Lý Thuyết Dược Học: HÀ THỦ Ô
lượt xem 10
download
Tham khảo tài liệu 'lý thuyết dược học: hà thủ ô', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý Thuyết Dược Học: HÀ THỦ Ô
- HÀ THỦ Ô Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên gọi: Vị thuốc này trong bản thảo không có, vì ông Hà thấy ban đêm dlây quấn vào nhau như là giao hợp, họ Hà thấy vậy, đào rễ lấy củ ăn, nhờ thế mà khỏe mạnh, sau đó ngươí ta bắt chước ăn cũng thấy có hiệu quả, nên lấy người đầu tiên dùng nó mà gọi tên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác:
- Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh (Bản Truyện), Trần tri bạch (Khai Bảo Bản Thảo), Đào liễu đằng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sơn nô, Sơn ca, Sơn bá Sơn ông, Sơn tinh (Đồ Kinh Bản Thảo), Xích cát (Đẩu Môn), Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu (Bản Thảo Cương Mục), Hồng nội tiêu (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa), Giao hành, Dã miêu, Kim Hương Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thủ ô, Tiên Thủù Ô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây sùng bò, Dây sữa bò, Hà thủ ô nam (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb. (Pteuropterus cordatus Turcz). Họ khoa học: Thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae). Mô tả: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên. Địa lý: Mọc hoang nhiều ở Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Tuyên, miền Bắc Việt Nam. Thu hái, sơ chế: Thu họach khoảng tháng 8, đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 13o. Phần dùng làm thuốc: Rễ củ (Radix Polygoni multiflori). Loại rễ củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng đỏ chắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốt Mô tả dược liệu: Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, đặc sắc. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần
- màu nâu đỏ, mô mềm, vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp, chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát (Dược Tài Học). Bào chế: a) Rửa sạch, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, đổ nước Đậu đen vào ngập (Cứ lkg Hà thủ ô thì cho 100g đậu đen nấu với 2 lít nước cho tới khi đậu đen nbừ nát) nấu cho tới khi gần cạn, nên đảo luôn cho chín đều). Khi củ trở nên mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có), xắt hoặc bào mỏng, rồi phơi khô, còn nước đậu đen thì tẩm phơ'i cho hết, Nều đồ và phơi như thế cho được 9 lần (củu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nóng, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). b) Hoặc lấy Hà thủ ô đă cắt miếng, cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm, (cứ 10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5 lít rượu). Ngày hôm sau bỏ vào nồi đồ 4 gíờ. Lấy ra phơi trong râm mát cho khô. Lại tẩm lại đồ 2 lần nữa là được. Miếng Hà thủù ô sê có màu nâu đen (Trung Dược Đại Từ Điển). c) Hà thủ ô (có thể trộn thêm với Hà thủù ô trắng) 2 vị bằng nhau, ngâm trong nước vo gạo 4 ngày đêm, thay nước vo gạo hàng ngày. Xong vớt ra cạo vỏ bỏ đi lấy Dậu đen đăi sạch rồi cho vào chõ, cứ một lượt Hà thủ ô thì một lớp Đậu đen. Đồ cho chín nhừ Đậu đen. Bỏ Đậu đen, lấy Hà thủ ô phơi khô, phơi rồi đồ như vậy cho được 9 lần. Cuối cùng, lấy Hà thủ ô thái mỏng hay bào phiến hoặc sấy khô hoặc tán bột (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Bảo quản: Để nơi khô râm. Thành phần hóa học: + Có Lecithin 3,7%, các dẫn chất Oxymethylanthraquinone 1, 1-1,8%, chủ yếu có Rheiphenol, Đại hoàng tố, Rhein... Ngoài ra còn có chất bột 45%, chất béo 3, 1%, chất vô cơ 4,5% (Trung Dược Học). + Emodin, Chrysophanol, Physcion, Rhein, Chrysophanol anthrone (Hata K, và cộng sự – Tạp Chí Dược Học [Nhật Bản] 1975, 95 (2): 211). + Resveratrol, 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside (Shigera Y, và cộng sự, C A, 1986, 105: 214090g). + 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside 2”-O-Monogalloyl Ester, 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside-3”-O-Monogalloyl Ester (Nonaka, G, và cộng sự, Phytochemistry 1982, 21: 429). + Gallic acid, Catechin, Epicatechin, 3-O-Galloyl (-) –Catechin, 3-O-Galoyl (-) –Epicatechin, 3- O-Galoyl-Procianidin B2, 3,3’-di-O-Galoyl-Procyanidin B2 (Nonaka, G, và cộng sự, Phytochemistry 1982, 21: 429).
- + b-Sitosterol (Nghiêm Quý Mẫn, Thượng Hải Đệ Nhất y Học Viện Học Báo 1981, (8): 123). Tác dụng dược lý: + Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol máu, được chứng minh rõ trên mô hình gây Cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu Cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với Cholesterol (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6, 1972) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch là do thuốc có thành phần Lecithin (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6, 1972). + Thuốc làm chậïm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu (Trung Dược Học). + Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch (Trung Dược Học). + Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt gìa không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Thuốc có tác dụng nhuận trường do dẫn chất Oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược, Nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1965, tr. 845-346). + Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trường mạnh hơn Hà thủ ô chín (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). 6. Tác dụng kháng khuẩn và virut: Thuốc có tác dụng ức chế đối với tnực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng ức chế virut cúm (Vi Sinh Vật Học Báo 8 (2) 164, 1960). + Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị ngọt, tính ôn, không độc (Hà Thủ Ô Lục). + Vị đắng, tính sáp, hơi ôn, không độc (Khai Bảo Hùng Định Bản Thảo). + Dùng sống khí hàn, tính liễm, có độc. Chế bằng cách nấu chín (thục) thì khí ôn, không độc (Bản Thảo Hội Ngôn). + Vị đắng, ngọt, tính sáp, hơi ôn (Trung Dược Học). + Vị đắng, ngọt, chát, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Quy kinh: + Vào kinh túc quyết âm, thiếu âm (Bản Thảo Cương Mục). + Vào kinh túc thiếu dương đởm kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, túc thiếu âm thận kinh (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào 3 kinh T ỳ, Phế, Thận (Bản Thảo Tái Tân).+ Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học). + Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Ích can, liễm huyết, tư âm, triệt hư ngược, chỉ thận tả (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Bổ phế hư, chỉ thổ huyết (Bản Thảo Tái Tân). + Bổ ích tinh huyết (Chế Thủ ô), dùng sống có tác dụng giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện (Trung Dược Học). + Tư âm cường tráng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Bổ huyết, cố tinh,. dư'ỡng can, nhuận trường, đồng thời có tác dụng tri sốt rét (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị ngũ trĩ, bệnh ở lưng gối, làm mạnh gân lực, ích tinh tủy, tráng khí, làm đen tóc, kéo dài tuổi thọ, trị bệnh phụ nữ sau sanh, xích bạch đới, lỵ lâu ngày không khỏi (Hà Thủ Ô Lục). + Uống lâu dễ có con, trị bệnh ở bụng, các chứng lãnh khí truờng phong (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Trị trúng phong, đầu thống, hành tý, hạc tất phong, động kinh, ho àng đản (Bản Thảo Thuật). + Trị chứng tinh huyết hư, sốt rét lâu ngày, ung sang độc, chứng loa lịch, chứng táo bón (Trung Dược Học). + Trị di tinh, đới hạ, lưng gối đau ê ẩm, râu tóc bạc sớm, gan viêm mãn tính, suy nhược thần kinh (Trung Dược Học). Liều lượng: 12g-40g. Bổ huyết nên dùng Chế thủ ô, thông tiện nên dùng Sinh thủ ô. Kiêng kỵ. + Kỵ các loại huyết, cá có vảy, Tỏi, Hành, Cải, đồ sắt thép (Bản Thảo Kinh Giải).
- + Hợp với Địa hoàng, có thể phục được Châu sa (Bản Thảo Kinh Giải). + Người có thực tà, đờm thấp nặng: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị phong cùì, dùng Hà thủ ô củ lớn, loại có hoa văn mới tốt, l cân, ngâm vơi nước vo gạo một đêm, cửu chưng cửu sái, Hồ ma 160g, cửu chưng cửu sái, rồi tán bột, mỗi lần. Uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Thánh Huệ phương). + Trị tiêu ra máu không cầm: dùng Hà thủ ô 80g, tán bột, uống với nước cơm trước khi ăn, mỗi lần 8g (Thánh Huệ phương). + Trị tràng nhạc ở cổ đã vớ hoặc chưa vớ, chạy xuống tới ngực trước,: Dùng Hà thủ ô rửa sạch nhai sống hàng ngày, đồng thời lấy lá gĩa rồi đắp lên nhiều lần thì khỏi, bài này có thể uống lâu ngày làm sống lâu và râu tóc đen (Đẩu Môn phướng). + Uống hoặc ăn Hà thủ ô có tác dụng tư bổ, 'Hà Thủ Ô Hoàn" chuyên mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu. Dùng Hà thủ ô, lấy dao bằng đồng cắt lát, nếu khô thì ngâm vơi nước vo gạo cho mềm để cắt, Ngưu tất (bỏ mầm non) 1-3 cân, xắt lát, lắy 1 đấu Đậu đen rửa sạch, dùng gỗ hoặc tre đan làm giá, cứ bỏ một lớp đậu, một lớp Hà thủ ô và Ngưu tất, sắp nhiều lớp cho tới khi hết, chưng nấu cho tới khi đậu chín, lấy ra, bỏ đậu đi, phơi khô, làm như thế cho được 3 lần rồi tán bột, lấy Đại táo chưng rồi trộn thuốc làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống từ 30 - 50 viên với rượu ấm lúc còn bụng đói (Hòa Tễ Cục phương). + Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ mỗi thứ nửa cân, cạo bỏ vỏ, phơi âm can, lấy cối chầy đá tán bột, uống mỗi buổi sáng 4g với giấm (Trịnh Nham S ơn Trung Thừa phương). + Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắêng mỗi thứ một nửa, loại củ thật lớn, chọn vào tháng 8, lấy dao tre cạo bỏ vỏ, xắt lát, ngâm một đêm với nươc vo gạo, đem phơi nắng cho khô, lấy sữa bà mẹ đẻ con trai khỏe mạnh tẩm vào rồi phơi khô 3 lần như thế, bỏ vào cối đá gĩa thành bột, trộn với mật ong vào Táo nhục làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, sau 10 ngày thêm 10 viên, t ới 100 viên thì được, uống với rượu nóng lúc đói. Có bài không dùng sữa người (Tích Thiện Đường phương). + Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô đực, cái (đỏ, trắng) mỗi thứ nửa cân, chia làm 4 phần, một phần ngâm với nước Đương quy, một phần ngâm với nước Sinh địa, một phần ngâm với nước Hạn liên thảo, một phần ngâm với sữa người. Sau 3 ngày lấy ra, pbơi nắng riêng ra, sấy trên ngói cho khô, bỏ vào cối đá gĩa thành bột, chưng nhục Đại táo cho nhuyễn, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 40 viên lúc đói (Bút Phong Tạp Hứng).
- + Ấm tinh huyết đen râu tóc đẹp nhan sác, sống lâu dùng Hà thủ ô, Cam cúc hoa, Câu kỷtử, Địa hoàng, Ngưu tất, Thiên môn đông, Xích phục linh., Bạch phục linh, Tang thầm, Nam chúc tử (Bút Phong Tạp Hứng). + Trị vết thương chảy máu, dùng bột Hà thủ ô xức vào, cầm ngay (Bút Phong Tạp Hứng). + Khoan khoái gân xương, tổn thương do chấn thương: dùng Hà thủ ô 10 cân, đậu Đen sống nửa cân. Tất cả nấu chín, Tạo giáp 1 cân đốt tồn tính. Khiên ngưu 400g, sao, tán bột, Bạc hà 400g, Mộc hương, Ngưu tất mỗi thứ 200g, Xuyên ô đầu mao (ngâm nước sôi) 80g, tán bột. Tất cả trộn với rượu thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 30 viên với nước trà (Vĩnh Loại Kiềm phương). + Mồ hôi tự chảy không cầm: dùng bột Hà thủ ô trộn nước miếng đắp giữa rốn (Tập Giản phương) + Trị trẻ nhỏ lưng rùa (qui bối): lấy nước tiểu Rùa trộn với bột Hà thủ ô dán vào các đốt xương gù lên, lâu ngày thì bớt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị trong da có cảm giác đau như không biết đau ở nơi nào: dùng Hà thủ ô tán bột, trộn nước cốt gừng thành cao đắp vào, rồi chườm nóng bên ngoài (Kinh Nghiệm Phương - Trung Quốc Dược Học Đaị Từ Điển). + Trị tà sốt rét nhập vào âm phận lâu ngày không hết: dùng Hà thủ ô, Ngưu tất, Miết giáp, Quất hồng, Thanh bì, nếu khí ở biểu đã hư, t ỳ vị đã yếu, thì thêm Nhân sâm 12- 20g, phế nhiệt thì bỏ Nhân sâm mà thế Đương quy vào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị các loại phong ở đầu mặt, phong cùi: Hà thủ ô, Thích tật lê, Cam cúc hoa, Thiên môn đông, Hồ ma nhân, Tất diệp, Bạch chỉ, Kinh giới tuệ, Khổ sâm, Địa ho àng, Bách bộ (Trung Dược Học). + Trị kiết lỵ ra toàn máu dùng các loại thuốc không có hiệu quả, dùng Hà thủ ô, Kim ngân hoa, Địa du, Tê giác, Thảo thạch tàm, Sơn đậu căn, Hoàng liên, Thược dược, Can cát, Thăng ma, Cam thảo, Hoạt thạch (Trung Dược Học). + Trị ‘Cốt nhuyễn phong’, lưng gối đau nhức, đi đứng không được, ngứa toàn thân: đùng Hà thủ ô củ lớn mà có hoa văn 1 cân, Ngưu t ất 1 cân, với một thăng rượu ngon, ngâm 1 đêm rồi phơi nắng cho khô (khi dùng Hà thủ ô đừng dùng vật có chất sắt thép), luyện mật làm viên, uống lúc đói trước khi ăn, mỗi lần 30 - 50 viên với rượu. Có thể trị được thêm chứng phong đàm hoặc sốt rét lâu ngày không lành (Kinh Nghiệm Phương). + ‘Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn’ là bài thuốc trứ danh có Hà thủ ô, dùng để bổ thận khí, đen râu tóc, sống lâu khỏe mạnh (theo Thiệu Tiết Ứng), dùng Hà thủ ô vừa loại trắêng, vừa loại đỏ, mỗi thứ 1 cân, Ngưu tất 320g (trước tiên ngâm Hà thủ ô với nước vo gạo 1 ngày đêm, rồi lấy dao tre cạo bỏ vỏ ngoài xắt thành lát lớn, lấy đậu Đen rải một lớp rồi sau đó bỏ một lớp H à thủ ô lên, lại tới lớp Ngưu tất, Cứ như thế mà rải thuốc ở trên đậu. Nấu cho chín, bỏ đậu đi chỉ lấy thuốc phơi khô. Nấu phơi như thế cho được 7 lần, xong bỏ đậu Đen đi, Phá cố chỉ nửa cân (ngâm rửa rượu
- rồi sao với Hắc chi ma (Mè đen) cho tới khi nào hết nghe nổ lốp bốp là được), lấy Bạch phục linh nửa cân, tẩm sữa trâu phơi nắng rồi chưng, Thỏ ty tử nửa cân ngâm rượu 1 đêm, rửa rồi phơi khô, chưng như thế cho được hai lần, Câu kỷ tử nửa cân (bỏ núm khô ở sau). Tất cả tán bột, trộn với mật làm viên, to bằng bạt Long nhãn lớn, ngày uống 3 viên, nhai lúc bụng đói với rượu nóng hoặc nước cơm, nước muối nhạt. Khi chế không được dùng đồ bằng sắt, thiếc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược, có triệu chứng lưng gối nhức mỏi, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều, dùng: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn, luyện ho àn vớỉ mật ong. Mỗi ìần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt (Hà Thủ Ô Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị mất ngủ do huyết hư, dùng bài: Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoăïc băng lậu, đái hạ, sinh dục yếu, dùng bài: Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn của Thiệu Ứng Tiết: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ti tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị Lipit huyết cao, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, bệnh động mạch vành: có tác dụng làm giảm hoặc hết triệu chứng, ổn định bệnh, làm tăng sức, thường hợp với Ngân hạnh diệp, Câu đằng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Có công trình nghiên cứu dùng viên Hà Thủ Ô (mỗi viên nang 0,25g, gồm thuốc sống 0,81, trong đó 30% bột Hà thủ ô, 70% cao nước chế thành), mỗi lần uống 5-6 viên (có người uống 8 - 10 viên), ngày 3 lần, dùng thuốc liên tục trong 2-12 tuần, lâu nhất 14 tháng, trị 178 ca Cholesterol máu cao. Kết quả tốt 38,2%, tiến bộ 23,6%, tỷ lệ kết quả 61,8%. Cholesterol máu giảm bình quân 39mg%, trong đó 32% bệnh nhân giảm xuống mức bình thường, đối với bệnh nhân vừa và cao, kết quả tốt (Bệnh Viện Nhân Dân Thượng Hải Số 8 Trực Thuộc Y Học Viện Thượng Hải Số 2: ‘Theo Dõi Lâm Sàng Chứng Cholesterol Cao Điều Trị Bằng Viên Hà Thủ Ô’, báo Công Nghiệp Y Dược 1974, 6: l). + Trị huyết áp cao: Chế Thủ ô, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa Uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất, mỗi thứ 12g, sắc nước uống (Hà Thủ Ô Hợp Tể - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị sốt rét lâu ngày, phần âm bị tổn thương khó lành, dùng: . Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, đậu đen 20g, sắc nước phơi sương l đêm, sáng hầm lên uống nóng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). . Hà thủ ô (chế) 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Ổi khương, mỗi thứ 12g, sắc ụống (Hà Nhân Ẩm - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- + Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn: Hà thủ ô 20-40g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Thường phối hợp với các vị: Từ thạch, Đơn sâm, Ngũ vị tủ, Toan táo nhân, Xuyên khung (lượng nhỏ) có kết quả (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Có tác giả dùng dịch tiêm Hà thủ ô 20% tiêm bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, 20-30 ngày là một liệu trình; trường hợp nặng chích 1 ngày 2 lần, cách nhật, liệu trình 15-20 ngày, nghỉ 15-20 ngày, ngủ khá hơn thì chích ngày 1 lần hoặc uống Hà thủ ô mỗi lần 5-7 viên (0,5g/viên), ngày 3 lần; trường hợp uống lâu dài, ngày 2 lần sáng và tối; truờng hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh giảm, mỗi tốt uống 6-10 viên trước lúc ngủ. Uống và chích thay đổi dùng. Đã trị 141 ca, khỏi lâm sàng 53,9%, tiến bộ tốt 44,7%, tỉ lệ có kết quả 98,6%, theo tác giả tốt hơn loại thuốc ngủ Bromure và Meprobamate (Bệnh Viện 201 Giải Phóng Quân, ‘Phân Tích Lâm Sàng 141 Ca Mất Ngủ Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Thông Tin Trung Thảo Dược 1974, 5: 38). + Trị ho gà: Hà thủ ô 6- 12g, Cam thảo 1,5-3g, mỗi ngày 1 thang, sắc, chia 4-6 lần uống, có người uống xong tiêu chảy nhẹ, dùng Kha tử hoặc Anh túc xác (cho cầm lại). Đã trị 35 ca khỏi 19 ca, cơ bản khỏi 8 ca, tiến bộ 4 ca, không kết quả 1 ca (Vương Khởi Minh, ‘Báo Cáo Về Kết Quả Bước Đầu Điều Trị Ho Gà Bằng Hà Thủ Ô’, Trung Y Giang Tô Tạp Chí 1965, 3: 10). + Trị sốt rét: Hà thủ ô 18-25g, Cam thảo 1,5-3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn. Trị 17 ca kết quả đều tốt (Vương Khởi Minh, ‘Báo Cáo 17 Ca Sốt Rét Điều Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Quảng Đông Y Học Học Báo 1964, 4: 31). + Trị tóc bạc: Chế thủ ô, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1 lít rư ợu trắng 10-15 ngày sau, dùng mỗi lần 15-30ml, uống liên tục cho đến có kết qủa. Điều trị 86 ca (20 ca bạc từng đám, 16 ca rải rác bệnh kéo dài từ l đến 10 năm, kết quả khỏi 24 ca, tiến bộ 8 ca, tỷ lệ kết quả 88,9% (Triệu Hồng Bân, ‘Rượu Hà Thủ Oâ Trị Tóc Bạc’, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 41). + Trị tổn thương thần kinh quay: Hà thủ ô 30g, sắc, chia uống sáng và chiều, liệu tr ình 1 tháng. Theo dõi 14 ca, tỷ lệ khỏi 86,7% (Truyền Bằng Liêu, ‘Báo Cáo 14 Ca Tổn Thương Thần Kinh Quay Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Trung Hoa Trung Y Cốt Thương Khoa Tạp Chí 1988, l: 34). + Trị can huyết bất túc, huyết áp hơi cao, đầu đau, chóng mặt, tay chân t ê: Hà thủ ô (chế), Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược (sống), Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tặt lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất mỗi thứ 12g, Sắc uống (Hà Thủù Ô Tễ - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Ngoài ra còn có báo cáo dùng Hà thủ ô trị mề đay, lở nhọt (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Trị nốt ruồi (Trung Dược Học), tinh trùng yếu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Ngoài ra, theo báo cáo, chỉ dùng một vị Hà thủ ô sắc uống thường xuyên có thể trị chứng tinh loãng, tinh ít (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- + Kết bợp với Tang ký sinh, Nữ trinh tử trị chứng động mạch xơ cứng, huyết áp cao nơi người lớn tuổi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Tham khảo: + Thủ ô trắng vào phần khí, Thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp, đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh, ích thận, kiện cân cốt, làm đen râu tóc, là vị thuốc tư bổ tốt (Bản Thảo Cương Mục). + Hà thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tươi sắc uống có tác dụng thông tiện, tác dụng không khác Nhục thung dung (Bản Kinh Phùng Nguyên). + Hà thủ ô nhập vào can để ích huyết, khu phong, kiêm bổ thận... là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí (Bản Thảo Cầu Chân). + Hà thủ ô dùng trị sốt rét và lỵ lâu ngày... cái hay của Hà thủ ô là vào kinh thiếu dương, khí rất mạnh, mạnh nên triệt được ngược tà. Vị của thuốc rất sáp, sáp nên chặn được ngược tà, nếu bệnh chưa hết, cho thêm Sài, Linh, Quất, Bán. Nếu đã khỏi nên thêm Sâm, Truật, Kỳ, Quy, cho thêm 1, 2 thang (Thần Nông Bản Thảo Kinh Độc). + Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, không hàn, cường dương mà không táo, không. nhiệt. Bẩm thụ khí xung hòa, được khí thuần túy của trời đất. Ngày xưa có một ông gìa họ Hà thấy cái dây ban đêm quấn lại với nhau, ông đào lấy củ để uống, râu tóc xanh trở lại hết, cho nên gọi là Thủ ô, sau đó ông ấy rất cường dương, sinh nhiều con trai, đổi tên là ‘Năng tự’, từ đó ta biết được tính bổ âm mà bổ ích cho tạng thận của Thủ ô. Thục địa và Thủ ô đều là ' thuốc bổ âm, nhưng Thục địa bẩm thụ khí của giữa mùa đông để sinh ra, nấu và phơi cho tới màu đen thì chuyên vào thận mà tư nhuận cho chân thủy của ‘Thiên nhất’ sinh ra, lại bổ cả Can là vì tư nhuận cho thận mà liên cập tới, Thủ ô bẩm thụ khí mùa xuân để sinh, lại do phong mộc hóa ra, thông với Can, là dương ở trong âm được cho nên chuyên đi về kinh Can mà có tác dụng ích huyết, trừ phong, bổ can thận, cũng nhân vì bổ Can mà tác dụng đến. Một bên là thuốc bổ mạnh cho chân âm tiên thiên cho nên có công năng cứu ngay được bệnh nguy do cô dương lấn lên dữ quá. Một bên thì cần dùng để bổ cho vinh huyết hậu thiên, là thuốc uống thường để nuôi khỏe tinh thần, trừ bệnh tật, điều nguyên khí. Chân âm của tiên thiên và hậu thiên không giống nhau, thì công hiệu cũng có hoặc chậm hoặc nhanh, hoặc nhẹ hoặc nặng rất khác nhau. Huống nữa, gọi t ên là 'Dạ hợp', và 'Năng tự" thì trong bổ huyết lại có cả bổ dương, không phải như Địa hoàng công năng chỉ chuyên về tư nhuận cho thủy, khí bạc mà vị hậu, là vị thuốc trọng trọc ở trong loại thuốc trọng trọc, có tác dụng cứng mạnh gân xương mà thôi. Đó là ý kiến tâm đắc của tiên sư Phùng thị mà người xưa chưa từng phân tích, ngườỉ bây giờ dùng chung để bổ âm thì chẳng bền lắm hay sao? (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Hà thủ ô dùng lâu ngày khiến người ta có con, trị tất cả các chứng ở bụng đã bệnh lâu ngày, chứng lãnh khí trường phong (tiêu ra máu) (Đại Minh Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo). + Hà thủ ô có tác dụng tả can phong (Thang Dịch Bản Thảo).
- + Hà thủ ô sách ghi là vốn vị đắng, chát, hơi ấm, đồn rằng vị ngọt khí ấm, vào kinh Túc quyết âm kiêm vào kinh Túc thiếu âm nên là thuốc thượng phẩm để bổ huyết, khu phong. Có 2 loại thư (cái) và hùng (đực), qua đêm thì giao với nhau, có hiện tượng âm dương giao hợp, nên làm cho người ta có con, mà can chủ huyết, thận chú t àng tinh, bổ 2 kinh này thì tinh huyết thịnh vượng. Tóc là chất thừa của huyết nên nó làm đen tóc, nó chủ trị về chứng loa lịch (tràng nhạc), khi can đởm uất kết thì sinh nội nhiệt, dinh khí ủng tắt ngược ở trong, bèn phát ra bệnh. Mười một tạng phủ đều quyết đinh bởi nội đờm, can và đởm là biểu lý với nhau, là kinh thuộc Thiếu dương. Không thể ra vào, khí huyết đều ít, là sở chủ của phong mộc, hành đởm khí, bổ can huyết thì chứng loa lich tự tiêu mất vậy. Điều hòa dinh khí thì tiêu dược nbọt sưng. Trị phong tiên tri huyết, huyết hoạt thì phong tán, nên chữa được nhọt phong ở đầu mặt. Chứng trường tích gây ra trĩ, trĩ là do thấp nhiệt rót xuống dưới làm tổn thương phần huyết mà không thể tiết ra được, thì dồn về hậu môn, làm cho phần cơ nhục tại chỗ lồi ra thành các dạng, phong thì thắng thấp, thấp nhiệt giải được thì nhọt trĩ tự bằng ph'ẳg trở lại. Tâm huyết hư thì nội nhiệt, nhiệt từ tâm dao (lay động), dao động thì gây đau, bổ khí huyết thì nhiệt giải được, nhiệt đã giải thì trừ đau được. Bổ khí huyết thì tóc đen, sắc mặt tươi đẹp, dùng lâu ngày thì bổ gân cốt, ích tinh khí, sống lâu mà không gìa đều bởi công bổ can thận, ích tinh huyết. Cũng trị chứng đàn bà sản hậu và các chứng đới hạ, phụ nữ lấy huyết làm chủ, kinh nguyệt thông suốt là bởi Quyết âm, đới hạ vốn bởi huyết hư mà kiêm thấp nhiệt, hành thấp, ích huyết thì ắt trừ bệnh được (Bản Thảo Kinh Sơ). + Hà thủ ô các sách đều cho rằng Hà thủ ô có tác dụng t ư thận, bổ thủy, đen tóc, nhẹ người, rất được khen thưởng, công hiệu gần giống như Địa hoàng. Chỉ với hiện tượng mà biện luận rất rõ ràng rằng Thủ ô vị đắng, chát, tính hơi ấm, về âm phận thì không nê trệ lắm, về dương phận thì không táo lắm, được bẩm khí trung hòa của trời đất. Thục đia, Thủ ô dù đều bổ âm, một thứ là thuốc bổ chân âm của tiên thiên, nên công của nó cứu được cái nguy của cô dương bùng lên, một thứ cần điều bổ dinh huyết của hậu thiên, uống lâu dài là thuốc bổ dưỡùng tinh thần, hết bệnh, điều hòa nguyên khí. Âm của tiên thiên và hậu thiên khác nhau, nặng nhẹ hoãn cấp về công hiệu cũng khác nhau rất nhiều, huống chi gọi là Dạ hợp, lại tên là Năng tự, thì trong bổ huyết, còn có sức hóa dương, không như công của Đia hoàng chuyên tư thủy, khí bạc vị hậu, là chất trọc trong trọc. Tác dụng về mạnh xương bổ tủy chăng, cách nói này rất thất thiệt, tiên hiền chưa có phong cho nó tác dụng này, không nên bỏ qua. Lấy củ lớn như nắm tay 5 cánh là tốt, loại đã 300 năm thì lớn như cây gậy, dùng nó rồi sẽ thọ như thần đất, có 2 loại: đỏ thuộc đực, trắng thuộc cái, hễ dùng nên lấy l/2 trắng l/2 đỏ, ngâm với nước vo gạo, cạo vỏ và thái phiến bằng lưỡi dao tre, dùng đậu Đen trộn dều với Hà thủ ô, cho vào nồi đất, cửu chưng củu sái, với Phục linh làm sứ. Kỵ thịt heo, cá không vẩy, củ cải trắng, hành, tỏi, đồ sắt (Bản Thảo Cầu Chân). + Rễ của Thủ ô, đâm vào đất rất sâu, mà dây bò dài, rất nhiều lại xa, về đêm lại giao nhau, gồm có khí cực âm, có khả năng làm đông đặc, cho nên chuyên vào Can Thận, có tác dụng bổ dương, bổ chân âm, mùi vị của nó rất đặc, hơi kiêm vị đắng chát, tính ôn hòa, phù hợp vói lý cất dấu nơi hạ t iệu, nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm dương, không như Địa hoàng chỉ thiên về âm ngưng. Theo ông Lý trong tập ‘Hà Thủ Ô Chuyện Kể’ thì bắt đầu thời nhà Đường mới biết dùng nó, có 2 loại đỏ và trắng, bèn cho rằng có sự phân biệt vào khí và vào huyết, người dùng đã sử dụng cả 2, cũng có nghĩa là phối hợp cả âm và dương, cả hai được điều chí lý về quân bình. Sách ‘Khai Bảo Bản Thảo’ ghi rằng Hà thủ ô có tác dụng điều trị loa lịch, tiêu nhọt sưng, chữa nhọt phong nơi dầu mặt, vì rễ của nó vào sâu trong đất, dây nó lại bò xa, nên có hiệu quả tuyên thông kinh lạc, hơn nữa, loại đỏ vào thẳng huyết phận. Sách ‘Tần Hồ Cương Mục’ ghi rằng, trong ngoại khoa gọi là cây Sang tảo (chổí quét nhọt) và Hồng nội tiêu (tiêu đỏ bên trong).
- Trong sách ‘Đấu Môn Phương’ cũng có ghi rằng Hà thủ ô chuyên trị chứng loa lịch, kết hạch, lại viết rằng rễ nó như quả trứng gà, cũng gần như chứng Lịch tử (?) e rằng không khỏi quá phô trương. Trong sách ‘Khai Bảo Bản Thảo’ ghii chữa ngũ trĩ, giảm tâm thống, ích khí huyết, đen râu tóc, cũng chữa chứng sản hậu và đới hạ của phụ nữ, đều lấy nghĩa dưỡng âm, bổ huyết, vô cùng thâm ý. Trong sách ‘Đại Minh’ ghi rằng, chữa tất cả các chứng bệnh lâu ngày do khí lạnh của các tạng phủ trong bụng, lại chẳng qua ôn nhuận để bổ ích ngũ tạng vậy. Ông Vương Hiếu Cổ cho rằng tả can phong, là do âm không hàm dưỡng được dương, thủy không dưỡng mộc, thì trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt, cũng là điều thích nghi của nó, nhưng đó là tư bổ để diệt phong (trừ phong), ắt không nên hiểu lầm là tả can. Người đời Kim, Nguyên nói về y thường dùng thuốc với những lời luận rất là sằng bậy. Sách của Đơn Khê, Đông Viên, cũng thường hay nhắc đến trong sách của Vương Hải Tàng. Đời Minh, Thiệu Ứng Tiết có phương ‘Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn (Y Học Nhất Đắc). + Thân và lá của Hà thủ ô gọi là ‘Hà thủ ô hành diệp’ hoặc ‘Dạ giao đằng’. Theo Đẩu môn, ngày xưa vua Hán Vũ Đế có thứ đá gọi là Mã can thạch chữa cho người tóc trắng hóa ra đen, nên đặt tên cho Hà thủ ô là ‘Mã can thạch’, Hà thủ ô làm tiêu tan được chứng sưng độc nên sách Ngoại khoa gọi nó là ‘Sang chửu’ hay Hồng nội tiêu. Theo Lý Thời Trân, Hà thủ ô mà gốc nào kiếm được như chữ ‘cửu’ nên gọi nó là ‘Cửu chân đằng’ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hà thủ ô vị đắng, ngọt, tính ấm, kèm có vị chát, có công năng bổ ích âm cho can thận lại có lác dụng dưỡng huyết, liễm tinh, vì thế mà có thể tri bệnh di tinh, làm đen râu tóc, công hiệu của nó tương tự như Thục địa. Lý Thời Trân cho rằng Hà thủ ô "Không hàn không táo, công hiệu hơn cả Địa hoàng, Thiên môn đông", có thể biết được rằng nó có công hiệu bổ huyết dưỡng âm rất tốt. Nhưng khi dùng phải qua khâu chế biến mới hay được, nếu dùng sống thì sở trường có thể hoạt trường, có thể kết hợp nó với Chỉ thực, Nguyên minh phấn để dùng trong bệnh thấp, ôn tà nhập lý, chứng lý kết, đại tiện không thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hà thủ ô tươi gọi là Tiên Hà thủ ô, có công hiệu nhuận táo, thông tiện, có thể thay thể cho Nhục thung dung để tri huyết dịch, tân dịch bị khô táo, đại trường bí kết, tràng nhạc, sốt rét lâu ngày (Trung Dược Học Giảng Nghĩa). + Trường hợp bổ ích tinh huyết dùng Chế thủ ô để giải độc, nhuận trường, Trị sốt rét dùng Sinh thủ ô, tác dụng giải độc và nhuận tràng của Thủ ô tươi càng mạnh hơn Sinh thủ ô (Trung Dược Học). + Chế Thủ ô so với Thục địa: Thủ ô thiên về bổ can hư, Thục địa thiên về bổ thận hư. Thủ ô bố nhưng không nê trệ như Thục địa. Theo kinh nghiệm lâm sàng thl nếu là tâm huyết kém, não huyết kém dửng Thủ ô tốt nếu là khí huyết suy nhược, tuần hoàn ngoại vi kém, chân tay lạnh thl dùng Thục địa tốt hơn (Trung Dược Học). + Không nên dùng chung với các loại thuộc loại khoáng chất như Tử thạch, Đại giá thạch, không nấu trong các dụng cụ bằng sắt (Trung Dược Học). Phân biệt:
- + Cần phân biệt với Hà thủ ô trắng, còn gọi là Hà thủù ô trắng, dây Sữa bò. Rễ để nguyên hoặc cắt phiến. Rễ nguyên hình trụ tròn dài khoảng 10cm. Loại xắt phiến, có phiến mỏng (lẫn với một số mẫu thân) dày khoảng 0,5 – 1cm (có khi tới 2cm) đưởng kính khoảng 0,5 - 4cm. Vỏ ngoài màu nâu xám có nếp nhăn dọc và lỗ bì nằm ngang, đôi khi còn vết tích của rễ con hoặc đoạn rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có mô mềm, vỏ mỏng, nhiều bột, libe màu trắng ngà, tầng phát sinh trong mảnh màu nâu, phần gỗ chiếm nửa tiết diện, không mùi, vị đắng. + Cân phân biệt với cây Châu sa thất (Polygonum m ultinorum Thunb. var. cillinerve (Nakai) Steward.). Đó là cây thảo dây leo sống lâu năm, dài hơn 1 mét. Thân phình lớn thành củ. Rễ khối biểu hiện hình trứng, mặt ngoài màu nâu, có nhiều rễ nhỏ, mặt cắt ngang có màu vàng hồng, khi tươi có màu đỏ như Chu sa (vì vậy mà có tên là Chu sa thất). Khi khô thì biến thành màu vàng. Thân nhỏ mà dài gần như thẳng đứng giữa không trung, màu lục tím, phân nhánh ít. Lá mọc cách, có cuống dài, hình trứng dài, dài 4 - 9cm. Hoa tự hình viên chùy sinh ở ngọn hoặc ở nách, hoa màu trắng. + Ở Triều Tiên còn dùng cây Cynanchum willfordi Hemsley, họ Asclepidaceac gọi là Hà thủ ô [Triều Tiên] (Danh Từ Dược Học Đông Y.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÔNG NGHỆ LÊN MEN KHÁNG SINH PENICILLIN – PHẦN 2
19 p | 378 | 90
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC
5 p | 110 | 21
-
HÀ THỦ Ô ĐỎ
5 p | 212 | 20
-
HẠ KALI MÁU
9 p | 193 | 13
-
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HCG
17 p | 142 | 10
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DUPHALAC SOLVAY c/o KENI - OCA
4 p | 117 | 8
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HẠ QUẢN
5 p | 85 | 8
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HẠ CỰ HƯ
7 p | 89 | 7
-
HOÀN SÂM NHUNG BỔ THẬN
7 p | 119 | 7
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc ALPHAGAN
9 p | 71 | 6
-
TỔNG QUAN THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
9 p | 85 | 5
-
HÀ THỦ Ô TRẮNG (Rễ)
4 p | 96 | 5
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc HYPERIUM LES LABORATOIRES SERVIER
6 p | 62 | 5
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc BETOPTIC S 0,25%
5 p | 76 | 4
-
HOÀN NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC
6 p | 110 | 3
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc LABETOLOL
6 p | 51 | 3
-
Các Khả năng điều trị virus viêm gan siêu vi C
12 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn