intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty chế biến nông sản thực phẩm - xuất khẩu Hải Dương”

Chia sẻ: Trung Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

1.209
lượt xem
444
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1139/QĐ-UB ngày 5/10/1993 của UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương). Với nhiệm vụ của tỉnh giao là sản xuất, chế biến - xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm và tiêu thụ các sản phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty chế biến nông sản thực phẩm - xuất khẩu Hải Dương”

  1. TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂN Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty chế biến nông sản thực phẩm - xuất khẩu Hải Dương
  2. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỘT LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NVL - CCDC TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL - CCDC TRONG DNSX 1- Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: a- Khái niệm nguyên vật liệu: Vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc do doanh nghiệp chế biến cần thiết cho quá trình hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. b- Khái niệm công cụ dụng cụ: CCDC là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định để được coi là TSCĐ, vì vậy CCDC được quản lý và kế toán như các loại vật liệu. 2 - Đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: a - Nguyên vật liệu: Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó, vật liệu bị tiêu hao mòn toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm. Về mặt giá trị nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất giá trị của vật liệu sẽ được tính hết một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. Do đặc điểm này mà vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. b - Công cụ dụng cụ: Mặc dù được quản lý nhưng kế toỏn CCDC có những đặc điểm giống TSCĐ vì đều là tư liệu lao động. Đó là có thể tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, trong quá trình sử dụng chúng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển dần từng bộ phận giá trị hao mòn vào chi phí SXKD trong kỳ, kế toán phải sử dụng các phương pháp, phương pháp phân bổ một lần và phương pháp phân bổ nhiều lần. 3 - Vai trò của NVL, CCDC trong sản xuất: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 1 Lớp 6.11
  3. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chi phí cho các đối tượng lao động thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí và trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là một bộ phận sản xuất dự trữ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Như vậy xét về mọi mặt ta thấy vị trí của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc cung cấp NVL, CCDC có kịp thời, đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sẽ không thể tiến hành sản xuất nếu không có đủ NVL, CCDC. Nhưng khi đã có NVL CCDC thì sản xuất có đạt yêu cầu hay không? Sản phẩm làm ra có khả năng cạnh tranh được hay không? Để đạt được điều này thì lại phụ thuộc vào chất lượng các NVL, CCDC đó. Ngoài ra chi phí NVL, CCDC cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động của giá thành, chỉ cần chi phí tăng gay giảm 1% cũng đã làm cho giá thành biến động. Điều này ảnh hưởng đến kết quả SXKD của doanh nghiệp. Có thể khẳng định lại rằng NVL, CCDC đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức công tác hạch toán NVL, CCDC là không thể thiếu ở bất kỳ doanh nghiệp nào. 4 - Nguyên tắc kế toán NVL, CCDC: Đảm bảo 5 nguyên tắc - Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp chỉ được lựa chọn áp dụng 1 trong 2 phương pháp: KKTX hoặc KKĐK trong quá trình kế toán các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá, các loại hàng tồn kho. - Kế toán nhập xuất tồn kho VL và CCDC phải phản ánh theo giá thực tế hoặc còn gọi là giá gốc, là loại giá phản ánh đầy đủ các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả trong quá trình thu mua NVL, CCDC. Đây là một loại giá có giá trị về mặt thanh quyết toán. - Kế toán VL và CCDC phải đồng thời kế toán chi tiết cả về mặt hiện vật và giá trị. Kế toán phải theo dõi chi tiết VL và CCDC theo từng kho, từng loại. Việc bố trí, sắp xếp VL & CCDC trong kho phải theo đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thực hiện cho công việc hập xuất và theo dõi kiểm tra. mặt khác phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ thời hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để phòng ngừa, NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 2 Lớp 6.11
  4. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn. Cùng với việc xây dựng định mức dự trữ kế toán phải xây dựng định mức tiêu hao VL & CCDC cho từng chi tiết, bộ phận quản lý. - Đối với các CCDC xuất dùng phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần kế toán phải theo dõi chi tiết cho từng khoản chi phí theo từng nội dung sử dụng để đảm bảo thời hạn sử dụng theo quy định và tổng số chi phí phân bổ cho phù hợp với số chi phí phát sinh theo từng đối tượng phải chi phí. - Vào thời điểm cuối năm nếu xét thấy VL & CCDC tồn kho có khả năng bị giảm giá so với giá thực tế đã ghi sổ kế toán thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng giảm giá. Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 5 - Nhiệm vụ của kế toán NVL - CCDC. a- Nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép phản ánh tập hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển nhập xuất, tồn kho VL & CCDC, tính giá thực tế vật liệu thu mua và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng VL & CCDC về số lượng, chất lượng mặt hàng. - Hướng dẫn kiểm tra các phân xưởng, các kho và phòng ban thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ sách cần thiết về kế toán VL & CCDC theo đúng chế độ và đúng phương pháp kế toán. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản nhập xuất VL & CCDC, định mức dự trữ, định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, xác định số lượng và giá trị VL, CCDC tiêu hao, phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng. - Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệt, lập các báo cáo về VL và phân tích tình hình thu mua bảo quản dự trữ và sử dụng VL. b - Tác dụng: - Tổ chức công tác kiểm tra NVL, CCDC kịp thời, đầy đủ, chính xác và nghiêm túc là cơ sở cung cấp số liệu cho việc hạch toán giỏ thành sản phẩm ở doanh nghiệp. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 3 Lớp 6.11
  5. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Nhờ có công tỏc hạch toán VL, CCDC mà doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng VL, CCDC rồi từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Hạch toán VL, CCDC cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch thu mua, dự trữ tránh tình trạng làm gián đoạn quá trình sản xuất. 6 - Phân loại VL-CCDC: a - Phân loại vật liệu: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp cụ thể mà VL trong các doanh nghiệp có sự phân chia khác nhau theo từng tiêu thức nhất định. Nhìn chung vật liệu dược chia thành các loại sau: * Vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm mới như sắt, thép trong công nghiệp cơ khí, bông trong công nghiệp kéo sợi, gạch, ngói, xi măng trong công nghiệp xây dựng cơ bản, hạt giống, phân bón trong nông nghiệp... bán thành phẩm mua ngoài kế toán cũng phản ánh vào NVL. * Vật liệu phụ: Cũng là đối tượng lao động nhưng VL phụ không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới. VLP có vai trò phụ trong quá trình SXKD, được tiến hành bình thường phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật công nghệ quản lý như dầu mỡ bôi trơn, máy móc trong sản xuất công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc kích thớch sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp. * Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình SXKD. Nhiên liệu gồm có: xăng, dầu mỡ, hơi đốt, than, củi... * Phụ tùng thay thế sửa chữa: Là những chi tiết phụ tùng, máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp mua sắm dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị. * Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, vật kết cấu... dùng cho công tỏc xây lắp, XDCB. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 4 Lớp 6.11
  6. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp * Phế liệu: Là những VL loại ra trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, phế liệu đã mất hết hoặc mất một phần lớn giá trị sử dụng ban đầu như sắt, thép vụn, gỗ vụn, gạch ngói vỡ... * VL khác: là các loại VL không được xếp vào các loại kể trên, các loại VL này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ. Như vậy: - Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng NVL thì toàn bộ NVL của doanh nghiệp được chia thành NVL trực tiếp dùng vào SXKD và NVL dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm. b- Phân loại CCDC: Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ. - Các loại bao bì dùng để đựng VL, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. - Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc. - Các lán trại tạm thời, cốp pha dùng trong XDCB, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất, các ngành XDCB. 7- Đánh giá NVL, CCDC: Tính giá NVL, CCDC thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL, CCDC. Theo quy định VL, CCDC được tính theo giá gốc (giá thực tế). Tuỳ theo doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp mà trong giá thực tế có thuế hoặc không có thuế. a- Đánh giá NVL, CCDC theo giá thực tế: Giá thực tế là giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp để tạo ra VL, CCDC đó. a1- Giá thực tế VL, CCDC nhập kho: Giá thực tế của VL, CCDC được xác định theo từng nguồn nhập. * Với VL, CCDC mua ngoài. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 5 Lớp 6.11
  7. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp Giá thực tế của Giá mua ghi chi phí Thuế nhập Các khoản = + + + VL, CCDC trên hoá đơn thu mua khẩu (nếu có) giảm trừ - Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi. - Các khoản giảm trừ gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua bị trả lại). * Với VL, CCDC thuê ngoài gia công, chế biến. Giá thực tế = Giá xuất kho + chi phí liên quan (vận chuyển, bốc dỡ...) + chi phí chế biến. * Với VL, CCDC nhận vốn góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia liên doanh: Giá thực tế = Giá đánh giá (giá thoả thuận 2 bên) + chi phí liên quan tiếp nhận. * Với VL, CCDC được tài trợ, biếu tặng: Giá tương đương tại Chi phí tiếp Giá thực tế = + thời điểm nhận được nhận * Với VL, CCDC tự gia công, chế biến. Giá thực tế = Giá thành sản xuất thực tế. a2- Giá thực tế VL, CCDC xuất kho: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, của yêu cầu quản lý và trình độ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế VL xuất dùng được tính theo công thức: Giá thực tế VL Số lượng VL Giá đơn vị = x xuất dùng xuất dùng bình quân Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau: - C1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 6 Lớp 6.11
  8. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp Giá đơn vị liệu nhập trong kỳ BQ Số lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng cả kỳ dự trữ thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ → Ưu, nhược điểm của cách tính này: + Ưu: Phương pháp này đơn giản, dễ làm. + Nhược: Độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung. C2:Giá đơn vị BQ cuối kỳ trước: Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Giá đơn vị BQ = cuối kỳ trước Lượng thực tế tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Theo phương pháp này, trong kỳ khi xuất kho sẽ sử dụng đơn vị giá bình quân. Giá đơn vị bình quân là giá đơn vị của số vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ. → Ưu, nhược điểm của cách tính này: + Ưu: Phương pháp này đơn giản, phản ánh kịp thời tình hình biến động của VL trong kỳ. + Nhược: Không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả VL kỳ này. C3: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Giá thực tế tồn kho trước khi nhập + Giá thực tế của Giá đơn vị BQ lần nhập đó = sau mỗi lần nhập Số lượng tồn kho trước khi nhập + Số lượng của lần nhập đó Theo phương pháp này, cứ sau mỗi lần nhập kho ta lại tính lại giá đơn vị bình quân, giá đơn vị xuất kho là giá đơn vị bình quân của lần nhập ngay trước đó. → Ưu, nhược điểm của cách tính này: + Ưu: Phương pháp này vừa chính xác, vừa cập nhật. + Nhược: Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 7 Lớp 6.11
  9. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp + Phương pháp nhập trước - xuất trước ( FiFo). Theo phương pháp này, giả thiết rằng số VL vào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thược tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của VL mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và do vậy giá trị VL tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số VL mua vào sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. + Phương pháp nhập sau - xuất trước (LiFo). Theo phương pháp này, VL được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất VL nào sẽ tính theo giá thực tế của VL đó. Do vậy, phương pháp này có tên là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng trong các doanh nghiệp sử dụng ít loại VL hoặc VL sử dụng ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được. b- Đánh giá NVL, CCDC theo giá hạch toán: Theo phương pháp này, toàn bộ VL biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức: Giá thực tế vật liệu xuất Giá hạch toán của vật liệu xuất = X Hệ số giá dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ dùng (hoặc tồn kho cuối kỳ) → Trong đó: - Giá hạch toán xuất dùng = Số lượng xuất x Đơn giá hạch toán Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế VL nhập trong kỳ - Hệ số giá (H) = Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán Vl nhập trong kỳ Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ VL chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. Về thực chất việc sử dụng giá hạch toán để ghi sổ VL nói riêng và các loại hàng tồn kho khác nói chung chính là một "Thủ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 8 Lớp 6.11
  10. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp thuật" của kế toán, nhằm phản ánh kịp thời tình hình biến động hiện có của từng loại hàng tồn kho. Giá trị từng loại hàng tồn kho tính theo phương pháp giá hạch toán đúng bằng giá trị từng loại hàng tồn kho tăng, giảm hiện có tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ ở trên. Trên đây là các phương pháp tính giá VL, CCDC xuất dùng, mỗi phương pháp đều có nội dung, ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động SXKD của mình, khả năng trình độ của cán bộ kế toán cũng như yêu cầu quản lý mà vận dụng thích hợp. Việc áp dụng phương pháp tính giá xuất thực tế của hàng hoá ở mỗi doanh nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán tức là dùng phương pháp nào thì phải thống nhất với phương pháp đó trong kỳ kế toán và nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 9 Lớp 6.11
  11. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp II- KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL, CCDC 1- Chứng từ kế toán, sổ sách kế toán chi tiết NVL, CCDC: a- Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành như phiếu nhập kho, phiếu xuất khẩu... Mọi hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp đều liên quan đến việc xuất, nhập VL, CCDC. Vịêc nhập, xuất này phải lập chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ quy định ghi chép ban đầu về vật tư. Một chứng từ kế toán phải chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nội dung, quy mô của nghiệp vụ, về thời gian và địa điểm xảy ra nghiệp vụ cũng như người chịu tách nhiệm về nghiệp vụ và người lập chứng từ. Hệ thống chứng từ kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động NVL, CCDC, là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và sổ sách kế toán. Để kiểm tra, giám sát tình hình nhập, xuất của từng thứ NVL, CCDC, thực hiện quản lý có hiệu quả, phục vụ đầy đủ nhu cầu về NVL, CCDC, hệ thống chứng từ kế toán bao gồm. - Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT). - Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT). - Phiếu xuất khẩu kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08-VT). - Hoá đơn kiêm phiếu xuất khẩu (Mẫu 02-BH). - Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03-BH). Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 10 Lớp 6.11
  12. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04-VT). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 05-VT). - Phiếu báo vật tư còn lại cuối cùng (Mẫu 07-VT). Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng chứng từ kế toán cho phù hợp. Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải được lập kịp thời, chính xác, đúng quy định về kiểu mẫu, nội dung và phương pháp lập. Người lập chứg từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo ghi chép kịp thời và đầy đủ. b- Sổ sách kế toán: Tại mỗi doanh nghiệp các phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC là khác nhau. Tuỳ thuộc vào phương pháp sử dụng, họ dùng các sổ (thẻ) kế toán sao cho phù hợp. Một số sổ kế toán thường được sử dụng: - Sổ (thẻ) kho (Mẫu 06-VT): được sử dụng để theo dõi số lượng nhập - xuất - tồn của từng thứ NVL, CCDC theo từng kho. Thẻ kho do Phòng kế toán lập và ghi chi tiết: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính... sau đó giao cho thủ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn NVL, CCDC về mặt giá trị và số lượng. - Sổ kế toán chi tiết, sổ số dư, sổ đối chiếu luân chuyển: Được sử dụng để hạch toán tình hình biến động VL, CCDC cả về mặt giá trị và mặt số lượng ở phòng kế toán. Ngoài các sổ kể trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các bảng nhập, xuất, bảng luỹ kế, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL, CCDC nhằm phục vụ cho việc ghi sổ kế toán trực tiếp được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. Các chứng từ được lập phải được tập trung vào bộ phận kế toán của doanh nghiệp để kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính chính xác của số liệu. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 11 Lớp 6.11
  13. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp Trên cơ sở các chứng từ kế toán, tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL, CCDC đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế toán tiến hành phân loại theo chứng từ nhập, xuất, từng loại NVL, CCDC từng kho. Từ đó tập hợp số liệu ghi vào sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp NVL, CCDC. 2 - Kế toán chi tiết: Hạch toán chi tiết VL, CCDC phải được thực hiện song song ở kho và ở phòng kế toán. Tổ chức hạch toán chi tiết NVL, CCDC ở kho là một bộ phận hạch toán VL, CCDC trong doanh nghiệp. Ở kho, thủ kho là người chịu trách nhiệm về vật chất và tổ chức ghi chép, bảo quản, dự trữ bằng chỉ tiêu hiện vật. ở Phòng kế toán, với chức năng và nhiệm vụ của mình thông qua các chỉ tiêu giá trị và giám sát, kiểm tra tình hình nhập - xuất, dự trữ và bảo quản VL, CCDC trong quá trình SXKD. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán chi tiết VL, CCDC giữa kho và Phòng kế toán của doanh nghiệp có thể thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau: - Phương pháp thẻ song song. - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Phương pháp sổ số dư. a- Phương pháp thẻ song song: * Nội dung: - Tại kho: Việc hạch toán chi tiết NVL, CCDC đều được thực hiện trọn vẹn trên thẻ kho, thẻ kho được mở cho từng loại NVL, CCDC. Căn cứ vào số lượng chứng từ nhập, xuất kho VL, CCDC thủ kho ghi số lượng thực nhập và thực xuất vào thẻ kho. Cuối tháng sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất thủ kho phải tiến hành tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp chứng từ, tính ra số lượng tồn kho và ghi vào thẻ kho một cách cẩn thận. Định kỳ căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho, thủ kho tiến hành lập bảng kê nhập - xuất - tồn NVL, CCDC. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 12 Lớp 6.11
  14. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Tại phòng kế toán: Kế toán vật liệu mở thẻ kho, kế toán chi tiết VL, CCDC cho từng danh điểm vật liệu tư, vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ (sổ) này có nội dung tương tự như thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về giá trị hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ xuất kho, thủ kho chuyển tới nhân viên kế toán VL, nhân viên kế toán phải kiểm tra, đối chiến ghi đơn giá hạch toán và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi chép các nghiệp vụ xuất nhập vào thẻ kế toán chi tiết VL có liên quan, cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiến với thẻ kho, các số liệu phải khớp và đúng. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho về mặt gía trị của từng loại NVL, CCDC. Số liệu của bảng này dược đối chiếu với số liệu của bộ phận kế toán tổng hợp, ngoài ra để quản lý thủ kho, nhân viên kế toán còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ. * Trình tự ghi chép: Phiếu nhập kho Thẻ kho Số chi tiết NVL, Bảng tổng hợp CCDC nhập-xuất-tồn kho VL- CCDC Phiếu xuất kho - Ưu điểm: Việc ghi chép đơn giản và kiểm tra đối chiếu số liệu đơn giản. - Nhược điểm: Ghi trùng về chỉ tiêu, số lượng giữa thủ kho và Phòng kế toán. - Phạm vi áp dụng: Thích hợp cho các doanh nghiệp có ít chủng loại về VL, CCDC, có ít nghiệp vụ nhập, xuất. Trình độ chuyên môn của kế toán còn hạn chế. b- Phương pháp đối chiếu luân chuyển: * Nội dung: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 13 Lớp 6.11
  15. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song. - Tại phòng kế toán: Định kỳ sau khi nhận được các chứng từ xuất nhập kho từ thủ kho, kế toán thực hiện kiểm tra và hoàn thiện chứng từ. Sau đó thực hiện tập hợp các chứng từ nhập xuất theo từng thứ hàng hoá. Sổ đối chiếu luân chuyển được kế toán dùng mở cho cả năm và được ghi một lần vào cuối mỗi tháng. Sổ được dùng để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từnng thứ hàng vật tư, hàng hoá thuộc từng kho. Sổ theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền, trong cả tháng của hàng nhập, xuất, tồn kho. Mỗi thứ vật tư, hàng hoá được ghi 1 dòng trên sổ kế toán. Sau khi hoàn thành công vịêc ghi sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ này với số liệu trên thẻ kho và số liệu trên sổ kế toán có liên quan nếu cần. * Trình tự ghi chép: Phiếu nhập Bảng kê nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu xuất Bảng kê xuất - Ưu điểm: Khối lượng ghi chép giảm bớt so với phương pháp ghi thẻ song song. - Nhược điểm: Vẫn ghi trùng lặp chỉ tiêu số lượng giữa thủ kho và phòng kế toán. Hạn chế vịêc kiểm tra thường xuyên. - Phạm vi áp dụng: áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất và không có nhân viên kế toán chi tiết. c - Phương pháp ghi sổ số dư: * Nội dung: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 14 Lớp 6.11
  16. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL, CCDC về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng trên thẻ kho. Thẻ được mở cho từng danh điểm vật tư. Định kỳ từ 3 đến 5 ngày sau khi ghi thẻ kho, thủ kho tập hợp tất cả các chứng từ nhập xuất rồi phân loại theo từng nhóm NVL, CCDC theo quy định. Sau khi phân loại thì lập phiếu giao nhận chứng từ. Phiếu này được lập cho từng loại phiếu: Phiếu nhập riêng, phiếu xuất riêng. Khi đã lập xong phiếu giao nhận chứng từ, thủ kho nộp lại cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất VL, CCDC. Cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho kiểm tra, ghi số lượng NVL, CCDC tồn của từng danh điểm vật tư vào sổ số dư. Sổ số dư được mở cho từng kho và dùng cho cả năm trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền. Nhân viên kế toán NVL, CCDC phụ trách kho thì phải thường xuyên hoặc định kỳ xuống kho hướng dẫn hoặc kiểm tra việc ghi chép thẻ và thu nhận chứng từ rồi ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ. - Tại phòng kế toán: Nhân viên kế toán NVL, CCDC nhận được các phiếu nhập và phiếu giao nhận chứng từ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hoá đơn, giấy vận chuyển. Sau đó tính giá của các chứng từ, tổng cộng các chứng từ theo từng nhóm VL, CCDC rồi ghi vào cột thành tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá, kế toán ghi vào bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho VL, CCDC. Bảng này được mở cho từng kho, số cột trong các phần nhập, xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần quy định của kế toán xuống kho nhận chứng từ. Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư. Số dư này được đối chiếu với cột "số tiền" trên sổ số dư. * Trình tự ghi chép: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 15 Lớp 6.11
  17. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp Phiếu nhập Bảng kê Bảng kê luỹ nhập nhập Sổ số dư Bảng tổng hợp Thẻ kho nhập-xuất-tồn Phiếu Bảng kê Bảng luỹ kế xuất xuất xuất - Ưu điểm: Tránh được sự trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán → công việc được tiến hành đều đặn trong tháng. - Nhược điểm: Kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị cho nên muốn biết tình hình tăng giảm vật tư thì xem ở tại kho, khó khăn cho việc kiểm tra giữa kho và phòng kế toán hoặc nếu có sai sót thì rất khó kiểm tra. → Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại VL, CCDC, khối lượng vật tư hàng hoá nhập, xuất nhiều, trình độ chuyên môn của kế toán trong doanh nghiệp cao, doanh nghiệp xây dựng được giá hạch toán vật tư. Ghi chú: → Ghi hàng ngày. ⇒ Ghi cuối tháng. ( ): Đối chiếu kiểm tra. III - KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL, CCDC: 1- phương pháp kế toán NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên: (Áp dụng trong các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ). a - Tài khoản sử dụng: * TK 151: "Hàng mua đang đi đường" Tài khoản này dùng để phản ánh các loại VL, CCDC , hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 16 Lớp 6.11
  18. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Kết cấu tài khoản: + Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường tăng. + Bên có: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường giảm (hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc đã giao cho khách hàng). + Dư nợ: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường đầu và cuối kỳ. * TK 152 "Nguyên vật liệu" Tài khoản này được dùng để phản ánh theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại nguyên VL, theo giá thực tế. - Kết cấu tài khoản: + Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL, tăng trong kỳ (mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận vốn góp...). + Bên có: Phản ánh giá trị thực tế của NVL giảm trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, xuất góp liên doanh, thiếu hụt...). + Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL tồn kho. - Tài khoản này có thể mở được chi tiết cho từng loại, từng nhóm của VL tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện kế toán của doang nghiệp. * TK 153 "Công cụ, dụng cụ". Tài khoản nàu được dùng để phản ánh theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại CCDC. - Kết cấu tài khoản: + Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị thực tế của CCDC trong kỳ (mua, phát hiện thừa...) + Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị thực tế của CCDC trong kỳ (xuất dùng, phát hiện thừa...). * Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế của CCDC tồn kho. * Ngoài ta để kế toán VL, CCDC kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 133, 1331, 141, 222, 621. b - Phương pháp kế toán: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 17 Lớp 6.11
  19. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp b1: Phương pháp kế toán tăng NVL, CCDC. * Trường hợp 1: Tăng CCDC, NVL do mua ngoài (mua trong nước). 1 Hàng và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập kho, kế toán ghi sổ: Nợ TK 152, 153: Giá chưa thuế. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán. 2 Hoá đơn về nhưng hàng chưa về: - Doanh nghiệp nhận được hoá đơn nhưng VL, CCDC chưa về nhập kho thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng "hàng mua đang đi đường". - Nếu trong tháng hàng về thì kế toán căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho và ghi sổ bình thường. Nơ TK 152, 153. Nợ TK 133. Có TK liên quan 111, 112, 331. - Nếu đến cuối tháng VL, CCDC vẫn chưa về nhập kho nhưng VL, CCDC đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp căn cứ vào hoá đơn để phản ánh. Nợ TK 151: Giá mua chưa thuế. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan 111, 112, 331 tổng giá thanh toán. - Sang kỳ kế toán sau khi NVL, CCDC về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi. Nợ TK 152, 153: Giá chưa thuế. Có TK 151: Giá chưa thuế. 3- Hàng về nhưng hoá đơn chưa về: - Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được VL, CCDC nhưng hoá đơn chưa về, kế toán lưu chứng từ vào một tập hồ sơ riêng "Hàng về nhưng hoá đơn chưa về". NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 18 Lớp 6.11
  20. ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HN Luận văn tốt nghiệp - Nếu trong kỳ kế toán hoá đơn về, căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho kế toán phản ánh bình thường. Nợ TK 151, 152: Giá chưa thuế. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan 111, 112, 331 tổng giá thanh toán. - Nếu đến cuối kỳ kế toán hoá đơn vẫn chưa về, kế toán phải ghi theo giá tạm tính. Nợ TK 152, 153: Giá tạm tính. Có TK 111, 112, 331: Giá tạm tính. - Sang kỳ kế toán sau khi hoá dơn về căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, kế toán sẽ điều chỉnh giá thực tế theo 3 cách theo quy định. 4 - Hàng nhập thiếu so với hoá đơn: Kế toán chỉ ghi tăng VL, CCDC theo giá trị hàng thực tế nhập, số thuế căn cứ vào biên bản kiểm nhận thông báo cho bên bán biết và ghi sổ như sau: - Khi nhập kho, kế toán phản ánh: Nợ TK 152, 153: Số thực tế nhập chưa có VAT. Nợ TK 138 (1): Số thiếu chưa VAT. Nợ TK 133 (10): VAT theo hoá đơn. Có TK 111, 112, 331. - Khi xử lý: + Nếu bên bán giao tiếp số hàng còn thiếu, kế toán phản ánh: Nợ TK 152: Số thiếu do bên bán giao tiếp Có TK 138 (1): Số thiếu do bên bán giao tiếp + Nếu người bán không còn hàng: Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền tương ứng với số hàng thiếu. Có TK 138 (1): Xử lý số thiếu. Có TK 133 (1): VAT của số hàng thiếu. + Nếu cá nhân làm mất thì phải bồi thường: Nợ TK 138 (8), 334: Số thiếu phải bồi thường. Có TK 138 (1): Số thiếu chưa VAT. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 19 Lớp 6.11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0