intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết phát triển bền vững

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

512
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khoảng hơn mười năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, v.v. , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. Phát Triển Bền Vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đã tán đồng và ủng hộ. Các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết phát triển bền vững

  1. Khái Niệm, Nguyên Tắc Định Hướng, Thử Thách, Giới Hạn Và Viễn Tượng Tương Lai Từ khoảng hơn mười năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm vô cùng phổ thông. Nói tới phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực, v.v. , “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. Phát Triển Bền Vững là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, v.v. đã tán đồng và ủng hộ. Các nước giầu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương Phát Triển Bền Vững, soạn thảo các chương trình và kế hoạch kinh tế-xã hội theo hướng và trong tinh thần của sự Phát Triển Bền Vững. Gần đây, Ngân hàng thế giới đã chọn Phát Triển Bền Vững làm đề tài cho phúc trình thường niên 2003 với tựa là “Phát triển bền vững trong một thế giới năng động” (Sustainable Development in a Dynamic World, World Development Report 2003, World Bank). Phát triển bền vững là gì ? là thế nào ? Tại sao cần đi theo hướng Phát Triển Bền Vững ? Đâu là các đặc tính, nguyên tắc của sự Phát Triển Bền Vững ? Phát Triển Bền Vững có những định đề nào ? Phát Triển Bền Vững đòi hỏi những điều kiện gì ? Thi hành Phát Triển Bền Vững thường gặp những trở ngại khó khăn nào và những thử thách hoặc giới hạn gì ? Làm sao thực hiện Phát Triển Bền Vững trong hoàn cảnh đói nghèo trên thế giới và với tiến trình toàn cầu hóa bất bình đẳng ? Kết quả Phát Triển Bền Vững trên thế giới ra sao và viễn tượng tương lai như thế nào ? Với chủ ý làm sáng tỏ các vấn đề và trả lời các câu hỏi vừa nêu, bài viết dưới đây sẽ đề cập tới các tiết mục sau đây : - Nguồn gốc và ý nghĩa của khái niệm Phát Triển Bền Vững. - Luận thuyết Phát Triển Bền Vững và các nguyên tắc định hướng. - Các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững. - Các thử thách và giới hạn thi hành Phát Triển Bền Vững. - Phát Triển Bền Vững và vấn đề đói nghèo và tiến trình toàn cầu hóa. - Kết quả Phát Triển Bền Vững và viễn tượng tương lai. 1. Khái niệm phát triển bền vững : nguồn gốc và ý nghĩa Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi thế chiến thứ hai, vấn đề phát triển có một nội dung thuần túy kinh tế. Các chương trình mở mang quốc gia, các chính sách và kế hoạch kinh tế-xã hội chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, sản xuất nhắm thị trường nước ngoài, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (développement économique) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (croissance économique), không có sự phân biệt, cân nhắc hoặc so sánh giữa phẩm và lượng trong công cuộc mở mang quốc gia. Riêng đối với các nước chậm tiến có nền kinh
  2. tế lạc hậu thì được xem như chỉ có nhu cầu gia tăng sản xuất, xúc tiến các chương trình nhắm các mục tiêu vừa kể. Kinh tế thế giới lúc bấy giờ tiến lên trong khuôn khổ các chính sách và kế hoạch dựa trên lý luận kinh tế máy móc, một chiều, hẹp hòi và phiến diện. Vào đầu thập niên những năm 1970, sau một thời kỳ trong đó các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã phát hành và phổ biến một tài liệu mang tựa là “Ngừng tăng trưởng” hoặc “Giới hạn của tăng trưởng” tùy phiên dịch tựa Pháp ngữ (Halte à la croissance) hay Anh ngữ (The Limits to Growth) của tài liệu. Tài liệu này vì đề nghị một hướng đi mới cho sự phát triển và có những nhận thức chính đáng, những nhận định xác thực về tổ chức kinh tế, đời sống xã hội nên đã ảnh hưởng làm thế giới cảnh tỉnh trên vấn đề liên quan tới môi trường-môi sinh. Tài liệu viết rằng sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” (croissance zéro) với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh. Chủ trương “không tăng trưởng” không thuyết phục được thế giới. Các nước nghèo và chậm tiến cũng như các quốc gia có nền kinh tế giầu có đều chống đối quan điểm của Câu lạc bộ La Mã, tuy với những lý do hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, đứng về phương diện nhận thức kinh tế thì đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng ghi nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế (croissance économique) với phát triển kinh tế (développement économique). Tăng trưởng kinh tế là sự nhận thức một chiều và phiến diện về hoạt động và sản xuất kinh tế. Nó chú trọng tới số lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế. Trái lại, phát triển kinh tế là một khái niệm xuất hiện vào khoảng giữa thập niên những năm 1960 từ một nhận thức mở rộng về kinh tế, không còn tính cách máy móc, eo hẹp. Theo khái niệm mới này “thêm” không đồng nghĩa với “hơn”. Do đó tăng trưởng kinh tế, sản xuất “thêm” không chắc chắn chỉ có lợi và thuần túy tích cực mà có thể ảnh hưởng không tốt làm môi trờng, môi sinh tiêu hao hoặc hư hại. Ngược lại, phát triển kinh tế là một nhận thức toàn diện bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, phẩm và lượng. Phát triển kinh tế gợi ý phải có đổi thay và tiến bộ không ngừng, về phẩm và lượng, để kinh tế-xã hội ngày một “hơn” một cách toàn diện, cân đối, thống nhất. Như vậy nếu tăng trưởng kinh tế nghịch với yêu cầu bảo vệ môi trường-môi sinh, thì phát triển kinh tế lại có khả năng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, di sản sinh thái, môi trường-môi sinh. Phát triển kinh tế giữ được vai trò phát huy quan hệ hỗ tương giữa hoạt động kinh tế-xã hội với môi trường-môi sinh để loài người có cuộc sống thực sự tiến bộ, có an sinh và phúc lợi, có môi trường-môi sinh không ô nhi ễm, có hệ sinh thái cân bằng xung quanh. Một năm sau Câu lạc bộ La Mã công bố phúc trình “Ngừng tăng trưởng”/“Giới hạn của tăng trưởng”, tổ chức Liên Hiệp Quốc triệu tập năm 1972 tại Stockholm Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường (Conférence des Nations Unies sur l’Environnement). Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí tranh cãi sôi nổi. Hội nghị đã đề nghị một khái niệm mới là “phát triển tôn trọng môi sinh” (éco- développement) với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu
  3. hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Khái niệm “phát triển tôn trọng môi sinh” (éco-développement) bị các nước đã phát triển và giầu có chống đối mạnh mẽ. Cuối cùng hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và chấm dứt với sự tán đồng quan điểm có mối liên hệ và ảnh hưởng hỗ tương giữa nếp sống của loài người với môi trường-môi sinh, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn tài nguyên và ổn định thiên nhiên. Ngoài ra các nước cũng thỏa thuận và cam kết hành động để bảo vệ môi trường-môi sinh và thành lập những cơ quan quốc tế và quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ môi trường-môi sinh. Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận, nó đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm “phát triển bền vững” (PTBV). Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (Union internationale pour la Conservation de la nature-UICN) là tổ chức đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững (PTBV). Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Commission mondiale sur l’Environnement et le développement) do bà Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, khai triển và định nghĩa như sau trong phúc trình mang tựa “Tương lai của chúng ta” (Notre avenir à tous/Our Common Future) : “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” “Le développement durable est un développement qui répond aux besoins du présent sans compromettre la capacité des générations futures de répondre aux leurs ”. Khái niệm Phát Triển Bền Vững như vậy có một nội dung bao quát, không có phạm vi nhất định, không bị gò bó bởi những chuẩn mực hoặc quy tắc đã định trước và không cũng có tính cụ thể rõ rệt. Khái niệm có thể diễn nghĩa nhiều cách, theo nhiều hướng khác nhau. Khái niệm có thể thi hành với những phương tiện hành động uyển chuyển. Phát Triển Bền Vững là một khái niệm co dãn, dễ áp dụng vào điều kiện thực tế và hoàn cảnh xung quanh. Nói chung, Phát Triển Bền Vững là một hướng đi dung hòa chủ trương “không tăng trưởng” (croissance zéro) và chính sách “phát triển tôn trọng môi sinh” (éco-développement). Từ lúc phúc trình Brundtland được phổ biến (1987) cho tới nay, tổ chức Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề Phát Triển Bền Vững. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất (Sommet de la Terre/Earth Summit) đã chính thức hóa sự đồng lòng thỏa thuận của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự Phát Triển Bền Vững gọi là Agenda 21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century). Rồi mười năm sau, vào năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị khác tại Johannesburg với tên gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”(Sommet mondial pour le développement durable/World Summit on Sustainable Development). Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ 21. 2. Luận thuyết phát triển bền vững và các nguyên tắc định hướng
  4. Luận thuyết Phát Triển Bền Vững đi từ nhận định rằng loài người không tôn trọng, không bảo toàn môi trường môi sinh. Thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái mất cân bằng, di sản môi trường-môi sinh suy thoái khiến loài người bị đe dọa, tình trạng đói nghèo trên thế giới nghiêm trọng, chênh lệch giầu nghèo giữa các nước gia tăng. Tài nguyên thiên nhiên sút giảm và thiếu hụt. Vấn đề đặt ra là làm sao thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, bảo đảm tương lai và an sinh cho các thế hệ về sau và đồng thời bảo toàn môi trường-môi sinh. Phương cách giải quyết vấn đề này là “phát triển bền vững” (PTBV), phát triển tổng hợp, toàn bộ, về tất cả các phương diện môi trường, môi sinh, kinh tế, xã hội và chính trị bởi vì không thể có bền vững môi trường môi sinh nếu không có bền vững chính trị để bảo vệ hệ sinh thái. Cũng không thể có công bằng xã hội nếu không bảo đảm được sự bền vững và cân bằng sinh thái cần thiết để bảo đảm loài người sẽ tồn tại. Và cũng không thể chăm lo tăng trưởng kinh tế nếu sự tăng trưởng này làm hư hại môi trường-môi sinh, gây tai biến thiên nhiên mà hậu quả là có thể đưa loài người tới thảm họa. Phát Triển Bền Vững bác bỏ các quan niệm thị trường tự điều hòa và quan niệm con người có nhu cầu mênh mông, không bao giờ hết, không cần định chừng mực. Phát Triển Bền Vững chống khuynh hướng tiêu dùng không giới hạn và chủ trương loài người phải xét lại quan niệm và các mẫu mực về an sinh, phúc lợi và chất lựợng của cuộc sống. Phát Triển Bền Vững cho rằng vì sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới cho nên bắt buộc phải theo một hướng đi mới. Một mặt cần phải kìm giữ sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phá hủy môi sinh, giảm thiểu rác thải. Mặt khác, số dân đói nghèo trên thế giới có yêu cầu gia tăng tiêu dung và sản xuất để thỏa mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân phẩm. Phát Triển Bền Vững nhận định rằng quan hệ không cân bằng, không bình đẳng trên thế giới và mô hình toàn cầu hóa kiểu tân tự do là một mối đe dọa cần phải phòng chống. Phát Triển Bền Vững chỉ là thực tại nếu nó có tính cách toàn cầu. Phát Triển Bền Vững nhắm thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, an sinh, phúc lợi, quyền phát biểu, quyền tham gia, v.v. và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất khác. Luận thuyết Phát Triển Bền Vững thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng xác định tăng trưởng chỉ là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Như vậy có nghĩa tăng trưởng chỉ là phương tiện cho cứu cánh là Phát Triển Bền Vững. Luận thuyết Phát Triển Bền Vững còn nói rằng kinh tế và xã hội phải hòa hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu của con người phải được đáp ứng, hàng hóa và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công bằng. Phát Triển Bền Vững chủ trương can thiệp vào kinh tế-xã hội để thống nhất các chính sách hoặc đường lối ngõ hầu thực hiện những đổi thay mong muốn, tạo điều kiện cho con người có tiến bộ. Phát Triển Bền Vững thừa nhận rằng mỗi xã hội, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định những phương hướng phát triển và chọn những phương thức hành động riêng. Mục tiêu cuối cùng của Phát Triển Bền Vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống của tất cả và song song bảo toàn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát Triển Bền Vững cho rằng cần phải hoạt động sản xuất có giới hạn, tiêu dùng và thụ hưởng có tiết kiệm, phân phối công bằng thu nhập, điều hòa dân số và nhân lực,
  5. bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu có khuynh hướng gia tăng nhanh với tài nguyên bị hạn chế. Phát Triển Bền Vững đề cao các gía trị nhân bản, tính công bằng trong sản xuất, tiêu dùng và thụ hưởng. Nó nhắm thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. Phát Triển Bền Vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Nó chủ trương có sự tham gia đóng góp của tất cả các đối tượng thụ hưởng, tạo tính sở hữu kế hoạch và kết quả hoạt động, xây dựng tinh thần trách nhiệm. Phát Triển Bền Vững là một dự án nằm trong tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền công bố năm 1948. Một chính sách phát triển bền vững thể hiện tính bền vững về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị : - Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa xã hội công bằng, cuộc sống an bình. Sự Phát Triển Bền Vững cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội một nước không thể Phát Triển Bền Vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có Phát Triển Bền Vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v. Phát Triển Bền Vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh. - Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Phát Triển Bền Vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. Phát Triển Bền Vững kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm. - Phát Triển Bền Vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triễn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh. - Về phương diện chính trị, Phát Triển Bền Vững có nghĩa hết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu và bàn giấy phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ. Tôn trọng đạo lý cũng là một yêu cầu rất cần, gần như một bắt buộc.
  6. 3. Các định đề và điều kiện của phát triển bền vững Phát Triển Bền Vững trong thực tế là một dự án rất lớn rộng có những định đề và cần một số điều kiện. Từ luận thuyết Phát Triển Bền Vững và những nguyên tắc định hướng, để kinh tế-xã hội phát triển một cách bền vững cần có một số điều kiện. Những điều kiện này nhiều khi không trùng hợp với nhau và cần phải dung hòa để tìm sự cân bằng và hợp lý : - Dân chủ : Tinh thần và các nguyên tắc dân chủ không phải là điều kiện tiên quyết hoặc không có không được, tuy nhiên, khái niệm Phát Triển Bền Vững không thể phổ biến và lưu truyền rộng rãi, rồi đem ra áp dụng nếu thiếu tinh thần dân chủ, nếu không tôn trọng các nguyên tắc sinh hoạt dân chủ. Chẳng hạn làm sao bảo đảm công bằng, đảm bảo các thế hệ tương lai có điều kiện để thỏa mãn yêu cầu phát triển về sau nếu các tổ chức và các hoạt động không có sự tham gia bằng tham khảo ý kiến, phát biểu lập trường, bày tỏ yêu cầu bởi tất cả các đối tượng thụ hưởng. Mỗi cá nhân có quyền và yêu cầu xây dựng một cuộc sống an lành, xung quanh có môi trường có chất lượng, có di sản sinh thái được bảo toàn. Quyền lợi cá nhân cần phải hòa hợp với ích lợi của tập thể trong tinh thần dân chủ tự do. - Công bằng và bình đẳng : Phát Triển Bền Vững phụ thuộc rất nhiều vào sự công bằng và bình đẳng. Tùy mức độ của nó, khác biệt giầu nghèo giữa các tầng lớp dân chúng sẽ nhiều hay ít, các chương trình xóa đói giảm nghèo như do Ngân Hàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế đề xướng sẽ đạt được thành công tới mức độ nào. Công bằng và bình đẳng ảnh hưởng khả năng và mức độ thỏa mãn yêu cầu của các thành phần xã hội. Tình trạng vay nợ và khả năng hoàn nợ của các nước chậm tiến tùy thuộc vào sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa các nước trên thế giới. Có thêm công bằng và bình đẳng thì các nước nghèo sẽ có điều kiện thuận lợi để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và như vậy sẽ đóng góp thỏa đáng cho Phát Triển Bền Vững trong nước và trên thế giới. - Tinh thần liên đới phụ thuộc lẫn nhau : Phát Triển Bền Vững của mỗi quốc gia và Phát Triển Bền Vững thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Phát Triển Bền Vững của thế hệ về sau có liên hệ chặt chẽ với Phát Triển Bền Vững của thế hệ ngày nay. Phát Triển Bền Vững cá nhân cũng tùy thuộc Phát Triển Bền Vững quốc gia. Phát Triển Bền Vững thế giới liên hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường-môi sinh tại mỗi quốc gia. Cộng đồng thế giới và dân tộc mỗi nước có quyền lợi chung để phòng chống ô nhiễm, bảo toàn di sản sinh thái. Trong mọi lãnh vực, những quan hệ hợp tác quốc tế, giao dịch và trao đổi ngày càng nhiều cho thấy sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữc các nước. Nhằm giải quyết các thử thách lớn như xóa đói giảm nghèo, quản lý tiến trình toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường-môi sinh tinh thần liên đới là một điều kiện chính. - Quyền tự quản, tự quyết : Dự án Phát Triển Bền Vững không thể tiến hành được nếu quyền tự quản, tự quyết của các quốc gia, các sắc tộc, các đoàn thể, v.v. trong việc chọn lựa hướng đi không được thừa nhận và tôn trọng. Những khác biệt trên thế giới về điều kiện khách quan, phương tiện hành động, năng lực phát triển, yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, v.v. đòi hỏi phải dung hòa các mục tiêu chung và toàn cầu với quyền lợi dân tộc của mỗi quốc gia. Phát Triển Bền Vững đòi hỏi phải thiết
  7. lập những quan hệ đối tác thực tiễn và hợp lý để song song tiến hành chiến lược chung về Phát Triển Bền Vững và thực hiện các kế hoạch quốc gia. - Tinh thần trách nhiệm và gánh chịu : Dự án Phát Triển Bền Vững là một công cuộc phức tạp, không đặt ra khuôn khổ và những quy tắc mẫu mực rõ rệt có tính bắt buộc. Chính sách và chương trình Phát Triển Bền Vững chờ đợi các đối tượng thụ hưởng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật tự giác, khả năng gánh chịu hậu quả nếu xẩy ra. Vì sự liên hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường và ảnh hưởng của nó lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống, Phát Triển Bền Vững còn đòi hỏi hành động phải có cân nhắc và cẩn trọng với mục đích chính là để tránh gây cho môi trường-môi sinh những hậu quả không đảo ngược được. Phát Triển Bền Vững còn một điều kiện nữa là khả năng kiểm tra kết quả hoạt động và phương tiện phòng ngừa và sửa chữa tai biến. - Giáo dục, huấn luyện và thông tin : Dự án Phát Triển Bền Vững, các chương trình bảo vệ môi trường-môi sinh không thể tiến hành, có hiệu lực và có kết quả nếu quần chúng không nhận thức đúng mức về yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, không ý thức được tầm quan trọng của các vần đề và thử thách thời đại và không chấp nhận những bắt buộc hoặc điều kiện của Phát Triển Bền Vững. Giáo dục, huấn luyện và thông tin là những yếu tố không kém quan trọng so với các điều kiện trước của Phát Triển Bền Vững. 4. Các thử thách và giới hạn của phát triển bền vững Từ các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững vừa nêu, thi hành dự án Phát Triển Bền Vững gặp nhiều thử thách và bị giới hạn hành động đáng kể. Bởi phạm vi rất rộng và nội dung rất đầy đủ cho nên công cuộc thực hiện Phát Triển Bền Vững phức tạp và khó khăn, xúc tiến chậm từ khi Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 (Agenda 21/Action 21) được tán thành và biểu quyết tại Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992. Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 định ra bốn khu vực hành động : - Phát triển kinh tế-xã hội : Chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, quản lý gia tăng dân số, quản lý cách sống và các hình thức tiêu dùng và xản xuất. - Bảo vệ môi trường-môi sinh, bảo toàn thiên nhiên, tài nguyên và hệ sinh thái, quản lý các loại chất thải. - Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của các đối tượng thụ hưởng, tinh thần đối thọai và hợp tác, sự công bằng bình đẳng về giới, giữa các sắc tộc và các thế hệ, v.v. - Soạn ra những chương trình và biện pháp, thiết lập những định chế và cơ chế, sử dụng những phương tiện cần thiết để kinh tế-xã hội chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững.
  8. Việc thực thi Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 trong hơn mười năm vừa qua cho thấy có những khó khăn chính sau đây : - Dự án Phát Triển Bền Vững gặp nhiều cản trở bắt nguồn từ hình thức và tính chất của tiến trình toàn cầu hóa dập khuôn theo học thuyết kinh tế tân tự do thuận lợi cho khu vực tư nhân, các công ty xuyên quốc gia và các nước giầu. Khuynh hướng tự do hóa thương mại ảnh hưởng bất lợi lên công cuộc bảo vệ môi trường- môi sinh, không cắt giảm phân cực giầu nghèo mà trái lại dành lợi thế cho các nước đã phát triển. - Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu trọng yếu của dự án Phát Triển Bền Vững nhưng các nước chậm tiến không thoát được khỏi vòng luẩn quẩn vì một mặt vay nợ chồng chất, mặt khác thiếu đủ mọi phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài chính, nhân lực, tri thức, v.v. để giúp kinh tế-xã hội có những bước tiến tối thiểu. - Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 đề ra hướng đi và mục tiêu cho Phát Triển Bền Vững nhưng không xác định được các định chế toàn cầu hay quốc gia và cơ chế cần thiết để khuyến khích hoặc thúc đẩy các quốc gia, khu vực tư nhân, các công ty xuyên quốc gia, v.v. chấp nhận và thực thi Chương Trình Nghị Sự. - Các nguồn tài chính đã dự tính để thực hiện một phần Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 không đạt được mức chờ đợi (chủ yếu là viện trợ phát triển chính thức không đạt được tỷ lệ 0,7% tổng sản lượng quốc gia của các nước giầu). Các nguồn tài chính khác cũng thiếu hụt hoặc phân chia bất lợi cho Phát Triển Bền Vững (chẳng hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng nhưng tập trung vào một số nước và vài khu vực). Từ những khó khăn chủ yếu vừa kể nhiều thử thách khác nẩy sinh ra khiến càng giới hạn việc thực hiện dự án Phát Triển Bền Vững và làm Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 kém hiệu lực. Những thử thách thường được nhắc tới nhiều nhất gồm có : - Vấn đề quản lý và điều phối tiến trình toàn cầu hóa để tạo thuận lợi cho Phát Triển Bền Vững : Cơ quan nào, tổ chức nào có thể giữ vai trò này ? Yêu cầu thành lập các định chế có trách nhiệm và năng lực quản lý các chương trình hành động đã được đặt ra nhưng chưa có giải đáp. - Một thử thách khác là công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các nước chậm tiến hầu như hoàn toàn thuộc trọng trách của nhà nước, không nằm trong phạm vi hoặc không nhận được sự đóng góp của khu vực tư nhân trong và ngoài nước. Cơ chế thi trường và đầu tư nội địa hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài không có hiệu lực trong việc cung cấp phương tiện và thỏa mãn yêu cầu về giáo dục, vệ sinh, y tế, an ninh lương thực, nước sạch, bảo vệ thiên nhiên, v.v. - Do thiếu các định chế và cơ chế để quản lý dự án Phát Triển Bền Vững, các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững không được thỏa mãn như cần thiết. Các quốc gia diễn nghĩa khác nhau định hướng và chương trình hành động, gây nhiều bất đồng ý kiến và tranh cãi song phương hoặc đa phương. Việc giải quyết các bất
  9. đồng này rất phức tạp, dựa trên hàng trăm công ước và tuyên ngôn quốc tế và đòi hỏi nhiều thời gian và rất tốn kém. - Công tác thực hiện Phát Triển Bền Vững không hội đủ các điều kiện thuận lợi nhất. Cụ thể là thiếu cơ quan xét sử, thiếu cơ chế có tính ràng buộc, thiếu mạch lạc thống nhất giữa quy chế Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và các công ước và tuyên ngôn quốc tế. Tình trạng này kéo dài thúc giục phải giải quyết tới mức trong nhiều trường hợp chính các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đứng ra khởi xướng tìm đồng thuận và giải pháp, tuy với những lý do khác nhau. - Phát triển bền vững là một dự án đầy tham vọng, vô cùng tốn kém và là đề tài tranh cãi giữa các nước giầu và các nước nghèo. Các nước chậm tiến có thu nhập thấp có ưu tiên là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu của người dân và xem Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 là thứ yếu. Các điều kiện cho vay và tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế cùng với số lượng viện trợ phát triển chính thức thiếu hụt so với yêu cầu Phát Triển Bền Vững đã khiến các nước nghèo không thể theo con đường này được. Tại các nước này Chương Trình Nghị Sự tiến hành rất khó khăn và chậm. - Nói chung, Phát Triển Bền Vững thiếu hụt rất nhiều phương tiện tài chính. Hiện nay có ba cách giúp các nước chậm tiến có các nguồn tài chính cần thiết là : viện trợ phát triển chính thức, các nguồn tài chính đa phương (Qũy Môi Trường Toàn Cầu/Fonds pour l’environnement mondial/Global Environment Facility) và cách thứ ba là giảm nợ cho các nước mắc nợ nhiều. Ngoài ra có vài phương pháp gây qũy để hỗ trợ chương trình Phát Triển Bền Vững của các nước chậm tiến đang được thảo luận là tài trợ qua hệ thống hợp tác quốc tế, thành lập qũy đặc biệt, thu thế đặc biệt, v.v. 5. Phát triển bền vững và vấn đề đói nghèo và tiến trình toàn cầu hóa Trong số các thử thách và khó khăn mà dự án Phát Triển Bền Vững phải đối phó, quan trọng nhất là tình trạng đói nghèo tại các nước chậm tiến và tiến trình toàn cầu hóa. Phát triển bền vững và đói nghèo trên thế giới Tình trạng đói nghèo trên thế giới là một vấn đề lớn vì không thể có Phát Triển Bền Vững nếu trong hơn 6 tỷ người trên thế giới có 2,6 tỷ người sống với dưới 2 mỹ kim/ngày, 1,2 tỷ người sống với dưới 1 mỹ kim/ngày, 800 triệu người bị suy dinh dưỡng và 800 triệu người không biết đọc không biết viết. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về ăn mặc, vệ sinh, sức khỏe, nhà ở, nước sạch, giáo dục, v.v.. Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh thái và với chất lượng của môi trường-môi sinh. Tại các nước giầu, nói chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém về bảo vệ môi trường-môi sinh và có cuộc sống gây ô nhiễm nhiều hơn tầng lớp có nếp sống cao. Còn tại các nước chậm tiến, vì phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và vì thiếu phương tiện tài chính, kỹ thuật, vật chất và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường-môi sinh. Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại,
  10. các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng phát triển kinh tế-xã hội thu hẹp thành tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng, rồi hầu như hoàn toàn mất tính bền vững, không còn có tầm xa. Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng bất lợi lên môi trường-môi sinh tới mức khiến cựu thủ tướng Indira Gandhi đã tuyên bố rằng “đói nghèo là thủ phạm gây ô nhiễm đáng sợ nhất”. Các quốc gia giầu đã thỏa thuận năm 1992 tại Rio de Janeiro sẽ dành 0,7% tổng sản lượng quốc gia để viện trợ phát triển cho các nước chậm tiến trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng, phát triển bền vững nói chung. Tuy nhiên, chỉ có bốn quốc gia đạt được tỷ lệ đã được chấp thuận. Nói chung, viện trợ phát triển chính thức của các nước đã phát triển chỉ lên tới khoảng 0,25% tổng sản l ượng quốc gia và có khuynh hướng giảm sút. Trong những năm vừa qua, số người nghèo trên thế giới giảm chậm và chênh lệch giầu nghèo gia tăng. Tiến trình toàn cầu hóa không giúp làm cắt giảm mức độ đói nghèo. Tình trạng nghiêm trọng đã buộc Ngân Hàng Thế Giới và Qũy Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra chiến lược xóa đói giảm nghèo và chương trình giảm nợ cho các nước vay nợ nhiều nhất và không có khả năng thi hành nghĩa vụ hoàn nợ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ nhóm họp tại New York (tháng 9 năm 2000) các nước hội viên Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã thỏa thuận đặt mục tiêu là giảm một nửa tỷ lệ số người đói nghèo trên thế giới vào năm 2015. Dựa trên những bước tiến của dự án Phát Triển Bền Vững trên thế giới trong ba năm vừa qua thì không có nhiều triển vọng mục tiêu vô cùng căn bản này sẽ được thực hiện. Phát triển bền vững và tiến trình toàn cầu hóa Mặc dù tiến trình toàn cầu hóa đã có những chuyển đổi tích cực song nó vẫn còn dựa trên học thuyết kinh tế tân tự do và nguyên tắc thị trường tự điều hòa. Hình thức của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay còn thiếu công bằng. Các quan hệ quốc tế về kinh tế, thương mại, tài chính mà tiến trình toàn cầu hóa đã đưa tới một trình độ phát triển rất cao hoàn toàn thiếu tính bình đẳng. Trong những điều kiện như vậy các quốc gia chậm tiến có thu nhập thấp rất khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo để thực sự bước vào con đường Phát Triển Bền Vững. Tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại nhiều lợi ích cho thế giới. Tuy nhiên sự phân chia những lợi ích này thiếu công bằng vô cùng và được thực hiện trong hoàn cảnh những quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế không bình đẳng. Do đó, bên cạnh những lợi ích và tiến bộ, tiến trình toàn cầu hóa cũng gây ra nhiều điều không thuận lợi cho sự Phát Triển Bền Vững nói chung, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước chậm tiến nói riêng, chủ yếu là : - Sự tập trung của cải giầu có và quyền lực kinh tế vào một số giới hạn quốc gia, công ty xuyên quốc gia, thành phần xã hội, tổ chức, cơ quan, v.v. - Môi trường-môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, dự trữ tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hệ sinh thái bị mất cân bằng.
  11. - Hố cách biệt giầu nghèo trên thế giới sâu hơn, quan hệ quốc tế căng thẳng, tranh chấp giữa các quốc gia gay go, an ninh thế giới bị đe dọa. - Tình trạng đói nghèo trên thế giới không được cải thiện. Các nước chậm tiến bị kìm giữ trong thế phụ thuộc các nước giầu, bị vay nợ đè nặng không có cách tiến lên. - Tiến trình toàn cầu hóa hoàn toàn do các công ty xuyên quốc gia và các nước giầu hướng dẫn để giành giữ phần lợi riêng và theo những giá trị nghịch với các định đề và điều kiện của Phát Triển Bền Vững. Trong tình trạng hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa gây khó khăn cho sự Phát Triển Bền Vững về hai phương diện chính là kinh tế và môi trường-môi sinh. Tiến trình toàn cầu hóa về mặt kinh tế và về mặt môi trường-môi sinh có những quan hệ ảnh hưởng hỗ tương. Những thử thách kinh tế mà tiến trình toàn cầu hóa đặt ra cho sự Phát Triển Bền Vững kéo theo những thử thách về phương diện môi trường-môi sinh. Ngược lại, những thử thách về hai phương diện môi trường-môi sinh và kinh tế mà sự Phát Triển Bền Vững phải đối phó xẩy ra cũng như vậy. Tiến trình toàn cầu hóa theo nguyên tắc thị trường tự điều hòa là điều bất lợi cho Phát Triển Bền Vững. Tiến trình toàn cầu hóa và Phát Triển Bền Vững có những liên hệ mật thiết nhưng theo hai hướng đi rất khác nhau và đặt ra những mục tiêu có khi đối nghịch nhau. Cả hai đều không có tổ chức hay cơ quan quốc tế quản lý và điều hợp, không theo những quy tắc có tính cách ràng buộc hay bắt buộc phải tuân theo. Vấn đề này là một thử thách rất lớn cho thế giới bước vào thiên niên kỷ mới. 6. Kết quả phát triển bền vững và viễn tượng tương lai Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát Triển Bền Vững tổ chức tại Johannesburg (26 tháng 8 tới 4 tháng 9 năm 2002), Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một bản đúc kết thực hiện Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21 không mấy lạc quan nếu nhìn một cách ngắn hạn và tìm những thành quả cụ thể. Hội nghị đã xác định lại cam kết thực hiện và tiếp tục ủng hộ Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21. Hội nghị cũng đã thể hiện những khác biệt rất rõ về quyền lợi, mục tiêu và thứ tự ưu tiên hành động của các nước xung quanh ba vấn đề trọng yếu là Phát Triển Bền Vững, tiến trình toàn cầu hóa và môi trường-môi sinh. Cụ thể những bất đồng quan điểm chính là : - Cách thức thi hành các định đề, nguyên tắc và điều kiện của Phát Triển Bền Vững. - Các nguồn lực và phương tiện tài chính cần thiết để thực hiện Phát Triển Bền Vững. - Các cơ chế cần thiết cho việc quản lý và điều tiết tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt về hai mặt kinh tế và thương mại. - Thời biểu quy định chương trình thực hiện các mục tiêu của Phát Triển Bền Vững.
  12. - Quan hệ giữa phát minh và tiến bộ kỹ thuật với yêu cầu của Phát Triển Bền Vững. - Yêu cầu thống nhất và tạo mạch lạc về chính sách, mục tiêu và phương pháp bảo vệ môi trường-môi sinh giữa các tổ chức. Thỏa mãn yêu cầu của hơn 6 tỷ người, của thế hệ bây giờ và thế hệ tương lai không phải là một công tác giản dị. Dung hòa quyền lợi quốc gia với quyền lợi khu vực và quyền lợi quốc tế là một trách nhiệm nặng nề không dễ hoàn tất. Phát Triển Bền Vững không phải là một dự án có sẵn phương tiện để thực hiện, có phương thức hành động đã soạn trước. Phát Triển Bền Vững là một dự án cần thiết, một dự án tốt khiến được sự ủng hộ toàn cầu. Chắc chắn nó chỉ thực hiện được qua nhiều thế hệ. Kết quả hành động của nó cũng khó đánh giá sau một hay hai thập niên. Cho tới bây giờ trong công cuộc thực hiện Phát Triển Bền Vững, các thử thách và kho khăn mới xuất hiện nhiều hơn số thử thách và khó khăn đã giải quyết. Thực tế này không đủ và không thể là lý do để bảo rằng Phát Triển Bền Vững là một dự án viển vông và khái niệm Phát Triển Bền Vững chỉ có giá trị về mặt lý thuyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2