intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG THỰC VẬT NỔI TRONG HỆ THỐNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH"

Chia sẻ: Cung Ru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

145
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1 Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản (NTTS) hàng năm trên thế giới tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính khối lượng thuỷ sản nuôi sẽ tăng 28,8 triệu tấn lên 80,5 triệu tấn vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên trong tương lai. (Vinanet,2008). Bên cạnh đó thì NTTS ở Viêt Nam cũng phát triển khá nhanh đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tình hình nuôi cá Tra thâm canh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG THỰC VẬT NỔI TRONG HỆ THỐNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÙI NGỌC NHẤT SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG THỰC VẬT NỔI TRONG HỆ THỐNG NUÔI CÁ TRA THÂM CANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 0 0 9 2009 1
  2. Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản (NTTS) hàng năm trên thế giới tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính khối lượng thuỷ sản nuôi sẽ tăng 28,8 triệu tấn lên 80,5 triệu tấn vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên trong tương lai. (Vinanet,2008). Bên cạnh đó thì NTTS ở Viêt Nam cũng phát triển khá nhanh đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tình hình nuôi cá Tra thâm canh ở mức cao. Theo bộ Thủy Sản (2007), ĐBSCL có tổng diện tích nuôi cá Tra, Basa trên 5.600ha. Các tỉnh có diện tích nuôi tập trung nhiều nhất hiện nay là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ , Vĩnh Long, Sóc Trăng , Bến Tre…( Bộ Thủy Sản, 2008). Sự tăng nhanh về sản lương và nâng suất cá Tra, Basa từ năm 2004 đến nay gây ô nhiễm lên môi trường nước. Điều đáng lo ngại là diện tích nuôi cá Tra, Basa tăng thì nguồn nước và ô nhiểm môi trường ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của dân cư. Lê Văn Cát (2006) động vật thủy sản chỉ hấp thu được khoảng 25 – 30 % những phần có ích trong thức ăn tổng hợp, phần dư lại tồn tại trong ao nuôi, trong nước, bùn hoặc bị mất vào không khí và chúng chuyển hóa liên tục gây tình trạng biến động môi trường nước ao nuôi. Vì vậy bên cạnh sự phát triển bao giờ cũng tồn tại hạn chế đó là vấn đề ô nhiễm do nguồn chất thải từ ao cá thâm canh. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ (2007), các nguồn chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực ĐBSCL hàng năm thải ra 450 triệu m3 bùn thải và chất thải chưa được xử lý. Riêng chất thải nuôi cá Tra và cá Basa trên 2 triệu tấn/ năm. Các chất này là do thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân huỷ, các chất tồn dư trong sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh, vôi… tạo thành chất độc trong môi trường nước. Đặc biệt chất thải ao nuôi công nghiệp có chứa trên 45% Nitrogen và 22% chất hữu cơ khác gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước làm phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản và khi vượt mức cho phép sẽ làm mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến cá Tra, cá Basa chết hàng loạt trên diện rộng vừa qua ở ĐBSCL. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự biến động của quần thể thực vật nổi (phytoplankton) trong môi trường nước, nhất là ở vùng nuôi cá Tra thâm canh. Và với sự có mặt của chúng giúp người nuôi nhận biết được những mặt hạn chế hay biểu hiện tốt cho ao nuôi, từ đó có biện pháp khắc phục hay phát huy để nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi. Do thấy được vai trò thực vật nổi nên việc 2
  3. khảo sát “sự biến động thành phần và số lượng thực vật nổi trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh” là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu đề tài: là tìm hiểu sự biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng nước và đánh giá tác động của môi trường từ các hệ thống nuôi thâm canh cá Tra. 1.3 Nội dung của đề tài: (1) Khảo sát cấu trúc thành phần giống loài và sự biến động thành phần giống loài thực vật nổi trong nuôi cá Tra thâm canh. (2) Khảo sát số lượng và sự biến động số lượng thực vật nổi trong nuôi cá Tra thâm canh. 1.4 Thời gian thực hiên: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian một vụ nuôi cá bắt đầu từ tháng 8/2008 đến 5/2009 với 3 chu kì thu mẫu như sau: đầu vụ nuôi ( cá 100 – 200g); giữa vụ nuôi ( cá 400 – 500g); cuối vụ nuôi ( trước khi thu hoạch – cá đạt kích cở thương phẩm. 3
  4. Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi và phát triển nuôi trồng thủy sản: a. Tình hình nuôi và xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản thế giới: Cá Tra xuất xứ từ hệ thống sông Mekong (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam) và sông Chao Phraya (ở Thái Lan). Trên thế giới (Châu Á) có khoảng 19 loài trong họ cá Tra và được nuôi ở hầu hết các nước Đông Nam Á trong đó loài cá Tra là một loài nuôi quan trọng nhất ở khu vực này. Một số nước trong khu vực như: Malaysia, Indonexia đã nuôi cá Tra có hiệu quả từ những năm từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước. Một số nước đã nhập cá Tra để thuần hóa như: vào năm 1978 Trung Quốc nhập từ Thái Lan về tỉnh Quảng Đông, năm 1969 Đài Loan nhập từ Thái Lan và 1978 là Philippin. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá Tra truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá Tra tự nhiên phong phú. Tại Thái Lan, cá Tra là loài cá nuôi rất quan trọng, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất thì có 50% số trại nuôi cá Tra, xếp hàng thứ hai sau cá rô phi Tilapia nilotica. Chính vì vậy mà Thái Lan là nước thành công đầu tiên trong sinh sản cá Tra vào năm 1966. Ở Campuchia, tỷ lệ cá Tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá Tra, chỉ có 2% là cá Basa và cá Vồ đém, sản lượng cá Tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá Tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80.(http://www.fistenet.gov.vn). Theo FAO, sản lượng thủy sản toàn cầu đang liên tục tăng. Năm 2006, tiêu thụ thuỷ sản ước đạt 110,4 triệu tấn, trong đó 51,7 triệu tấn là thuỷ sản nuôi. Năm nay, 1,5 triệu tấn thuỷ sản được nuôi thả tại Mỹ Latinh, chủ yếu tại Chilê, với 802.000 tấn, Braxin với 272.000 tấn và Mêhicô với 159.000 tấn. Thuỷ sản nuôi thả tại Chilê chiếm tới 53% tổng sản lượng thuỷ sản vùng, trong đó khối lượng cá Hồi nuôi của Chilê chiếm 31% tổng khối lượng cá Hồi trên thế giới. FAO ước tính khối lượng thuỷ sản nuôi sẽ tăng 28,8 triệu tấn lên 80,5 triệu tấn vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên trong tương lai (Vinanet, 2008). Đối tượng cá da trơn là loài nuôi phổ biến ở châu Á không chỉ tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Ở Việt Nam, cá da trơn tiêu biểu là cá Tra, cá Basa đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng. Xu hướng nuôi cá da trơn trên thế giới hiện nay là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển nghề nuôi bền vững. Việt Nam cũng đang đi vào xu hướng đó. Các nước trên thế giới khi mua sản phẩm đều muốn biết rõ nguồn 4
  5. gốc, quá trình nuôi, nuôi trong điều kiện thế nào, vùng nuôi có làm ô nhiễm môi trường không... Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới, chúng ta phải phát triển những mô hình nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.( Nguyễn Thanh Phương, 2008). b. Tình hình nuôi và xu hướng phát triển cá tra ở Việt nam (ĐBSCL). Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích 3.960.000 ha. Tiềm năng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản được xác định là khoảng 963.700 ha và năm 2002 đã có khoảng 73,9% diện tích tiềm năng được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (Lê Xuân Sinh,2005). Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất thấp, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mở, đa dang sinh học, đặc biệt là các loài thủy sinh vật trong thủy vực. Hằng năm có khoảng 1 triệu ha ngập lũ từ 2-4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loài có giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả hinh tế cao, điển hình như cá Tra. Nuôi cá Tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước ở ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ; các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, tình hình nuôi cá Tra đã có những bước tiến triển mạnh; các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành công trong việc đưa ra qui trình sản xuất con giống và qui trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao,… ngay sau đó đối tượng nuôi này được lan tỏa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước. Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cá Tra: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng,…. Nghề nuôi cá Tra chỉ thật sự phát triển sau khi công trình nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên với đối tượng cá Basa (Pangasius bocourti) vào năm (1995), do Philip Cacot và Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ hợp tác, sau đó là đối tượng cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) và một số đối tượng cá da trơn khác. Sự thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo làm cho tình hình phát triển của nghề nuôi cá Tra thâm canh vùng nội địa nước ngọt ở ĐBSCL diễn biến khá thuận lợi. Và cá Tra được nuôi chủ yếu với hai hình thức: hình thức nuôi ao và nuôi bè. Trước đây cá Tra nuôi bè được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi thịt cá có màu trắng 5
  6. trong khi cá nuôi trong ao thịt cá có màu vàng, chất lượng thịt kém hơn vì môi trường nuôi ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trưởng và chất lượng thịt cá. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi cá Tra trong ao nên thịt cá dần dần được cải thiện, việc chăm sóc cá trong ao cũng thuận lợi hơn vì thế hình thức nuôi cá trong ao ngày càng phổ biến và rộng khắp. Diện tích nuôi cá Tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát triển đại trà ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Vào năm 1997, cá Tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá Tra đã phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên 2.413,2 ha. Loại hình nuôi cá Tra thâm canh trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp với những ưu điểm về đặc tính sinh học của cá Tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Với sự phát triển nuôi tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích liên tục gia tăng. Đến năm 2003, diện tích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-2007) là 15,46%/năm, diện tích nuôi cá tra năm 2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến tháng 7/2008 đã triển khai nuôi cá Tra được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích nuôi năm 2007. Năm 2007, Cần Thơ có diện tích nuôi cá Tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha, chiếm 29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1.272 ha, chiếm 23,4%. Tỷ lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá Tra toàn vùng. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 cao như: Sóc Trăng (74,98%/năm), Đồng Tháp (32,84%/năm), Vĩnh Long (52,95%/năm), Hậu Giang (58,43%/năm), Cần Thơ (29,86%/năm). (Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008). Theo bộ NN & PTNT dự kiến đến năm 2010: Diện tích nuôi cá Tra: 8.600 ha; Sản lượng cá Tra nuôi: 1.250.000 tấn; Sản lượng sản phẩm chế biến cá Tra: 500.000 tấn; Kim ngạch xuất khẩu: 1.300-1.500 triệu USD. 6
  7. Theo số liệu tổng hợp của Trương Trí Vinh (2008), xuất khẩu cá Tra của Việt Nam tăng mạnh từ năm 2003 đến năm 2007, chiếm lĩnh các thị trường cá nước ngọt tại các nước như Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan và Đức Trong mô hình nuôi cá Tra ao thâm canh với mật độ cao, thức ăn tự chế được sử dụng nhiều, thay nước thường xuyên và chất thải ra lớn chưa qua xử lý làm cho môi trường nước bị nhiễm bẩn rất nhanh (Lê Thanh Hùng, 2006 và Lê Bảo Ngọc, 2004). Việc thay nước mới hàng ngày từ 25-30% lượng nước trong ao nhằm cải thiện môi trường và phòng bệnh cho cá nhưng không được xử lý làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (World Wild Life, 2008). Nguồn chất thải này gây ra sự biến đổi chất lượng nước trên sông rạch, đặc biệt là những vùng nuôi cá Tra ở các con sông, rạch nhỏ. Việc nuôi cá da trơn thâm canh trong bè hoặc ao sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến và sản phẩm thải đi trực tiếp vào nước sông, kênh rạch... Kết quả là các chất dinh dưỡng, vật chất hữu cơ đã làm giảm chất lượng môi trường nước phía hạ lưu của bè nuôi cũng như xung quanh vùng ao nuôi. Hiện nay, nuôi cá da trơn với mức độ thâm canh ngày càng cao vấn đề đặt ra là sản lượng quá nhiều trong khi thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết, thị trường xuất khẩu cũng chỉ có giới hạn. Thứ hai là nếu phát triển nghề nuôi cá Tra ồ ạt mà không có qui hoạch, định hướng cụ thể thì sẽ tác động rất lớn đến môi trường, làm giảm tính bền vững. Mặt khác, chất lượng cá giống sẽ không đảm bảo hoặc không đáp ứng kịp khi nhu cầu nuôi quá cao. Do đó, ngay từ bây giờ cần tập trung nghiên cứu về tác động môi trường của nghề nuôi cá Tra, tạo con giống chất lượng cao. Quan trọng là phải tạo được diện tích nuôi hợp lý để sản lượng cá sản xuất ra có thể tiêu thụ được hết (Nguyễn Thanh Phương, 2008). Hiện nay nhiều tổ chức như VASEP, WWF, VMARD khuyến khích nông dân nuôi theo ngưỡng an toàn, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn SQF 1000, SQF 2000, GAP trong nuôi trồng thủy sản nhằm xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng cao hướng tới nuôi xuất khẩu bền vững 2.2 Vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi cá tra: Trong các ao nuôi cá Tra sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu và đây cũng là nguồn dinh dưỡng nuôi tảo. Tuy tảo không là nguồn cung cấp thức ăn cho cá chủ yếu như các loài cá ăn thực vật nhưng nó cũng đóng một vai trò nhất định trong việc cung cấp dinh dưỡng và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho nuôi thủy sản phát triển như cung cấp vitamin, một số nguyên tố vi lượng, cung cấp oxy, xử lí hợp chất nitơ (Lê văn Cát & ctv,2004) 7
  8. Tảo còn có vai trò là sinh vật chỉ thị môi trường nước và có thể với sự có mặt của chúng giúp người nuôi nhận biết được những mặt hạn chế hay biểu hiện tốt cho mô hình nuôi, từ đó có biện pháp khắc phục hay phát huy để nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi. Tuy nhiên, khi tảo nở hoa là khi chúng phát triển quá mức do bón phân quá liều và cho ăn quá thừa sẽ gây nhiều bất lợi cho ao nuôi cá. Chúng làm nồng độ oxy hòa tan giảm thấp vào ban đêm (Trương Quốc Phú, 2006). Mặt khác khi chúng chết đi hàng loạt, gây ra hiện tượng tảo tàn, làm cho các yếu tố môi trường biến động lớn, quá trình phân hủy của xác tảo làm tiêu hao nhiều oxy hòa tan, phóng thích CO2 và tạo ra nhiều khí độc như: H2S, NH3… Ngoài ra, ở một số loài tảo chứa chất độc trong cơ thể của chúng như các giống tảo thuộc ngành tảo Lam…Khi phát triển mạnh hoặc khi chết chúng tăng việc tiết ra độc tố vào môi trường gây chết cá. Chính vì những giá trị hữu ích cũng như tác hại của tảo nên việc theo dõi thường xuyên màu nước là hết sức quan trọng. Kiểm soát được mật độ của tảo là góp phần làm ổn định các yếu tố chất lượng nước và có ý nghĩa quyết định đến thành công trong nuôi. 2.3 Sự phân bố và biến động thực vật nổi trong ao nuôi cá tra: Theo Dương Đức Tiến, 1996, Việt nam có tới 1.402 loài tảo, trong đó tảo Lục có 530 loài, tảo Silic có 388 loài, tảo Lam 344 loài, tảo Mắt 78 loài, tảo Giáp 30 loài, tảo Vàng 14 loài, tảo Vòng 9 loài, tảo Roi Lệch 5 loài, tảo Đỏ 4 loài. Khu hệ tảo nước ngọt Việt nam có nhiều loài và dưới loài tảo thuộc khu nhiệt đới chiếm tỉ lệ trên 30%. Theo Shirota (1966) một số giống loài tảo như Chlorella, Scenedesmus thường xuất hiện trong các ao nuôi cá tại Miền Nam Việt Nam, có tác dụng làm thức ăn cho động vật thủy sinh và có vai trò to lớn trong việc xử lý ô nhiễm nhờ vào quá trình hấp thu các muối dinh dưỡng. Theo nguyễn Hữu Lộc (2009) phân tích thì kết quả định tính thực vật nổi trong hệ thống cá Tra thâm canh tại các điểm thu mẫu thu được 160 loài tảo, trong đó nhóm tảo Chlorophyta chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1% (61 loài), Ochrophyta 28,8% (46 loài), Euglenophyta 16,3% (26 loài), Cyanophyta 13,1% (21 loài) và Pyrrophyta 3,8 % (6 loài). Thành phần loài thực vật nổi ở sông phong phú hơn ao nuôi và ao thải qua 3 đợt khảo sát và thành phần giống loài này có xu hướng giảm dần từ đợt 1 đến đợt 3. 8
  9. Ngược lại thì số lượng thực vật nổi tăng dần từ đợt 1 đến đợt 3 trong ao nuôi (2 triệu – 9 triệu cá thể/l) và số lượng này cao hơn nhiều lần so với ở sông < 1 triệu cá thể/l Theo kết quả phân tích của Huỳnh Văn Đại và ctv. (2002) thực vật nổi trong ao cá tra có 79 loài thuộc 4 ngành tảo, trong đó tảo lục chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5%, kế đến là tảo khuê, tảo mắt, tảo lam. Cũng theo tác giả, mật độ thực vật nổi bình quân dao động từ 179.767 – 401.611 cá thể/lít Theo Nguyễn Thị Dung (2001) mật độ cá thể phiêu sinh thực vật trong các ao thâm canh cá Tra dao động từ: 325.726 - 2.020.581 ct/l.. Và theo Phan Hồng Cương (2002) phát hiện phiêu sinh thực vật có 148 loài tảo trong mô hình tôm càng xanh - lúa, trong đó tảo Lục và tảo Silic chiếm đa số, đây là các loài tảo làm thức ăn tốt cho tôm cá. Một số loài tảo chỉ thị xấu cho môi trường như tảo Mắt, tảo Lam, tảo Giáp. Tảo Lục và tảo Silic xuất hiện khi có thay nước mới. Tảo Lam, tảo Mắt gia tăng mật độ khi cuối vụ nuôi do có sự tích tụ chất hữu cơ. Ngoài ra sự phân bố của quần thể thực vật nổi còn phụ thuộc vào độ mặn của môi trường nước như báo cáo của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2005), “Khảo sát sự biến động thành phần và số lượng thưc vật nổi trong các mô hình nuôi tôm sú thâm canh” Đã phát hiện 97 loài tảo, trong đó có 41 loài thuộc ngành tảo Khuê, 12 loài thuộc ngành tảo Lục, 15 loài thuộc ngành tảo Lam, 9 loài thuộc ngành tảo Giáp và 20 loài thuộc ngành tảo. 9
  10. PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu: - Lưới phiêu sinh thực vật kích thước mắt lưới 30µm. - Chai nhựa 110 ml. - Chai nhựa 1lít. - Buồng đếm phiêu sinh Sedgwick Rafter cell. - Kính hiển vi điện, lame, lamella. - Formol 38%. - Xô nhựa (20 lít). - Ống hút. - Ống đong 100 ml - Bọc nylon đựng mẫu, dây thun. - Viết lông dầu. Và một số vật dụng hỗ trợ cần thiết. 3.2 Phương pháp nghiên cứu: a. Địa điểm thu mẫu: Nghiên cứu được tiến hành tại 4 địa điểm, ở SaĐéc tỉnh Đồng Tháp, Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ và huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Tổng cộng 10 ao (với 23 điểm thu mẫu) được phân bố như sau : - Huyện Phụng Hiệp (Tỉnh Hậu Giang): 2 ao với 5 điểm thu mẫu. - Huyện Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ): 3 ao với 7 điểm thu mẫu. - Huyện Bình Tân (Tỉnh Vĩnh Long): 3 ao với 7điểm thu mẫu. - Thị xã SeĐec (Tỉnh Đồng Tháp): 2 ao với 4 điểm thu mẫu. Và thu 2 tháng /lần ở các điểm trên Các ao thu mẫu có một số đặc điểm như sau: - Huyện Phụng Hiệp (Tỉnh Hậu Giang): Gần sông lớn, có kênh cấp. Tuy nhiên, kênh cấp không được thông trực tiếp với ao nuôi mà qua hệ thống bơm. Diện 1 0
  11. tích ao nuôi trong hệ thống dao động từ 3.200-5.000 m2, độ sâu 3,5- 4m. Hệ thống có sử dụng máy bơm để bơm nước trực tiếp từ sông vào ao nuôi. Mật độ thả cá dao động từ 36- 65 con/m2, trung bình là 50 con/m2, thức ăn sử dụng hoàn toàn là thức ăn viên công nghiệp. Hai tháng đầu thay nước 1 tuần/lần từ 15- 20% khối lượng nước trong ao, giữa vụ nuôi đến cuối vụ nước được thay hàng ngày theo thuỷ triều mỗi lần khoảng 20% lượng nước trong ao. - Huyện Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ): Gần sông lớn. Diện tích ao từ 10.000 – 15.000 m2, độ sâu ao từ 4- 5 m, nước được lấy trực triếp từ sông lớn vào ao nuôi qua cống cấp và thoát trở lại sông qua cống thoát. Mật độ thả cá dao động từ 31- 106 con/m2, trung bình là 63 con/m2, thức ăn sử dụng hoàn toàn là thức ăn viên. Ao được thay nước 1 ngày/lần khoảng 10% khối lượng nước trong ao trong 2 tháng đầu, tăng dần lên 20- 40% vào giữa vụ nuôi và 30- 40% đến cuối vụ nuôi. - Huyện Bình Tân (Tỉnh Vĩnh Long): Diện tích trung bình khoảng 14.000m2, độ sâu ao từ 4 – 5 m, nước được lấy trực tiếp từ sông vào ao qua cống cấp và thoát trở lại sông qua cống thoát. Mật độ cá dao động 40 – 60 con/m2 thức ăn sử dụng hoàn toàn là thức ăn viên công nghiệp. Thay nước trong 2 tháng đầu là 1 tuần/lần khoảng 15 - 20% khối lượng nước trong ao, giữa vụ nuôi đến cuối vụ thay nước hàng ngày 30 - 40% lượng nước trong ao. -Thị xã SeĐec (Tỉnh Đồng Tháp): Diện tích ao từ 1.000- 5.000m2, độ sâu ao từ 3- 4,5 m, nước được lấy trực tiếp từ sông nhánh vào ao qua cống cấp và thoát trở lại sông qua cống thoát, không có ao chứa nước thải. Mật độ thả cá dao động từ 40- 58 con/m2, trung bình là 43 con/m2, thức ăn sử dụng hoàn toàn là thức ăn viên công nghiệp. Hai tháng đầu thì thay nước 1 tuần/lần khoảng 20% khối lượng nước trong ao, giữa vụ nuôi đến cuối vụ thay nước hàng ngày 30 - 40% lượng nước trong ao. Riêng có những ao có ao thải riêng thì ta thu mẫu thêm ao thải. Nước từ ao nuôi được thải ra ao chứa nước thải trước khi trở lại sông. Trong ao chứa nước thải có trồng lục bình, rau muống để hấp thu chất dinh dưỡng trong nước thải trước khi đưa ra sông. 10
  12. Hình 2: Sơ đồ hệ thống thu mẫu b. Phương pháp thu và xử lý mẫu thực vật nổi: Thu định tính: Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh thực vật có kích thước mắt lưới là 30 µm thu dọc theo bờ ao ( kênh) của thủy vực phía trên tầng mặt và theo hình số 8 với thể tích nước qua lưới càng nhiều càng tốt. Mẫu thu được cho vào chai nhựa 110ml và cố định ngay bằng Formol 2 - 4%. Thu định lượng: Thu bằng xô nhựa 20 lít thu đều ở các điểm trong ao. Sau đó khuấy đều và cho vào bình 1 lít cố định bằng formol với nồng độ tương tự như mẫu định tính 2 – 4 %. 3.3 Phương pháp phân tích- xử lý mẫu, tính toán và xử lí số liệu: a. Phương pháp phân tích – xử lí mẫu: Định tính: Mẫu sau khi thu được quan sát dưới kính hiển vi điện. Sau đó dựa vào các đặc điểm hình thái, cấu tạo để xác định tên giống hoặc tên loài của thực vật nổi. Tài liệu tham khảo để phân loại.  The Plankton of South Vietnam của shitora (1966).  The freshwater algae (G.w.Prescott, 1970)  Việt nam fresh algae taxonomy of order (1997)  Phân loại vi khuẩn lam Việt Nam ( Dương Đức Tiến,1996). Khi phân tích thành phần giống loài, cần biểu hiện độ phong phú của chúng ( thang phân loại của Scheffer và Robinon). 11
  13. Gặp 60 – 100% rất nhiều(+++) Gặp 30 – 60% nhiều (++) Gặp < 30% ít (+) Định lượng: Sử dụng buồng đếm Sedgwick Rafter để đếm số lượng cá thể thực vật nổi theo từng nhóm ngành. Số lượng cá thể đếm được, được tính bằng công thức sau Y = T*(1000/A*N)*(VCĐ/VMT)*1.000 Với: A : là diện tích ô đếm (1mm2 ) N: là số ô đếm. T: là số cá thể đếm được. Y: là số cá thể tảo / lít. VCĐ: là thể tích mẫu cô đặc(ml). VMT : là thể tích mẫu thu(ml). b. Phương pháp tính toán và sử lí số liệu: - Việc phân tích và xử lý số liệu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Thủy sinh – Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ. - Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 12
  14. PHẦN 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm thành phần loài thực vật nổi ở hệ thống nuôi cá tra thâm canh: Kết quả phân tích phát hiện được 156 loài thực vật nổi, thuộc 5 ngành tảo: Ngành tảo Lục, Ngành phụ tảo Khuê, ngành tảo Mắt, ngành tảo Lam , ngành tảo Giáp, cơ cấu tỉ lệ thành phần loài được trình bày ở (hình 4.1). Tảo Lục chiếm tỉ lệ cao nhất 46,15% (72 loài), kế là tảo Khuê chiếm 32,05% (50 loài), tảo Mắt chiếm 14,1% (22 loài), tảo Lam chiếm 5,13% (8 loài) và thấp nhất là tảo Giáp 2,56% (4 loài). Theo k ết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lộc (2009) thì kết quả định tính thực vật nổi trong hệ thống cá Tra thâm canh tại các điểm thu mẫu thu được 160 loài tảo, trong đó nhóm tảo Lục chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1% (61 loài), tảo Khuê 28,8% (46 loài), tảo Mắt 16,3% (26 loài), tảo Lam 13,1% (21 loài) và tảo Giáp 3,8 % (6 loài). Theo kết quả phân tích của Huỳnh Văn Đại và ctv. (2002) thực vật nổi trong ao cá tra có 79 loài thuộc 4 ngành tảo, trong đó tảo Lục chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5%, kế đến là tảo Khuê, tảo Mắt, tảo Lam. Như vậy, các thành phần loài tảo thu được trong hệ thống nuôi cá tra đặc trưng cho các thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam (Shirota, 1966). 2.56% 5.13% tảo Giáp tảo Lam 14.10% tảo Mắt 46.15% tảo Lục 32.05% tảo Khuê Hình 4.1 Thành phần loài thực vật nổi ở hệ thống nuôi cá tra thâm canh Tính đa dạng của thành phần tảo trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh giảm dần từ kênh cấp (105 loài) đến ao nuôi (94 loài) và thấp nhất là ao thải (56 loài). Thể hiện qua bảng 1. 13
  15. Bảng 4.1: Thành phần giống loài tảo ở các thủy vực kênh cấp, ao nuôi, ao thải: Ngành tảo Tảo Lục Tảo Khuê Tảo Mắt Tảo Lam Tảo Giáp Tổng Kênh cấp 40 39 14 8 4 105 Ao nuôi 39 24 21 8 2 94 Ao thải 16 22 12 6 0 56 Thành phần loài trên sông phong phú hơn ở ao nuôi do kênh cấp lấy nước trực tiếp từ sông mà sông là thủy vực nước chảy nên thành phần loài cao. Mặc khác, tính đa dạng của một thủy vực bị chi phối bởi qui luật ưu thế, trong các thủy vực kênh cấp hàm lượng muối dinh dưỡng thường nghèo như COD từ 2 – 5, NO3- từ 0,1 – 0,5, PO43- nhỏ hơn 0.05 ( Trương Quốc Phú, 2006) nên không có loài ưu thế. Ngược lại, các ao nuôi cá Tra thâm canh thường giàu dinh dưỡng nên một số loài phát triển ưu thế về số lượng lấn át các loài khác nên thành phần loài trong thủy vực ao kém phong phú hơn ở sông. Thành phần loài tảo ở sông, ao nuôi và ao thải dao động từ 19 - 40 loài tảo (phụ lục 2), trung bình từ 24 - 32 loài cho một thủy vực và tảo Lục là thành phần chủ yếu trong các ao nuôi cá Tra thâm canh. Kết quả phân tích này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2008) trong mô hình xử lí nước ao nuôi cá Tra thâm canh thì Ngành tảo Lục là ngành chiếm ưu thế trên 90% tổng số các ngành tảo khác. 4.2 Cấu trúc thành phần và biến động số lượng thực vật nổi (phytoplankton) ở kênh cấp: 4.2.1 Thành phần loài thực vật nổi ở kênh cấp: Kênh cấp trong hệ thống nuôi cá Tra thâm canh là thủy vực ít chịu tác động từ quá trình quản lý của con người do đây là thủy vực sông chịu tác động chính từ sự lên xuống của thuỷ triều. Kết quả phân tích định tính thành phần loài ở kênh cấp dao động 30 - 32 loài. Các ngành thực vật nổi ở kênh cấp hiện diện qua 3 đợt khảo sát là: Ngành tảo Khuê, ngành tảo Lục, ngành tảo Mắt, ngành tảo Lam , ngành tảo Giáp. Kết quả khảo sát được trình bày ở Hình 4.2. 14
  16. Kênh cấp 35 30 25 20 15 10 5 0 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Khuê Lục Mắt Lam Giáp Tổng Hình 4.2: Thành phần loài thực vật nổi (phytoplankton) ở kênh cấp Qua kết quả ở Hình 4.2 cho thấy thành phần giống loài thực vật nổi ở kênh cấp ít biến động, có khuynh hướng giảm dần từ đầu vụ 32 loài đến giữa vụ 30 loài và tăng lên lại ở cuối vụ 31 loài. Sự biến động thành phần loài giữa các ngành qua 3 đợt khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Trong 5 ngành tảo khảo sát được ở kênh cấp (hình 4.2) thì ngành tảo Lục có số loài chiếm ưu thế qua 3 đợt thu mẫu, theo Dương Đức Tiến (1997), thì tảo Lục là một ngành rộng lớn nhất gồm khoảng 13.000 đến 20.000 loài, chiếm khoảng 90% thành phần loài ở các thủy vực nước ngọt. Ngành tảo Khuê đứng thứ 2 sau tảo Lục, thành phần tảo Khuê ít hơn tảo Lục do tảo Khuê chủ yếu phân bố ở nước lợ, mặn . Theo nghiên cứu Dương Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú (2008) khi dùng hóa chất để làm giảm dinh dưỡng (photpho) trong ao thì thành phần tảo Khuê chiếm ưu thế về thành phần loài điều đó cho thấy tảo Khuê chiếm thích hợp trong môi trường dinh dưỡng thấp. Ngành tảo Mắt và tảo Lam thì thành phần loài tảo thấp do chúng sống chủ yếu ở môi trường giàu dinh dưỡng (Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997; Lê Văn Cát & ctv,2006). Theo Trương Quốc Phú (2006) thì thủy vực sông thường nghèo dinh dưỡng và vật chất hữu cơ . Vì thế thành phần loài của 2 ngành tảo Mắt và tảo Lam ở thủy vực kênh cấp thường thấp. Tảo Giáp thành phần loài thấp nhất do tảo phân bố rất ít ở thủy vực nước ngọt Đầu vụ, số loài thực vật nổi ở kênh cấp biến động từ 24 – 38 loài (phụ lục 2) , trong đó số loài phổ biến là 24 – 32 loài chiếm 60% trong các thủy vực, có khuynh hướng 15
  17. giảm ở giữa vụ biến động từ 19 – 40 loài. Đến cuối vụ, thành phần loài thực vật nổi không giảm tiếp biến động 20 – 38 loài số lòai phổ biến là 20 – 29 loài chiếm 50% trong tổng số các thủy vực thu. Kết quả phân tích định tính ở kênh cấp qua 3 đợt khảo sát cho thấy thành phần loài thực vật nổi khá phong phú nhưng ít biến động qua 3 đợt thu mẫu do là thủy vực kênh cấp. Những giống loài xuất hiện nhiều và thường xuyên qua các đợt khảo sát là: Melosira granulate, Nitzchia acicularis, Synedra ulna..( tảo Khuê); Chlorella sp, Crucigenia fenestrate, Crucigenia quadrata, Pediastrum dulpex, Pediastrum tetras, Scenedesmus acuminatus , Scenedesmus bijugatus var. bijugatus, Scenedesmus quadricauda...(tảo Lục);Euglena acutissima, Phacus acuminate, Phacus alata, Strombomonas urceolata...(tảo Mắt);Anabeana circinalis, Oscillatoria Formosa, Spirulina platensis...(tảo Lam). 4.2.2 Biến động số lượng thực vật nổi: Số lượng thực vật nổi qua các đợt khảo sát biến động từ 48.356 – 2.062.556 cá thể/l cho thấy số lượng tảo phát triển khá thấp và 2 ngành luôn chiếm số lượng lớn là tảo Lục và tảo Khuê. Nhìn chung thì số lượng thực vật nổi tăng từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi. Sự biến động này được trình bày qua Hình 4.3. cá thể/lít 2,000,00 0 Đầu vụ 1,500,000 1,000,000 500,000 - 1.1.1 1.2.1 1.3.1 2.1.1 2.2.1 2.3.1 3.1.1 3.2.1 3.3.1 3.4.1 Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng 2,000,000cá thể/lít 1,500,000 Giữa vụ 1,000,000 500,000 - 1.1.1 1.2.1 1.3.1 2.1.1 2.2.1 2.3.1 3.1.1 3.2.1 3.3.1 3.4.1 Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng 16
  18. cá thể/lít 2,000,000 Cuối vụ 1,500,000 1,000,000 500,000 - 1.1.1 1.2.1 1.3.1 2.1.1 2.2.1 2.3.1 3.1.1 3.2.1 3.3.1 3.4.1 Lục Khuê Mắt Lam Giáp Tổng Hình 4.3 Biến động số lượng thực vật nổi ở kênh cấp (cá thể/l) Mật độ thực vật nổi ở kênh cấp không có sự biến động lớn giữa 3 đợt thu mẫu. Mật độ thực vật nổi trung bình ở đầu vụ 612.374±604.778 cá thể/l sau đó giảm ít ở giữa vụ 452,192±316,971cá thể/l. Giữa vụ, thủy vực kênh cấp có ảnh hưởng bởi quá trình thay nước ( 20 – 30% lượng nước/ngày) từ ao nuôi nhưng ảnh hưởng không nhiều đến biến động mật độ tảo so với đầu vụ do đây là thủy vực nước chảy. Tảo Lục cũng là ngành có mật độ cao nhất ở các thủy vực kênh cấp và chúng quyết định mật độ tổng cộng trong các kênh cấp. Biến động mật độ tảo ở giữa vụ khác biệt không có ý nghĩa so với đầu vụ (p>0,05). Cuối vụ, mật độ thực vật nổi tăng gấp 2 lần là 887.251± 478.292cá thể/l so với ở giữa vụ 452,192±316,971 cá thể/l do quá trình thay nước từ ao nuôi ở cuối vụ cao (30 – 40 % lượng nước/ngày) hơn đầu vụ và giữa vụ. Trong đó, mật độ tảo Lục chiếm cao nhất và tảo Khuê đứng thứ 2 sau tảo Lục so với các ngành tảo khác thì có mật độ thấp. Sự biến động mật độ tảo của các ngành tảo Lục, tảo Mắt và tảo Giáp khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) so với đầu vụ và giữa vụ. Biến động mật độ ngành tảo Khuê và tảo Lam tăng ở cuối vụ khác biệt có ý nghĩa (p
  19. lớn hơn 1 triệu tế bào/l chiếm 10% (1,232,500 cá thể/l). Các mật độ thực vật nổi còn lại ở các kênh cấp nhỏ hơn 1 triệu tế bào/l chiếm 90% dao động 245.000 – 659.000 cá thể/l . Giữa vụ nuôi các thủy vực kênh cấp này bị ảnh hưởng bởi quá trình thay nước từ ao nuôi (20 – 30% lượng nước/ngày) nhưng mật độ tảo khác biệt không nhiều so với đầu vụ do quá trình tự làm sạch nước thải từ ao nuôi của thủy vực kênh cấp cao. Cuối vụ, biến động mật độ thực vật nổi có khuynh hướng cao hơn đầu vụ và giữa vụ, dao động 390,556 - 1,686,722 cá thể /l vì thời gian này sự biến động thực vật nổi chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình chăm sóc quản lí của con người như độ thay nước nhiều hơn ở đầu vụ và giữa vụ (30 – 40% lượng nước /ngày). Mật độ thực vật nổi ở kênh cấp 2.1.1, 2.2.1 và 3.1.1 lớn hơn 1 triệu tế bào/l chiếm 30% dao động 1,371,528 -1,686,722 cá thể/l do ảnh hưởng bởi quá trình thay nước từ ao nuôi có qui mô lớn (với diện tích nuôi dao động 8500 – 13000 m2 ) làm cho mật độ tảo ở thủy vực kênh cấp này cao hơn các kênh cấp còn lại. Mật độ thực vật nổi các kênh cấp 1.1.1, 1.2.1 và 1.3.1 nhỏ hơn 1 triệu tế bào/l do có ao thải được xử lí (làm giảm hàm lượng dinh dưỡng ) trước khi đưa ra kênh cấp. Đối với các kênh cấp 2.3.1;3.2.1; 3.3.1 và 3.4.1 cũng nhỏ hơn 1 triệu tế bào/l do ảnh hưởng bởi quá trình thay nước ít hơn (qui mô nuôi nhỏ). Cuối vụ mật độ tảo Lục chiếm ưu thế ở các thủy vực thu mẫu dao đông 160.000 – 1.000.000 cá thể/l, kế là tảo Khuê dao động 22.000 – 400.000 cá thể/l, các nghành tảo Lam, tảo Mắt tảo Giáp có mật độ tảo dao động thấp hơn. Theo Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1, 2004 thì mật độ thực vật nổi ở các thủy vực nước chảy thường nhỏ hơn 1 triệu cá thể/l. Như vậy kết quả phân tích thì đa số các kênh cấp nhỏ hơn 1 triệu cá thể/l phù hợp viện nghiên cứu NTTS1. Một số, mật độ lớn hơn 1 triệu cá thể/ l do nuôi cá Tra bị ảnh hưởng bởi 1 lượng lớn chất thải từ ao nuôi làm cho kênh cấp có sự tăng dần hàm lượng dinh dưỡng. Tóm lại, thành phần loài thực vật nổi khá đa dạng và mật độ thực vật nổi chỉ ở mức thấp, không có sự biến động lớn giữa 3 đợt thu mẫu. 4.3.Cấu trúc thành phần và biến động số lượng thực vật nổi (phytoplankton) ở ao nuôi cá tra thâm canh: 4.3.1 Thành phần loài thực vật nổi trong ao nuôi: Trong ao nuôi tùy theo điều kiện môi trường và sự tác động trong quá trình quản lý chăm sóc cá nuôi mà cơ cấu thành phần loài thực vật nổi có sự biến đổi khác nhau giữa các đợt khảo sát. Cấu trúc thành phần thực vật nổi ở ao nuôi qua 3 đợt khảo sát 18
  20. là: Ngành tảo Khuê, ngành tảo Lục, ngành tảo Mắt, ngành tảo Lam, ngành tảo Giáp không khác biệt so với ở kênh cấp. Kết quả phân tích định tính cho thấy thành phần loài ở ao nuôi dao động 29- 31 loài. Kết quả phân tích thành phần loài ở ao nuôi được trình bày ở Hình 4.4 Ao nuôi 35 30 25 20 15 10 5 0 H Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Khuê Lục M ắt Lam Giáp Tổng ì Hình 4.4: Thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trong ao nuôi Thành phần loài ở ao nuôi qua 3 đợt khảo sát có sự biến động không lớn, dao động từ 29- 31 loài do ao nuôi thường xuyên trao đổi nước từ kênh cấp. Thành phần loài thực vật nổi có khuynh hướng giảm từ đầu vụ 31 loài, giữa vụ 30 loài và đến cuối vụ 29 loài. Cũng như kênh cấp trong ao nuôi có 5 ngành tảo thì tảo Lục chiếm ưu thế, đứng thứ 2 là thành phần loài tảo Mắt do hàm lượng dinh dưỡng ở ao nuôi cao thích hợp cho tảo Mắt ( Euglena, phascus..) phát triển (Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997). Ngành tảo Khuê có khuynh hướng giảm ở cuối vụ do môi trường cá Tra dinh dưỡng cao (tảo Khuê thích hợp trong môi trường dinh dưỡng trung bình). Như vậy, ở kênh cấp thành phần loài tảo Lục và tảo Khuê chiếm ưu thế thì ở ao nuôi ngoài tảo Lục chiếm ưu thế thì thành phần loài tảo Mắt lại là thành phần tảo phát triển mạnh cho thấy mức độ nhiễm bẩn ở ao nuôi so với kênh cấp. Theo Boyd (1990) nghiên cứu về thành phần tảo trong các ao nuôi cá cho thấy tảo Lục, tảo Lam là nhóm chiếm ưu thế, chúng có thể đạt 90% số lượng loài. Kết quả phân tích thì tảo Lục cũng là ngành chiếm ưu thế phù hợp với kết quả nghiên cứu của Boyd,1990. So sánh thành phần các loài tảo qua 3 đợt khảo sát trong ao nuôi (hình 4.4) cho thấy tảo Lục chiếm thành phần loài nhiều nhất và có khuynh hướng tăng từ đầu vụ 45% 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2