intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ”

Chia sẻ: Ngoc Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

562
lượt xem
170
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này được thừa nhận rộng rãi không chỉ ở những nước đang phát triển, những nước có nền kinh tế mới nổi hay bắt đầu khởi sắc, mà còn ở những cường quốc cực thịnh vốn luôn chịu sự chi phối của một hệ thống các "đại gia" tư bản TNC- Transnational Corporation hay MNC- Multinational Corporation, đang cắm chân rết trên toàn cầu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ”

  1. …………..o0o………….. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của DNVVN vào thị trường Hoa Kỳ
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TÁC ĐỘNG CỦA XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm DNVVN………………………………………….………………….1 1.1DNVVN ở một số nước ..................................................................................... ..1 1.2 DNVVN ở Việt Nam .............…....................................................................….3 2. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế.............................................................. 7 2.1 Theo tỷ trọng đóng góp GDP và huy động vốn....................................................8 2.2 Tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................. 10 2.3 Vai trò xã hội................................................................. ………………………12 3. Vai trò của DNVVN trong xuất khẩu...............................................................13 4. Tác động của XTXK đối với phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp……...15 4.1 Khái niệm xúc tiến xuất khẩu ............................................................. ……..…15 4.1.1 Xúc tiến xuất khẩu…………………………………………………………...15 4.1.2 XTXK trong Marketing Mix........…………….............................................. 18 4.1.3 Xúc tiến trong mối quan hệ với các hoạt động liên quan XK.........................20 71
  3. 4.1.4 Xúc tiến trong chiến lược xuất khẩu quốc gia .............................................. 20 4.2 Tác động của XTXK đối với phát triển xuất khẩu doanh nghiệp……………....21 4.2.1 Vị trí XTXK trong phát triển thị trường doanh nghiệp………………………22 4.2.2Nhận thức và đầu tư cho xúc tiến…………………………………………….23 4.2.3 Các hành động thực tế……………………………………………………….23 4.2.4 Một số đánh giá……………………………………………………………...27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ XTXK CỦA DNVVN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1. Đặc điểm thị trường Mỹ và cơ hội cho DNVVN Việt Nam ...........................28 1.1 Đặc điểm thị trường Mỹ.................................................................................... 28 1.1.1 Nền kinh tế số một và năng động..............................................................….28 1.1.2 Pháp luật và quy định quản lý thị trường phức tạp…………………………29 1.1.3 Chính trị-Xã hội và dân cư…………………………………………………29 1.1.4 Tự nhiên và văn hoá………………………………………………………..30 1.2 Môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh……………………………………..31 1.2.1 Với các doanh nghiệp Mỹ…………………………………………………..31 1.2.2 Với doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Mỹ…………………………..33 72
  4. 1.3 Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam……………………………....34 2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ……………...39 2.1 Tác động của HĐTM lên xuất khẩu của DNVVN Việt Nam............................ 39 2.2 Khó khăn và hạn chế của xuất khẩu vào thị trường Mỹ……………………….46 3. Hoạt động XTXK trên thị trường Hoa Kỳ…………………………………...51 3.1 Đặc điểm thị trường Mỹ liên quan đến quảng cáo…………………………….51 3.1.1 Tính phổ biến của các hoạt động xúc tiến…………………………………..51 3.1.2 Quản lý Nhà nước về xúc tiến, quảng cáo…………………………………..52 3.1.3 Thị trường quảng cáo đầy cạnh tranh……………………………………….53 3.2 Thực trạng xúc tiến của DNVVN Việt Nam tại Mỹ…………………………...56 3.2.1 Doanh nghiệp chủ động xúc tiến……………………………………….…...56 3.2.2 Hoạt động của Chính phủ và tổ chức, Hiệp hội Việt Nam………………….58 3.2.3 Hoạt động của tổ chức Hoa Kỳ và Việt kiều………………………………..64 3.3 Đánh giá hiệu quả xúc tiến……………………………………………………67 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP XTXK GIÚP DNVVN VIỆT NAM THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 73
  5. 1. Các giải pháp liên quan đến khả năng của doanh nghiệp…………………..71 2. Các giải pháp liên quan đến khả năng giải quyết của Chính phủ và các tổ chức……………………………………………………………………………….. 78 2.1 Nâng cao vai trò của Chính phủ……………………………………………….78 2.2 Nâng cao vai trò của các Hiệp hội……………………………………………..81 2.3 Nâng cao vai trò của tổ chức tư vấn……………………………………………82 3. Các giải pháp liên quan đến các tổ chức Việt kiều và Mỹ ………………….84 3.1 Phát huy thế mạnh cộng đồng Việt kiều……………………………………….84 3.2 Các tổ chức của Mỹ……………………………………………………………85 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  6. CHƯƠNG 1 DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ VÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TÁC ĐỘNG CỦA XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 DNVVN ở một số nước trên thế giới Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này được thừa nhận rộng rãi không chỉ ở những nước đang phát triển, những nước có nền kinh tế mới nổi hay bắt đầu khởi sắc, mà còn ở những cường quốc cực thịnh vốn luôn chịu sự chi phối của một hệ thống các "đại gia" tư bản TNC- Transnational Corporation hay MNC- Multinational Corporation, đang cắm chân rết trên toàn cầu. Ở các nước phát triển, số lượng DNVVN chiếm trung bình từ 20-30% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp khoảng 30% GDP. Ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các DNVVN đóng góp tới 30-60% GDP quốc gia, khoảng 35% giá trị xuất khẩu và giải quyết việc làm cho 40-80% lực lượng lao động trong nước. Khu vực này chính là nơi cho ra đời các mô hình kinh tế "nhiều tầng" kiểu mẫu thành công ở Nhật Bản48, Đài Loan và được nhiều nước trên thế giới học hỏi. 48 Nền kinh tế Nhị nguyên-hai tầng với các công ty nhỏ và vừa thu hút nhiều lao động, nâng đỡ các doanh nghiệp lớn, đầu tư mạo hiểm hồi sau Thế chiến II. 75
  7. Điển hình thành công là Đài Loan, nước được coi là "vương quốc của DNVVN", với sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế do thu hút 78,2% tổng lao động, tạo ra 47,8% tổng giá trị gia tăng và chiếm tới 97,7% số lượng doanh nghiệp trong cả nước. Ngay cả nước Mỹ, quốc gia nổi tiếng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ thì chính các doanh nghiệp nhỏ lại được coi là nguồn động lực liên tục cho nền kinh tế quốc dân. Có đến 99% các doanh nghiệp độc lập ở đây chỉ tuyển dưới 500 lao động tức là thuộc doanh nghiệp nhỏ theo tiêu chuẩn Mỹ. Theo Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ- SBA, các doanh nghiệp này chiếm 52% tổng số lao động toàn quốc, và trong giai đoạn 1990-1995 đã tạo ra ba phần tư số việc làm mới của nền kinh tế.49 Riêng năm 2002, đã có khoảng 23 triệu DNVVN ở Mỹ, tạo ra hơn 75% việc làm mới và hơn 50% tổng giá trị gia tăng của khối tư nhân.50 Các doanh nghiệp nhỏ chiếm được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng vì đã tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ, người thiểu số, người lao động lớn tuổi và người thích làm việc theo giờ. Qua thời gian và thử thách, qua các vụ sáp nhập mở rộng, những doanh nghiệp nhỏ với tinh thần kinh doanh cao đã tạo nên những huyền thoại lớn của nước Mỹ như công ty phần mềm Microsoft, hãng máy tính Dell… Nói chung, các khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ (microenterprise), nhỏ (small enterprise hay small business), vừa (medium enterprise) đều được các nước đặt ra một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế nền kinh tế của quốc gia mình và 49 Phác thảo nền kinh tế Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, 2003, trang 64 50 Scorecard soạn thảo bởi House Small Business Committee Democratic Staff, 25/6/ 2003, trang1 76
  8. có thể thay đổi theo thời gian.51 Tuy vậy, các nước đều thống nhất ở một số tiêu chí phân loại về nguồn đầu vào như số lao động, số vốn hay tài sản lúc thành lập; hoặc nguồn đầu ra như doanh thu, lợi nhuận. Ta có thể thấy thực tế này qua việc tổng kết các tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước như sau. Bảng 1: Tổng kết các tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước Nước Các tiêu thức áp dụng Số lao động Vốn/Tài sản Doanh thu Indonesi
  9. tâm của cả cộng đồng dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội quốc gia cũng như quốc tế. 1.2 DNVVN ở Việt Nam Ở Việt Nam, "Doanh nghiệp vừa và nhỏ" cũng là khái niệm mang tính chất tương đối và được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước. Văn bản đầu tiên của nước ta đề cập đến DNVVN là Công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998. Nội dung của văn bản này là định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNVVN, theo đó, DNVVN được định nghĩa "là doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng, và sử dụng thường xuyên dưới 200 lao động". Bảng 2: Phân loại DNVVN Việt Nam Loại Số lao động Doanh thu/vốn doanh nghiệp (người) (tỷ VND) Lớn > 200 >5 Vừa 50 - 199 1-5 Nhỏ < 50
  10. nghiệp điện tử, tự động hóa sử dụng 50 lao động lại không phải là doanh nghiệp có quy mô nhỏ vì số vốn đầu tư cao, tới 5 triệu đô la Mỹ.52 Như vậy, theo cách phân loại doanh nghiệp dựa trên số lao động do Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra năm 1998, DNVVN chiếm tới 33,6% trong số 1.369 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chiếm 65,9% trong số 19.480 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Bên cạnh đó, trong số 34.000 cơ sở kinh doanh theo luật Công ty thì 94,6% số các công ty trách nhiệm hữu hạn và 99,4% doanh nghiệp tư nhân là DNVVN. Khu vực nông thôn có trên 10 triệu hộ gia đình hoặc nhóm kinh doanh hoạt động trong các khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, gần 0,5 triệu hộ gia đình khác hoạt động trong các ngành nghề truyền thống, xây dựng, công nghiệp nhỏ và trên 2 triệu hộ hoạt động kiêm ngành nghề 53. Kết quả điều tra tháng 6/2000 của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cho thấy: trong số 34.000 doanh nghiệp ở Việt Nam thì có tới 29.998 DNVVN, chiếm 88,2% tổng số doanh nghiệp thuộc các quy mô. Cụ thể, DNVVN chiếm 99,56% các doanh nghiệp tư nhân, chiếm 97,38% trong tổng số các hợp tác xã, chiếm 94,72% trong số các công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 65,88% tổng số doanh nghiệp Nhà nước và chiếm 42,37% các công ty cổ phần. Theo tiêu chí về quy mô lao động (dưới 200 người) thì DNVVN chiếm 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Từ khi Luật Doanh nghiệp được áp dụng ngày 1/1/2000, số lượng các DNVVN tăng lên rất nhanh chóng. Theo thời gian, sự phát triển của nền kinh tế đất nước 52 ở một số nước, tiêu chí xác định DNVVN theo số lao động và vốn kinh doanh được quy định chặt chẽ hơn. DNVVN ở Đài Loan được chia làm hai ngành: trong ngành dịch vụ, số lao động được quy định dưới 50 người, trong khi DNVVN ngành sản xuất được sử dụng không quá 300 công nhân thường xuyên. 53 Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 24/7/1999, trang 7. 79
  11. đã đòi hỏi phải có một quy định mới về DNVVN. Nghị định 90/2001/NĐ-CP ra ngày 23/11/2001 trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra định nghĩa "DNVVN là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Tuỳ theo trường hợp, có thể vận dụng cả hai hoặc một trong hai chỉ tiêu này. Khái niệm DNVVN trên đây chỉ tính đến các DNVVN có tư cách pháp nhân, nghĩa là được thành lập hợp pháp và có đăng ký với cơ quan Nhà nước theo quy định, không tính đến số hộ gia đình không đăng ký kinh doanh. Như vậy, có thể hình thành khái niệm về DNVVN ở Việt Nam là: những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt về thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và lao động thoả mãn quy định của Nhà nước đối với từng ngành nghề, tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Theo quy định hiện thời của các văn bản pháp quy, khu vực DNVVN nước ta được tạo thành bởi: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được thành lập và đăng ký theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước Các công ty Cổ phần, TNHH, Doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài Các hợp tác xã có quy mô nhỏ và vừa được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã Các hộ tư nhân và nhóm sản xuất kinh doanh dưới vốn pháp định đăng ký theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 80
  12. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 11/2003, sau bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp, hiện Việt Nam có số lượng DNVVN chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Tính đến giữa năm 2003, tổng số DNVVN đăng ký kinh doanh là gần 120.000, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 3,5%, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.54 Như vậy, dựa trên các thống kê trên có thể thấy phần đông các doanh nghiệp Việt Nam thuộc thành phần kinh tế Nhà nước cũng là DNVVN, còn với kinh tế ngoài quốc doanh thì quy mô vừa và nhỏ mang tính đại diện cao nhất và là phần chủ yếu. Vì thế, các vấn đề đặt ra liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đến các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân nói riêng thì cũng đồng thời liên quan đến DNVVN. Rõ ràng Việt Nam cũng đã trở thành nước có số đông doanh nghiệp là DNVVN, phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn của đất nước đang dần hoàn thiện theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hay nói cách khác, nói đến doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và trong thời gian trung hạn sắp tới là chủ yếu nói đến doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, nhưng lại đóng vai trò vô cùng to lớn trong nền kinh tế. 2. VAI TRÒ CỦA DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM DNVVN có một vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong sự phát triển của các nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Ở các nước con rồng châu Á như Đài Loan, Singapore, DNVVN đã tạo ra một bệ đỡ vững chắc 1 Báo cáo về tình hình triển khai Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN, tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, ngày 3-4/11/2003 81
  13. cho nền kinh tế, cũng vừa là bệ phóng giúp các nước này phát triển nhanh chóng. Một ví dụ điển hình là việc hai nước này ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997 do có tỷ lệ tích luỹ nội bộ cao trên 30%, ít vay nợ nước ngoài và nhất là nhờ một mạng lưới DNVVN hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, một "con rồng" khác là Hàn Quốc lại lâm vào khốn đốn vì nền kinh tế do các Chaebol55 cồng kềnh nuôi dưỡng. Ở nước ta, vai trò to lớn của loại hình doanh nghiệp này cũng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, đang dần khẳng định là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 2.1 Theo tỉ trọng đóng góp GDP và huy động vốn Theo Báo cáo về tình hình triển khai Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, ngày 3-4/11/2003 thì các DNVVN đã đóng góp 26% vào GDP. Đây là tỉ trọng khá cao thể hiện vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong bức tranh chung của nền kinh tế quốc dân. Các DNVVN đã thu hút được ngày càng nhiều số vốn nhàn rỗi trong dân cư. Do đặc tính dễ thành lập (đặc biệt sau khi áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999), sớm đi vào hoạt động và nhanh thu hồi vốn mà các DNVVN đã khắc phục được tập quán tích luỹ thuần tuý, phòng khi đau ốm, bất trắc của đại bộ phận nhân dân ta. Việc thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào trong dân cư của DNVVN 1 Chaebol là tên gọi để chỉ các tập đoàn lớn, thường là độc quyền hay liên kết khối, hoặc được sự hỗ trợ và hậu thuẫn tích cực của chính phủ Hàn Quốc. Có khi chính Nhà nước lại là người sở hữu các Chaebol này. 82
  14. được coi là một thắng lợi kinh tế và là một đóng góp lớn của khu vực này, góp phần làm sôi động nền kinh tế địa phương.56 Trong giai đoạn 2000-2002, riêng số vốn huy động được từ các doanh nghiệp khối tư nhân mới thành lập đã là 100.000 tỷ đồng, tương đương 6,7 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài cùng thời kỳ. Trong đó năm 2000 là 1,33 tỷ USD; năm 2001 là 2,33 tỷ USD; năm 2002 là gần 3 tỷ USD. Điều đáng khích lệ là khả năng huy động vốn đó ngày càng tăng, trong ba năm trên số vốn huy động đã cao gấp 3 lần tổng vốn đăng ký của giai đoạn 1991-1999 theo giá hiện hành. Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23%, gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và tín dụng Nhà nước. Ngoài khả năng thu hút vốn rộng rãi nói trên, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước còn góp phần quan trọng trong việc phân bổ vốn theo địa lý một cách phù hợp, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị, miền núi, miền biển với đồng bằng... Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, Tổ công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp đã nhận xét, trong khi đầu tư nước ngoài thường tập trung vào các địa phương có vị trí địa lý thuận lợi thì đầu tư tư nhân trong nước đã xuất hiện ở tất cả các vùng, kể cả các vùng nghèo, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như ở Hoà Bình, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Phú Yên… Tại các địa phương này số doanh nghiệp đăng ký mới trong giai đoạn 2000-2003 tăng từ 4-8 lần so với thời kỳ 1991-1999. 56 Năm 1998, DNVVN trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải và xây dựng đã thu hút được 9100 tỷ đồng đầu tư. Sự huy động vốn này sẽ khuyến khích nền tài chính và hệ thống ngân hàng hoạt động mạnh mẽ hơn, nuôi dưỡng nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn hơn cho phát triển. Điều đáng mừng là quy mô vốn thành lập của các DNVVN nước ta đang tăng lên ngày càng nhanh chóng, từ 200 triệu đồng tăng lên trung bình 1,2 tỷ/DN. 83
  15. Với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, số lượng và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là các DNVVN cũng đều được thống kê theo hướng tích cực. Từ năm 2000, đến nay Hà Nội đã có 14.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 24.000 tỷ đồng, gấp 7 lần số vốn của các doanh nghiệp đã đăng ký trong 8 năm trước (1992-1999). Riêng năm 2003, thống kê cho thấy DNVVN đã chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố. Hàng năm, các DNVVN còn tạo ra nhiều việc làm mới, đáp ứng được 60-70% nhu cầu về việc làm hàng năm của Hà Nội.57 Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 4 năm thực thi Luật Doanh nghiệp từ 1/1/2000 đến 15/9/2003, trên địa bàn đã có thêm 26.236 doanh nghiệp được thành lập mới bằng gấp 2,44 lần so với số doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn 1991-1999; với tổng số vốn đăng ký là 44.326,6 tỷ đồng, bằng 1,8 lần số 58 vốn thực hiện trong 9 năm trước. Riêng Cục Thống kê thành phố đã ghi nhận từ năm 2000 đến 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân luôn giữ mức tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Cụ thể năm 2000 tăng 17,5% so với 15,6% của công nghiệp quốc doanh, chiếm 26,5%; năm 2001 tăng 22,8% (so với quốc doanh là 13,5%), chiếm 29,2%; năm 2002 tăng 18,9% (so với 9,7%) chiếm 30,1%; năm 2003 ước tăng 18,5% (so với 12,6%) chiếm 28%. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ từ năm 2000 đến nay, khu vực tư nhân cũng chiếm từ 62- 65% tổng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ. 2.2 Tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế 57 Trích Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp tại Hà Nội, ngày 12/11/2003 58 Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM tháng 11/2003 84
  16. Nền kinh tế Việt Nam với cơ cấu truyền thống theo thứ tự tỷ trọng là: nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ nay đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp để thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Theo báo cáo mới nhất tháng 11/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp, cơ cấu của các DNVVN trong nước đã thể hiện rõ tính tích cực chuyển dịch cơ cấu như sau: trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (17%), xây dựng (14%), nông nghiệp (14%), dịch vụ (55%). DNVVN đóng góp 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Rõ ràng vai trò của các DNVVN trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá không nhỏ thể hiện ở các năm gần đây. Hàng năm, DNVVN tạo ra 24-26% tổng sản phẩm quốc nội (riêng DNVVN trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 7% GDP). Chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2002, DNVVN tạo ra 59 28% tổng giá trị sản lượng toàn ngành , hơn 50% giá trị công nghiệp địa phương và đóng góp khoảng 24% GDP. Năm 1999, DNVVN chiếm 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội, 64% khối lượng hàng hóa luân chuyển 60. Chính sự phát triển về chất của các DNVVN đã đưa công nghiệp về với nông thôn. Nhiều DNVVN đã và đang thu hút lao động thuần nông vào các ngành công nghiệp nông thôn như chế biến nông sản tại địa phương... Song song với quá trình này là xu hướng hình thành những khu công nghiệp và dịch vụ nhỏ 59 SMEs in ASEAN countries, http://aeup.brel.com, cập nhật 19/10/2002 60 Tập san thông tin và nghiên cứu khoa học, trường ĐHNT, Số 1/2001, trang 130 85
  17. ngay ở nông thôn, tiến tới hình thành các đô thị ngay ở làng quê, nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước là thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, "đô thị hóa phi tập trung" theo hướng giúp người nông dân "ly nông, ly điền, bất ly hương", giảm tình trạng di cư ồ ạt ra thành phố không kiểm soát được hiện nay. Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, các DNVVN có một khả năng to lớn là bổ sung cho các hoạt động của các doanh nghiệp lớn như làm cơ sở vệ tinh, gia công, là nhà thầu phụ... Các DNVVN cũng cung cấp nguyên liệu đầu vào và dịch vụ đầu ra. Cũng có khi các DNVVN liên kết, hợp nhất để trở thành những doanh nghiệp lớn hơn, có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Hơn nữa, trong sự nghiệp CNH-HĐH đã được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "là sự nghiệp của toàn dân và mọi thành phần kinh tế" thì DNVVN cũng có vai trò lớn trong điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, đổi mới kỹ thuật công nghệ cho sự nghiệp chung. Ngoài ra, ở mảng dịch vụ thì các DNVVN cũng đóng góp nhiều vào việc thúc đẩy phát triển thị trường và đổi mới kinh tế tài chính ở Việt Nam bằng việc tạo nên những cạnh tranh mới trên thị trường và các lĩnh vực hoạt động khác nhau thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, đất đai, bất động sản, thúc đẩy các cải cách kinh tế ở Việt Nam. 2.3 Vai trò xã hội - tạo việc làm 86
  18. Theo dư luận của các cơ quan Nhà nước và người dân, quan điểm chung đều nhất trí rằng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của các DNVVN là tạo công ăn việc làm về trước mắt cũng như lâu dài.61 Về tạo việc làm, ở nước ta, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trung bình là 6,78% trong giai đoạn 1992-1999 và tỷ lệ thiếu việc ở nông thôn là 26,76% (tính trong khoảng 1996-1998). Trong khi đó, nền kinh tế quốc dân chỉ giải quyết được trung bình khoảng 1-1,1 triệu lao động trong những năm qua so với con số 1,5 triệu lao động mới tham gia thị trường việc làm hàng năm. Ở nông thôn, các hộ tiểu thủ công nghiệp và các hộ hoạt động kiêm ngành nghề cũng tạo ra được khoảng 4,5-5 triệu việc làm cho người lao động. Các hợp tác xã, các tổ nhóm hợp tác, nhóm kinh doanh tạo ra được việc làm cho gần 7 triệu thành viên 62. Việc phát triển DNVVN góp phần làm cho vấn đề việc làm cho người lao động đỡ bức xúc hơn, nhất là ở những trung tâm kinh tế lớn và khu vực thành thị như Hà Nội và TPHCM. Hiện chưa có các số liệu thống kê đầy đủ nhưng số việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp mới thành lập của TP. HCM trong giai đoạn 2000-2003 ít nhất là 250.000. Trên thực tế, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách, giảm biên chế nên không tạo thêm việc làm hay không tuyển dụng nhiều. Do đó cơ hội việc làm mới được tạo ra chủ yếu từ khối tư nhân. Theo số liệu thống kê năm 1995, DNVVN thu hút 7,8 triệu người, tương đương 25-26% lực lượng lao động cả nước. Chi phí trung bình để tạo một chỗ làm cho 61 Hội thảo kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam-UNDP tại Hà Nội ngày 24/9/2003 62 Thời báo kinh tế Việt Nam, 24/7/1999 87
  19. DNVVN chỉ bằng 3-10% so với doanh nghiệp lớn. Năm 1998, riêng các hộ kinh doanh cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu hút trên 4,3 triệu người, chiếm tới 12,76% tổng số lao động của khu vực này. Các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần 400.000 lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lao động do các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng đã giảm xuống từ 9,7% năm 1996 xuống còn 5,2% năm 1998, và lượng viên chức làm việc trong hệ thống hành chính của chính phủ cũng giảm từ 5,2% xuống 3,6% trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, DNVVN còn tích cực góp phần vào việc tạo thu nhập và tái phân phối thu nhập trong dân cư, vừa thúc đẩy làm tăng tầng lớp trung lưu có thu nhập khá, vừa làm giảm người nghèo, tạo công ăn việc làm cho một số lượng đông đảo người lao động, vừa thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và các khu vực kinh tế. Cuối cùng đóng góp của họ là trong phát triển ý thức xã hội về làm ăn kinh tế tự chủ, xoá bỏ dần tư tưởng ỷ lại bao cấp, xoá đói giảm nghèo, phát triển các vùng khác nhau tạo nên liên kết mới trong xã hội, nâng cao vai trò và vị trí cho phụ nữ phát triển. 3. VAI TRÒ CỦA DNVVN TRONG XUẤT KHẨU Xuất khẩu là “lối ra” cho nền kinh tế nước ta hiện nay, là một kênh tiêu thụ quan trọng, là tiền đề để nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, đóng góp lớn vào GDP (kim ngạch xuất khẩu năm 2002 bằng 46,3% GDP). 88
  20. Xuất khẩu cũng là một vế cân đối quan hệ buôn bán quốc tế, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ, làm tăng sức mạnh của đất nước. Chính vì thế, tăng trưởng xuất khẩu là một trong hơn 10 chỉ tiêu quốc gia được Quốc hội quyết định hàng năm và từng giai đoạn 5 năm, 10 năm. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn gần nhất là từ 2001-2005 phải đạt 12- 14,5%/năm là một mục tiêu nhiều tham vọng đòi hỏi có sự cố gắng từ mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp. Thời gian qua, các DNVVN của Việt Nam đã góp phần nâng cao khối và chất lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ thiết yếu cho dân cư, đồng thời tạo nên uy tín và năng lực cạnh tranh cho một số mặt hàng của nước ta trên thị trường thế giới như hàng dệt may, da giày, gốm sứ cao cấp, thủ công mỹ nghệ. Trong một số ngành hàng như đồ gỗ, gốm sứ, chiếu cói, mây tre đan, giày dép, mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, hàng nhựa..., DNVVN đóng góp gần 100% sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đã vươn lên chiếm vị trí cao về kim ngạch xuất khẩu, nhận nhiều giải thưởng của Việt Nam và quốc tế. Trên thế giới đã tổng kết là thông thường các Chính phủ thường chọn tập trung nguồn lực vào khối các DNVVN khi muốn phát triển và củng cố tình trạng xuất khẩu của nước mình. Điển hình là các nước ASEAN trong quá trình công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu từ những năm 1970 đã gặt hái thành công vì đặc biệt chú ý đến loại hình doanh nghiệp này. Với nước ta, kể từ khi đổi mới chính sách quản lý cho các doanh nghiệp được phép trực tiếp xuất và nhập khẩu theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP, đã chứng minh khả năng tham gia và đóng góp ngày càng lớn của khu vực các DNVVN. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2