intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay

Chia sẻ: Buiduong_1 Buiduong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

152
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có nền văn hóa riêng của quốc gia, dân tộc mình. Nền văn hóa của bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng là sự kết tinh những giá trị qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lịch sử lâu dài của quốc gia, dân tộc đó. Nền văn hóa của quốc gia, dân tộc nào phát triển, thì quốc gia đó, dân tộc đó văn minh, hùng mạnh. Chính vì thế, nhiều quốc gia, dân tộc hiện nay đã có sự quan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay

  1. 1 Luận văn Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có nền văn hóa riêng của quốc gia, dân tộc mình. Nền văn hóa của bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng là sự kết tinh những giá trị qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lịch sử lâu dài của quốc gia, dân tộc đó. Nền văn hóa của quốc gia, dân tộc nào phát triển, thì quốc gia đó, dân tộc đó văn minh, hùng mạnh. Chính vì thế, nhiều quốc gia, dân tộc hiện nay đã có sự quan tâm đặc biệt đến chiến lược bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó bao gồm cả văn hóa pháp lý. Đưa nền văn hóa phát triển là cách tạo đà phát triển về mọi mặt của đất nước. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn coi trọng và phát triển nền văn hoá dân tộc, gắn chủ trương "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đ à bản sắc dân tộc", với mục tiêu trên, xây dựng đất nước “ phồn thịnh, công bằng, văn minh và dân chủ”. Văn hóa pháp lý là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa ấy. Văn hóa pháp lý cao là nền tảng tinh thần, bảo đảm sự thành công của sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu trên, tạo ra những tiền đề quan trọng thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Có thể khẳng định, trong những năm qua, việc thực hiện chủ trương trên của Đảng "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã được triển khai toàn diện, trên cả lĩnh vực lý luận, cả lĩnh vực thực tiễn. Về lý luận đ ã có nhiều công trình nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như những vấn đề văn hoá chính trị, văn hoá cầm quyền, văn hoá ứng xử của công chức với nhân dân…đã đ ược nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều công trình, bài viết. Trong khi đó, việc nghiên cứu phát triển nền văn hóa pháp lý tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam lại chưa được giới luật học trong nước
  3. 3 quan tâm đúng mức, ngay cả những vấn đề lý luận về văn hóa pháp lý cũng đang còn nhiều quan điểm khác biệt. Trong khi đó, theo quan điểm của Đảng tại Nghị quyết 48/ NQ –TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định xây dựng hệ thống pháp luật “ kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật”. Việc thực hiện quan điểm của Đảng không thể không nghiên cứu các giá trị làm nên bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, trong đó có truyền thống văn hoá pháp lý. Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh toàn cầu hoá, trước sự tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đ ã gây ra nhiều hậu q uả nghiêm trọng về mặt xã hội; ô nhiễm môi trường, tệ nạn x ã hội, lối sống thực dụng, phân hoá giàu, nghèo, nguy cơ biến dạng và đảo lộn của thang giá trị truyền thống đang diễn ra gay gắt, làm phai nhạt những truyền thống văn hoá dân tộc. Đấu tranh nhằm giữ gìn, cũng cố những giá trị truyền thống đó trở thành nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Phương thức có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này là nghiên cứu, đưa ra các cơ chế, giải pháp kế thừa những giá trị truyền thống đó trong nền văn hoá đương đ ại, trong đó có văn hoá pháp lý. Từ những tiếp cận trên cho thấy nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật, truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam, đề xuất các giải pháp vận dụng những truyền thống văn hoá pháp lý đó trong xây dựng nền văn hoá pháp lý hiện nay là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Văn hóa và truyền thống văn hóa Việt nam được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, với nhiều công trình quý giá. Tuy nhiên những vấn đề về văn hóa
  4. 4 pháp lý, nhất là về truyền thống văn hoá pháp lý, kế thừa và phát huy truyền thống đó trong xây dựng văn hoá pháp lý hiện nay như đề tài luận văn thì hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. Có thể kể đến một số công trình liên quan đến đề tài như sau: - Đ ề tài khoa học: + Chuyên đề: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07- 02, chuyên đề do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên), Hà Nội, 1994. Ở chuyên đề này, các tác giả làm sáng tỏ khái niệm giá trị truyền thống, cơ sở hình thành các truyền thống dân tộc, các giá trị truyền thống tiêu biểu và mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại. + Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đất nước, Viện Khoa học Chính trị (chủ trì), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2004. Trong đề tài nghiên cứu này đã chỉ rõ tư tưởng coi thường pháp luật ở nước ta hiện nay là một trong những nguy cơ làm mất ổn định xã hội, p hải đẩy lùi nguy cơ này nhằm bảo đảm ổn định đời sống pháp luật và phát triển đất nước. - Luận văn thạc sĩ luật học. + Luận văn Thạc sĩ luật học “ Văn hóa pháp lý và xây dựng văn hóa pháp lý ở Việt Nam hiện nay” của Phan Bạt Tố, b ảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Nội dung luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về văn hoá pháp lý, thực trạng văn hoá pháp lý nước ta hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất những phương hướng chủ yếu mang tính pháp lý nhằm xây dựng văn hoá pháp lý ở nước ta hiện nay. + Luận văn Thạc sĩ luật học “Văn hóa pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình hiện nay” của Trần thị
  5. 5 Phương Thu, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2007. Ở đ ề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về văn hoá pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước; thực trạng văn hoá pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước của tỉnh Thái Bình và đề xuất năm nhóm giải pháp bảo đảm văn hoá pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình. - Sách chuyên khảo + Sách “ Việt nam văn hóa sử cương” (1998) của tác giả Đào Duy Anh, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu văn hoá ứng xử của người Việt Nam, trong đó có kết luận: Người Việt sống lấy tình cảm làm bản vị. Kết luận này rất có ý nghĩa trong đề xuất giải pháp xây dựng nền văn hoá pháp lý nước ta hiện nay. + Sách “Chúng ta kế thừa di sản nào?”(2008), tác giả Văn Tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung tác phẩm, tác giả nghiên cứu, làm sáng tỏ nhiều di sản trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đồng thời cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Trong đó tác giả khẳng định phải kế thừa và phát huy những di sản truyền thống pháp luật và hương ước Việt Nam. + Sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt nam ” (2001) của Trần Ngọc Thêm, Nxb TP.Hồ Chí Minh. N ội dung tác phẩm, tác giả xuất phát từ quan điểm giá trị, đưa ra khái niệm và cấu trúc văn hoá Việt Nam, đồng thời chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước, cuộc sống cộng đồng làng xã truyền thống . + Sách “Văn hóa pháp lý Việt Nam” (2005), của Luật sư Lê Đức Tiết, Nxb Tư pháp. Ở công trình này, xuất phát từ góc độ tiếp cận các bộ phận cấu trúc văn hoá pháp lý, tác giả đ ưa ra khái niệm văn hoá pháp lý. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc văn hoá pháp lý trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.
  6. 6 + Sách “Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - những suy ngẫm” (2007) của Bùi Xuân Đính, Nxb Tư pháp . Tác phẩm tập hợp những sự kiện về nhà nước pháp luật thời phong kiến Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống pháp luật thời bấy giờ; đồng thời đưa ra giải pháp vận dụng những kinh nghiệm của ông cha trong xây dựng đời sống pháp luật hiện nay. - Các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên ngành + Vấn đề văn hóa pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện nay (1998), của PGS.TS Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học số 5. Bài viết đã đưa ra định nghĩa văn hoá pháp luật, đồng thời chỉ ra các bộ phận hợp thành của văn hoá pháp luật. + Văn hoá pháp lý Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá (2007) của Lê Vương Long, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4. Ngoài việc đưa ra đ ịnh nghĩa về văn hoá pháp lý, trong bài viết này, tác giả còn khẳng định Việt Nam có truyền thống văn hoá pháp lý lâu đời… Từ nội dung các công trình trên cho thấy đề tài luận văn không trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về văn hoá pháp lý, truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam, yêu cầu và giải pháp vận dụng những truyền thống đó trong xây dựng nền văn hoá pháp lý ở Việt Nam hiện nay. - Phù hợp với mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xây dựng khái niệm văn hóa pháp lý và truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam; + Nghiên cứu khái quát những giá trị truyền thống văn hóa pháp lý nổi bật trong lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam và yêu cầu vận dụng những truyền thống đó trong xây dựng văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay. + Đánh giá thực trạng văn hoá pháp lý Việt nam, những giải pháp vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa pháp lý ở nước ta hiện nay.
  7. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam được hun đúc qua nhiều thế hệ người Việt Nam, qua nhiều thời đại, là kho tàng vô giá. Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ luật học, trong điều kiện nguồn tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, được sự gợi ý của Thầy hướng dẫn, và với những tri thức mà b ản thân thu nhận được, tác giả xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những truyền thống văn hoá pháp lý trong lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam, nhưng chủ yếu là thời Lê sơ. Từ đây, luận văn làm rõ những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý , đồng thời trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về văn hoá pháp lý để đề xuất và luận chứng các giải pháp kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý trong xây dựng văn hoá pháp lý Việt Nam thời kỳ đổi mới hiện nay. Việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là xuất phát từ những lý do sau: Một là, về nhà nước: Nhà Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Sau khi lãnh đạo nhân dân cả nước đánh đuổi giặc Minh đô hộ ra khỏi bờ cõi, lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi đã lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Hậu Lê, triều đại trị vì 360 năm (1428 - 1788) trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Trong thời gian đó , ở 100 năm đầu, tức là thời Lê sơ đã để lại nhiều giá trị truyền thống văn hoá pháp lý đặc sắc. Hai là, về pháp luật, trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, các công trình Hình thư đời Lý, H ình luật thư đời Trần không còn tư liệu gốc để nghiên cứu, giá trị các Bộ luật này chủ yếu đ ược tiếp cận qua tư liệu lịch sử. Trong đó, q uan trọng là Bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều Hiến chương loại chí. Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu, so với các triều đại phong kiến Việt Nam, thời Lê sơ, văn hóa pháp lý phát triển mạnh, được kết tinh và thể hiện rực rỡ trong Bộ luật Hồng Đức, trong những thành tựu cải cách bộ máy nhà nước, là những truyền thống văn hóa pháp lý nổi bật nhất trong lịch sử
  8. 8 nhà nước và pháp luật phong kiến, là khuôn vàng, thước ngọc truyền lại cho các triều đại phong kiến về sau. Cốt lõi truyền thống văn hoá pháp lý thời Lê sơ được phản ánh qua Bộ luật Hồng Đức, là công trình pháp điển hoá đồ sộ trong thế kỷ 15, đỉnh cao của lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Đánh giá về Bộ luật này Nhà sử học Phan Huy Chú trong tác phẩm Lịch triều Hiến chương loại chí đã viết: "là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân" [7, tr.94]. Ba là, tại cuộc hội thảo "Quốc triều hình luật-những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam", đ ược tổ chức tại Thanh Hoá ngày 17-18/3/2007, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và các nhà khoa học đều chung khẳng định: Quốc triều hình luật là một di sản pháp luật đặc sắc và độc đáo của dân tộc ta. Đây là bộ luật không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Truyền thống pháp lý thời Lê sơ là giá trị mà các nhà luật học, nhà sử học, cán bộ quản lý nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng những tư tưởng luật pháp tiến bộ, những b ài học, kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong thời đại mới. Đây cũng là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền x ã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân [19, tr.1]. Ngoài ra, truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam còn được kết tụ trong các lệ làng, hương ước, phản ánh sống động đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam. Vì lẽ đó, hương ước, lệ làng cũng là đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên do khuôn khổ hạn chế của một luận văn Thạc sĩ, nên tác giả cũng chỉ kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận : Việc nghiên cứu đề tài luận văn đ ược dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan
  9. 9 điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới nhà nước và pháp luật, về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà b ản sắc dân tộc được Đảng đề ra tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng (Khoá VIII). - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đ ược thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như phương pháp lịch sử, so sánh, hệ thống hóa, logic. + Luận thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở hai chương. Trong đó, chương 1 chủ yếu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp , lịch sử cụ thể; chương 2 kết hợp giữa lý luận và thực tiễn là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhằm bảo đảm đánh giá thực trạng khách quan và toàn d iện. + Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng p hương pháp hệ thống hoá, so sánh để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn có những điểm mới sau: - Xây d ựng khái niệm văn hoá pháp lý và truyền thống văn hoá pháp lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam . - Khái quát các giá trị truyền thống văn hoá pháp lý và yêu cầu vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý từ lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam trong xây dựng nền văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng văn hoá pháp lý Việt Nam và giải pháp vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý trong xây dựng văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn -Việc nghiên cứu truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong nhà nước phong kiến Việt Nam nhằm bổ sung những vấn đề lý luận về văn hoá
  10. 10 pháp lý, truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam, cũng như làm sáng tỏ những truyền thống văn hoá pháp lý tiêu biểu thời Lê sơ. - Những giải pháp và kiến nghị của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý nước ta hiện nay trong điều kiện đổi mới, phát triển ổn định, bền vững và hội nhập quốc tế. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành hai chương, 5 tiết.
  11. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA PHÁP LÝ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ HIỆN NAY 1.1. VĂN HÓA PHÁP LÝ VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA PHÁP LÝ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm văn hóa pháp lý và truyền thống văn hoá pháp lý 1.1.1.1. Khái niệm văn hoá pháp lý Văn hóa là một khái niệm rộng, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có quan niệm cho rằng văn hóa là tổng thể những hoạt động tinh thần, trí tuệ của xã hội, thể hiện phong tục tập q uán, ngôn ngữ, ứng xử, hành vi phổ biến của xã hội. Cũng có quan điểm cho rằng, văn hóa là một quá trình nhận thức, phản ánh trong đời sống x ã hội của con người. Có quan niệm lại chia văn hóa thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, đồng thời đưa ra các quan niệm về những loại hình văn hoá đó ….Năm 1977, D. Paul Scheffer, chuyên gia của UNESCO đã thống kê được 256 đ ịnh nghĩa khác nhau về văn hóa [51, tr.16] Tuy nhiên, trong các quan niệm về văn hoá đó đều có một điểm chung: Văn hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và ph ản ánh trình độ văn minh của xã hội. Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác phản ánh nhu cầu và năng lực của con người hướng tới Chân, Thiện, Mỹ; là giá trị tồn tại trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hoá với quan niệm trên được thể hiện trong tất cả các sản phẩm do con người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt, từ tri thức khoa học, tác phẩm nghệ thuật, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa pháp lý là một bộ phận của nền văn hoá nói chung, là kết quả của bản thân hoạt động pháp luật của mỗi quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng người.
  12. 12 Về phương diện lý luận, văn hóa pháp lý ngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, theo PGS.TS Lê Minh Tâm: Văn hóa pháp luật, nói một cách tổng quát là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật trong các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật… [42, tr.18]. TS. Lê Thanh Thập viết: Văn hóa pháp luật là những giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của hệ thống pháp luật trong xã hội được thể hiện trong các đạo luật và thiết chế xã hội. Đồng thời, các giá trị đó còn đươc thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ [47, tr.26]. Với PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh: Văn hoá pháp luật là một bộ phận của nền tảng tinh thần xã hội, biểu hiện trình độ văn minh của đời sống pháp luật trong xã hội bao gồm tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật gắn với hệ thống pháp luật, được đ ưa vào vận hành trong đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế chính trị - xã hội và được biểu hiện bằng hành vi thực hiện p háp luật của cá nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội nhằm phục vụ cho đời sống của con người và sự phát triển của xã hội [34, tr.13]. Xuất phát từ các yếu tố hợp thành, LS Lê Đức Tiết cho rằng: Văn hóa pháp lý là một dạng, một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc. Cũng như các dạng, thành phần văn hóa khác, văn hóa pháp lý bao gồm trong nó ba yếu tố: Ý thức pháp luật của Nhà nước, của dân tộc, của các cộng đồng và của các công dân qua các thời kỳ lịch sử; nền pháp luật bao gồm pháp luật thành văn và chưa
  13. 13 thành văn được xây dựng nên qua các thời kỳ lịch sử; trình độ, kỹ năng, nghệ thuật với vai trò là vũ khí bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là công cụ quản lý thống nhất của nhà nước, là căn cứ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của Nhà nước, của xã hội, là mực thước xử xự đúng pháp luật của mọi công dân [51, tr.34,35]. Năm 2001, tại Hội thảo khoa học của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về Văn hóa tư pháp, các nhà khoa học đã đề cập đến nên diễn đạt thuật ngữ “văn hóa pháp luật” hay “văn hóa pháp lý” và đi đ ến thống nhất sử dụng thuật ngữ “ văn hóa pháp lý”, bởi khái niệm pháp lý rộng hơn khái niệm pháp luật, phù hợp hơn [61, tr.16]. Tác giả hoàn toàn thống nhất với nhận thức văn hoá pháp lý tại cuộc Hội thảo này. Như trên đã đ ề cập, nói văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa pháp lý là một bộ phận của văn hóa nói chung. Vì lẽ đó, văn hóa pháp lý phải là những giá trị, là thành quả của quá trình lao động và sáng tạo của con người Từ những cách tiếp cận như trên, tác giả cho rằng khái niệm văn hóa pháp lý của các tác giả trong Từ điển Luật học - Viện khoa học pháp lí, Bộ Tư pháp là đầy đủ nhất, theo đó: Văn hoá pháp lí là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính pháp lí không có sẵn trong thiên nhiên mà do nhà nước và nhân dân tạo ra. Do pháp luật có một vị trí đặc biệt trong đời sống của một quốc gia, có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người, gắn liền hữu cơ với những phạm trù có vị trí đặc biệt trong đ ời sống tinh thần của một cá nhân như công bằng, lẽ phải, công lí, d ân chủ tự do, nên ở mỗi con người, nhìn từ nhiều góc độ, có mối q uan tâm đặc biệt đối với pháp luật, đời sống pháp luật của xã hội
  14. 14 làm hình thành ở mỗi con người những quan niệm, nhận thức, có khi cả những lí tưởng đối với những giá trị của pháp luật; đồng thời, cũng làm hình thành thói quen, ham muốn, thích thú được sống và và làm việc theo hiến pháp và pháp luật và qua pháp luật qua thời gian được nâng lên thành lí tưởng, thành nhân sinh quan pháp luật có tính văn hoá và giá trị văn hoá cao, đặc thù ở cả một bộ phận, có khi không nhỏ của dân cư, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá dân tộc. Văn hoá pháp lí là một bộ phận cấu thành của một nền văn hoá dân tộc. văn hóa pháp lí bao gồm hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật (gồm tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật), thể hiện ở tri thức pháp luật, thói quen, lối sống theo pháp luật, nghệ thuật vận dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày [62, tr.840 ] Từ đó, có thể hiểu văn hóa pháp lý là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống pháp luật (của cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại, nó cấu thành một hệ thống giá trị và lối sống pháp luật của một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc. Văn hóa pháp lý có cấu trúc gồm: hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật (gồm tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật) và hành vi, lối sống theo pháp luật. 1.1.1.2. Khái niệm truyền thống văn hóa pháp lý và vận dụng truyền thống văn hoá Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý hiện nay Thứ nhất, khái niệm truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam Truyền thống trong gốc chữ La -tinh là: "Traditio", dịch nghĩa là: Nối đời, nối truyền, truyền lại…Truyền thống là những gì được truyền từ đời này sang đời khác. V ới người Trung Quốc: " Truyền thống là sức mạnh của tập quán của x ã hội đ ươc lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ, tư tưởng văn hóa, đạo đức. Truyền thố ng có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống biểu hiện tính kế thừa của lịch sử [30, tr.10]. Bách khoa từ điển Xô - Viết quan niệm, Truyền thống:
  15. 15 Đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục tấp quán và lối sống…Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [30, tr.10 ]. Giáo sư Trần Quốc Vượng chỉ rõ: Có thể hiểu "truyền thống" như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một cộng đồng, được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, trường tồn, nhưng không vĩnh cửu, có thể định chế hóa bằng luật hay lệ (phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - Có thể gọi là di truyền văn hóa, bên cạnh sự di truyền sinh vật về thân xác - để b ảo đảm tính đồng nhất của một cộng đồng [68, tr.102]. Từ những quan niệm trên, cho thấy khái niệm truyền thống không đồng nhất với những gì diễn ra trong quá khứ. Truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội từ đời này sang đời khác. Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử xã hội…và luôn mang các đặc trưng: Cộng đồng, ổn định và lưu truyền. Truyền thống mang tính chất ổn định, trường tồn và được chuyển trao (truyền) và nối tiếp (thống) từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao hàm cả mặt tốt và mặt xấu, có cả truyền thống tốt đẹp và truyền thống tiêu cực (yếu tố tiêu cực). Các truyền thống tiêu cực là lực cản (cản trở) văn hoá phát triển. Những truyền thống tốt đẹp đó chính là những giá trị truyền thống của một cộng đồng được hình thành, giữ gìn và phát huy trong quá trình lịch sử, gắn liền với giá trị Chân, Thiện, Mỹ, phù hợp với chuẩn mực của đời sống xã hội, thúc đẩy con người phát triển, vươn tới những phẩm chất tốt đẹp. Hay nói cách khách, khi đề cập đến những giá trị truyền thống của một cộng đồng, là không tính đến những
  16. 16 truyền thống tiêu cực. Chỉ những gì tốt đẹp mới được gọi là giá trị, mang danh giá trị, tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đó bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Còn văn hóa gắn liền với giá trị. Vì vậy khi nói truyền thống văn hóa pháp lý, hàm ý nói đến những giá trị tương đối ổn định, những gì tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu của đời sống pháp luật. Như thế, có thể hiểu truyền thống văn hóa pháp lý Việt là một hệ thống các giá trị văn hóa pháp lý Việt Nam biểu hiện bằng tính cách, các thế ứng xử của một cộng đồng, được hình thành trong lịch sử, phản ánh đời sống pháp luật, mang tính ổn định có thể được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đời sống pháp luật biểu hiện bằng các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, thông qua các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Lịch sử Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam đã đ ể lại cho hậu thế nhiều truyền thống văn hóa p háp lý tiêu biểu, phản ánh đời sống pháp luật của dân tộc ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, và được các triều đại phong kiến sau kế thừa, phát huy, vận dụng có hiệu quả trong xây dựng, thực hiện và b ảo vệ pháp luật. Đồng thời nhiều giá trị truyền thống văn hoá pháp lý còn nguyên giá trị trong xây dựng văn hóa pháp lý nước ta hiện nay. Cùng với truyền thống văn hóa pháp lý, trong nhà nước phong kiến Việt Nam còn tồn tại những yếu tố tiêu cực, lực cản văn hóa pháp lý p hát triển. Những yếu tố tiêu cực ấy vẫn còn tồn tại và cản trở sự phát triển của văn hoá pháp lý nước ta hiện nay. Vì vậy, để xây dựng văn hóa pháp lý cần kế thừa truyền thống văn hóa pháp lý của cha ông, đồng thời với đẩy lùi tiến đến xóa bỏ những yếu tố tiêu cực của của văn hoá pháp lý. Thứ hai, khái niệm vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý. Theo Từ điển tiếng Việt, vận dụng là: “đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn” [24, tr 909]. Văn hoá pháp lý, về cấu trúc gồm: Hệ thống pháp luật,
  17. 17 ý thức pháp luật và hành vi, lối sống theo pháp luật. Vì vậy, vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý nước ta hiện nay, là đưa những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao ý thức, hành vi và lối sống pháp luật cho các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, văn hoá pháp lý là sự thống nhất hữu cơ những giá trị có đ ược từ hoạt động của con người qua các quan hệ pháp luật (hành vi, lối sống) trong đời sống x ã hội. Do vậy, phát triển văn hoá pháp lý cũng là góp phần nâng phát triển con người, nâng cao sức mạnh và nguồn lực con người trong phát triển xã hội. Thực tế lịch sử cho thấy, không có truyền thống của dân tộc nào chỉ đơn thuần tốt cả. Truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam cũng nằm trong nguồn mạch ấy. Nó bao gồm những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý tích cực, thúc đẩy văn hoá pháp lý phát triển, đồng thời tồn tại những yếu tố tiêu cực, cản trở văn hoá pháp lý phát triển trong đời sống pháp luật trong xã hội đương thời và truyền lại đến tận đời sống xã hội hiện nay. V ận dụng truyền thống văn hoá pháp lý trong xây dựng văn hoá pháp lý là quá trình gìn giữ, cũng cố những những truyền thống tích cực, vừa là quá trình đấu tranh hạn chế, xoá bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở văn hoá pháp lý phát triển của lịch sử để lại. Từ những sự phân tích trên, văn hoá pháp lý của một cồng đồng, quốc gia, dân tộc vô cùng phong phú, diễn ra trên toàn bộ các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp; trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…gắn chặt với cuộc đời của con người, nhà nước và xã hội. Vì vậy, vận dụng truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hoá pháp lý nước ta hiện nay là hoạt động chuyển taỉ những giá trị truyền thống văn hoá pháp lý vào xây d ựng pháp luật, thực hiện pháp luật và phòng ngừa, chăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; xoá bỏ các yếu tố tiêu cực, cản trở văn hoá pháp lý phát triển, bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao ý thức, hành vi và lối sống pháp luật cho các thành viên trong xã hội.
  18. 18 1.1.1.3 . Đặc điểm truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam Tính nhân văn - Từ lịch sử nhà nước và pháp luật p hong kiến Việt Nam cho thấy, V iệt Nam là quốc gia ở phương Đông vốn coi trọng đạo đức trong điều chỉnh quan hệ xã hội, dù có truyền thống pháp điển hoá thành hình luật. Lý Thái Tông - đời vua thứ hai của triều Lý– ban hành Bộ H ình thư, vì thấy “trong nước việc hình ngục kiện cáo phiền nhiễu, pháp quan câu nệ luật văn, chuộng xử nghiêm khắc, phần nhiều oan uổng sai lầm...”. Vua lấy làm thương dân mới sai quan Trung thư san định luật lệnh [7 , tr.95]. Trong thực hiện Hình thư, Lý Thánh Tông cũng thể hiện lòng nhân từ, thương người ở chốn lao tù. Mùa đông, tháng 10 (1055), đ ại hàn, vua b ảo các quan tả hữu rằng: Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù còn b ị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no b ụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa [63, tr.271]. Tư tưởng này được nhà Trần tiếp nối, năm 1341, Trần Dụ Tông sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn ... khảo soạn bộ Hình thư để ban hành, tức là coi trọng việc pháp trị, nhưng đồng thời dưới thời vua làm thái thượng hoàng thì "Nguyễn Trung Ngạn kiến nghị lập tào thương chứa thóc tô để chẩn cấp dân bị đói. Xuống chiếu cho các lộ bắt chước thế mà làm" hay như năm 1345 thì "Xu ống chiếu soát tù, giảm tội bọn tội phạm" [63, tr.273] , những hành động như thế chứng tỏ nhà vua cũng rất quan tâm tới đời sống nhân d ân, thể hiện quan điểm nhân trị sâu sắc . Đ ặc b iệt hơn, dưới thời Trần, cơ quan tư pháp được thành lập gồm Thẩm hình viện và Tam tư viện để bảo đảm việc xét xử án được công minh. Sang thời nhà Lê, dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, dù vẫn kế thừa truyền thống hình luật từ thời Lý - Trần, nhưng luật Hồng Đức có nhiều tính nhân đạo, nhiều quy định bảo vệ quyền
  19. 19 con người. “Cùng với quan điểm nhân trị, Bộ luật Hồng Đ ức chịu ảnh hưởng của quan điểm pháp trị” [3 tr.13]. Đ ến nhà Nguyễn, với Bộ luật Gia Long, thực hiện chế độ hình phạt hà khắc, phản ánh tính chuyên chế, trừng trị rõ rệt, nên nó làm giảm dần tính nhân văn trong truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam. Sự kết hợp đức trị với pháp trị trong thuật trị nước, không quá chuyên chế, độc đoán; quan tâm đến cuộc sống của dân đã phản ánh phần nào tính nhân văn trong truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam. Cùng với tư tưởng kết hợp đức trị và pháp trị, truyền thống văn hoá pháp lý Việt Nam luôn bảo vệ quyền con người. Quyền con người dù tiếp cận ở góc độ nào cũng phải thừa nhận rằng, cái cốt lõ i và thực chất của quyền con người là quyền đ ược sống, được chăm sóc, được bảo vệ và tất cả các quyền khác của con người chỉ đ ược thực hiện và chỉ có ý nghĩa khi quyền sống, quyền được chăm sóc, được bảo vệ được tôn trọng, bảo đảm trong thực tế và được thể chế hoá bằng pháp luật, đạo luật. Trong lịch sử nhà ước và pháp luật phong kiến Việt Nam đến thời nhà Tiền Lê chưa có pháp luật thành văn, quyền con người chưa được đảm bảo về mặt pháp lý. Dưới triều Lý vì buổi đầu nhiều án oan sai, thương xót dân, Lý Thánh Tông ban hành Hình thư, dân lấy làm tiện. “ Đến đây phép xử án đ ược bằng phẳng, rõ ràng, nên đổi niên hiệu là Minh Đạo và đổi tiền Minh Đạo” [63, tr.271], phản ánh phần nào tư tưởng bảo vệ quyền con người ở thời Lý. Nhà Trần tiếp nối nhà Lý cũng đã thể hiện một nhà nước thân dân, tôn trọng ý kiến nhân dân khi quyết định vấn đề sống còn của chế độ bằng Hội nghị Diên Hồng, phát huy sức mạnh toàn dân trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên…Đỉnh cao của truyền thống bảo vệ quyền con người được kết tinh trong luật Hồng Đức thời Lê sơ. Bộ Quốc triều hình luật có 6 quyển, 13 chương, 722 điều. Dù luật Hồng Đức tiếp thụ nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa, chịu ảnh hưởng của cả luật pháp nhà Đường và nhà Minh, nhưng khi nghiên cứu 722 điều của Bộ luật Hồng Đức với 502 điều trong luật nhà Đường và 460 điều của luật nhà Minh, có 220 điều khác biệt hoàn toàn. Trong đó có nhiều chế định pháp luật tiến
  20. 20 bộ, giàu tính nhân văn, nhiều quy định bảo vệ quyền con người như về hôn nhân gia đình, thừa kế, bảo vệ quyền lợi người phụ nữ; xử nặng những người phạm tội xâm phạm luân thường đạo lý của dân tộc như tội ác nghịch: Đánh, mưu giết ông bà, cha mẹ, tội bất nghĩa: Giết quan lại, giết thầy học… - Yếu tố dân chủ làng xã trong nhà nước quân chủ: Năm 906, người Việt giành lại được chính quyền từ tay các quan đô hộ của nhà Đường (Trung quốc) đã đánh d ấu một mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nó chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc đen tối kéo dài hơn 1.000 năm mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước. Với nền tảng kinh tế là sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc đất nước luôn chứa đựng khuynh hướng phân tán, cát cứ. Chính vì thế, sau khi Ngô Quyền qua đời, chính quyền trung ương không điều hành nổi đất nước nữa. Các nhà sử học gọi đó là thời kỳ loạn 12 sứ quân. Đất nước cần một chính quyền trung ương vững mạnh. Sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh bại 11 sứ quân khác, thống nhất lại đất nước vào năm 967, một mặt thể hiện tài năng quân sự của ông, nhưng mặt khác, đó còn là biểu hiện sự thắng thế của khuynh hướng thống nhất quyền lực. Và từ đó về sau, d ưới các triều đại phong kiến Việt Nam, tập quyền luôn là khuynh hướng chủ đạo. Nhà nước trung ương tập quyền dựa trên sở hữu tối cao của nhà nước - đứng đầu là vua - đ ối với ruộng đất công xã, bóc lột nông dân. Đơn vị kinh tế – xã hội cơ bản của nhà nước phong kiến từ thế kỷ X trở đi là các làng. Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất – chế độ ruộng đất công làng xã, do vậy giữa các thành viên của làng xã luôn giữ được bầu không khí hoà đồng, thống nhất. Làng với Nước có đ ược sự hoà hợp và nhà nước lấy sức mạnh của làng xã làm sức mạnh quốc gia. Nhà nước đã đồng nhất ruộng đất trong các làng xã với tài sản của nhà nước. Làng cung cấp cho Nhà nước tô thuế, lao dịch, binh dịch. Vì vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam, về bản chất giai cấp là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và người lao động khác, nhưng chính xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước với làng xã mà từng thời kỳ cụ thể Nhà nước có những chính sách hài hoà giữa lợi ích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2