưu trí . - Nghỉ phép . - Nghỉ lễ . - Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ… Ngày nay, khi đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt, trình độ chuyên môn của người lao động được nâng cao, người lao động đi làm không chỉ mong muốn các yếu tố vật chất như lương cơ bản, thưởng, trợ cấp, phúc lợi mà còn muốn có được những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tính thách thức, thú vị, v. v… 2.2. Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các khoản sau: Tiền lương tính theo thời gian. Tiền lương tính theo sản phẩm. Tiền lương công nhật, lương khoán. Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca. Phụ cấp trách nhiệm…. Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (BHXH trả thay lương). Quỹ tiền lương trong DN cần quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy xã hội. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 7 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 2.3. Tiền lương chính và tiền lương phụ: Trong kế toán và phân tích kinh tế tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. 2.3.1.Tiền lương chính : Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên… 2.3.2. Tiền lương phụ : Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi học, đi họp… 2.3.3. Ý nghĩa : Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương và giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm vì tiền lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn bó với việc chế tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm. 2.4. Tính lương: Để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH phải trả cho từng công nhân viên, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL). Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Việc trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp thường được tiến hành 2 lần trong tháng, lần đầu doanh nghiệp tạm ứng lương cho công nhân viên theo tỷ lệ nhất định căn cứ vào lương cấp bậc. Sau khi tính lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trong tháng doanh nghiệp tiến hành GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 8 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang thanh toán số tiền công nhân viên còn được lĩnh trong tháng đó sau khi trừ các khoản khấu trừ vào lương như BHYT, BHXH và các khoản khác. 2.5.Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất : Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm việc. Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm (có tháng công nhân tập trung nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít hoặc không nghỉ), thì để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Số trích trước theo KH Số tiền lương chính Tỷ lệ trích trước theo tiền lương nghỉ phép = phải trả cho CNSX x KH tiền lương nghỉ của CNSX trong tháng trong tháng phép của CNSX Tỷ lệ trích trước Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho theo KH tiền lương CNSX theo kế hoạch trong năm = nghỉ phép của Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX CNSX theo kế hoạch trong năm 3. Cách tính lương và các hình thức tiền lương : 3.1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: Dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội dù thực hiện bất kỳ chế độ tiền lương nào, muốn phát huy đầy đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của nó đối với sản xuất và đời sống phải thực hiện đầy đủ những nguyên tắc sau: - Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau. - Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng bình quân tiền lương trong toàn đơn vị và trong kỳ kế hoạch. - Bảo đảm thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. - Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 9 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 3.2 Các hình thức tiền lương: Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động vì nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. 3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương theo quy định của Nhà Nước. Công thức tính lương theo thời gian: Lương tháng: đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương, thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Mức lương tháng = Mức lương cơ bản ⋅ [ Hệ số lương + ©HSPC] Lương ngày: căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương một ngày để tính trả lương. Mức lương tháng Mức lương ngày = 22 (hoặc 26) Lương giờ: căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Hình thức tiền lương tính theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẫy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 10 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 3. 2. 2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) Tiền lương được Số lượng (KL) SP Đơn giá tiền = lãnh trong tháng công việc hoàn thành lương Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định. Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người lao động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau: Tiền lương chia cho từng người: Tiền lương được Tiền lương theo cấp bậc và thời Hệ số chia = x lãnh từng người gian làm việc của từng người lương Tổng tiền lương thực tế được lãnh của tập thể Hệ số chia = lương Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của các công nhân trong tập thể Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của từng người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người lao động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau: GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 11 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Xác định tiền lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc cho từng người: Tiền lương theo Thời gian thực tế Đơn giá tiền lương = x cấp bậc công việc làm việc theo cấp bậc + Xác định chênh lệch giữa tiền lương thực lãnh của tập thể với tổng tiền lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của tập thể là phần lương do tăng năng suất lao động, chia theo số điểm được bình của từng công nhân trong tập thể: Tổng tiền lương do tăng năng Tiền lương Số điểm được suất của tập thể năng suất của = x bình của từng Tổng số điểm được bình của tập từng người người thể + Xác định tiền lương được lãnh của từng người là số tổng cộng phần lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc với phần lương được lĩnh do tăng năng suất lao động. Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người lao động trong tập thể đó. Tùy thuộc vào tính chất công việc được phân công cho từng người lao động trong tập thể lao động có phù hợp giữa cấp bậc kỹ thuật công nhân với cấp bậc công việc được giao; lao động giản đơn hay lao động có yêu cầu kỹ thuật cao … để lựa chọn phương án chia lương cho thích hợp nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng lực lao động của mình. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan tâm đến số lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẫy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. 4.Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất : 4.1. Ý nghĩa : Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong ba yếu tố trên thì sức lao động là yếu GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 12 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết định trên một mức độ lớn tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt của nó là: số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động nàycó thể biểu hiện bằng công thức: Giá trị Số lao động Năng suất bình = ⋅ sản xuất bình quân quân một lao động. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá ảnh hưởng cả hai mặt số lượng và chất lượng nêu trên đến sản xuất và điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì: + Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động của xí nghiệp, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm sức lao động. + Qua phân tích mới có biện pháp, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động. 4.2.Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng : 4.2.1.Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất: Công nhân sản xuất là người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ sản xuất, sự biến động của lực lượng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của xí nghiệp. Nội dung, trình tự phân tích: + So sánh số công nhân giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình tuyển dụng và đào tạo, thấy được mức độ đảm bảo sức lao động. + Nếu dừng lại ở phép so sánh này thì không thấy được tình hình quản lý và sử dụng số công nhân. Bởi vì có trường hợp xí nghiệp không đảm bảo được số công nhân cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc giảm với tốc độ nhỏ hơn, điều này chứng tỏ xí nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng tốt số công nhân nên năng suất lao động tăng lên, và ngược lại. Vì thế phải so sánh số công nhân thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý sử dụng công nhân. Cụ thể: Số công Số công Số công Tỉ lệ hoàn thành nhân (giảm) = nhân nhân kế ⋅ kế hoạch giá trị tương đối thực tế hoạch sản xuất GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 13 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Nếu số lượng công nhân tăng chứng tỏ việc quản lý công nhân không tốt. + Nếu số công nhân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng công nhân tốt. + Sau khi đánh giá tình hình biến động về số công nhân, cần xác định rõ ảnh hưởng của tình hình tuyển dụng, đào tạo và tình hình quản lý, sử dụng công nhân tức là năng suất lao động đến giá trị tổng sản lượng để thấy rõ kết quả sản xuất do nguyên nhân nào ảnh hưởng chủ yếu. + Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Ta có: Giá trị Số lượng Năng suất lao động bình = x sản xuất công nhân quân của công nhân +Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân. ( Số CN thực tế Số CN kế hoạch) ⋅ Năng suất lao động kế hoạch + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động .Số CN thực tế x ( NS lao động thực tế NS lao động kế hoạch) - Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình biến động về công nhân sản xuất. Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch 1. Giá trị sản xuất (1.000đ) 90.000 117.000 +27.000 2. Số công nhân bình quân. 90 100 +10 3. Năng suất lao động bình 1.000 1.170 +170 quân một công nhân (1.000đ) +Xét về số tuyệt đối công nhân tăng lên 10 người, mức độ đảm bảo sức lao động cho sản xuất như vậy là tốt. GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 14 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang + Xét về số biến động tương đối, ta có: Số công nhân 117.000 tăng (giảm) = (100) 90 ⋅ ⋅ 100% = 17 tương đối 90.000 Như vậy tình hình quản lý, sử dụng lao động có nhiều biểu hiện tốt. Để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị sản xuất tăng 27.000, ta đi sâu tìm ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân và năng suất lao động đến giá trị sản xuất. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân: ( 100 - 90 ) x 1.000 = + 10.000 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động: 100 x ( 1170 – 1000 ) = + 17.000 Như vậy giá trị sản xuất tăng lên 27.000 do sự đóng góp của năng suất lao động nhiều hơn. 4.2.2.Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác. Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác là đáng giá, xtôi xét tình hình tăng giảm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính, học nghề trong lao động thuộc ngành sản xuất chính, lao động thuộc khu vực sản xuất khác và lao động khu vực phi sản xuất. Khi phân tích cần dùng các chỉ tiêu sau: 1. Tỷ lệ nhân viên kỹ thuật so Số nhân viên kỹ thuật = * 100% với nhân viên sản xuất Số công nhân sản xuất Chỉ tiêu này có thể nói rõ lực lượng kỹ thuật của xí nghiệp mạnh hay yếu. Nếu chỉ tiêu này tăng lên đánh giá là tích cực bởi vì lực lượng kỹ thuật nâng cao ta điều kiện nâng cao khối lượng, chất lượng của sản xuất, ngược lại chỉ tiêu này giảm là biểu hiện không tốt. 2. Tỷ lệ giữa nhân viên quản lý kinh Số NV quản lý KT = ⋅ 100% tế so với công nhân sản xuất Số công nhân sản xuất 3. Tỷ lệ giữa NV quản lý hành Số NV quản lý hành chánh = ⋅ 100% chánh so với NV sản xuất. Số công nhân sản xuất Hai chỉ tiêu (2), (3) có thể cho thấy hiệu suất công tác của bộ phận quản lý xí nghiệp. Nếu chỉ tiêu này giảm thì đánh giá tích cực bởi xí nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý v.v… GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 15 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang 4. Tỷ lệ tổng số nhân viên Tổng số nhân viên = ⋅ 100% với công nhân sản xuất. Số công nhân sản xuất ( Tổng số nhân viên bao gồm: nhân viên kỹ thuật, quản lý hành chánh,quản lý kinh tế). II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN : 1.Tổ chức hạch toán trong lao động : 1.1.Hạch toán số lượng lao động : a.Phân loại theo thời gian công tác: Lao động trong danh sách thuộc về biên chế của đơn vị hoặc những lao động dài hạn. Lao động ngoài danh sách là những lao động theo tính chất thời vụ hoặc lao động hợp đồng dưới một năm làm cơ sở cho việc đào tạo xây dựng các chính sách về lao động, tiền lương, tính lương trả cho người lao động. b. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ của người lao động: Lao động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh chính, phụ, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp. Lao động phục vụ bán hàng. Lao động phục vụ quản lý doanh nghiệp. 1.2. Hạch toán thời gian lao động : Thực hiện chủ yếu thông qua bảng chấm công, phiếu thanh toán làm đêm thêm giờ, bảng phụ cấp theo dõi thời gian phục vụ. Hàng ngày, người phụ trách từng bộ phận hoặc người ủy quyền căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động ở bộ phận mình để thực hiện bảng chấm công. Cuối tháng, người được ủy quyền và phụ trách ở từng bộ phận ký xác nhận kèm theo chứng từ gốc ở trên chuyển cho kế toán trưởng đơn vị kiểm tra ký duyệt làm cơ sở để ghi ra chấm công tính lương và các khoản trả khác cho người lao động, các chứng từ này được lưu tại phòng kế toán đơn vị. 1.3. Hạch toán về kết quả lao động: Chứng từ sử dụng hợp đồng làm khoán, phiếu giao nhận công việc, phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Hàng ngày, căn cứ phiếu giao nhận công việc hoặc lệnh sản xuất, tổ trưởng hoặc ngườiphụ trách phân công công việc cho từng người, trong đó xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian công việc hoàn thành. Cuối ngày hoặc khi công việc hoàn thành đã được bộ phận kỹ thuật GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 16 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang kiểm tra chất lượng, ghi số lượng công việc trên vào phiếu xác nhận công việc hoàn thành. Căn cứ vào phiếu xác nhận công việc đã được người phụ trách kiểm tra xác nhận được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tính lương trả cho người lao động và làm cơ sở để trả lương và phân bổ vào chi phí. 2.Kế toán tổng hợp tiền lương : 2.1.Chứng từ sử dụng : Bảng chấm công : phản ánh ngày công thực tế của từng người lao động trong mỗi bộ phận. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành Phiếu báo làm thêm giờ. Hợp đồng giao khóan. 2.2. Tài khoản sử dụng : TK 334: Phải trả công nhân viên. NỢ 334 CÓ -Các khoản đã trả, đã ứng cho công - Các khoản phải trả cho công nhân viên nhân viên - Các khoản khấu trừ vào lương công ( tiền lương, tiền thưởng và các nhân viên. khoản khác ) - Các khoản còn phải trả công nhân viên còn lại cuối kì. 2.3. Định khoản kế toán : Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 – Lương công nhân quản lý sản xuất Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 – Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 - Tổng số lương phải trả Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311) Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Tính số BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả công nhân viên GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 17 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 338 - Phải trả, phải nộp Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3388) Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho CNV: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 111 - Tiền mặt, hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 334 TK 622, 627, 641, TK 141, 138, 338 TK 334 642, 241 (1) Tiền lương, tiền công (4) Các khoản khấu trừ phụ cấp ăn giữa ca… vào lương tính cho các đối tượng chi phí SXKD TK 111 TK 338 (3383) (5) Ứng trước & thanh toán (2) BHXH phải trả thay các khoản cho CNV lương TK 333 (3338) TK 431 (4311) (6) Tính thuế thu nhập CNV (3) Tiền lương phải trả từ phải nộp Nhà Nước quỹ khen thưởng 3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương : 3.1. Chứng từ sử dụng : Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội. 3.2. Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 338 “ phải trả, phải nộp khác “ phản ánh tình hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như sau : tài sản thừa chờ xử lý (TK 3381), kinh phí công đoàn (TK 3382 ), bảo hiểm xã hội (TK 3383), bảo GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 18 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
- Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang hiểm y tế (TK 3384), doanh thu nhận trước (TK 3387), phải trả-phải nộp khác (TK 3388). NỢ TK 338 CÓ Xử lý tài sản thừa; BHXH phải trả Trị giá tài sản thừa chưa xác đinh công nhân viên; các khoản kinh phí nguyên nhân; trị giá tài sản thừa đã công đoàn tại đơn vị; các khoản xác định nguyên nhân phải trả cho BHXH, BHYT, KHCĐ đã nộp; kết các cá nhân đơn vị khác; trích chuyển doanh thu nhận trước cho BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi từng kế toán; các khoản đã trả khác. phí hoạt động sản xuất kinh doanh, khấu trừ vào lương công nhân; doanh thu nhận trước; các khoản phải trả khác. 3.3. Định khoản kế toán Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622 : 19% ⋅ lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 : 19% ⋅ lương nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 641 : 19% ⋅ lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 : 19% ⋅ lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334 : 6% ⋅ tổng lương phải trả Có TK 338 : 25% ⋅ tổng lương _ Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 _ Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng _Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh Trang 19 SVTH : Đoàn Thị Hương Hà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
100 p | 1338 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÔNG TY DONIMEX THỜI GIAN QUA ”
53 p | 1568 | 451
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân Tích Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Cơ Khí An Giang - Đoàn Hà Hồng Nhung
68 p | 1000 | 425
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh An Giang"
75 p | 653 | 267
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 911 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Sóng Vang
36 p | 521 | 185
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC - FINOXIM "
83 p | 465 | 144
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
105 p | 662 | 132
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 284 | 88
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm An Giang
139 p | 346 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
84 p | 475 | 73
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống website bán hàng qua mạng
25 p | 456 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nnông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
98 p | 208 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình biến động giá thành tại nhà máy gạch ngói Long Xuyên"
80 p | 275 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”
107 p | 202 | 45
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
74 p | 288 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang
147 p | 117 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích nhân vật Tiêu trong truyện thơ Tum - Tiêu của Campuchia
6 p | 134 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn