Luật và chính sách môi trường
lượt xem 297
download
Đánh giá tác động môi trường chính ở việt nam, những thuận lợi khó khăn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật và chính sách môi trường
- Luật và Chính sách Môi trường “Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam những khó khăn thách thức” Mục lục 1.Giới thiệ u ........................................................ 1 1.1 Mở đầ u ........................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứ u ........................................... 3 1.3. Nội dung nghiên cứ u ........................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................ 3 2. Cơ sơ lý thuyết ................................................. 4 2.1. Lịch sử quá trình hình thành hệ thống phát luật liên quan đến TM của Việt Nam Đ .................................................. 4 2.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề Đánh giá tác động môi trường có hiệu lực hiện hành. ................................ 4 2.3. Các lực lượng thực thi đánh giá tác động môi trường ........... 5 3. Chính sách được đánh giá Tác động môi trường .................... 6 3.1.Mục tiêu chính sách ............................................ 6 3.2 Một số nhận định về kết quả thực hiệ n .......................... 7 4. Những đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách ... 7 4.1. Đánh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức . 7 4.2. Sự quan tâm và nguồn kinh phí thực hiện. ...................... 9 4.3. Công tác giám sát sau đánh giá tác động môi trường và các văn ản luật liên quan. b ................................................ 9 4.4. Vai trò của Cộng đồng người dân trong các đánh giá ĐTM. ...... 10 5. Kết luận – một số đề xuấ t ....................................... 10 5.1. Kết luậ n ..................................................... 10 5.2. Một số đề xuất .............................................. 11 Tài liệu tham khả o ................................................ 11 1. Giới thiệu 1.1 Mở đầu Việt nam có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Hiện nay với nhữn thành tựa mà chúng đất nước chúng ta đã đạt được trên các mặt kinh tế, xã hội. Có lẽ điều này rất ít người không biết đến. Song mặt trái của quá trình phát triển sẽ không dễ dàng nhận ra bởi những hậu quả của nó có thể không tạo ra hiệu ứng tức thời với tới Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường môi trường sống của chúng ta. Cùng với việc xây dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những tác động thúc đẫy phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường sinh thái, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, những vấn đề này có thể không được nhận ra hoặc nhận ra nhưng chúng ta chấp nhận đánh đổi để phát triển. Vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển chính là sự bền vững của các chương trình, dự án đó. Chính những vấn đề này đã đưa việc đánh giá tác động môi trường trở nên hết sức quan trọng. Trên Thế giới vấn đề này đã thành một phần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành các chương trình – dự án, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sau một thời gian dài phát triển và đạt được những thành quả quan trọng thì họ đã nhận ra được cái giá phải trả cho sự phát triển không bền vững. Nên đánh giá tác động môi trường là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện các dự án. Ở Việt nam chúng ta một nước có thể nói là có một thời gian dài chìm trong chiến tranh, khi hòa bình lập lại nhu cầu xây dựng đất nước phát triển nhanh mạnh là một nhu cầu cấp thiết và mang tính sống còn của nền độc lập dân tộc. Do đó có một thời gian dài chúng ta phát triển nhưng không quan tâm đến tác lại của quá trình phát triển; ví dụ như nhưng năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ trước chúng ta đã thành lập hàng loạt các Lâm Trường khai thác gỗ, việc khai thác gỗ được giao chỉ tiêu, những đơn vị nào phá được nhiều rừng thì nhận được sự khen thưởng (huân huy chương các loại). Đây không phải là chúng ta phán xét lại lịch sử song, chính vấn đề này là một việc làm không có sự tính toán đánh giá đến các tác động tại hại khi những cánh rừng bị chặt hạ….; một ví dụ khác nữa chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra chính là các chương trình khai thác tài nguyên thô xuất khẩu cũng là một vấn đề nỗi cộm cần phải có sự nhìn nhận và điều chỉnh lại. Vấn đề Đánh giá tác động môi trường đã bắt đầu quan tâm, từ những năm đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Song chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức, thậm chí bị coi nhẹ bỏ qua. Bắt đầu từ năm 1993 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được ra đời và trong văn bản luật đã có nhưng yêu cầu về việc đánh giá tác động môi trường các dự án. Nhưng để thực sự vấn đề này thực sự nhận được sự quan tâm từ khi luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã có những ý tưởng thực sự rõ ràng và hướng dẫn yêu cầu cụ thể. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường, xã hội của các dự án, hoạt động phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình quyết định đầu tư và phê duyệt dự án. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam từ Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường năm 1993 và cụ thể hơn trong luật môi trường năm 2005. Với 16 năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM; nhờ ĐTM nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại. Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc thực thi theo quy định pháp luật. Nhìn chung, ĐTM vẫn bị hành xử như một thủ tục nhằm hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Bản thân quy định luật pháp hiện hành về ĐTM cũng thực sự chặt chẽ. Nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội đã xảy ra do các yêu cầu về ĐTM bị làm ngơ hoặc không được thực hiện nghiêm chỉnh. Vấn đề này đang trở thành một chủ đề nóng, chủ đề tranh luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo quần chúng nhân dân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trong khuôn khổ một tiểu luận nghiên cứa về “Luật và chính sách môi trường” với mục tiêu tìm hiểu hiệu quả và các một số tồn tại trong việc thực hiện Đánh giá tác động ĐTM, với những vấn đề được phân tích từ đó có một số đề xuất mang tính tham khảo nhằm khắc phục nhược điểm. 1.3. Nội dung nghiên cứu • Từ các chính sách về luật chính sách môi trường liên quan đến vấn đề đánh giá tác động môi trường. • Các vấn đề đang được quan tâm của dư luận ở thời điểm hiện tại, từ việc thực hiện các đánh giá môi trường, đến các vần đề phát sinh sau khi thực hiện các dự án. 1.4. Phương pháp nghiên cứu • Sử dụng phương pháp sưu tầm và thu thập số liệu • Phương pháp tổng kết kinh nghiệm • Phương pháp phân tích điểm yếu điểm mạnh (SWOT). Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường 2. Cơ sơ lý thuyết 2.1. Lịch sử quá trình hình thành hệ thống phát luật liên quan đến ĐTM của Việt Nam Ở Việt Nam lần đầu tiên quy trình ĐTM được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993, và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động dưới dạng "kiểm toán môi trường". Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29/11/2005 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM sơ bộ được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2005, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xoá bỏ. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2005 được ban hành là giai đoạn "vừa làm - vừa học - vừa rút kinh nghiệm" của Việt Nam (1). Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định "ĐTM bổ sung" là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. 2.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề Đánh giá tác động môi trường có hiệu lực hiện hành. 1. Luật bảo vệ môi trường, được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chương 3 Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường 2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Hướng dẫn chi tiết và thi hành luật bảo vệ môi trường năm 2005. Trong nghị định này có danh mục các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và danh mục các dự án liên ngành liên tỉnh do bộ tài nguyên và môi trường thẩm định. 3. Nghị định 21/2008/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung 1 số điều của quy định 80/2006/NĐ- CP về quy định chi tiết và thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường năm 2005. Danh mục các dự án phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (162 dự án). 4. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2006 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 5. Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 8/12/2008 hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 6. Thông tư 276TT/MTg – BKHCN MT ngày 26/11/1997. Hướng dẫn kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở kinh doanh sau khi có phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động. 7. Thông tư 14220 TT/ mtg-bkhcn mt ngày 26/11/1994. Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ quan đang hoạt động. 8. Quyết định 13/2005/QĐ –BTNMT ngày 2 tháng 12 năm 2005. Về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ thẩm định tác động môi trường. 9. Quyết định 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006. Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường. 2.3. Các lực lượng thực thi đánh giá tác động môi trường Hiện nay do nhu cầu của công việc nên số lượng những người tham gia lập báo cáo ĐTM đã tăng nhanh một cách tự phát, đáp ứng nhu cầu “thị trường” trong bối cảnh các hoạt động đầu tư nở rộ trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên gia, tổ chức và dịch vụ tư vấn ĐTM trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng tiếp cận. Gần 10 năm trước, hầu hết các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam đều phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện báo cáo ĐTM. Đến thời điểm hiện nay, rất nhiều cơ quan trong nước đã có thể Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường đảm nhiệm được vai trò này và đưa ra nhiều báo cáo có chất lượng tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực đảm bảo thực hiện ĐTM của lực lượng này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có chế tài pháp lý nào ràng buộc. Theo kết quả tại hội thảo về ĐTM ở Việt Nam do Trung tâm Thiên nhiên và con người tổ chức, về việc này, theo giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, đã từng đề nghị "cần có một chứng chỉ bắt buộc đối với những cán bộ thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam". Cán bộ thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM ở cấp trung ương thuộc Vụ Thẩm định (Bộ Tài nguyên - Môi trường; nay trực thuộc Tổng Cục Môi trường, Bộ TN-MT) và Bộ trưởng Bộ TN-MT chịu trách nhiệm phê duyệt. Ở cấp địa phương, Phòng Thẩm định thuộc Sở TN-MT và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM. Từ năm 1994 đến năm 2004, hơn 800 báo cáo ĐTM của các dự án và cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp trung ương; gần 26.000 báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn Môi trường đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp địa phương. Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực thẩm định báo cáo ĐTM đã được nâng cao đáng kể do có nhiều cán bộ được đào tạo, tập huấn ở trong nước và nước ngoài cũng như khả năng "học thông qua hành" từ thực tiễn công việc. Đến nay, lực lượng cán bộ này đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM theo mức độ được phân cấp. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ thẩm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Điều này, chúng ta có thể thấy là cần có một hệ thống quy chuẩn và có thể nên thành tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực, cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá ĐTM của các địa phương. Để hạn chế các sai sót trong công tác đánh giá tác động môi trường. 3. Chính sách được đánh giá Tác động môi trường 3.1.Mục tiêu chính sách + Khái quát được quy mô đặc điểm của các chương trình dự án có liên quan đến môi trường. + Dự báo được các tác động tốt - xấu đối với môi trường có thể xảy ra khu thực hiện dự án. + Đề ra các phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường 3.2 Một số nhận định về kết quả thực hiện • Một số đánh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức, chưa phản ánh được thực chất vấn đề. • Sự quan tâm và nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chương trình đánh giá tác động môi trường chưa lớn. • Công việc giám sát sau đánh giá thực thi sau khi các dự án đã được phê duyệt còn ít được quan tâm. Hệ thống pháp lý chưa thực sự đồng bộ • Tiếng nói của dư luận còn còn thiếu trọng lượng 4. Những đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách Với mục tiêu và vai trò của công tác đánh giá tác động môi trường là hết sức quan trọng. Nó sẽ quyết định độ chính xác của một chương trình – dự án phù hợp với các tiêu chí đề ra trong định hướng phát triển của đất nước nhằm phát triển bền vững. Song thực tế hiện nay ĐTM còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại nhằm để ĐTM ngày càng có giá trị đúng nghĩa. 4.1. Đánh giá tác động môi trường hiện nay còn mang tính hình thức Như chúng ta biết bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ các nhà quản lý và chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác này. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị để thực hiện dự án (vé qua cửa). Nhiều người còn “đổ lỗi” cho ĐTM như một lực cản của hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. Ví dụ: Phong trào cấp phép ồ ạt cho các dự án xây dựng sân golf ở Việt Nam trong những năm qua là một minh chứng điển hình. Bên cạnh đó còn nhiều ví dụ khác không kém phần nóng như; việc cấp phép xây dựng các tòa nhà Chung cư hay các dự án khu nghỉ dưỡng, các dự án công nghiêp, khu chế xuất cũng có nhiều dự án lâm vào cảnh tương tự, để xẩy ra tình trạng không khả thi. Hiện nay rất nhiều dự án giải tỏa mặt bằng “đất bỏ không” còn người dân thì thiếu đất để sản xuất. Nếu như các nhà Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường hoạch định chính sách không quá đam mê xây dựng các dự án phát triển theo kiểu như vậy thì không thể có tình trạng diễn ra mâu thuẫn như hiện nay. Nếu các dự án này tuân thủ thực hiện ĐTM nghiêm túc và chất lượng thì sẽ không có những xung đột xảy ra giữa các chủ dự án và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nước… - Bên cạnh đó, hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán” làm một báo cáo ĐTM cho “phù hợp với yêu cầu của pháp luật” là rất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng báo cáo ĐTM thường bị làm ngơ hoặc xem nhẹ. Các phương án giảm thiểu tác động thì hoặc là quá sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn không có cơ sở”. Theo Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (OECD), Ông Phạm Quang Tú đã phát biểu về vấn đề ĐTM ở Việt Nam tại 1 cuộc hội thảo do trung tâm Panature tổ chức "khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhòa” và Ông đã dẫn chứng bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn và dự án khai thác mỏ ti-tan ở tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, và ít thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM cuả dự án ti-tan Hà Tĩnh chỉ có ½ trang; dự án thủy điện Hương Sơn có 01 trang. Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu, và dường như chỉ được “xào xáo” lại từ các báo cáo ĐTM khác". Báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu - một trong ba công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế - xã hội chỉ cũng chiếm 2 trang (1% toàn bộ nội dung). Rõ ràng, yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM. Hay một chia sẽ khác của GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, một chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM của Đại học Xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ nhận xét trên khi đánh giá khoảng 20% số báo cáo ĐTM ông tham gia thẩm định (cho đến năm 2003) được copy từ các bản báo cáo khác. Thậm chí nhiều trường hợp chủ đầu tư còn “quên” thay đổi địa danh cho phù hợp với dự án mới. Bên cạnh đó, có những báo cáo đã cố tình làm ngơ hoặc đánh giá thấp giá trị, vai trò của môi trường và hệ sinh thái ở nơi dự án đề xuất can thiệp. Ví dụ, VQG Tam Đảo đã được quy hoạch và khẳng định là "khu rừng đa dạng sinh học cao với rừng lùn thường xanh điển hình". Tuy nhiên, báo cáo hiện Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường trạng môi trường phục vụ cho dự án Tam Đảo II ở vùng lõi VQG đã đánh giá khu vực là "nghèo đa dạng sinh học, không có giá trị bảo tồn". Với những dẫn chứng khá sát thực của các nhà nghiên cứa như ở trên cũng có thể cho ta nhận thấy được rằng ĐTM ở một số dự án vẫn mang nặng tính hình thức chưa có những đánh giá sát thực. 4.2. Sự quan tâm và nguồn kinh phí thực hiện. Một thực tế hiện nay thì nguồn kinh phí cho việc thực hiện ĐTM theo quy định chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ. Bởi vậy để có một báo cáo ĐTM có giá trị là một thách thức đối với việc thực hiện các công việc phục vụ cho báo cáo, bên cạnh đó cũng thiếu sự quan tâm chỉ đạo và việc phân định vị trí vai trò chức năng thẩm định của các dự án còn nhiều vấn đề chồng chéo. Mặc dù chúng ta đã có các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện nhưng thực tế các công việc được giao một số cơ quan chưa thực sự quan tâm hoăc quan tâm nhưng chưa thực sự am hiểu về vai trò ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường. Chính từ những vấn đề trên đã nảy sinh ra việc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động ĐTM chưa thực sự có chất lượng ở một số dự án. 4.3. Công tác giám sát sau đánh giá tác động môi trường và các văn bản luật liên quan. Một thực tế thì dù có các sản phẩm ĐTM có giá trị và ý nghĩa nhưng nếu chúng ta thưc hiện công tác đánh giá không tốt thì cũng chỉ là “Công dã tràng” bởi tâm lý của các chủ đầu tư vẫn còn coi nặng hiệu quả của kinh doanh theo hướng có lợi nhất cho họ. Bỏ mặc quyền lợi chung của toàn xã hội. Ví dụ điểm hình cho sự việc này là VEDAN trắng trợn vi phạm Luật BVMT - xả trái phép nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải kéo dài liên tục trong 14 năm. Đây là vụ việc làm xôn xao dư luận cả nước, với thời gian 14 năm xả thải có thể nói đã đầu độc dòng sông Thị Vải gây hai cho bao nhiêu người dân đang sinh sống ở hai bên sông, triệt hạ các hệ sinh thái, và nhiều loài sinh vật sống trong khu vực này. Vụ VEDAN vi phạm này được kéo dài với thời gian 14 năm (?) . Vậy các đơn vị chức năng giám sát ở đây làm gì trong thời gian nay ? Làm ngơ hay không phát hiện ra? Cũng có thể thấy một kẻ hở khác nữa là ở vụ này là sau khi vụ việc bị lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện và điều tra thì có một số tội danh không xử phạt được do đã hết thời hạn xử phạt hành chính. Các tội danh này đều liên quan đến báo cáo ĐTM bổ sung và cam kết bảo vệ môi trường. Các tội danh trong việc vi phạm ĐTM cũng chưa có các khung hình phạt thỏa đáng để các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phải có các biệt phát thực hiện. Chủ yếu là xử phạt hành chính, hoặc phạt tiền ở Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường mức nhẹ. Nên điều này các chủ doanh nghiệp có thể phớt lờ đi, sẵn sàng chịu phạt để đạt lợi nhuận cho họ một cách cao nhất. Qua ví dụ điểm hình trên ta có thể thấy rằng công tác giám sát cũng như hệ thống luật xử phạt tôi danh phá hủy môi trường ở nước ta chưa thực sự sát thực. 4.4. Vai trò của Cộng đồng người dân trong các đánh giá ĐTM. Vấn đề lấy ý kiến của quần chúng nhân dân khu vực dự án và các khu vực có liên quan được nêu rõ trong chương 3 luật bảo vệ môi trường. Song vấn đề này thực tế chưa làm được tốt. Minh chứng cho điều này là ngày càng nhiều dự án đã được Đánh giá tác động phê duyệt, cho phép triển khai dự án nhưng khi triển khai các dự án thì xuất hiện nhiều ý kiến của cộng đồng dân cư. Họ cho rằng chính họ chưa được hỏi ý kiến hoặc đã hỏi ý kiến nhưng ý kiến của họ không được đưa vào trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chính vì vậy hiện nay vấn đề khiếu kiện về ô nhiễm môi trường của các Cộng đồng dân cư về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, khu công nghiệp ngày càng nhiều, đây là một thực tế đáng buồn mà chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều khu công nghiệp – nhà máy trong cả nước. Có những dự án mặc dù đã được cộng đồng các nhà khoa học, cũng như cộng đồng địa phương phản ánh là nguy hại đến môi trường. Song vẫn được triển khai. Ví dụ như hiện nay vụ khai thác Boxit ở Tây Nguyên có thể nói là điểm hình. 5. Kết luận – một số đề xuất 5.1. Kết luận - Với 15 năm đi qua công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận công lao to lớn của các nhà khoa học, nhà quan lý về lĩnh vực môi trường đã dày công và phải nói là đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nếu như chúng ta chỉ nhìn vào nhược điểm tồn tại mà kết luận vấn đề là không thực sự công bằng. Bởi nhìn ra lịch sử phát triển của thế giới về bảo vệ môi trường và vấn đề đánh giá tác động môi trường, thì Việt Nam chúng ta cũng là một quốc gia nhận được sự quan tâm lớn của đảng và nhà nước. - Với một đất nước có nền kinh tế đang ở giai đoạn đang phát triển, chịu ảnh hưởng của nặng nề của các cuộc chiến tranh nhưng chúng ta đã có những định hướng nhằm không phát triển kinh tế bằng mọi giá, đó chính là thành công lớn nhất mà Việt Nam chúng ta đã đạt được. Tuy còn có một số dự án thực hiện còn chưa được như chúng ta mong đợi, song chúng ta không thể phủ nhận những thành quả này. Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
- Luật và Chính sách Môi trường 5.2. Một số đề xuất Về nội dung đánh giá tác động môi trường • Cần tập trung hoàn thiện các quy trình áp dụng của phương pháp đánh giá tác động ĐTM không chỉ tập trung cho các dự án phát triển, tăng cường hơn nữa việc áp dụng các vào các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia, vùng ngành. • Các vấn đề tồn tại trong các đánh giá tác động ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường cần phải khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các công cụ xử phạt nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật. Về công tác thực hiện triển khai thực hiện • Cần có chính sách phù hợp để đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác đánh giá tác động môi trường. • Cần lồng ghép các kết quả của đánh giá tác động ĐTM vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định. • Xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Để đảm bảo việc thực hiện ĐTM có hiệu quả cả khi đánh giá và khâu giám sát. • Cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện ĐTM có thể đảm bảo về mặt khoa học mang đầy đủ ý nghĩa. __________________ Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2006 - Chiến lược và chính sách môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Văn Ý và Cộng sự, 2006. Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển – NXB Thống Kê. 3. Lê Bá Huy (chủ biên), 2007 – Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - NXB Giáo dục. 4. Luât bảo vệ Môi trường – năm 1993 5. Luật bảo vệ Môi trường – năm 2005 6. Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường năm 2005. 7. Các Web liên quan như: - http://www.thiennhien.net và một số web liên quan. Học viên: Phạm Văn Bảo – Lớp Cao học 5 CRES
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
60 p | 1907 | 565
-
Chuyên đề: Luật và chính sách môi trường - TS Nguyễn Chí Hiếu
17 p | 481 | 134
-
Giáo trình Quản lý môi trường: Phần II
49 p | 164 | 43
-
Sổ tay hướng dẫn thực hành tập huấn và truyền thông môi trường & BDKH tại cộng đồng: Phần 1
64 p | 239 | 41
-
Thực hiện chính sách và chiến lược môi trường: Phần 2
150 p | 161 | 38
-
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về KSON khí thải bằng công cụ chính sách
10 p | 94 | 12
-
Chiến lược và chính sách môi trường: Phần 2
150 p | 13 | 5
-
Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong chính sách, pháp luật môi trường Việt Nam
10 p | 9 | 5
-
Chính sách và các chiến lược về môi trường (In lần thứ III): Phần 2
151 p | 40 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động và bảo vệ môi trường: Phần 1
165 p | 7 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Luật và chính sách môi trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 14 | 3
-
Chính sách và các chiến lược về môi trường (In lần thứ II): Phần 2
150 p | 53 | 3
-
Giáo trình Luật và chính sách môi trường: Phần 1
73 p | 12 | 3
-
Giáo trình Luật và chính sách môi trường: Phần 2
46 p | 10 | 3
-
Cẩm nang về khoa học môi trường - Tìm hiểu môi trường: Phần 2
321 p | 7 | 2
-
Tập huấn nâng cao năng lực giám sát môi trường cho việc xây dựng, quản lý và vận hành công trình khí sinh học
42 p | 32 | 2
-
Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
4 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn