Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên
lượt xem 126
download
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên
- ---------- LUẬN VĂN Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các qu ốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và khuyến khích phát triển. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà nước cho kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đó ng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển. Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là Nông, Lâm nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp củ a huyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá sản xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Phổ Yên đang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là: - Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. - Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại. Với ý nghĩa đó đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại để từ đó tìm ra những mặt thành công, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. - Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Phổ Yên một cách có hiệu quả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện Phổ Yên để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại của địa phương. 3.2 - Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên. - Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công bố từ 1996 đến nay. Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2006. 3.3 - Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên. 4. Những đóng góp của luận văn - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện một cách tốt nhất. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và địa phương tỉnh, huyện nói riêng. - Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở Phổ Yên. - Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. [1] Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.[15] Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về c ả vốn và 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường. Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt các thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại”. Trong tiếng Việt hiện nay hai thuật ngữ này trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy nhiên về thực chất “trang trại” và „kinh tế trang trại” là hai khái niệm không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. [15] Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất hàng hoá đó phải đạt tới một mức độ tương đối lớn. Như vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” 1.1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại - Sự giống nhau Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, lao động tiền vốn của gia đình chủ hộ và chủ trang trại, tự ra quyết định sản xuất kinh do anh và tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả, các tài sản và sản phẩm đều thuộc sở hữu của gia đình và được pháp luật bảo vệ. - Sự khác nhau 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ muốn tiến tới kinh tế trang trại thì phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc vốn có của kinh tế tiểu nông để đi vào sản xuất hàng hoá. 1.1.1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trung ương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định các đặc trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là: Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường. Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và những người trong gia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hoặc thời vụ. Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường. Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường. Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông dân: vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của một loại hình doanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu. Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về c hất so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh tế trang trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là đất đặc trưng có tính bản chất của kinh tế trang trại. 1.1.1.4. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại * Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của Chính phủ thì: - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản. - Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới. - Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. * Vai trò của kinh tế trang trại Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp. Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang trại phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau: ● Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường, nên nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp lý, đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý..., do đó kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn. Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu phải tiến hành cơ giới hoá, điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, kinh tế trang trại đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn. ● Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là xu hướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và thị trường hoá sản xuất 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, tạo nên những vùng chuyên canh hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông thôn phát triển, tạo thu nhập ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp. Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những bán thành phẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu lớn hơn của Nhà nước. Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện đầu tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng cho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước. Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai. Huy động các nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Điều đó dẫn đến sự tích tụ và tập trung đất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn, thu hút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn. Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang hoá vào phát triển sản xuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven biển. Ngoài ra, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tận dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản... Từ những phân tích trên, có thể thấy: Kinh tế trang trại tuy mới và còn là lực lượng sản xuất nhỏ bé, nhưng đã và đang góp phần đáng kể vào huy động nội lực, khơi d ậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là rất cần thiết v à đúng hướng. Kinh tế trang trại giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đang trở thành một hình thức sản xuất chủ yếu, một mô hình làm ăn kinh tế phổ biến, có hiệu quả và không lâu sẽ trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng ở nước ta. Nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi chưa có thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế trang trại, làm cho chủ trang trại chưa yên tâm v à gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất, giao dịch trên thương trường. Vì vậy, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển như một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật. Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp. Đồng thời, kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm. Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá, s ẽ gánh vác vai trò lịch sử của nó là thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- rộng hơn cùng các thành phần, các lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn . Sự ra đời, hiệu quả hoạt động kinh tế trang trại ở nước ta tuy đã khẳng định bước đầu những ưu thế và vai trò của nó đối với sự tăng trưởng, phát triể n kinh tế xã hội nhưng kéo theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề, đó là: - Cùng với sự phát triển của kinh tế trang trại thì sự phân cực và những bất bình đẳng trong nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng gay gắt, phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt. - Phát triển kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất vào tay một số người. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. - Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, do đó, cũng cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội phát triển theo kiểu phong trào hoặc có thái độ phủ nhận các loại hình tổ chức kinh doanh khác đang phát huy tác dụng tích cực như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác. 1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại Thi hành nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000 Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau: * Giá trị sản lượng hàng hoá và Dịch vụ bình quân hàng năm - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. * Quy mô sản xuất - Đối với trang trại trồng cây hàng năm: 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Đối với trang trại trồng cây lâu năm: + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Đối với trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên. - Đối với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi Trâu, Bò sinh sản, lấy sữa: 10 con trở lên. + Chăn nuôi Trâu, Bò lấy thịt: 50 con trở lên. + Chăn nuôi Lợn sinh sản từ: 20 con trở lên; Dê sinh sản từ 50 con trở lên. + Chăn nuôi Lợn thịt từ 100 con trở lên; Dê thịt từ 200 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2.000 con trở lên. + Nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên. - Đối với các trang trại đặc thù thì tiêu chí xác định dựa vào giá trị sản xuất hàng hoá thực hiện. 1.1.1.6. Phân loại kinh tế trang trại * Theo hình thức quản lý - Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doan h. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác. - Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản. - Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác. * Theo cơ cấu sản xuất - Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác. - Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản. * Theo hình thức sở hữu - Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước. - Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi thuê người khác. - Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 1.1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại đã được khẳng định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại rất đa dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Từ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới, có thể thấy: - Một là: quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xu hướng chung là: ● Kinh tế trang trại là một trong những biểu hiện văn minh của kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Cho đến nay kinh tế trang trại đã phát triển ở hầu hết các nước có sản xuất nông - lâm nghiệp và trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới. ● Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, phù hợp và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp và là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đặt yêu cầu khách quan cho phát triển sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá và tạo ra những điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. ● Các trang trại gia đình được hình thành chủ yếu từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá vỡ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản phẩm hàng hoá với quy mô từ nhỏ đến lớn, tiếp cận với th ị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. So với kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của nền sản xuất xã hội. ● Trải qua hàng thế kỷ nay, trang trại tiếp tục phát triển từ các nước tư bản công nghiệp lâu đời, đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và bắt đầu đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với các cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau. ● Con đường đi từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, từ sản xuất tiểu nông sang sản xuất trang trại không phải là sản phẩm riêng của các nước công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, mà là bước phát triển tất yếu của xã hội, phù hợp với quy luật phát triển. Kinh tế trang trại không quyết định bản chất của một chế độ xã hội, chưa 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- có dấu hiệu tư bản hoá loại hình kinh tế trang trại. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, hình thành nên thị trường sản xuất hàng hoá phát triển, một bộ phận lao động nông nghiệp trở thành lao động làm thuê nhưng trang trại vẫn tồn tại và phát triển. ● Đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, trang trạ i trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất canh tác và khối lượng nông sản phẩm làm ra. Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 300 triệu trang trại gia đình (ở Mỹ có khoảng 96 -98% trang trại là trang trại gia đình). Ở các nước tư bản phát triển, trang trại gia đình chỉ chiếm 5 - 7% lao động toàn xã hội nhưng vẫn sản xuất nông sản nuôi sống cả xã hội. Kinh tế trang trại gia đình đã có sự thích nghi với điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản phát triển. ● Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau như đồi núi, đồng bằng, ven biển… ● Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng minh rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….). Kinh tế trang trại gia đình đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại. ● Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp hoá sau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên. Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất lớn. Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180 -200 ha, ở Canađa là 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha… Họ gọi là trang trại nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151 ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 198 ha/ trang trại. Về cơ cấu sản xuất thì trang trại sản xuất ngũ cốc chiếm phần lớn, ngoài ra còn có trang trại sản xuất khoai tây, chăn nuôi bò sữa, gia cầm… những thành tựu chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ là nhờ kinh tế trang trại. [14] Ở Anh năm 1950 có 453 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha, đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại. Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/ trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19 ha/ trang trại. Ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10 ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 15 ha/trang trại. Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang trại cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60 -70% về số lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp. Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại.[14] 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại. Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20 ha/trang trại. Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5 - 1 ha chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%. Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia… đang trong quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượ ng và diện tích bình quân của trang trại. Ở Indonesia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.19 ha/trang trại, đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.14 ha/trang trại đến năm 1983 có 916.000 trang trại với di ện tích bình quân là 0.95 ha/trang trại. Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55 ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là 4.52 ha/ trang trại. Ở Philipin, năm 1960 có 2.166.000 trang trại với diện tích bình quân là 3.53 ha/trang trại, đến năm 1980 có 3.420.000 trang trại với diện tích bình quân là 2.62 ha/trang trại.[14] Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp gia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông sản hàng hoá lớn. Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang tr ong quá trình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đình. Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó đi vào sản xuất tập trung, chuyên canh lớn. - Hai là: Kinh tế trang trại trong thời gian tới vẫn tồn tại và phát triển vì có nhiều thế mạnh hơn hẳn các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác. Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau như tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác, … Hình thức quản lý, nội dung hoạt động, cơ cấu và quy mô sản xuất của trang trại thay đổi theo đặc điểm và điều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi vùng sinh thái, nhưng trang trại gia đình là loại thích hợp nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80-90% tổng số trang trại, đây chính là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất nông sản hàng hoá, sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ. Kinh tế trang trại có ưu thế là: ● Có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã hội hoá, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất. ● Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau (nhỏ, vừa và lớn). ● Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế, sở hữu khác nhau (gia đình, hợp tác hoá, Nhà nước). ● Có khả năng đáp ứng yêu cầu của các trình độ khoa học - công nghệ khác nhau. - Ba là: hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động, mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp cho toàn xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.[20] 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở các nước Châu Á, quy mô diện tích của các trang trại rất nhỏ, thường từ 0.95 - 1.86 ha, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại rất cao. Số lao động ở các trang trại rất thấp, từ 2-3 lao động, là do việc áp dụng cơ giới hoá đạt trình độ cao. Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước. Ở các nước có bình quân đất nông nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăng không lớn, nhưng nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vị diện tích. - Bốn là: bồi dưỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những yếu t ố quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại trên thế giới. Xuất phát từ tính đặc thù của nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, do vậy không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ trang trại vừa là người quản lý vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người kinh doanh. Mục tiêu của hoạt động kinh tế trang trại là sản xuất nông nghiệp, việc quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại trên th ực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy chủ trang trại phải có một trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh bảo đảm cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân - chủ hộ cần cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những nông dân, chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực quản lý điều hành trang trại đạt hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và trên thị trường quốc tế, đòi hỏi chủ trang trại phải có trình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông"
165 p | 1594 | 755
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII - HBT - Hà Nội
44 p | 1789 | 625
-
Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty dệt - may Việt Nam”
73 p | 1539 | 508
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”
115 p | 1299 | 422
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây”
94 p | 593 | 189
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà”
47 p | 442 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNGLONG ”
58 p | 562 | 167
-
Luận văn tốt nghiệp “ Thực trang tình hình quản lý chất lượng ở công ty đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”
62 p | 526 | 149
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC “
97 p | 520 | 117
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: “Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội”
164 p | 320 | 103
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19 thuộc công ty 247- bộ quốc phòng”
93 p | 407 | 91
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương, Đông An, Hà Nội
41 p | 366 | 78
-
Luận văn tốt nghiệp : "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam".
72 p | 209 | 67
-
Luận văn tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
131 p | 191 | 48
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các bệnh viện quy mô cấp huyện tại Quảng Ninh
111 p | 248 | 46
-
Luận văn tốt nghiệp thực trạng đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cơ khí ô tô - Ngô Đức Thuận - 1
21 p | 185 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thương mại ở Bình Phước
82 p | 194 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng của việc đầu tư vào khu công nghiệp - khu chế xuất
54 p | 146 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn