Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp Truyền thông đa phương tiện: Nghiên cứu kỹ thuật thông tin quang vô tuyến. Thiết kế tuyến thông tin quang vô tuyến tại Đà Nẵng
lượt xem 7
download
Luận văn gồm 4 chương với nội dung tóm tắt như sau: Chương 1 Tổng quan về kỹ thuật thông tin quang vô tuyến; Chương 2 Hệ thống thu phát quang vô tuyến; Chương 3: Suy hao tín hiệu trong môi trƣờng truyền sóng; Chương 4 Thiết kế tuyến thông tin quang vô tuyến tại Đà Nẵng và mô phỏng bằng phần mềm Optiwave.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp Truyền thông đa phương tiện: Nghiên cứu kỹ thuật thông tin quang vô tuyến. Thiết kế tuyến thông tin quang vô tuyến tại Đà Nẵng
- 1 LỜI MỞ ĐẦU Kỹ thuật quang vô tuyến ra đời từ những thập niên đầu của thế kỷ XX đến hiện nay đã phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Na Uy, Thuỵ Điển, Pháp... nó đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia vì những ưu điểm nổi trội của nó như khả năng truyền tải thông tin băng rộng, tính tiện ích, giá thành thấp. Chính vì vậy mặc dù ra đời sau nhưng rất phù hợp với mạng thông tin thế hệ mới hiện đại truyền tải dữ liệu tốc độ cao, nên nó đã được nhanh chóng đưa vào ứng dụng như một mạng xương sống trong đô thị của ngành viễn thông. Việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật quang vô tuyến là một vấn đề cấp thiết nhằm hiểu rõ chức năng các khối, nguyên lý hoạt động, cách tổ chức thành mạng thông tin và đặc biệt là tính ứng dụng vào điều kiện thời tiết, địa hình, kinh tế của nước ta vì không có mạng last mile bằng quang vô tuyến thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho mạng thông tin băng thông rộng khi phải kéo cáp quang cho mọi điều kiện địa hình, phải treo cáp lên cột điện trên phố điều mà các cơ quan chức năng đang muốn loại bỏ vì nó làm mất mỹ quan thành phố, hay phải đào đường phố để chôn cáp là một việc làm vừa ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị vừa ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân do vấn đề ách tắc giao thông, vừa tốn kém. Các ứng dụng cụ thể của mạng thông tin quang vô tuyến có thể được trình bày tổng quan như sau: - Tổ chức mạng Last mile trong thành phố (mạng thông tin đến người tiêu dùng) truyền tải được dữ liệu của mạng thông tin băng thông rộng. - Tổ chức mạng thông tin băng rộng cho các khu vực biên giới, hải đảo những nơi có địa hình phức tạp.
- 2 - Tổ chức mạng thông tin băng rộng tốc độ cao cho các hoạt động dưới nước phục vụ cho tàu biển, tàu ngầm, nghiên cứu đại dương, tìm kiếm cứu nạn…. - Tổ chức mạng thông tin băng rộng cho các vệ tinh vũ trụ. Xuất phát từ những vẫn đề trên, em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “Nghiên cứu kỹ thuật thông tin quang vô tuyến. Thiết kế tuyến thông tin quang vô tuyến tại Đà Nẵng”. Luận văn gồm 4 chương với nội dung tóm tắt như sau. Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật thông tin quang vô tuyến Chương 2: Hệ thống thu phát quang vô tuyến Chương 3: Suy hao tín hiệu trong môi trƣờng truyền sóng Chương 4: Thiết kế tuyến thông tin quang vô tuyến tại Đà Nẵng và mô phỏng bằng phần mềm Optiwave
- 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT THÔNG TIN QUANG VÔ TUYẾN 1.1 Giới thiệu chƣơng Nhiệm vụ của chương là giới thiệu lịch sử ra đời và phát triển của các hệ thống thông tin vô tuyến, đặc điểm của các hệ thống thông tin, mục đích đối tượng phục vụ của từng hệ thống, tính chuyên dụng và khả năng ứng dụng của hệ thống. Độ đảm bảo an toàn của dữ liệu, tính vững chắc của hệ thống. Độ suy hao tín hiệu trên đường truyền, giá thành của một mạng thông tin làm ảnh hưởng đến giá thành của một cuộc đàm thoại. Qua đặc điểm của các hệ thống thông tin từ đó làm nổi bật lên ưu điểm nổi trội của hệ thống thông tin quang vô tuyến. Chương này giới thiệu về kỹ thuật quang vô tuyến, ứng dụng của quang vô tuyến, so sánh ưu nhược điểm của quang vô tuyến và các hệ thống thông tin khác như hệ thống thông tin sợi quang và các hệ thống thông tin vô tuyến. 1.2 Giới thiệu về kỹ thuật quang vô tuyến 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của các hệ thống thông tin vô tuyến Hệ thống thông tin vô tuyến ra đời và phát triển rực rở nhất là trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng tăng và yếu tố thúc đẩy nữa là cuộc chiến tranh thế giới hai nổ ra (1941) yêu cầu thông tin phục vụ cho chiến tranh rất cao, lần lượt các hệ thống thông tin ra đời và hoàn thiện như sóng dài, sóng trung, FM, vi ba, ra đa, vệ tinh, thông tin quang là những đỉnh cao của khoa học công nghệ, mỗi mạng thông tin có những đặc điểm khác nhau, có tác dụng ở một lĩnh vực
- 4 khác nhau nhưng tất cả đều đảm bảo tính vững chắc của một mạng thông tin cần thiết. Đến những thập niên giữa thế kỷ XX hệ thống thông tin quang vô tuyến mới ra đời với những ưu điểm vượt trội như băng thông rộng, tính linh hoạt của hệ thống.v.v. đã nhanh chống được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống nhằm phục vụ nhu cầu sữ dụng thông tin băng thông rộng của người tiêu dùng. 1.2.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin quang vô tuyến Hệ thống thông tin quang vô tuyến Free Space Optics (FSO) ra đời là sự thay thế sóng điện từ Electro Magnetic (EM) bằng sóng ánh sáng. Với bước sóng trong khoảng từ 780 - 1580 nm tương ứng với tần số khoảng từ 200 - 300 THz chính vì có tần số cao nên khả năng mang một lượng tin lớn, tốc độ truyền 1,25Gbps, băng thông cực rộng là một ưu điểm nổi trội của hệ thống thông tin quang vô tuyến. Làm việc ở tần số ánh sáng nên vượt ra ngoài phạm vi của quản lý tần số chính vậy không cần đăng ký và phân chia vùng tần số. Nhược điểm không mong muốn là tín hiệu bị suy hao nhiều trong môi trường truyền đặc biệt là trong môi trường có mưa, sương mù, khói bụi..v.v. Quang vô tuyến mang lại một giải pháp hấp dẫn cho vấn đề “last mile”, đặc biệt cho nhưng vùng đô thị mật độ dân đông. Dịch vụ quang vô tuyến cung cấp nhu cầu băng rộng mà không cần mở rộng việc xây dựng cấu trúc hạ tầng cơ sở đắt tiền. Công nghệ tầm nhìn thẳng này tránh sự lãng phí cả miền tần số và không gian tồn tại trong công nghệ quảng bá. Quang vô tuyến cung cấp 1 kênh với bảo mật dữ liệu cao dành riêng cho sự trao đổi thông tin giữa hai đầu cuối. Không có sự cấp phát tần số kéo theo
- 5 không có sự can nhiễu quan trọng giữa những kênh khác nhau thậm chí giữa những người dùng sử dụng một tần số sóng mang. Đường cáp quang chính 2.5 – 10 Gbps Hình 1.1 Mô hình kỹ thuật quang vô tuyến 1.3 Ứng dụng của quang vô tuyến 1.3.1 Tổ chức mạng Last mile “Last mile” là kết nối cuối phân phối từ nhà cung cấp thông tin tới khách hàng, thuật ngữ này được dùng trong ngành viễn thông. Nó được xem như là một thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ bởi vì việc triển khai rộng khắp dây và cáp dẫn là nhiệm vụ khó khăn. Để giải quyết vấn đề này nhằm mang lại những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng ở vùng “last mile” thì hệ thống thông tin quang vô
- 6 tuyến mang lại một giải pháp hấp dẫn cho đặc biệt cho nhưng vùng đô thị mật độ dân đông. Dịch vụ quang vô tuyến cung cấp băng rộng mà không cần mở rộng việc xây dựng cấu trúc hạ tầng cơ sở đắt tiền. Sự kết nối mềm mại giữa các khu vực có địa hình phức tạp, triển khai hệ thống thông tin cơ động nhanh, chính xác. Tóm lại vấn đề last mile là cách để phục vụ một khối lượng khổng lồ người dùng nhu cầu thông tin một cách kinh tế nhất. Vậy những phương tiện truyền dẫn “last mile” hiệu quả phải: - Phân phát được công suất tín hiệu, tức kênh truyền phải thích hợp với mức công suất tín hiệu. - Suy hao thấp (ít xảy ra sự biến đổi sang các dạng năng lượng không mong muốn). - Hỗ trợ băng thông rộng. - Truyền dẫn với tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR cao, công suất nhiễu thấp. - Cung cấp các kết nối linh hoạt. Ngoài những nhân tố này, một giải pháp tốt cho vấn đề last mile phải mang lại cho người dùng: - Khả năng sẵn sàng sử dụng và độ tin cậy cao. - Dung lượng trên một người dùng 1.3.2 Tổ chức mạng MAN thành phố, LAN to LAN trong các tổ chức doanh nghiệp lớn. FSO có thể cung cấp 1 giao diện Ethernet trong môi trường LAN to LAN. Điều này làm giảm bớt vấn đề kinh tế trong việc thiết lập các kết nối, giao diện giữa các khu vực, và việc hổ trợ đơn giản.
- 7 Vì vậy người quản lí mạng có thể xây dựng 1 mạng Fast Ethenet trong khu vực nhà trường, kí túc xá, với các kết nối điểm tới điểm đơn giản, với sự tối thiểu về kinh tế và nguy cơ phá vỡ mạng. 1.3.3 Ứng dụng mạng GSM và 3G Các mạng di động tế bào hiện tại có yêu cầu băng thông tăng trên các cấu trúc được sử dụng để kết nối các trạm thu phát sóng. Đặc biệt các dịch vụ băng rộng của thế hệ mạng 3G làm vấn đề càng thêm cấp thiết. Kích thước của các vùng phủ (cell), đặc biệt trong thành phố đang co lại. FSO cung cấp 1 băng thông lớn, không yêu cầu sự cấp phép nào, cho phép nhà điều hành mạng triển khai mạng nhanh chóng và giá thành thấp. Trong tương lai mạng điện thoại 4G; 4,5G sẽ đưa vào ứng dụng thì mạng quang vô tuyến lại càng quan trọng hơn trong công tác tổ chức mạng thông tin băng thông rộng phục phụ nhu cầu người tiêu dùng 1.3.4 Tổ chức mạng thông tin băng rộng tốc độ cao cho các hoạt động dưới nước Phục vụ cho tàu biển, tàu ngầm, nghiên cứu đại dương, tìm kiếm cứu nạn…Là một nhu cầu công việc rất thiết thực phục phụ tốt cho những hoạt động trên biển kể cả quân sự và dân sự. 1.3.5 Tổ chức mạng thông tin băng rộng cho các vệ tinh vũ trụ. Việc tổ chức mạng thông tin cho các vệ tinh vũ trụ liên lạc với nhau liên lạc với máy bay và liên lạc với các trạm mặt đất là hoàn toàn có thể vì càng cao thì không khí lại có ít thành phần làm cản trở hoặc phản xạ sóng hơn, độ ẩm trong không khí cũng ít hơn chính vì vậy độ suy hao tín hiệu thấp hơn so với tầng không khí gần dưới mặt đất nên cùng một công suất phát thì cự li liên lạc sẻ được xa hơn
- 8 1.4 So sánh ƣu nhƣợc điểm của quang vô tuyến và các hệ thống thông tin khác 1.4.1 Hệ thống thông tin hữu tuyến dùng cáp đồng trục. Ưu điểm của hệ thống thông tin dùng cáp đồng nói chung và cáp đồng trục nói riêng là, hệ thống chắc chắn, truyền tải được tín hiệu trong dải âm tần, chủ động trong thời gian đàm thoại. Nhược điểm là băng thông truyền dẫn thông tin hẹp chỉ trong phạm vi từ 0,3 đến 3,4 kHz là chủ yếu, tín hiệu bị suy hao trên đường truyền rất lớn khoảng 13 đến 20 dB trên 1Km, khoảng cách đặt các trạm lặp rất nhỏ khoảng 1Km/ trạm, độ trể tín hiệu lớn, kinh phí triển khai một mạng thông tin lớn vì dây cáp đồng rất đắt và thời gian triển khai một mạng thông tin rất dài. 1.4.2 CATV (cáp truyền hình) Các chương trình đài FM, Internet tốc độ cao, thoại và các dịch vụ phi hình cũng được cung cấp. Hệ thống truyền hình cáp đã được mở rộng để cung cấp thông tin hai chiều trên đường cáp vật lý sẵn có. Nhưng băng thông cho hướng thông tin từ khách đến mạng và tỉ số S/N đạt được là bị giới hạn nên người dùng gặp khó khăn khi chia sẻ cáp truyền hình với các người dùng khác. 1.4.3 Những hệ thống thông tin vô tuyến . Hệ thống AM thu phát ở tần số sóng dài khoảng 300 - 900 kHz phản xạ qua tầng điện ly nên cự ly liên lạc xa suy hao tín hiệu trong môi trường truyền nhỏ nhưng băng thông rất hẹp chỉ dùng cho phát thanh. Hệ thống thông tin FM hệ thống này có tần số phát cao trong khoảng từ 30 – 300 MHz đây là hệ thống thu phát điểm - điểm tín hiệu được phát thẳng từ anten phát đến anten thu, do tần số thu phát
- 9 cao băng thông rộng nên khả năng mang tin lớn hơn rất nhiều so với hệ thống AM. Nhược điểm là tín hiệu suy hao nhiều trên đường truyền nên cự ly liên lạc gần.. Truyền hình, phát thanh mặt đất hoạt động dải 50 MHz đến 1000 MHz chỉ đáp ứng yêu cầu băng thông cho dịch vụ truyền hình, không thích hợp với việc truyền song công. Truyền tin không dây song công, hệ thống song công dung lượng cao giới hạn ở tần số UHF hoặc siêu cao tần và ở đường truyền điểm - điểm. Hệ thống dung lượng cao hơn như hệ thống di động tế bào thế hệ 3G yêu cầu cơ sở hạ tầng lớn hơn, những địa điểm cell đặt gần nhau, nơi suy hao đường truyền lớn hơn trong không gian tự do, nơi truy cập nhiều hướng từ người dùng. Đặc biệt tốc độ không cao, độ an toàn và phí sử dụng không phù hợp với các khách hàng lớn, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội. Hệ thống vệ tinh có vùng phủ sóng rộng do đó phục vụ được nhiều người dùng cùng chia sẻ thông tin. Nhưng đường truyền vệ tinh địa tĩnh rất dài nên không thích hợp cho những ứng dụng thời gian thực, tín hiệu bị suy giảm nghiêm trọng trừ khi sử dụng anten trạm mặt đất định hướng cao và tiết diện lớn. Vệ tinh phải có dung lượng cao để đảm bảo nhu cầu của nhiều người dùng cùng chia sẻ và mỗi người dùng có anten lớn, với yêu cầu về độ định hướng cao để thu được tín hiệu. Yêu cầu về hệ thống vệ tinh dung lượng cao và truyền tin hai hướng không kinh tế (do chi phí lắp đặt hệ thống vệ tinh). 1.4.4 Hệ thống thông tin cáp quang Cáp quang là phương tiện trội hơn vì cung cấp dung lượng thông tin lớn, độ suy hao tín hiệu nhỏ. Những công nghệ mới FTTx
- 10 (dịch vụ cung cấp cáp quang trực tiếp đến người dùng) và mạng PON (mạng quang thụ động) có khả năng thỏa mãn nhu cầu băng thông rộng nhưng không phố biến cho hầu hết người dùng do chi phí lắp đặt cao và đôi khi không khả thi do địa hình và thời gian thi công mạng tương đối lớn. 1.4.5 Hệ thống thông tin quang vô tuyến Free Space Optics (FSO) là 1 kỹ thuật viễn thông sử dụng phương pháp truyền ánh sáng trong môi trường không gian tự do để truyền dữ liệu giữa 2 điểm. Đó là kỹ thuật truyền băng rộng tầm nhìn thẳng sử dụng tín hiệu được điều chế bằng xung ánh sáng để truyền dữ liệu. Thay vì các xung ánh sáng được truyền trong sợi quang, chúng được truyền trong các luồng áng sáng hẹp xuyên qua không khí. Ưu điểm nổi trội của hệ thống thông tin quang vô tuyến là băng thông cực rộng, dung lượng cực lớn do truyền tải tần số cao hơn nhiều các hệ thống thông tin vô tuyến khác. Băng thông (BW) gấp khoảng 10.000 lần so với thông tin vi ba (khoảng 200THz, tần số vi ba khoảng 20 GHz). Triển khai hệ thống nhanh chính xác giá thành của hệ thống thấp nên giá thành của mỗi cuộc đàm thoại giảm xuống. Băng thông rộng ghép được nhiều kênh đó cũng là một ưu điểm nổi trội. Nhược điểm hệ thống thông tin vô tuyến này là tín hiệu bị suy hao rất lớn trong môi trường truyền có mưa, sương mù, khói bụi… Chính vậy việc dự trữ công suất phát để bù suy hao trong môi trường truyền là vấn đề cần thiết để đảm bảo công suất thu với giá trị BER trong phạm vi cho phép.
- 11 1.4.6 Xác định chất lượng của hệ thống quang vô tuyến Phép đo chủ yếu giá trị của bất kì hệ thống thông tin là nó có thể truyền dữ liệu băng rộng hiệu quả cao qua một tuyến với tỉ lệ lỗi bit BER chấp nhận được hay không, thường là 10-9 hoặc tốt hơn. Thách thức có ý nghĩa nhất đối với những hệ thống quang vô tuyến là sự suy hao do không khí, đặc biệt là sương mù. Trong điều kiện sương mù nhẹ hoặc khói mờ, sự suy giảm chỉ xảy ra ở những bước sóng dài. 1.5 Kết luận chƣơng Với sự phát triển nhanh chóng nhu cầu truy cập băng rộng, sự ra đời các công nghệ băng rộng là cấp thiết hơn bao giờ hết thì các công nghệ hiện tại không đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó công nghệ quang không gian là một giải pháp lý tưởng. Vấn đề lớn nhất là sự ảnh hưởng và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết môi trường. Điều này xuất phát từ đặc trưng hệ thống dùng ánh sáng có bước sóng trong phạm vi suy hao và tán xạ lớn do các hạt lơ lững trong không khí như sương, mưa phùn, hơi ẩm, khói bụi.
- 12 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THU PHÁT QUANG VÔ TUYẾN 2.1 Giới thiệu chƣơng Hệ thống thu phát quang vô tuyến một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mạng thông tin quang vô tuyến. Từ mã hoá tin tức, điều chế tín hiệu, chuyển đổi E/O, khuếch đại quang, Laser phát, Laser thu, chuyển đổi O/E, giải điều chế, kỹ thuật ghép kênh…Tất cả các khối sẽ hợp thành hệ thống thu phát quang Laser việc hiểu rõ về kỹ thuật từng khối, nguyên lý làm việc để từ đó tính toán mức công suất phát, độ nhạy máy thu, tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) sao cho đảm bảo tỷ lệ lỗi bít (BER) trong phạm vi cho phép. 2.2 Phần phát 2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống Kỹ thuật FSO là kết nối mạng vô tuyến dùng ánh sáng thay cho sóng radio, là kết nối quang dựa trên cơ sở Laser mà không dùng sợi quang. Nó dựa trên kết nối giữa các thiết bị quang vô tuyến, mỗi thiết bị bao gồm các bộ thu phát quang để truyền và nhận tín hiệu quang để tạo ra kết nối song công. Tại mỗi điểm kết nối sử dụng một nguồn quang và một thấu kính để truyền ánh sáng xuyên qua không khí tới thấu kính bên thu nhận thông tin. Tại đây, thấu kính được kết nối tới một bộ thu có độ nhạy cao qua sợi quang. Xử lý tín hiệu theo mô hình sơ đồ thu phát quang vô tuyến theo quy trình là. Tín hiệu tin tức cần gửi đi được mã hoá dưới dạng tín hiệu điện sau đó được đưa vào khối chuyển đổi O/E thành tín hiệu quang mang tin, qua khuếch đại quang, đảm bảo công suất phát sau đó đưa tới Laser phát để thực hiện bức xạ tín hiệu quang ra môi
- 13 trường. Phía thu nhận được tín hiệu quang từ phía phát đưa tín hiệu qua khuếch đại quang đủ lớn đưa vào khối chuyển đổi E/O thành tín hiệu điện và xữ lý tin tức trên cơ sở tín hiệu điện. Việc xử lý tín hiệu để có được một hệ thống thu phát quang vô tuyến hoàn thiện còn qua nhiều công đoạn khác nhau như lọc, nén, ghép kênh tín hiệu…ở đây chỉ nêu những bước cơ bản của hệ thống thu phát quang vô tuyến. 2.2.2 Các đặc điểm của bộ phát Thiết bị phát phải có công suất lớn, đảm bảo an toàn với mắt người. Thường sử dụng theo chuẩn phân loại sau: Bảng 2.1 Phân loại độ an toàn laser của bộ phát nguồn 880 nm 1310 nm 1550 nm Nhóm 1 0,5 mW 8,8 mW 10 mW Nhóm 2 13 mW 15 mW 16 mW Nhóm 3A 0,5 – 2,5 mW 8,8 – 45 mW 10 – 50 mW Nhóm 3B 2,5 – 500 mW 45 – 500 mW 50 – 500 mW Các hệ thống hoạt động ngoài trời thường sử dụng các Laser công suất cao trong nhóm 3B để đạt độ dự trữ công suất tốt. Tiêu chuẩn an toàn đề nghị rằng những hệ thống này nên đặt ở nơi mà luồng ánh sáng không bị gián đoạn, hay ảnh hưởng trực tiếp tới mắt người. Bộ phát thường sử dụng laser diode vì nó phổ biến trên thị trường và đáp ứng những bước sóng mong muốn. Có 2 cửa sổ tần số mà thường được dùng trong LASER có bước sóng 780 - 925 nm và 1525 - 1580 nm. Hệ thống FSO phải đạt được các chỉ tiêu sau: - Khả năng hoạt động ở tần số cao
- 14 - Sự điều chế tốc độ cao - Vùng phủ nhỏ và công suất tiêu thụ nhỏ - Có khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt độ lớn mà không giảm hệ suất đáng kể - Thời gian trung bình giữa 2 lần bị sự cố là hơn 10 năm. 2.2.3 Laser Diode bán dẫn LD Cấu tạo của diode laser (LD). Gồm các lớp bán dẫn p và lớp n của miền hoạt tính và lớp hoạt chất. Lớp hoạt chất này là một cặp phiến phẳng - là gương phản xạ được đặt qua vào nhau để phản xạ ánh sáng bức xạ hay còn gọi là hốc cộng hưởng (Fabry-Frot). Nguyên lý hoạt động của LD Khi có một lớp điện áp phân cực được đặt vào lớp tiếp giáp thì các electron sẽ được bơm vào, lớp hoạt chất được kích thích, sau đó tái hợp với các lỗ trống có điện tích dương tại đó, đồng thời sinh ra năng lượng dưới dạng quang và nhiệt. Hốc cộng hưởng (Fabry-Frot) tạo ra sự tương tác giữa photon và electron diễn ra nhiều lần và có thể tạo ra công suất quang lớn. 2.2.4 Điều khiển công suất laser Độ tin cậy của laser là điều đáng quan tâm đối với hệ thống quang không dây. Laser cần có thời gian giữa hai lần sai hỏng là 8 năm hoặc hơn. Hai yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của laser diode bán dẫn là: - Nhiệt độ hoạt động trung bình của diode. - Nhân tố thứ hai là công suất ra trung bình của laser.
- 15 Xét thấy yếu tố nhiệt độ là không thể điều khiển trong hệ thống ngoài trời nên để tăng thời gian sống cho thiết bị phát ta cần điều khiển công suất ra tự động. 2.2.5 Điều chế tín hiệu Trong kỹ thuật quang có những phương pháp điều chế tín hiệu cơ bản như sau. Điều chế khoá dịch biên độ ASK hay điều chế đóng mở OOK, điều chế khoá dịch tần FSK, điều chế khoá dịch pha PSK, điều chế khoá dịch pha vi phân DPSK, điều chế phân cực PoLSK. Trong hệ thống thông tin quang, có hai phương pháp điều chế tín hiệu là điều chế trong và điều chế ngoài. 2.2.6 Nguồn khuếch đại Nguồn khuếch đại, như EDFAs và các bộ khuếch đại bán dẫn SOAs, được sử dụng để nâng công suất của các nguồn Laser công suất thấp. 2.2.7 Hệ thống bám đuổi Trong hệ thống thông tin quang không dây thì cần thiết có hệ thống bám đuổi quang. Nhằm khắc phục ảnh hưởng lệch chùm tia ở phía thu. Các thiết bị có diện tích bề mặt tương đối lớn sẽ dễ dàng định hướng thẳng hàng tới bộ thu quang hệ thống bám đuổi. Đối với những hệ thống quang gắn trên tòa nhà thì băng thông cho hệ thống bám đuổi thấp ,với hệ thống gắn trên tháp hoặc trụ thì băng thông bám đuổi cao hơn để chống lại tác động của gió. 2.3 Phần thu Chức năng chính là biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện, thiết bị thu quang cần phải có độ nhạy cao, đáp ứng nhanh, nhiễu thấp, giá thành hạ và bảo đảm độ tin cậy cao. Trong lĩnh vực thông
- 16 tin quang ta sẽ nghiên cứu vấn đề thu quang theo hiệu ứng quang điện. 2.3.1 Cơ chế thu quang Khi ánh sáng đập vào vùng p sẽ bị hấp thụ trong quá trình lan truyền đến vùng N. Trong quá trình đó, các điện tử và lỗ trống đã được tạo ra và tại vùng nghèo do hấp thụ photon sẽ chuyển động về hai hướng đối ngược nhau dưới tác động của điện trường nên chúng tách rời nhau. Vì không có điện trường ở bên ngoài vùng nghèo nên các điện tử và lỗ trống được tạo ra do hiệu ứng quang điện và sẽ tái hợp trong quá trình chuyển động của chúng. Tuy nhiên, sẽ có một vài điện tử di chuyển vào điện trường trong quá trình chuyển động và có khả năng thâm nhập vào mỗi vùng, do đó có một điện thế sẽ được tạo ra giữa các miền P và N. Nếu hai đầu của miền đó được nối với mạch điện ngoài thì các điện tử và lỗ trống sẽ được tái hợp ở mạch ngoài và sẽ có dòng điện chạy qua. 2.3.2 Thiết bị thu, tách sóng So với thiết bị phát ánh sáng, bộ phận thu có nhiều giới hạn hơn. Hai hệ thống tách sóng thông thường nhất dùng trong phạm vi phổ gần hồng ngoại dựa trên công nghệ silicon hay InGaAs. Giải điều chế bước sóng hồng ngoại 1330 nm sử dụng vật liệu silicon. Giải điều chế bước sóng hồng ngoại 1550 nm sử dụng InGaAs cho việc tách sóng các bước sóng này. Có 2 bộ tách sóng thông dụng PIN silicon (Si-PIN) và APD (Si-APD). Si-PIN với bộ khuếch đại đổi tần tích hợp cũng rất thông dụng. Trong các bộ tách sóng này, thì độ nhạy là 1 hàm của băng thông tín
- 17 hiệu điều chế, và độ nhạy sẽ giảm khi băng thông tách sóng tăng lên. Giá trị độ nhạy thông thường của Si-PIN là khoảng -34 dB ở tốc độ 155 Mbps. Si-APD có độ nhạy cao hơn vì tiến trình khuếch đại (thác lũ) bên trong. Vì vậy bộ tách sóng Si-APD là hữu ích hơn trong FSO. Độ nhạy cho các ứng dụng băng thông rộng, có thể thấp hơn -55 dBm ở tốc độ vài Mbps, -52 dBm ở tốc độ 155 Mbps, -46 dBm ở 622 Mbps. 2.3.3 Độ nhạy quang và Tạp âm của tách sóng quang Độ nhạy quang cho biết khả năng biển đổi công suất quang thành dòng điện. Đối với các bộ tách sóng quang, bộ thu quang cần phải có độ nhạy thu rất cao, điều đó đòi hỏi các photođiôt phải tách được tín hiệu quang rất yếu từ phía đường truyền tới. Để thực hiện thu được các tín hiệu rất yếu này, cần phải tối ưu hoá được bộ tách sóng quang và cả các mạch khuếch đại tín hiệu đi kèm theo đó, điều này cho phép ta nhận được tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR Để đạt được tỷ lệ SNR cao thì phải hội đủ các điều kiện sau: - Sử dụng các bộ tách sóng quang có hiệu suất lượng tử cao nhằm tạo ra công suất tín hiệu lớn. - Phải hạn chế được các tạp âm của bộ tách sóng quang và bộ khuếch đại tín hiệu trong bộ thu quang càng nhiều càng tốt. - Tạp âm của các bộ khuếch đại quang là tạp âm của bộ tiền khuyếch đại và của các bộ khuyếch đại phía sau. Nhưng trong thực tế, phần lớn tạp âm là do các bộ tách sóng và các bộ tiền khuyếch đại quyết định.
- 18 2.3.4 Thiết bị thu phát quang cụ thể Nguyên lý hoạt động Khi phát tín hiệu quang được đưa tới từ cáp quang sau khi đi vào bộ phát, tín hiệu được được đưa tới bộ xử lý dữ liệu dẫn tới bộ nguồn phát laser sau đó tín hiệu quang được đưa tới kính phát và bộ điều chỉnh hội tụ tia sáng và phát ra không gian. Khi thu tín hiệu quang trong không gian được hội tụ và đưa tới bộ xữ lý dữ liệu và đưa tín hiệu quang cần thu vào cáp quang. Bộ định hướng có tác dụng định hướng thẳng hàng giữa máy thu và máy phát mục đích cho tia sáng tập trung năng lượng tốt nhất cho máy thu. 2.3.5 Sự an toàn với mắt người Khi lắp đặt hệ thống thông tin quang vô tuyến, thiết bị phát tạo ra những chùm laser vào những khu vực có người sinh sống nên đảm bảo an toàn cho mắt người trở nên quan trọng. Những hệ thống chúng ta hoạt động ở hai bước sóng 800 nm và 1550 nm. Những chùm laser ở 800 nm nằm gần vùng hồng ngoại, nó vượt qua vùng giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ thành một vết nhỏ trên võng mạc nên võng mạc có thể bị hủy hoại trước khi nạn nhân nhận thức được. Tương phản với trường hợp trên chùm laser 1550 nm bị hấp thụ bởi giác mạc và thủy tinh thể nên nó không hội tụ trên võng mạc. 2.4 Kết luận chƣơng Hệ thống FSO ra đời hoàn toàn dựa trên những luận chứng khoa học như lý thuyết bức xạ ánh sáng. hiệu ứng ánh sáng, truyền đẫn tín hiệu trong không gian, các kỹ thuật điều chế tin tức, giải điều chế tin tức, khuếch đại tín hiệu tất cả các yếu tố này đã tạo nên một mạng thông tin quang vô tuyến băng thông rộng phục vụ cho nhu cầu
- 19 sử dụng thông tin của người tiêu dùng. Laser phát được dùng thông dụng như laser điode LD nhưng do đặc điểm đường truyền có suy hao lớn nên công suất phát của các loại laser này thường lớn hơn, chính vậy nhiệt độ của laser tăng cao nên tuổi thọ của laser giảm xuống so với các laser dùng trong thông tin sợi quang. Các bộ khuếch đại quang trong FSO có cấu trúc đặc biệt hơn so với trong thông tin sợi quang. Hệ thống bám đuổi trong mạng FSO là một khâu quan trọng nhằm giữ được mạng thông tin thông suốt vì nó có tác dụng tự động điều chỉnh sự định hướng của tia sáng giữa phát và thu sao cho năng lượng tập trung tại điểm thu lớn nhất. Do các yếu tố an toàn về mắt người và sự lựa chọn cửa sổ tần số tối ưu nên ta thường chọn ánh sáng có bước sóng trong dải 780 - 1560 nm Vấn đề nhiễu trong đường truyền FSO cũng phải tính đến, nếu trong quá trình thu phát mà thời tiết có nhiều thay đổi như giông tố, sấm sét thì tỉ lệ lỗi bít BER sẻ lớn hơn 10-12 chính vì vậy khi thực hiện thu phát cần sử dụng các bảng mã có sửa sai lớn và ở phần thu cần có những bộ lọc tích cực nhằm đảm bảo độ chọn lọc của tín hiệu.
- 20 CHƢƠNG 3: SUY HAO TÍN HIỆU TRONG MÔI TRƢỜNG TRUYỀN SÓNG 3.1 Giới thiệu chƣơng Việc tính toán suy hao tín hiệu trên đường truyền, cự ly liên lạc để từ đó tính toán công suất dự trữ, kinh phí xây dựng, tỷ lệ lổi bít BER trong điều kiện thời tiết cụ thể là điều bắt buộc đối với nhà thiết kế một mạng thông tin quang vô tuyến. Chương này nêu đặc điểm đường truyền tín hiệu quang vô tuyến, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tuyến quang vô tuyến, đánh giá điều kiện thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng tới đường truyền của tuyến quang vô tuyến. 3.2 Đặc điểm đƣờng truyền tín hiệu quang vô tuyến 3.2.1 Truyền ánh sáng Tuyến FSO bao hàm sự truyền, hấp thụ và tán xạ ánh sáng bởi khí quyển trái đất. Điều này dẫn đến sự biến mất của các photon truyền tới, suy hao tín hiệu và làm tăng nhiệt độ xung quanh. Có những vùng bước sóng mà sự truyền gần như trong suốt (không có hấp thụ) gọi là cửa sổ tần số. Tán xạ môi trường không khí là kết quả tương tác 1 phần ánh sáng và các phần tử (bụi, các dạng hạt nước trong không khí) trong môi trường truyền sóng. Nó chỉ thay đổi hướng bức xạ của thành phần tương tác mà không có thay đổi bước sóng. Tán xạ xảy ra khi kích thước của các hạt trong không khí có kích thước tương đương với bước sóng của ánh sáng được truyền. Trong điều kiện thực tế thì chủ yếu tạo ra do sương mù, mưa phùn. Dưới sự ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ bên trong môi trường truyền, sự phân bố ngẫu nhiên của các lớp không khí tạo ra các hệ số khúc xạ khác nhau là nguyên nhân sinh ra sự tán xạ, đa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống website bán hàng qua mạng
25 p | 456 | 70
-
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu chương trình virus tin học và chương trình diệt virus - ĐHDL Đông Đô
18 p | 368 | 69
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng game cờ tướng
20 p | 313 | 59
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý khách sạn Sao Minh
15 p | 235 | 33
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng website quản lý trại nuôi gà bằng PHP
10 p | 135 | 24
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Trò chơi trắc nghiệm, trau dồi kiến thức trên Android
21 p | 133 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
26 p | 91 | 13
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống điều phối taxi trên iOS
10 p | 105 | 12
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Website quản lý thƣ viện và hiệu quả đọc sách cho học sinh trƣờng THPT Phan Châu Trinh
27 p | 142 | 12
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng game “Điểm kết thúc của hành tinh khỉ” trên WindowsPhone
17 p | 86 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum
26 p | 65 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 46 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 79 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nông nghiệp huyện Đắc Chưng tỉnh Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 49 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 54 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng
27 p | 33 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp huyện Đắc Chưng tỉnh Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
26 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn