Luận văn: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
lượt xem 66
download
1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “…đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. 1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, quá trình,…là kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải có những phương tiện hỗ trợ như: hình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc THÁI NGUYÊN – 2009
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ ph-¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc M· sè: 60.14.10 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. DƯƠNG TIẾN SỸ THÁI NGUYÊN - 2009
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ ph-¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc M· sè: 60.15.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN - 2009
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: TS. Dương Tiến Sỹ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy thuộc khoa Sinh – KTNN, khoa sau đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầ y cô giáo tổ sinh vật các trường: THPT Chu Văn An - Văn Yên – Yên Bái; THPT Nguyễn Lương Bằng - Văn Yên – Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Dương Thanh Tú Thái Nguyên 07. 2009
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận.………………………………………………………………...........6 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan…………………………………………………..6 1.1.2. Quá trình truyền thông...................................... ........................................ ...........8 1.1.3. Quá trình dạy học………………………………………………………………13 1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH…………………………………….............28 1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trƣờng THPT hiện nay………………...35 1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực…………………………………....35 1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩ a DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet...................................................................... ..............36 1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học……………………...37 Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƢỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN 2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT......................39 2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT................................................................................................. ..........................48 2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp……………..................................69 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………………....80 3.2. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………....80 3.3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………………..80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận……………………………………….……………………………..……..89 2. Đề nghị……………………………………………………………………………..90 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......91 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CÁC CHỮ VIẾT TẮT XIN ĐỌC LÀ : Công nghệ thông tin CNTT ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên : Học sinh HS NC : Nâng cao : Phần mềm công cụ PMCC : Phần mềm dạy học PMDH : Phương pháp dạy học PPDH : Phương tiện dạy học PTDH PTĐTT : Phương tiện đa truyền thông : Phương tiện trực quan PTTQ : Phổ thông trung học PTTH : Phiếu học tập PHT : Quá trình dạy học QTDH : Quá trình truyền thông QTTT SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên : Sinh học 12 nâng cao SH 12 NC : Sinh thái học STH TH TTĐPT : Tích hợp truyền thông đa phương tiện : Thực nghiệm TN
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “…đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. 1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, quá trình,…là kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim,… 1.3. Do SGV có những tồn tại: SGV chỉ nêu một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh có trong SGK; mô hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối thiểu của Bộ GD & ĐT. Yếu tố phương pháp trong SGV rất mờ nhạt; chỉ gợi ý về PPDH mà không làm sáng tỏ tiến trình thực hiện PP đó như thế nào, đặc biệt ở những nội dung khó trong SGK. 1.4. Do sự phát triển những ứng dụng của CNTT trong dạy học, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở một số nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… đã nghiên cứu và đang sử dụng nhiều phần mềm dạy học ở trường phổ thông. Ở nước ta cũng có một vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi ở trường phổ thông. 1.5. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. 1.6. Căn cứ vào nguyên tắc khi vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH. PTDH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những PTDH kĩ thuật số. Giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại… mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn,… trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng bài mà học tích cực bằng hành động của chính mình. 1.7. Sự phát triển các loại phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học sẽ góp phần đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho việc cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc b iệt là PTDH kĩ thuật số. 1.8. Chương trình Sinh học lớp 12 NC mới được chính thức triển khai đại trà từ năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần STH là kiến thức trừu tượng gây khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó, cần có những nghiên cứu về giảng dạy phần STH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”. 2. Mục đích nghiên cứu Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT 3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo hướng TH TTĐPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu đồng thời 2 quá trình: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa - 2 quá trình này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo hướng TH TTĐPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nghiên cứu, xác định vị trí vai trò của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số) - trong lý luận dạy học nói chung và trong dạy học STH nói riêng. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. Điều tra cơ bản bằng phiếu trắc nghiệm về các nội dung sau: Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực. - Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, - radio, máy chiếu, mạng internet... Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học. - 5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng THTTĐPT. 5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT. 5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) hình thành bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT. 5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử. 5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của đề tài. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật - của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần STH 12 NC làm cơ sở cho việc - sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6.2. Phƣơng pháp chuyên gia Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài. 6.3. Phƣơng pháp điều tra cơ bản Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực. - Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa - DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet... Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học. - 6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng. - Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc - xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng TH TTĐPT. 6.5. Phƣơng pháp thống kê toán học Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất. 7. Những đóng góp mới của luận văn 7.1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và vận dụng vào dạy học phần STH lớp 12 THPT. 7.2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây dựng bài giảng điện tử phần STH. 7.3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 theo hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kênh hình “tĩnh” của SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV. 7.4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử. 7.5. Xác định được quy trình sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy phần STH lớp 12 ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trường THPT. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Kết luận và đề nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm phƣơng tiện: Có rất nhiều định nghĩa về phương tiện. Mỗi định nghĩa có một cách tiếp cận khác nhau. Trong số các định nghĩa đó, có một định nghĩa của Lotslinbo được chúng tôi cho là phù hợp nhất: “ Phương tiện là những đối tượng vật chất hoặc phi vật chất được sử dụng để thực hiện những hoạt động có mục đích.” [24] Ví dụ: Xe đạp là phương tiện giúp người di chuyển. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Chữ viết là phương tiện để lưu giữ và truyền đạt thông tin. - Khái niệm đa phƣơng tiện (Multimedia): Đa phương tiện là một thuật ngữ gắn với CNTT, có thể hiểu “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả hình tĩnh, hình động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích giới thiệu thông tin đến người nghe”. Nói gọn hơn, có thể hiểu: Multimedia = Digital text + Audio & visual media + Hyperlink [10] - Khái niệm phƣơng tiện dạy học: PTDH là tổ hợp cơ sở vật chất kỹ thuật trường học bao gồm: thiết bị kỹ thuật đóng vai trò “truyền tin”. Ví dụ: máy chiếu phim, đèn chiếu, máy ghi âm...) và các phương tiện DH đóng vai trò “giá thông tin”. Ví dụ: phim xinê, phim đèn chiếu, băng ghi âm... được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp GV hay HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục hay giáo dưỡng ở các cấp học, các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được các yêu cầu của chương trình giảng dạy”. - Khái niệm phƣơng tiện trực quan: Theo GS.TS Đinh Quang Báo: “PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan” [1, tr.68]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PTTQ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động ở tất cả các khâu của QTDH. Nếu sử dụng PTDH một cách lôgic, hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. - Thế nào là tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy học: Tích hợp truyền thông đa phương tiện chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện ( kênh) truyền tải thông tin khác nhau. Quá trình dạy học tích hợp truyền thông đa phương tiện tức là: Quá trình dạy học có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải nội dung nhằm tác động đồng thời vào các giác quan của người học. Nếu quá trình dạy học chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì người học sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán điều đó ắt sẽ dẫn đến kết quả QTDH không cao. Khi sử dụng tích hợp đa phương tiện trong quá trình dạy học sẽ đưa đến một kết quả là từ một nội dung, người học được tiếp nhận cùng một lúc nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) và mỗi kênh đó tác động vào một giác quan của người học. Điều này đã làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học trở nên nhanh và hiệu quả hơn. - Vai trò của đa phƣơng tiện trong dạy học [24],[25] Thật vậy kỹ thuật siêu liên kết (hyperlink) của CNTT đã giúp kết nối mau lẹ nhiều cơ sở dữ liệu gồm mọi loại văn bản, đồ hoạ, âm thanh trở thành nguồn tư liệu đa năng và phong phú, và tăng tốc độ tương tác giữa người sử dụng và nguồn tư liệu. Khi ngồi trước một máy tính có nối mạng là bạn được ngồi trước một kho dữ liệu vô tận, bao gồm các cơ sở dữ liệu ghi trên máy tính và các đĩa CD, DVD kèm theo, và vô vàn các trang Web liên quan trên toàn thế giới, mà mọi cơ sở dữ liệu đó được kết nối rất nhanh chóng khi tìm kiếm bằng công cụ siêu liên kết. Rõ ràng nếu hiểu „‟đa phương tiện‟‟ theo cách như trên chúng ta mới thấy hết quy mô và sức mạnh diệu kỳ của nó. - Với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT và vi điện tử, các công cụ lưu trữ thông tin ngày càng có sức chứa lớn, chẳng hạn một CD-ROM thông thường có dung lượng 700MB, có thể chứa được cỡ 250.000 trang văn bản, cho phép ghi các hình ảnh động có màu sắc kèm âm thanh, các đĩa DVD còn có sức chứa lớn hơn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- các thanh từ, thẻ từ, ổ đĩa cứng tí hon cơ động, ổ cắm cơ động USB có thể chứa hàng trăm MB, cho phép ghi một khối lượng lớn dữ liệu và hình ảnh chất lượng cao. Kèm với công cụ lưu trữ thông tin, công cụ thu nhận và sao chép thông tin tiện lợi tạo điều kiện để ghi sao và chế tạo các dĩa CD, DVD đa phương tiện. Đó là các máy ảnh digital, các ổ đĩa cho phép ghi CD- ROM với giá không quá cao, và các đĩa CD trắng rất rẻ (giá khoảng 3000- 10.000) - Các đĩa CD, DVD chứa Multimedia là các công cụ rất quan trọng hỗ trợ giảng dạy và học tập. Nhờ đó người ta có thể soạn thảo các từ điển bách khoa chứa rất nhiều thông tin văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hình ảnh động có âm thanh…. thuận tiện cho việc tra cứu. Một trong những từ điển bách khoa thông dụng trên CD là từ điển ENCARTA của hãng Microsoft chứa trên một đĩa DVD hoặc 6 đĩa CD (version 2007), một kho dữ liệu lớn phục vụ học tập và giảng dạy. ENCARTA có cơ sở dữ liệu đồ sộ trên đĩa CD tại chỗ, đồng thời có các danh mục URL (địa chỉ Internet- Uniform Resouree- Locator) rất phong phú liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm, các địa chỉ này được cập nhật thường xuyên qua Internet. Do tính phong phú và cơ động của các CD, DVD chứa Multimedia, đây có thể là phương tiện thuộc công nghệ mới hỗ trợ dạy và học linh động nhất, có hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, khi phương tiện Internet chưa phổ cập. 1.1.2. Quá trình truyền thông 1.1.2.1. Khái niệm quá trình truyền thông Truyền thông tồn tại từ khi có con người, nhưng chỉ gần đây mới được nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu truyền thông. Truyền thông được nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý, việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các phương th ức hành vi trong xã hội. QTTT là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin từ người truyền tin đến người nhận tin. QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông báo. M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thông như là phương tiện của tương tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên kia là định hướng xã hội. Người ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có cấu trúc một chiều, truyền thông như là truyền dẫn, như là hành động kích thích phản ứng, loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông như là thông hiểu, như là trao đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây, vấn đề tương tác rất được coi trọng. Người ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội được hình thành và phát triển. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn liên tiếp được cải biến và phân hóa. Sự phát triển của xã hội học cho thấy, ngay từ đầu, hiện tượng truyền thông đã ở vị trí trung tâm. Nó được xem là khái niệm cơ bản của xã hội học. Người ta nhận rõ ý nghĩa quan trọng của truyền thông đối với quá trình xã hội hóa con người cũng như việc hình thành và phát triển các cộng đồng người. Đặc biệt, ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội, nó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tổ chức, quản lý xã hội. Tâm lý học giải thích rằng người ta hành động theo cách người ta suy nghĩ. Người ta suy nghĩ trên cơ sở thông tin người ta tiếp nhận được. Không có hoạt động truyền thông hoặc truyền thông không đầy đủ thì không thể có suy nghĩ đúng và do đó cũng không có hành động đúng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo chỉ dẫn của M.Weber, người ta thấy rõ ràng là hành động xã hội theo các giá trị và chuẩn mực xã hội được truyền bá trong QTTT, được thực hiện từ sự thấu hiểu của các cá nhân, các cộng đồng người. Vì thế, truyền thông được coi là cái tạo nên khuôn mẫu hành động. Nguyên lý đó có khả năng ứng dụng rất lớn, một trong những ứng dụng đó là được sử dụng vào trong QTDH. Trong giáo dục người ta thường dùng thuật ngữ truyền thông giao tiếp. Ở mức đơn giản có thể hiểu truyền thông giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau, và thường dẫn đến hành động. Ở mức phức tạp hơn, truyền thông giao tiếp (truyền thông), là một tiến trình mang tính chọn lọc, hệ thống và duy nhất mà trong đó con người tương tác với nhau thông qua việc sử dụng các ký hiệu nhằ m tạo ra, giải thích và chia sẻ các ý nghĩa. 1.1.2.2. Một số mô hình truyền thông - Mô hình tâm lí: Mô hình tâm lí của sự truyền thông chú ý đến tính hiệu quả của thông điệp cả ở nguồn tin lẫn nơi nhận tin, trong đó người ta quan tâm đặc biệt đến hiệu quả ở nơi người nhận. Khi truyền đi một thông điệp, người ta cần biết cái gì đã xảy ra tại nơi nhận thông điệp đó. Và chỉ có thể biết rằng thông điệp đã phát đi có một hiệu quả nào đó thông qua các hành động hay cách ứng sử của người nhận [10]. Mô hình tâm lí của Harold D. Lasswell, giáo sư trường Đại học Yale Hoa Kì (1948). Mô hình được thể hiện dưới bảng 1.1. Với phƣơng Với tác Câu hỏi tiện gì? động gì? Ai ? Nói gì? Cho ai? Yếu tố Người Phương tiện Người thu Tác động Thông điệp phát Kiểm tra Nội dung Phương tiện Người nghe Hiệu quả Phân tích Bảng 1.1. Mô hình truyền thông Lasswell. Ai? Là nguồn tin do một hay nhiều người phát. Nói gì? Là thông điệp, nó là một khái niệm rất rộng có quan hệ với toàn bộ nội dung đã được phát đi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Với phương tiện gì? Đây là vấn đề có quan hệ với sự truyền thông điệp. Yếu tố này dẫn đến sự khảo sát phương tiện và ngôn ngữ bao gồ m khái niệm “lập mã” và “giải mã” của phương tiện. Cho ai? Là nơi nhận thông điệp, có thể có một hay nhiều người nhận. Với tác động gì? Trình bày ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tới người nhận, đây là yếu tố tâm lí của sự truyền thông, nói lên tính hiệu quả của sự truyền thông. - Mô hình công nghệ: Mô hình của Shannon-Weaver (1949) trường Đại học lllinois Press. Một thông điệp được tạo ra từ một nguồn và được truyền đến người thu tại địa điểm nhận thông qua một số phương tiện. Ngoài thông điệp chín h (tín hiệu cần truyền), nhiều thông điệp ngoại lai và nhiễu cũng được truyền đi và thu lại nơi nhận, người ta gọi chúng là tiếng ồn trong hệ thống truyền thông. Mục tiêu của sự truyền thông có hiệu quả là đảm bảo cho “tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn” đạt mức lớn nhất để người thu nhân được tín hiệu chính một cách tập chung không bị phân tán bởi tiếng ồn và làm cho tiếng ồn giảm tối thiểu. [24] Nguồn Người Người Nơi Tín hiệu nhận tin phát thu Tín hiệu thu được Thông điệp Thông điệp Tiếng ồn hiệu Tiếng QTTT (Shannon- Weaver) Sơ đồ 1.2. Mô hình công nghệ của ồn Theo “Lí thuyết toán học của sựThông thông” của Shannon-Weaver thì mô truyền điệp hình công nghệ gồm: Tín hiệu a) Nguồn tin: tạo ra thông điệp hay một dãy thông điệp. thu được b) Người phát: mã hóa thông điệp thành tín hiệu để có thể truyền đi trên kênh Nơi thông tin. nhận c) Kênh: theo quan điểm kĩ thuật, làười Ng phương tiện truyền tín hiệu đi xa. thu Tín hiệu hông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn điệp Người phát
- d) Tiếng ồn: là tất cả các thông điệp ngoại lai và nhiễu có thể chuyển thành tín hiệu và được truyền đi trong kênh truyền thông. e) Người thu: đóng vai trò quan trọng như người phát nhưng theo chiều ngược lại và giải mã thông điệp. Hay nói cách khác, người thu nhận tín hiệu từ người phát, giữ lại và chuyển thành thông điệp để hiểu, thông thường có dạng giống như nguyên mẫu. f) Nơi nhận: là nơi thông điệp được thu và giải mã. Mô hình công nghệ của truyền thông giống như kĩ thuật truyền tin trong điện thoại. - Mô hình tâm lí của Berlo (1960) [23]: Mô hình này chỉ rõ những yếu tố của quá trình và quan hệ tương hỗ giữa các quá trình đó. Đây là mô hình được dùng nhiều trong công nghệ dạy học (Berlo gọi tắt là Mô hình S - M - C - R, lấy các chữ đầu của các từ tiếng Anh Source - Nguồn, Message - Thông điệp, Channel - Kênh, Receiver - Người nhận). Nguồn phát/Ngƣời phát Thông điệp Nơi nhận/Ngƣời nhận Kênh (Thầy) (Nội dung học) (Trò) Kĩ năng truyền thông Nội dung Kĩ năng truyền thông Nhìn Thái độ Yếu tố Thái độ Nghe Kiến thức Cách xử lí Sờ Kiến thức Địa vị xã hội Cấu trúc Ngửi Địa vị xã hội Trình độ, văn hóa Nếm Trình độ, văn hóa Mã hóa Bảng 1.2. Các yếu tố của mô hình truyền thông Berlo. Theo mô hình ở bảng 1.2 thì trong QTDH: Nguồn phát là thầy giáo, còn nơi nhận là HS. Cả GV và HS đều có các đặc điểm ảnh hưởng đến việc phát và nhận thông điệp như: Kĩ năng truyền thông, thái độ, kiến thức, địa vị xã hội, trình độ văn hóa. Mỗi thông điệp đều có một nội dung, yếu tố, cách sử lí, cấu trúc và cách mã hóa riêng. Còn trong dạy học, kênh truyền thông gồm 5 giác quan: Nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.1.3. Quá trình dạy học 1.1.3.1. Khái niệm quá trình dạy học QTDH theo nghĩa rộng nhằm hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư phạm. QTDH là một quá trình tổng thể, toàn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động…[25] Hiện nay, các nhà lý luận dạy học ở Việt Nam cũng như thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và học. Chẳng hạn, các nước sử dụng tiếng Anh khi nghiên cứu QTDH thường xem xét hai phạm trù độc lập: dạy và học (teaching and learning). Theo đó, với hoạt động dạy có phương pháp dạy của GV, với hoạt động học có phương pháp học của mỗi cá nhân. Qua đó ta có thể đưa ra một số định nghĩa cho QTDH: QTDH là một QTTT bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp. Sự tương tác giữa người học và các thông tin. Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thông điệp được truyền đi. Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học. Các phản hồi từ người dạy đến người học về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác. QTDH là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy - học. QTDH còn được hiểu là hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi các yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu; phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức, ph ương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Các yếu tố này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và được mô tả như sơ đồ 1.5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Xây dựng và sử dụng tình huống sư phạm để dạy học phần Lý luận giáo dục cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm
218 p | 319 | 103
-
Luận văn Thạc Sĩ: Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học phần kiến thức phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình Hình học nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông - Nguyễn Thị Thanh Tuyên
108 p | 222 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
150 p | 162 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học hữu cơ lớp 12 trung học phổ thông dùng cho học sinh khá giỏi
219 p | 149 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Phi kim lớp 10 trung học phổ thông
179 p | 122 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học phần Kim loại lớp 12 trung học phổ thông chương trình Nâng cao
169 p | 101 | 20
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong quá trình hội nhập
88 p | 104 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học phần Hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực
175 p | 114 | 17
-
Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty Cổ phần Hương Sen _5
13 p | 81 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT thông qua việc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học phần
136 p | 13 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
250 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng video đo trực tiếp trong dạy học “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
108 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật Lý: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Các định luật bảo toàn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh giỏi Vật lí
91 p | 50 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrô cacbon để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
148 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống thông qua dạy học Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
109 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục theo định hướng ứng dụng: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Nitơ - photpho nhằm nâng cao năng lực tư duy cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông
182 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục theo định hướng ứng dụng: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông
166 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Nitơ - Photpho nhằm nâng cao năng lực tư duy cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông
162 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn