62<br />
<br />
Sáng ngày 26- 05- 2005<br />
<br />
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
<br />
BERNARD AUDIT<br />
Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Tư pháp quốc tế<br />
Trường Đại học Paris II (Panthéon-Assas), Pháp<br />
<br />
<br />
Cũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố<br />
nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những<br />
nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác<br />
nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc<br />
người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly<br />
thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ<br />
xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình<br />
ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng<br />
trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống<br />
về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi.<br />
<br />
Do mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận khác nhau về hôn nhân, dẫn đến sự khác biệt<br />
trong quy định của nội luật nên ly hôn có yếu tố nước ngoài thực sự đặt ra vấn đề<br />
xung đột pháp luật. Thực vậy, chỉ liên quan đến các trường hợp ly hôn, chúng ta cũng<br />
có thể nhận thấy rất nhiều quan điểm khác nhau về căn cứ ly hôn: từ quan điểm chặt<br />
chẽ về ly hôn do có yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng cho đến quan điểm thoáng hơn về ly<br />
hôn do ly thân từ hai năm trở lên và cuối cùng là quan điểm cởi mở hơn nữa với<br />
trường hợp thuận tình ly hôn và chấm dứt chung sống (trường hợp này mới phát triển<br />
tại Pháp). Sự đa dạng về quan điểm đối với vấn đề ly hôn đồng thời cũng tác động<br />
nhất định đến những quy định về thủ tục ly hôn, vốn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề<br />
nội dung. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chuyển từ quan điểm thứ nhất (ly hôn do lỗi)<br />
sang quan điểm thứ ba (thuận tình ly hôn).<br />
<br />
Ngày nay, những khác biệt giữa các nước trong vấn đề ly hôn đã có xu hướng giảm<br />
bớt. Những nước trước đây từng phản đối ly hôn thì giờ đây cũng đã chấp nhận khái<br />
niệm này. Có thể nói, hiện nay, không còn nước nào không cho phép ly hôn. Các quy<br />
định về căn cứ ly hôn cũng dần thống nhất với nhau. Mặc dù vậy, quy định của các<br />
nước về ly hôn cũng chưa hẳn đã hoàn toàn thống nhất: tùy nước mà ly hôn có thể<br />
đơn giản hoặc phức tạp. Điều này khiến cho khi xảy ra tranh chấp, vợ chồng có thể lợi<br />
dụng những điểm khác biệt này để lẩn tránh pháp luật.<br />
<br />
Ngoài ra, ly hôn cũng vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa, bởi<br />
vì ly hôn khiến cho chúng ta nhìn nhận lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia,<br />
đó là vấn đề bình đẳng nam-nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước Hồi giáo, vốn dựa<br />
trên tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn cho phép người chồng được đơn phương chấm<br />
dứt hôn nhân.<br />
<br />
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay, ly hôn là "chế định có hình thức của một vụ<br />
kiện". Ở những nước theo hệ thống luật Common Law, ly hôn chỉ đơn giản đặt ra vấn<br />
đề về thẩm quyền của Tòa án thụ lý hồ sơ: Nếu một Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ<br />
sơ thì Tòa án đó sẽ áp dụng pháp luật nước mình. Trong khi ở những hệ thống luật<br />
khác, nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì cần tách biệt hai vấn đề là pháp luật áp<br />
dụng và thẩm quyền của Tòa án; đồng thời, cũng phải tính đến vấn đề công nhận<br />
quyết định ly hôn của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Chính vì vậy, bài trình bày<br />
này sẽ đề cập lần lượt hai vấn đề sau: xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét<br />
xử.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
63<br />
<br />
I. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT<br />
<br />
Do thời gian có hạn nên tôi sẽ chỉ trình bày các quy định về căn cứ ly hôn. Ly hôn là<br />
vấn đề thuộc về quy chế nhân thân và do vậy, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nhân<br />
thân (Luật nơi cư trú của đương sự hoặc luật của nước mà đương sự mang quốc tịch).<br />
Về điểm này, người ta nhận thấy có sự do dự trong việc lựa chọn giữa hệ thuộc luật<br />
nơi cư trú của đương sự và hệ thuộc luật của nước mà đương sự mang quốc tịch.<br />
<br />
A. HỆ THUỘC LUẬT QUỐC TỊCH<br />
<br />
Hệ thuộc luật này thể hiện quan điểm truyền thống về chủ quyền và thẩm quyền của<br />
một quốc gia đối với công dân của nước mình tại nơi họ cư trú. Tuy nhiên, vấn đề này<br />
lại đặt ra một số khó khăn về mặt thực tiễn và thậm chí là cả về mặt lý luận.<br />
<br />
1. Khó khăn về mặt thực tiễn: tình trạng một người có nhiều quốc tịch hoặc không<br />
quốc tịch<br />
<br />
Khó khăn lớn nhất là tình trạng một người có nhiều quốc tịch. Tình trạng này hiện khá<br />
phổ biến, do pháp luật của nhiều nước cho phép phụ nữ sau khi kết hôn với người<br />
nước ngoài vẫn được giữ quốc tịch gốc. Một lý do khác, đó là phụ nữ có quyền yêu cầu<br />
cho con cái được mang quốc tịch của mẹ. Do vậy, nhiều trẻ em sinh ra có hai quốc<br />
tịch. Đối với xung đột về quốc tịch, có hai giải pháp truyền thống, đó là:<br />
<br />
Nếu người có nhiều quốc tịch là công dân của nước có cơ quan thụ lý vụ việc<br />
thì quốc tịch của nước có cơ quan thụ lý vụ việc đương nhiên là quốc tịch có giá<br />
trị;<br />
<br />
Nếu người đó có hai quốc tịch nước ngoài thì cơ quan thụ lý vụ việc phải xác<br />
định quốc tịch nào là quốc tịch có quan hệ chặt chẽ nhất.<br />
<br />
Giải pháp thứ nhất tương đối khó, bởi vì giải pháp này sẽ dẫn đến tình huống người vợ<br />
là công dân của nước A kết hôn với người chồng là công dân của nước B và sau đó có<br />
quốc tịch của nước B do kết hôn. Nếu thủ tục ly hôn được tiến hành tại nước B thì<br />
pháp luật áp dụng là pháp luật nước B. Quyết định ly hôn có nguy c không được công<br />
nhận tại nước A. Chính vì vậy, giải pháp hợp lý nhất là trong trường hợp quyết định<br />
được đưa ra nước ngoài, thẩm phán được yêu cầu công nhận quyết định ly hôn (ở đây<br />
là thẩm phán nước A) nên công nhận quyết định ly hôn mà không chỉ trích quyết định<br />
này của thẩm phán nước B. Giải pháp này hiện đang rất phổ biến trong thực tiễn xét<br />
xử ở Châu Âu. Đây đồng thời cũng là giải pháp được quy định tại Công ước La Hay<br />
năm 1970 về công nhận quyết định ly hôn.<br />
<br />
Đối với giải pháp thứ hai, chúng ta thậm chí có thể không ưu tiên lựa chọn quốc tịch<br />
của nước có Tòa án thụ lý vụ việc nếu quốc tịch này không có quan hệ chặt chẽ với<br />
đương sự. Theo hướng này, khoản 1 và 3 Điều 1 Đạo luật năm 1981 của Hà Lan quy<br />
định rằng: "Nếu một người có từ hai quốc tịch trở lên thì luật quốc tịch có hiệu lực áp<br />
dụng là luật của nước có quan hệ chặt chẽ nhất với người đó trong mọi trường hợp ".<br />
<br />
2. Khó khăn về mặt lý luận<br />
<br />
Quy định vấn đề ly hôn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tịch tất yếu đặt ra vấn<br />
đề luật áp dụng đối với những gia đình có thành viên là công dân của những nước<br />
khác nhau. Trong luật quốc tịch, nhiều giải pháp đã được tính đến, tuy nhiên, không<br />
giải pháp nào thỏa mãn yêu cầu đặt ra:<br />
<br />
Áp dụng kết hợp luật quốc tịch của cả người vợ và người chồng: giải pháp này<br />
không phù hợp bởi vì quy định như vậy quá gò bó;<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
64<br />
<br />
Áp dụng riêng rẽ luật quốc tịch của từng người cho từng vấn đề tương ứng: giải<br />
pháp này sẽ dẫn đến những hệ quả vô lý (một người được coi là đã ly hôn ở nước<br />
này trong khi người còn lại vẫn được coi là đã kết hôn ở nước khác);<br />
<br />
Lựa chọn áp dụng luật quốc tịch của vợ hoặc của chồng: trước đây, pháp luật<br />
áp dụng là pháp luật của người chồng. Ngày nay, phương án này đôi khi vẫn được<br />
áp dụng tại các Tòa Bảo hiến của Đức, Ý hoặc được quy định trong pháp luật của<br />
một số nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản. Các quốc gia Hồi giáo hiện vẫn áp dụng<br />
giải pháp này.<br />
<br />
Như vậy, chỉ còn một giải pháp duy nhất khả thi, đồng thời cũng là giải pháp phổ biến<br />
hiện nay, đó là căn cứ theo hệ thuộc phụ trợ: hệ thuộc luật nơi cư trú chung. Giải<br />
pháp này được đề xuất tại Điều 7 Nghị quyết của Viện Pháp luật quốc tế và sau đó<br />
được chuyển hóa vào nội luật của nhiều nước. Cùng với thời gian, các phương án dần<br />
được tinh lọc để đi đến thứ tự ưu tiên áp dụng như sau: trước hết phải ưu tiên áp dụng<br />
pháp luật quốc tịch chung của vợ và chồng; trong trường hợp không có quốc tịch<br />
chung, áp dụng pháp luật quốc tịch chung cuối cùng; tiếp đến là pháp luật nơi cư trú<br />
chung; nơi cư trú chung cuối cùng và cuối cùng là pháp luật của Tòa án thụ lý vụ việc.<br />
<br />
B. HỆ THUỘC LUẬT NƠI CƯ TRÚ HOẶC NƠI THƯỜNG TRÚ<br />
<br />
Quy định áp dụng pháp luật nơi cư trú đối với vấn đề ly hôn thể hiện nguyên tắc "pháp<br />
luật áp dụng đối với một tình huống nhất định là pháp luật nơi gần nhất so với nơi xảy<br />
ra tình huống đó". Khái niệm nơi cư trú phải được hiểu là nơi cư trú trong quan hệ tư<br />
pháp quốc tế. Cụ thể là nếu hai vợ chồng không chung sống với nhau nhưng cùng cư<br />
trú trong một nước thì được coi là có cùng nơi cư trú. Điều quan trọng là tình huống<br />
trên thực tế bởi vì thực tế thường khác với khái niệm pháp lý trong nội luật. Hiện nay,<br />
có thể nhận thấy xu hướng chung là chuyển sang căn cứ theo một tiêu chí cụ thể hơn,<br />
tiêu chí nơi thường trú (Đạo luật năm 1981 của Hà Lan quy định trong trường hợp<br />
không có quốc tịch chung thì căn cứ theo tiêu chí "nơi thường trú tại cùng một nước").<br />
<br />
1. Thuận lợi<br />
<br />
Hệ thuộc này có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, nếu ly hôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật<br />
quốc tịch thì sẽ có khả năng phải áp dụng pháp luật nước ngoài; như vậy, thẩm phán<br />
sẽ gặp khó khăn hơn so với việc áp dụng pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, nếu pháp<br />
luật áp dụng là pháp luật nơi cư trú hoặc pháp luật nơi thường trú thì điều này hoàn<br />
toàn phù hợp với tiêu chí chung về thẩm quyền xét xử của Tòa án: thẩm phán hầu<br />
như sẽ không còn phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Thứ hai, với hệ thuộc nơi cư trú<br />
hoặc nơi thường trú, chúng ta có thể tránh được tình trạng pháp luật của vợ và chồng<br />
có quy định khác biệt. Rất có thể quy định cũ về việc đương nhiên coi phụ nữ có cùng<br />
nơi cư trú với chồng sẽ được xóa bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, vợ chồng thường cư trú<br />
tại cùng một nước. Trong trường hợp vợ chồng cư trú tại các nước khác nhau, chúng<br />
ta có thể áp dụng pháp luật nơi cư trú chung cuối cùng (với điều kiện một trong hai<br />
người hiện vẫn đang cư trú tại nơi cư trú đó; đây là trường hợp thường xuyên xảy ra<br />
nhất trên thực tế).<br />
<br />
Với những thuận lợi nêu trên, hiện nay, hệ thuộc luật nơi cư trú hoặc nơi thường trú<br />
thường hay được áp dụng hơn hệ thuộc luật quốc tịch. Về nguyên tắc, pháp luật Pháp<br />
căn cứ theo hệ thuộc luật quốc tịch. Từ năm 1975, các trường hợp ly hôn giữa các cặp<br />
vợ chồng cư trú tại Pháp do pháp luật Pháp điều chỉnh. Nếu quy định này được ban<br />
hành vào thời điểm hiện nay thì rất có thể, pháp luật Pháp sẽ lựa chọn tiêu chí nơi<br />
thường trú. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng hai hệ thuộc này không có những<br />
hạn chế nhất định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
65<br />
<br />
2. Hạn chế<br />
<br />
Một hạn chế của hệ thuộc nơi cư trú và đặc biệt là hệ thuộc nơi thường trú, đó là trong<br />
một số trường hợp, chúng ta không thể xác định được chính xác hệ thuộc cần áp<br />
dụng. Ví dụ: Đối với những người lao động nhập cư, chúng ta không thể biết họ muốn<br />
cư trú lâu dài hay chỉ muốn tạm trú tại nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, cá nhân có<br />
thể khai báo không đúng sự thật để lẩn tránh pháp luật, bởi vì định nghĩa về nơi cư trú<br />
của một người thể hiện ý định cư trú của người đó. Hạn chế này thường không xảy ra<br />
đối với hệ thuộc nơi thường trú, tuy nhiên, hệ thuộc này lại có hạn chế khác, đó là: nơi<br />
thường trú thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định ly hôn.<br />
Nếu ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi vợ chồng thường trú thì khi nơi<br />
thường trú thay đổi, liệu hiệu lực của quyết định ly hôn có thay đổi theo pháp luật của<br />
nơi thường trú mới hay không?<br />
<br />
Cũng có thể xảy ra trường hợp vợ chồng không cư trú hoặc không thường trú tại cùng<br />
một nước. Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng trở lại hệ thuộc "luật quốc<br />
tịch chung", nếu vợ chồng cùng chung quốc tịch (P. Lagarde)…<br />
<br />
C. XEM XÉT NGUYỆN VỌNG CỦA CÁC BÊN<br />
<br />
Nghị quyết năm 1987 của Viện Pháp luật quốc tế về hai hệ thuộc luật quốc tịch và luật<br />
nơi cư trú trong tư pháp quốc tế quy định như sau: "5. Về hiệu lực của việc kết hôn, ly<br />
hôn và ly thân, các quốc gia nên cho phép vợ chồng được tự do lựa chọn giữa luật<br />
quốc tịch và luật nơi cư trú, nếu vợ chồng có cùng quốc tịch, cùng nơi cư trú và nước<br />
mà vợ chồng mang quốc tịch không phải là nước nơi vợ chồng cư trú".<br />
<br />
Tương tự, Đạo luật năm 1981 của Hà Lan nêu trên cũng đề cập đến trường hợp vợ<br />
chồng có cùng quốc tịch nhưng quốc tịch chung không kéo theo quan hệ xã hội thực tế<br />
với nước có liên quan đối với ít nhất một trong hai người. Trong trường hợp này, pháp<br />
luật quốc tịch chung chỉ có hiệu lực áp dụng nếu vợ chồng lựa chọn áp dụng pháp luật<br />
này; nếu không, pháp luật áp dụng là pháp luật nơi thường trú của vợ chồng (như<br />
vậy, với quy định này, phụ nữ có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật<br />
của người chồng, tức pháp luật của nước mà người vợ mặc nhiên mang quốc tịch kể từ<br />
thời điểm kết hôn (khoản 2 Điều 1). Ngoài ra, khoản 4 Điều này còn cho phép người<br />
vợ hợp tự do lựa chọn pháp luật Hà Lan là pháp luật áp dụng trong mọi trường hợp.<br />
Quy định này nhằm cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật của Tòa án trong trường hợp<br />
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ việc.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Mỗi hệ thống pháp luật có thể có những hệ thuộc chính khác nhau; tuy nhiên, hệ<br />
thuộc nơi cư trú và hệ thuộc nơi thường trú vẫn là những hệ thuộc phụ trợ thường<br />
xuyên được sử dụng tại các nước theo hệ thuộc luật quốc tịch.<br />
<br />
II. XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN XÉT XỬ<br />
<br />
A. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN<br />
Trong lĩnh vực ly hôn, có rất nhiều căn cứ xác định thẩm quyền đa dạng; điều này<br />
khiến cho chúng ta phải lưu ý đến vấn đề nhiều Tòa án được yêu cầu giải quyết cùng<br />
một vụ việc.<br />
1. Tính đa dạng của các căn cứ xác định thẩm quyền<br />
a. Căn cứ khách quan<br />
<br />
Một số căn cứ cho phép xác định được thẩm quyền của Tòa án mà ít gây tranh chấp.<br />
Căn cứ đầu tiên là Tòa án của nước nơi thường trú của vợ chồng. Căn cứ này được dễ<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
66<br />
<br />
dàng chấp nhận bởi vì có quan hệ chặt chẽ với tình huống. Trong trường hợp vợ chồng<br />
không thường trú tại cùng một nơi thì có thể xác định thẩm quyền của Tòa án theo các<br />
căn cứ sau:<br />
<br />
o Nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng, với điều kiện vợ hoặc chồng vẫn<br />
phải tiếp tục cư trú tại nơi đó. Nơi thường trú chung cuối cùng là nơi tập trung<br />
quyền lợi của vợ chồng. Ngoài ra, có thể tính đến việc con chưa thành niên hiện<br />
vẫn đang cư trú cùng với vợ hoặc chồng tại nơi cư trú chung cuối cùng của vợ<br />
chồng.<br />
o Nơi thường trú của bị đơn: Đây là một căn cứ xác định thẩm quyền khá phổ<br />
biến.<br />
<br />
o Nơi thường trú của nguyên đơn. Căn cứ này không phù hợp với nguyên tắc xác<br />
định thẩm quyền truyền thống theo đó cần ưu tiên áp dụng tiêu chí nơi cư trú của<br />
bị đơn. Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc thù của vấn đề ly hôn, chúng ta vẫn có thể<br />
áp dụng căn cứ nơi thường trú của nguyên đơn: quyền lợi của nguyên đơn thường<br />
xứng đáng được ưu tiên xem xét hơn quyền lợi của bị đơn, bởi vì đây là trường hợp<br />
liên quan đến một người vợ hoặc chồng bị bỏ rơi. Tuy nhiên, để xác định thẩm<br />
quyền theo căn cứ này, thời gian cư trú của nguyên đơn phải đủ dài (theo Nghị định<br />
mới đây của Liên minh Châu Âu, thời gian này là 1 năm và có thể giảm xuống 6<br />
tháng nếu vợ hoặc chồng là công dân của nước có liên quan hoặc "cư trú" tại nước<br />
này theo cách giải thích của các nước theo hệ thống luật Common Law).<br />
<br />
o Trong một số trường hợp, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi kết hôn. Tuy<br />
nhiên, căn cứ xác định thẩm quyền này không hoàn toàn thỏa đáng.<br />
<br />
b. Quốc tịch của vợ chồng<br />
<br />
Về nguyên tắc, căn cứ này không đặt ra vấn đề gì nếu quốc tịch được căn cứ là quốc<br />
tịch chung của vợ chồng; bởi vì trong trường hợp đó, căn cứ này không phân biệt quốc<br />
tịch của vợ và chồng. Nghị định của Cộng đồng Châu Âu về thẩm quyền của Tòa án,<br />
công nhận và thi hành quyết định của Tòa án trong lĩnh vực hôn nhân quy định căn cứ<br />
đầu tiên được sử dụng để xác định thẩm quyền trực tiếp của Tòa án là căn cứ nơi<br />
thường trú chung của vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng có nơi thường trú chung<br />
thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án của nước mà vợ chồng mang quốc tịch. Phương án<br />
này chính là phương án quy định trong Công ước La Hay ngày 1 tháng 6 năm 1970 về<br />
công nhận quyết định ly hôn (Điều 2.3.). Ngoài ra, chúng ta còn thấy xuất hiện thêm<br />
một điều kiện, đó là quốc tịch chung của vợ chồng phải ít có ý nghĩa đối với một trong<br />
hai vợ chồng; đây là trường hợp người phụ nữ được tự động nhập quốc tịch của chồng<br />
sau khi kết hôn và cả hai vợ chồng đều không cư trú tại nước mà họ mang quốc tịch.<br />
<br />
Căn cứ quốc tịch của bị đơn cũng không vấp phải thái độ phản đối nào, với điều kiện bị<br />
đơn được quyền tự do sử dụng hoặc không sử dụng căn cứ này.<br />
<br />
Còn trường hợp quốc tịch của nguyên đơn? Vốn được công nhận một cách phổ biến,<br />
thẩm quyền riêng biệt của quốc gia trong việc điều chỉnh quy chế công dân của nước<br />
mình hoàn toàn có thể mở rộng sang cả lĩnh vực về thẩm quyền của Tòa án để đảm<br />
bảo quyền lợi của quốc gia trong lĩnh vực này. Đây có thể được coi là một đặc quyền;<br />
tuy nhiên, thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này lại hoàn toàn có căn cứ. Tóm<br />
lại, thẩm quyền của Tòa án nước có nguyên đơn là công dân không nhất thiết kéo theo<br />
hiệu lực áp dụng của luật của Tòa án đó. Như chúng ta đã xem xét, hiện nay, thông<br />
thường, trong trường hợp vợ chồng không cùng quốc tịch, quy phạm xung đột sẽ dẫn<br />
chiếu đến pháp luật của nơi cư trú chung hoặc thậm chí là nơi cư trú chung cuối cùng<br />
nhằm nhanh chóng áp dụng pháp luật quốc tịch của một bên. Ngoài ra, cho dù Tòa án<br />
áp dụng pháp luật của nước mà nguyên đơn mang quốc tịch với tư cách là pháp luật<br />
có hiệu lực áp dụng chính hoặc áp dụng phụ trợ, thì cũng hoàn toàn dễ hiểu khi một<br />
người có thể được Tòa án trong nước áp dụng pháp luật nhân thân của nước mình.<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
67<br />
<br />
Liên quan đến quy phạm xác định thẩm quyền gián tiếp, Công ước La Hay nói trên đã<br />
công nhận Tòa án có thẩm quyền là Tòa án của nước mà nguyên đơn đã từng mang<br />
quốc tịch, kèm theo một số điều kiện bổ sung đối với yếu tố chủ quan này (điểm 4 và<br />
5 Điều 2).<br />
<br />
Thỏa thuận chung của vợ chồng cũng có thể được chấp nhận. Trước hết, thỏa thuận<br />
chung của vợ chồng cho phép khắc phục tình trạng có quá nhiều căn cứ xác định thẩm<br />
quyền của Tòa án: nếu vợ chồng thống nhất lựa chọn một căn cứ để xác định thẩm<br />
quyền của Tòa án thì thỏa thuận của vợ chồng sẽ cho phép loại trừ các căn cứ còn lại.<br />
Tuy nhiên, thỏa thuận chung của vợ chồng không thực sự là một yếu tố có căn cứ<br />
vững chắc, bởi vì thỏa thuận của vợ chồng có thể dẫn đến các trường hợp lạm dụng<br />
(forum shopping). Có thể xác định được các Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án; hoặc<br />
trong trường hợp liên quan đến việc công nhận quyết định ly hôn, chúng ta có thể yêu<br />
cầu Tòa án phải có liên hệ chặt chẽ với tình huống. Nghị định của Liên minh Châu Âu<br />
cho phép vợ chồng yêu cầu Tòa án nơi thường trú của vợ hoặc chồng giải quyết ly<br />
hôn, nếu yêu cầu đó là yêu cầu chung của vợ chồng.<br />
<br />
2. Vấn đề nhiều Tòa án cùng thụ lý một vụ việc (litispendance)<br />
<br />
Do có nhiều căn cứ khác nhau để xác định thẩm quyền của Tòa án, đồng thời xuất<br />
phát từ đặc điểm còn nhiều tranh cãi của các tranh chấp giữa vợ và chồng nên nguy<br />
cơ một vụ việc được 2 Tòa án cùng thụ lý là tương đối cao. Trong trường hợp này, cần<br />
loại trừ một Tòa án, nếu không, các Tòa án có thể sẽ gặp phải những tình huống hoàn<br />
toàn mâu thuẫn với nhau. Đây chính là nguyên tắc giải quyết trường hợp nhiều tòa án<br />
cùng có thẩm quyền đối với một vụ việc. Nguyên tắc này ngăn chặn khả năng khởi<br />
kiện trước một Tòa án nếu vụ việc đã được một Tòa án khác thụ lý. Về nguyên tắc,<br />
Tòa án thứ hai thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ sang cho Tòa án thứ nhất giải quyết.<br />
Tuy nhiên, hiện nay, ngoài một số công ước quốc tế, vấn đề tòa án của nhiều nước<br />
cùng có thẩm quyền đói với một vụ việc còn rất ít được đề cập.<br />
<br />
Nghị định của Liên minh Châu Âu là một ví dụ về công nhận tình trạng tòa án của<br />
nhiều nước cùng có thẩm quyền với một vụ việc (litispendance). Có thể nhận thấy<br />
Nghị định này đã công nhận khái niệm litispendance theo nghĩa rộng. Về nguyên tắc,<br />
litispendance chỉ xảy ra khi Tòa án của hai nước khác nhau nhận được yêu cầu khởi<br />
kiện đối với cùng một vụ việc và cùng có thẩm quyền đối với vụ việc đó. Tuy nhiên, ở<br />
đây, chúng ta lại đang ở trong khuôn khổ của vấn đề chia rẽ giữa vợ và chồng, tức<br />
một vấn đề được thể hiện qua hai nội dung hoàn toàn khác biệt là ly hôn và ly thân;<br />
và trong một số trường hợp còn có thêm một nội dung nữa, đó là yêu cầu tuyên bố<br />
hôn nhân vô hiệu. Theo quy định của Nghị định Liên minh Châu Âu, dù nội dung khởi<br />
kiện có thể khác nhau (ví dụ một người yêu cầu ly hôn tại một nước thành viên của<br />
Liên minh Châu Âu còn người kia yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu tại một nước<br />
thành viên khác) thì Tòa án thứ hai thụ lý vụ việc phải mặc nhiên đình chỉ vụ việc cho<br />
đến khi xác định được thẩm quyền của Tòa án thứ nhất. Nếu Tòa án thứ nhất có thẩm<br />
quyền thì Tòa án thứ hai phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cho Tòa án thứ nhất, đồng<br />
thời nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án thứ hai có thể khởi kiện ra Tòa án thứ nhất có<br />
thẩm quyền (Điều 19).<br />
<br />
B. CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
Nếu quyết định ly hôn được đưa ra tại một nước thì quyết định này nên được công<br />
nhận tại những nước khác nhằm tránh tình trạng một quyết định có quy chế không<br />
thống nhất tại những nước khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng chúng<br />
ta có thể bỏ qua công tác kiểm tra quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài. Những<br />
nội dung cơ bản của công tác kiểm tra này tương đối phổ biến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />
68<br />
<br />
1. Kiểm tra thẩm quyền của Tòa án ra quyết định<br />
<br />
Đây là nội dung quan trọng nhất. Chúng ta không nên coi quy phạm xác định thẩm<br />
quyền của Tòa án là các quy phạm thẩm quyền chuyên biệt. Hiện nay, quan điểm này<br />
cũng đã dần thay đổi. Căn cứ xác định thẩm quyền hợp lý nhất, đó là căn cứ về mối<br />
quan hệ hệ thuộc cần thiết giữa Tòa án và vụ việc.<br />
<br />
2. Liệu có cần kiểm tra pháp luật áp dụng?<br />
<br />
Không cần thiết phải kiểm tra pháp luật áp dụng, bởi vì quốc tịch, nơi cư trú và nơi<br />
thường trú đều đã là những hệ thuộc chặt chẽ. Pháp luật hiện đại của Hà Lan, Đức,<br />
Thụy Sĩ… quy định không cần kiểm tra pháp luật áp dụng.<br />
<br />
3. Trật tự công<br />
<br />
Có hai hình thức trật tự công:<br />
<br />
a. Trật tự công về mặt tố tụng<br />
<br />
Trật tự công về mặt tố tụng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ<br />
các quyền tự bảo vệ, hay nói cách khác là kiểm tra xem liệu các quyền tố tụng của<br />
người vợ hoặc chồng đã được đảm bảo tuân thủ hay chưa. Tuy nhiên, về khía cạnh<br />
này, trường hợp thuận tình ly hôn lại đặt ra một vấn đề tương đối đặc thù: Bởi vì ở<br />
đây, chúng ta không thể đề cập đến "các quyền tự bảo vệ", tuy nhiên, điều này không<br />
có nghĩa là không thể xảy ra trường hợp người vợ hoặc người chồng gây sức ép buộc<br />
người kia thuận tình ly hôn.<br />
<br />
b. Trật tự công về mặt nội dung<br />
<br />
Chúng ta cần phải chấp nhận các hình thức ly hôn khác với các hình thức quy định<br />
trong pháp luật của Tòa án nơi thi hành quyết định ly hôn (căn cứ khác nhau, hiệu lực<br />
ly hôn rộng hơn hoặc hạn chế hơn). Tuy nhiên, riêng đối với các quan niệm về mặt<br />
đạo đức, cần đặc biệt tránh công nhận các quan điểm đạo đức trái ngược với quan<br />
điểm của mình. Đây chính là trường hợp người chồng đơn phương chấm dứt hôn nhân.<br />
<br />
4. Vi phạm pháp luật<br />
<br />
Do có quá nhiều trường hợp lạm dụng để lẩn tránh pháp luật (forum shopping) trong<br />
lĩnh vực ly hôn nên cần quy định thêm điều kiện không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,<br />
cần lưu ý rằng điều kiện không vi phạm pháp luật thường trùng với các điều kiện đã<br />
nêu trên. Bởi vì vi phạm pháp luật thường đi kèm với vi phạm về thẩm quyền của Tòa<br />
án thụ lý vụ việc, vi phạm về quyền tự bảo vệ hoặc vi phạm về pháp luật áp dụng<br />
(nếu chúng ta vẫn giữ nguyên điều kiện này).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp<br />