intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Lý thuyết trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh - Trường THPT Đào Sơn Tây" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN SINH   A/ LÝ THUYẾT SINH HỌC 12 Phần V: DI TRUYỀN HỌC I.TRÌNH BÀY CÁC ĐỊNH NGHĨA SAU 1/ Gen: Gen là một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN). 2/ Mã di truyền (mã bộ ba =3 nu tạo 1 axit amin): là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. -4 Đặc điểm: + Tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định , liên tục, không gối lên nhau. + Tính phổ biến: Tất cả các loài đều dùng chung 1 bộ mã di truyền. + Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin. + Tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin. 3/ Điều hòa hoạt động gen: Điều hòa sản phẩm của gen. 4/ Operon: Cụm gen cấu trúc có liên quan chức năng và chung cơ chế điều hòa. -Cấu trúc của Operon Lac: Vùng P (vùng khởi động)➔ Vùng O (vùng vận hành) ➔ Cụm gen cấu trúc (Z, Y, A) 5/ Gen điều hòa: nằm trước Operon và tạo protein ức chế (=protein điều hòa) 6/ Đột biến: biến đổi vật chất di truyền gồm đột biến gen và đột biến NST 7/ Đột biến gen: -Định nghĩa: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan 1 cặp nu hay một số cặp nu xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Phân loại: Mất/ Thêm/ Thay (1 cặp nu hay một số cặp nu) 8/ Đột biến điểm: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan 1 cặp nu xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. 9/ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: -Định nghĩa: biến đổi trong cấu trúc của từng NST. - Phân loại: mất đoạn/ Lặp đoạn/ Đảo đoạn/ Chuyển đoạn NST 10/ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể: -Định nghĩa: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở một vài cặp NST (=Đột biến lệch bội) hoặc toàn bộ các cặp NST (=Đột biến đa bội) - Phân loại: Đột biến lệch bội, Đột biến đa bội 11/ Tương tác gen: các gen không alen tác động lẫn nhau để hình thành 1 kiểu hình. 12/ Gen đa hiệu: 1 gen tác động nhiều tính trạng 13/ Tế bào trần: tế bào không có thành tế bào 14/ Bệnh di truyền y học phân tử: bệnh di truyền mà cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. 15/ Bệnh ung thư: là bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u Năm học 2022- 2023 Trang 1
  2. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh 16/ Quần thể sinh vật: tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 17/ Quần thể cân bằng di truyền: quần thể có tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen duy trì ổn định qua các thế hệ 18/ Thường biến - Định nghĩa: biến đổi kiểu hình của 1 kiểu gen trước các môi trường khác nhau - Ví dụ: tắc kè đổi màu - Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi - Đặc điểm: không di truyền, phụ thuộc kiểu gen, xác định. 19/ Mức phản ứng - Định nghĩa: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau - Đặc điểm: di truyền, phụ thuộc kiểu gen. 20/ Định luật Hacdi-Vanbec: - Nội dung: Một quần thể lớn, ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen thì thành phần kiểu gen duy trì ổn định qua các thế hệ và thõa công thức: p2AA + 2 pqAa + q2aa = 1 Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1. - Điều kiện nghiệm đúng: + Quần thể phải có kích thước lớn. + Ngẫu phối. + Không có tác động của chọn lọc tự nhiên + Không có đột biến + Quần thể phải được cách li với quần thể khác (=không có di nhập gen) - Ý nghĩa: + Giải thích tại sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài. + Cho phép xác định tần số của các alen, các kiểu gen từ kiểu hình của quần thể → có ý nghĩa đối với y học và chọn giống - Hạn chế: Thực tế luôn xảy ra chọn lọc tự nhiên, đột biến, di nhập gen ➔QT không cân bằng 21/Tần số hoán vị gen: - Định nghĩa: Tần số hoán vị gen là tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. -Vd: KG AB có 2 giao tử hoán vị là Ab=aB= 7.5% => Tần số HVG = 7.5 + 7.5 = 15% ab 22/Bản đồ di truyền: -Định nghĩa: Là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của 1 loài . - Đơn vị bản đồ gen: centimoocgan ( cM) 23/ Di truyền liên kết với giới tính: 1.Định nghĩa: Di truyền liên kết giới tính là hiện tượng di truyền mà các gen xác định tính trạng thường nằm trên NST giới tính. 2. Phân loại: Di truyền thẳng và di truyền chéo 24/ Ưu thế lai - Định nghĩa: con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ - Đặc điểm: thể hiện cao nhất F1 giảm dần các thế hệ sau - Phương pháp tạo ưu thế lai: lai khác dòng và lai thuận nghịch Năm học 2022- 2023 Trang 2
  3. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh - Giả thuyết siêu trội: AAaa 25/ Tạo giống bằng gây đột biến: - Cách thực hiện: Gây đột biến ➔Chọn lọc ➔Tạo dòng thuần - Thành tựu: dưa hấu không hạt 26/ Tạo giống bằng Công nghệ tế bào: -Tạo giống bằng Công nghệ tế bào ở thực vật gồm: nuôi cấy mô, nuôi cấy hạt phấn/ noãn, lai tế bào sinh dưỡng -Tạo giống bằng Công nghệ tế bào ở động vật gồm: cấy truyền phôi, nhân bản vô tính II. PHÂN BIỆT 1/ Phân biệt Codon mở đầu và codon kết thúc Codon mở đầu Codon kết thúc Liệt kê 3’AUG5’ 3’UAA5’, 3’UAG5’, 3’UGA5’ Chức năng Tạo axit amin mở đầu - Không tạo axit amin - Tín hiệu kết thúc dịch mã. 2/ Phân biệt mARN sơ khai và mARN trưởng thành mARN sơ khai mARN trưởng thành Định nghĩa Intron (=đoạn tạo axit amin) + Exon Exon (=đoạn không tạo axit amin) (=đoạn không tạo axit amin) 3/ Phân biệt Biến dị di truyền và biến dị không di truyền Biến dị di truyền Biến dị không di truyền Đặc điểm - Biến đổi vật chất di truyền, di - Không biến đổi vật chất di truyền, truyền, nguyên liệu tiến hóa/ chọn không di truyền, không là nguyên liệu giống tiến hóa/ chọn giống - Không xác định - Xác định Phân loại Đột biến và biến dị tổ hợp Thường biến 4/ Phân biệt 3 loại mARN mARN tARN rARN Đặc điểm - Mạch đơn thẳng - 1 đầu chứa anticodon Riboxom =1 hạt bé+ - Chứa codon - 1 đầu có vị trí gắn axit amin 1 hạt lớn 5/ Phân biệt tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã Tự nhân đôi Phiên mã Dịch mã Định - Từ 1 ADN tạo ra 2 phân tử - Từ mạch mã gốc - Từ ARN tạo polypeptit ➔ nghĩa ADN con giống nhau, giống của ADN tạo ARN Polypeptit hoàn chỉnh ADN mẹ ban đầu. (=protein) Các - AND tháo xoắn - AND tháo xoắn - Hoạt hóa axit amin giai - Tổng hợp mạch mới - Tổng hợp ARN - Tổng hợp polypeptit đoạn Địa - TB nhân thực: nhân tế bào - TB nhân thực: Tế bào chất, pha G2, ở kì điểm - TB nhân sơ: Vùng nhân nhân tế bào, pha trung gian G1, ở kì trung gian - TB nhân sơ: Vùng nhân Năm học 2022- 2023 Trang 3
  4. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh Thời pha S của kì trung gian pha G1của kì trung pha G2 của kì trung gian gian gian Sản 2 phân tử ADN con giống ARN Polypeptit hoàn chỉnh phẩm nhau, giống ADN mẹ ban đầu (=protein) 6/ Phân biệt Polypeptit và Polypeptit hoàn chỉnh: Polypeptit Polypeptit hoàn chỉnh Định nghĩa - Chuỗi các axit amin liên kết với - Chuỗi các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit nhau bằng liên kết peptit - Không có axit amin kết thúc - Không có axit amin kết thúc - Có axit amin mở đầu - Không có axit amin mở đầu Số axit amin N/6 -1= Rnu/2 -1 N/6 -2= Rnu/2 -2 7/ Phân biệt Thể đột biến, thể khảm và thể song nhị bội Thể đột biến Thể khảm Thể song nhị bội - Cá thể mang đột biến và - Cá thể mang tế bào bình - Cá thể mà tế bào mang bộ biểu hiện kiểu hình thường và tế bào đột biến NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau 8/ Phân biệt đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến Soma Đột biến giao tử Đột biến tiền phôi Đột biến Soma - Tác nhân đột biến tác động - Tác nhân đột biến tác động - Tác nhân đột biến tác vào tế bào sinh dục (=giao vào phôi (giai đoạn 2- 8 tế bào động vào tế bào sinh dưỡng tử), ở giai đoạn giảm phân, di sinh),ở giai đoạn nguyên phân, ,ở giai đoạn nguyên phân, di truyền qua sinh sản hữu tính di truyền qua sinh sản hữu tính truyền qua sinh sản vô tính 9/ Phân biệt các loại đột biến cấu trúc NST Định nghĩa Hậu quả/ ý nghĩa Ví dụ Mất - Là đột biến mất một đoạn - Giảm số lượng gen trên - Mất đoạn NST 22 → đoạn nào đó của NST NST, mất cân bằng gen ung thư máu ác tính trong hệ gen => giảm sức - Mất đoạn NST 5 → sống hoặc gây hội chứng mèo kêu Lặp - Là đột biến làm cho đoạn - Tăng số lượng gen trên Ruồi giấm lặp đoạn trên đoạn nào đó của NST lặp lại một NST => tăng cường hoặc NST X mắt lồi → mắt hay nhiều lần giảm bớt sự biểu hiện của dẹt tính trạng. Đảo - Là đột biến làm cho một - Làm thay vị trí gen trên - Muỗi đảo đoạn➔tăng đoạn đoạn nào đó của NST đứt ra, NST thích nghi đảo ngược 180o và nối lại. Chuyển - Chuyển đoạn trên cùng 1 - Chuyển đoạn không - Ứng dụng: Chuyển đoạn chiếc NST tương hỗ: làm thay đổi đoạn nhỏ để chuyển - Chuyển đoạn ở 2 chiếc nhóm gen liên kết, chuyển gen NST: đoạn lớn thường gây chết + Chuyển đoạn tương hỗ: hoặc giảm khả năng sinh 2 chiếc NST tương đồng. sản của cá thể. + Chuyển đoạn không tương hỗ: 2 chiếc NST Năm học 2022- 2023 Trang 4
  5. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh không tương đồng 10/ Phân biệt Đột biến lệch bội và đột biến đa bội Đột biến lệch bội Đột biến đa bội Định - Biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc - Biến đổi số lượng NST xảy ra ở nghĩa cặp NST tương đồng toàn bộ các cặp NST tương đồng Phân - Thể ba (2n+1) - Đột biến tự đa bội loại - Thể một (2n-1) - Đột biến dị đa bội - Thể ba kép (2n+1+1) 11/ Phân biệt Đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội: Đột biến tự đa bội Đột biến dị đa bội Định - Tăng 1 số nguyên lần của bộ NST đơn - Tăng 1 số nguyên lần của bộ NST nghĩa bội nhưng > 2n, của 1 loài đơn bội nhưng > 2n, của 2 loài Cơ chế - Thể tự đa bội lẻ (do rối loạn giảm phân): - B1: Lai xa phát Thể tam bội 3n= giao tử 2n + giao tử n - B2: Đa bội hóa (bằng coxixin) tạo thể sinh -Thể tự đa bội chẵn: song nhị bội (=thể dị đa bội) +Thể tứ bội 4n (do rối loạn giảm phân): = giao tử 2n + giao tử 2n +Thể tứ bội 4n (do rối loạn nguyên phân): : bộ NST nhân đôi nhưng không phân li (do tác động coxixin) Vai trò/ - Cơ thể to, lớn, khỏe - Tạo cơ thể mà tế bào mang bộ NST Hậu - Tự đa bội lẻ không hạt lưỡng bội của 2 loài, hữu thụ quả - Phổ biến ở thực vật và động vật bậc thấp. 12/ Phân biệt Lai xa và Lai tế bào sinh dưỡng: Lai xa Lai tế bào sinh dưỡng Định Lai khác loài/ khác chi/khá họ/ khác Dung hợp 2 tế bào trần của 2 loài nghĩa bộ) ➔Tạo con lai bất thụ (do bộ NST khác nhau ➔Tạo tạo thể song nhị bội không tương đồng) (=thể dị đa bội) hữu thụ 13/ Phân biệt Gen alen và Gen không alen Gen alen Gen không alen Định nghĩa 2 alen của cùng 1 gen 2 alen của 2 gen khác nhau 2 alen của cùng 1 locut 2 alen của 2 locut khác nhau Ví dụ Alen A, alen a Alen A, alen B 14/ Phân biệt nội dung qui luật phân li và hoán vị gen qui luật phân li độc lập (Menđen) Qui luật phân li Qui luật phân li độc lập - Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định, một có - Các cặp alen quy định các tính trạng nguốn gốc từ bố , một có nguồn gốc từ mẹ. khác nhau nằm trên các cặp NST tương - Các alen của bố và mẹ trong tế bào tồn tại đồng khác nhau phân li độc lập trong riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. quá trình hình thành giao tử. - Khi hình thành giao tử, mỗi alen của cặp phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử Năm học 2022- 2023 Trang 5
  6. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh mang alen này, và 50% số giao tử mang alen kia. 15/ Phân biệt ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen (Morgan) Ý nghĩa liên kết gen Ý nghĩa hoán vị gen (liên kết hoàn toàn) (liên kết không hoàn toàn) - Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp - Làm tăng biến dị tổ hợp. - Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen - Tạo ra nhóm gen liên kết quí. quí, có ý nghĩa trong chọn giống. - Là cơ sở để lập bản đồ di truyền. 16/Phân biệt di truyền chéo và di truyền thẳng (Morgan): Di truyền chéo Di truyền thẳng Đặc điểm -Gen nằm trên NST X không có alen -Gen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên Y. tương ứng trên X -Bố mắc bệnh( XªY) truyền gen -Bố mắc bệnh(XYª)→ 100% con trai bệnh(Xª) cho con gái, nhưng biểu hiện bệnh( XYª) bệnh ở cháu trai(XªY) -Có hiện tượng cách đời - Không có hiện tượng cách đờ Ví dụ Bệnh mù màu,máu khó đông Tật có túm lông ở tai,dính ngón tay số 2,3 17/Phân biệt di truyền qua nhân và di truyền ngoài nhân: Di truyền qua nhân Di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ) (Coren) Đặc điểm -Vai trò của giao tử đực và cái là như -Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất nhau của giao tử mẹ -Tuân theo các qui luật di truyền chặt - Không tuân theo các qui luật di chẽ truyền ( con giống mẹ ) Ví dụ Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội so với hạt Cây vạn niên thanh xanh P: Hạt vàng(tc) x Hạt xanh(tc) P: Lá đốm x Lá xanh F1: 100% hạt vàng F1: 100% lá đốm( giống mẹ) 18/ Phân biệt quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối Quần thể tự phối Quần thể ngẫu phối Định nghĩa Các cá thể có quan hệ huyết thống giao Các cá thể tự do lựa chọn bạn tình để phối với nhau giao phối Đặc điểm Ít đa dạng kiểu gen, kiểu hình - Đa hình➔thích nghi cấu trúc di Qua nhiều thế hệ: tỉ lệ kiểu gen dị hợp - Tần số các kiểu gen khác nhau có thể truyền giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng duy trì không đổi trong những điều ➔Gen lặn có cơ hội biểu hiện kiểu kiện nhất định, do đó duy trì được sự hình đa dạng di truyền của quần thể. Tạo biến di di truyền ➔Nguyên liệu tiến hóa/ chọn giống 19/ Phân biệt tạo giống bằng gây công nghệ tế bào ở động vật Cấy truyền phôi Nhân bản vô tính Cách Từ 1 phôi tách thành nhiều Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng và trứng (đã bỏ Năm học 2022- 2023 Trang 6
  7. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh thực phôi. Mỗi phôi cho vào các nhân) ➔Tạo “Hợp tử”➔cấy hợp tử vào tử cung của hiện con cái khác nhau ➔Các con cái ➔Con non giống con cho tế bào sinh dưỡng con non giống nhau và con cho trứng (đối với gen di truyền tế bào chất) Vai trò Tạo các con non giống nhau Tạo con non giống con cho tế bào sinh dưỡng (đối với gen di truyền qua nhân)và con cho trứng (đối với gen di truyền tế bào chất) 20/ Phân biệt tạo giống bằng gây công nghệ tế bào ở thực vật Nuôi cấy mô Nuôi cấy hạt phấn/nõan Lai tế bào sinh dưỡng Cách Từ tế bào/ Mô cho Từ hạt phấn/noãn➔tạo cây đơn - B1: Tạo tế bào trần thực vào điều kiện thích bội ➔Dùng cosixin tạo cây - B2: Dung hợp 2 tế bào hiện hợp (chất dinh lưỡng bội có kiểu gen thuần trần thành tế bào lai dưỡng+ vô trùng) chủng=kiểu gen đồng hợp ................... ................................................ - B3: Cho tê bào lai phát ➔Các cây con triển thành cây lai giống nhau Vai trò Tạo các cây con Tạo cây lưỡng bội có kiểu gen Tạo thể song nhị bội =thể giống nhau thuần chủng=kiểu gen đồng hợp dị đa bội ----------------------------------- Phần VI: TIẾN HOÁ I.TRÌNH BÀY CÁC ĐỊNH NGHĨA SAU 1/ Hiện tượng lại giống - Định nghĩa: một số đặc điểm trên cơ thể động vật tái hiện trên người do phôi phát triển không bình thường - Ví dụ: người có đuôi 2/ Bằng chứng sinh học phân tử: + Dựa vào số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit của cùng một kiểu gen, + Dựa vào số lượngtrình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin ➔để xác định mức độ họ hàng giữa các loài. 3/ Nhân tố tiến hóa: Nhân tố làm biến đổi tần số của các alen và thành phần kiểu gen -Gồm 5 loại: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, sự di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên. II. PHÂN BIỆT 1/ Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan thoái hóa Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự Cơ quan thoái hóa Định Là những cơ quan nằm ở Là những cơ quan khác nhau Là cơ quan có nghĩa những vị trí tương ứng trên về nguồn gốc nhưng đảm chức năng tiêu cơ thể, có cùng nguồn gốc nhiệm những chức phận giống giảm hoặc biến ở trong quá trình phát triển nhau nên có kiểu hình thái t- cơ thể trưởng phôi nên có kiểu cấu tạo ương tự thành. giống nhau Ví dụ Tay người và cánh dơi Vây cá mập và vây cá voi Ruột thừa Ý nghĩa Phản ánh sự tiến hoá phân li phản ánh sự tiến hoá đồng quy Năm học 2022- 2023 Trang 7
  8. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh 2/ Phân biệt Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn Định - Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu là quá trình hình thành các nhóm phân nghĩa trúc di truyền của quần thể (tần số các loại trên loài (Chi ➔Họ ➔Bộ ➔Lớp alen và tần số các kiểu gen) chịu sự tác ➔Ngành) động nhân tố tiến hóa và cách li sinh sản ➔tạo loài mới. Phạm vi Nhỏ (1 loài), nghiên cứu được Lớn (nhiều loài), ít nghiên cứu được 3/ Phân biệt 5 nhân tố tiến hóa: đặc điểm và vai trò Nhân tố tiến hóa Đặc điểm và vai trò Đột biến - Nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá (đột biến gen tạo alen mới). - Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm). - Tần số đột biến gen: 10-6 đến 10-4 - Làm phong phú vốn gen Chọn lọc tự nhiên - Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. - Tác động trực tiếp lên kiểu hình - Biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định. - Qui định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá. - Làm nghèo vốn gen Di nhập gen - Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác - Làm phong phú vốn gen. Giao phối không - Không làm thay đổi tần số alen ngẫu nhiên - Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng kiểu gen đồng hợp giảm kiểu gen dị hợp. - Làm nghèo vốn gen Yếu tố ngẫu nhiên - Làm biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của (Biến động di quần thể một cách ngẫu nhiên. truyền) - Làm nghèo vốn gen 4/ Phân biệt Cách li sinh sản và cách li địa lý Cách li sinh sản Cách li địa lý Định - Là các trở ngại trên cơ thể sinh vật - Là các trở ngại về địa lí (sông, núi..) ngăn nghĩa ngăn cản các cá thể giao phối với nhau các loài giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. Vai - Duy trì sự khác biệt vốn gen của từng - Duy trì sự khác biệt về tần số alen và trò loài thành phần kiểu gen giữa các quần thể-- - - - Giúp hình thành loài mới - Giúp tạo ra cách li sinh sản 5/ Phân biệt Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử : định nghĩa, phân loại và ví dụ Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử Định - Là các trở ngại trên cơ thể sinh vật - Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con nghĩa ngăn cản các cá thể giao phối để tạo lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. hợp tử Phân - Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách loại li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. Năm học 2022- 2023 Trang 8
  9. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh 6/ Phân biệt đặc điểm của các đại địa chất TV: bậc thấp ➔ có mạch ➔ Hạt trần ➔Hạt kín ĐV: bậc thấp ➔Cá ➔ Lưỡng cư ➔Bò sát ➔Chim ➔Thú ➔Người Đại Kỉ Thái Cổ Vi khuẩn Nguyên sinh Động vật không xương sống Cổ sinh 1/ Cambri: Hóa thạch Tôm 3 lá 2/ Ôcđôvic: xuất hiện thực vật đầu tiên. 3/ Silua: Xuất hiện thực vật có mạch, động vật bắt đầu lên cạn (nhện) 4/ Đêvon: Xuất hiện lưỡng cư, côn trùng; động vật di cư lên cạn 5/ Cacbon (than đá): Dương xỉ phát triển mạnh, Xuất hiện thực vật có hạt + bò sát. 6/ Pecmi Trung sinh 1/ Triat (Tam Điệp): Xuất hiện thú và chim. 2/ Jura: Bò sát cổ phát triển mạnh 3/ Krêta (Phấn trắng): Xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ bò sát cổ bị tuyệt diệt Tân sinh 1/ Đệ Tam: Xuất hiện linh trưởng 2/ Đệ Tứ: Xuất hiện loài người 6/ Quá trình hình thành loài mới: -Định nghĩa: là một quá trình lịch sử, biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. -Phân loại: a.Hình thành loài khác khu vực địa lí (hình thành loài bằng con đường cách li địa lí): Diễn biến: Loài cũ dưới tác động của nhân tố tiến hóa + cách li địa lí + Cách li sinh sản ➔ tạo loài mới Đặc điểm Hình thành loài khác khu vực địa lí: Tốc độ hình thành loài mới chậm, xảy ra ở sinh vật phát tán, có thể trải qua nhiều dạng trung gian b/Hình thành loài cùng khu vực địa lí -Đặc điểm Hình thành loài cùng khu vực địa lí: Tốc độ hình thành loài mới nhanh, xảy ra ở sinh vật ít phát tán. -Gồm 3 cách: + Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính (do đột biến làm thay đổi tập tính giao phối….): Diễn biến: Loài cũ dưới tác động của nhân tố tiến hóa + cách li tập tính + Cách li sinh sản ➔ tạo loài mới +Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái (cùng 1 môi trường nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau….): Diễn biến: Loài cũ dưới tác động của nhân tố tiến hóa + cách li sinh thái + Cách li sinh sản ➔ tạo loài mới +Hình thành loài bằng con đường Lai xa kèm đa bội hóa tạo thể song nhị bội hữu thụ. Hình thành loài bằng con đường Lai xa kèm đa bội hóa có tốc độ hình thành loài mới nhanh nhất. 7. Sự sống trên Trái đất được phát sinh và phát triển qua ba giai đoạn là (Xem sơ đồ chi tiết trong đề cương): - Tiến hóa hóa học: từ các chất vô cơ → hình thành các chất hữu cơ Năm học 2022- 2023 Trang 9
  10. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh - Tiến hóa tiền sinh học: hình thành tế bào đầu tiên - Tiến hóa sinh học: hình thành các cơ thể sinh vật như ngày nay. * Ngày nay, sự sống không thể hình thành theo phương thức hóa học ngoài cơ thể sống, vì: + Thiếu các điều kiện lý – hóa cần thiết (núi lửa, sấm chớp liên tục...) + Hoạt động phân hủy của vi khuẩn đối với các chất sống ngoài cơ thể sống. PHẦN VII. SINH THÁI HỌC Câu 1: Môi trường là gì? Phân biệt các loại môi trường? Môi trường là không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Gồm : đất, nước, khí, sinh vật Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Phân biệt các loại nhân tố sinh thái? Là những nhân tố bao quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. Gồm : vô sinh và hữu sinh Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì? Hãy cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ, khoảng thuận lợi, điểm gây chết, giới hạn trên, giới hạn dưới của cá rô phi Việt Nam Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái cho phép sinh vật đó tồn tại và phát triển. Cá rô phi VN: + Giới hạn sinh thái về nhiệt độ : 5,6 - 42 °C + Khoảng thuận lợi : 20 - 35 °C + Điểm gây chết : 5,6 và 42 + Giới hạn trên : 5,6 + Giới hạn dưới : 42 Câu 4: Ổ sinh thái là gì? Đặc điểm của ổ sinh thái? Là không gian sinh thái mà tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn sinh thái, cho phép sinh vật tồn tại và phát triển. Đặc điểm : + Ổ sinh thái khác nơi ở + 1 nơi ở có thể có nhiều ở sinh thái + Sinh vật có ổ sinh thái khác nhau ➔ không cạnh tranh Câu 5: Quần thể sinh vật là gì? Phân biệt 6 đặc trưng, 2 mối quan hệ của quần thể sinh vật? Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. *6 đặc trưng Đặc trưng của Đặc điểm quần thể - Tỉ lệ : đực/ cái Tỉ lệ giới tính - Các nhân tố ảnh hưởng : mt, đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng… - 3 nhóm : trước sinh, đang sinh, sau sinh. - Tuổi sinh lý : ước mơ. Nhóm tuổi Dân số trẻ : tam giác, dân số già: nụ hoa - Tuổi sinh thái : thực tế. - Tuổi quần thể : trung bình, bình quân. Năm học 2022- 2023 Trang 10
  11. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh Sự phân bố cá - Phân bố theo nhóm : phổ biến nhất,*mt phân bố không đều. thể trong quần - Phân bố đồng đều : mt phân bố đều, có cạnh tranh. thể - Phân bố ngẫu nhiên : mt phân bố đều, không có cạnh tranh. Mật độ cá thể của * quần thể Kích thước quần - Kích thước tối thiểu (có nguy cơ tuyệt chủng). thể - Kích thước tối đa. Sự tăng trưởng - Mt thuận lợi = tiềm năng sinh học → hình chữ J của quần thể - Mt không thuận lợi = thực tế → hình chữ S *2 mối quan hệ Quan hệ hỗ trợ Vd: Thực vật : liền rễ Động vật : hỗ trợ nhau trong đàn ➔ Ý nghĩa : tăng khả năng sống sót, sinh sản. Quan hệ cạnh tranh Vd: Thực vật tỉa thưa tự nhiên Động vật cạnh tranh nơi ở ➔ Ý nghĩa : đảm bảo số lượng cá thể phù hợp.Câu 6: Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? Phân biệt các loại biến động số lượng cá thể của quần thể? Là thay đổi (tăng hoặc giảm) số lượng cá thể của quần thể. Gồm : - Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm. - Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh. Câu 7: Quần xã sinh vật là gì? Phân biệt 2 đặc trưng, 2 mối quan hệ của quần xã sinh vật? Là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một quần thể thống nhất, do đó có cấu trức tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi được với mt sống của chúng. Đặc trưng của quần xã Đặc điểm Độ đa dạng Số lượng loài, cá thể của 1 loài. Gồm: loài ưu thế và loài đặc trưng. Sự phân bố các loài trong quần - Phân bố theo chiều dọc xã - Phân bố theo chiều ngang →Ý nghĩa: tận dụng nguồn sống. *2 mối quan hệ Quan hệ hỗ trợ : không bị hại - Cộng sinh : 2 lợi, bắt buộc Vd: mối và trùng roi - Hội sinh : 1 lợi, 1 không lợi không hại Vd: phong lan và cây gỗ - Hợp tác : 2 lợi, không bắt buộc Vd: trâu và chim sẻ Quan hệ đối kháng : ít nhất 1 hại Năm học 2022- 2023 Trang 11
  12. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh - Ức chế cảm nhiễm : vô tình gây hại Vd: thủy triều đỏ, táo nở hoa - Kí sinh : 1 lợi, 1 hại Vd: tầm gửi và cây gỗ - Động vật ăn thịt và con mồi - Cạnh tranh khác loài Câu 8: Diễn thế sinh thái là gì? Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh? Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái? Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của mt. *Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh: Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh - Quá trình biến đổi tuần tự của quần - Quá trình biến đổi tuần tự của xã qua các giai đoạn tương ứng với sự quần xã qua các giai đoạn tương biến đổi của mt. ứng với sự biến đổi của mt. - Tác động của nhân tố vô sinh và - Tác động của nhân tố vô sinh và Giống nhau nhân tố hữu sinh. nhân tố hữu sinh. - Tác động mạnh mẽ của con người. - Tác động mạnh mẽ của con người. 3 giai đoạn : đầu - giữa - cuối. 3 giai đoạn : đầu - giữa - cuối. - Khởi đầu là đất trống (không có sinh - Khởi đầu là quần xã nhưng bị con vật). người tàn phá. Khác nhau - Giai đoạn cuối (đỉnh cực) là quần xã - Giai đoạn cuối (đỉnh cực) là quần tương đối ổn định. xã ổn định hoặc đất trống. ➔Ý nghĩa: biết được qt biến đổi quần xã. Câu 9: Hệ sinh thái là gì? Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo? Hệ sinh thái = quần xã + sinh cảnh Gồm: HST tự nhiên, HST nhân tạo Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Thành phần loài đa dạng Thành phần loài ít, ít đa dạng Ít chịu sự chi phối của con người Chịu sự chi phối, điều khiển của con người Sự tăng trưởng của các cá thể Được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện chậm, phụ thuộc vào điều kiện môi đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất trường sinh học cao Tính ổn định cao, tự điều chỉnh, Tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi, dễ mắc dịch bệnh mắc bệnh ít chuyển thành dịch Câu 10: Chuỗi thức ăn là gì? Phân biệt chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải? Kể tên các bậc dinh dưỡng trong 2 chuỗi thức ăn đó - Là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích. Mắt xích này ăn mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau ăn. Gồm: *Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất (thực vật): SVSX SVTT1 SVTT2 SVTT3 Cỏ → Hươu → Sói → Sư tử Năm học 2022- 2023 Trang 12
  13. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh *Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải (vsv): SVSX SVTT1 SVTT2 SVTT3 Chất mùn → Giun → Cá 7 màu → Cá rô Câu 11: Lưới thức ăn là gì? Là nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung. Câu 12: Cân bằng sinh học, khống chế sinh học, thiên địch là gì? - Cân bằng sinh học là số lượng cá thể phù hợp với nguồn sống. - Hiện tượng khống chế sinh học + ĐN: Số lượng cá thể của loài này khống chế số lượng cá thể của loài khác. + Vd: chuột và mèo → Thiên địch: Mèo Câu 13: Nêu khái niệm: Chu trình sinh địa hóa, sinh quyển - Chu trình sinh địa hóa các chất là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường bên ngoài vào cơ thể qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sv truyền trở lại môi trường. Vai trò: Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. - Sinh quyển = hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. Câu 14: Đặc điểm của chu trình nước, chu trình cacbon, chu trình nitơ? Chu trình nước Chu trình Cacbon Chu trình Nitơ - Đi vào chu trình ở dạng:- Đi vào chu trình: CO2 (nhờ - Cây không sử dụng dạng: Nước mưa. quang hợp). N2 - Lắng đọng: nước mặt(sông, - Lắng đọng vật chất: than - Cây sử dụng nitơ dạng: biển…), nước ngầm. đá, dầu mỏ. NH4+, NO3- - Trở về môi trường ở dạng: - Trở lại môi trường: CO2 do - Vi khuẩn chuyển hóa rác hơi nước. hô hấp, đốt nhiên liệu. thải là: ➔Thông điệp: QT amon hóa →vk amon ➔Thông điệp: Bảo vệ nguồn CO2: gây hiệu ứng nhà kính. hóa nước. QT nitrat hóa →vk nitrat hóa - N2 tạo vi khuẩn NH3 nhờ vk cố định đạm B/ LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 Câu 1: Nêu đặc điểm của 2 con đường di chuyển của nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ? -Qua thành tế bào – gian bào : nhanh, không được chọn lọc -Qua chất nguyên sinh –không bào : chậm, được chọn lọc 2/ 2 con đường thoát hơi nước ở lá: -Qua khí khổng : vận tốc lớn, được điều chỉnh -Qua tầng cutin : vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh 3/ 2 Đặc điểm của tim : -Tính tự động: + Tim co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim + Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng puockin. -Tim hoạt động theo chu kì : 1 chu kì (0,8s) gồm: pha co tâm nhĩ(0.1s) ➔pha co tâm thất(0.3s) ➔pha dãn chung(0.4s) Năm học 2022- 2023 Trang 13
  14. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh Câu 2: Nêu vai trò của: Thoát hơi nước, quang hợp, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, gan, thận 1. Vai trò của thoát hơi nước ở thực vật: - Tạo lực hút giúp vận chuyển nước, ion khoáng từ rễ lên thân, cành - Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo - Tạo điều kiện để CO2 / O2 đi vào hoặc đi ra. - Hạ nhiệt độ cho cây vào những ngày nắng nóng 2.Vai trò của quang hợp: - Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất. - Biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học) - Điều hòa không khí (hấp thụ CO2 và thải O2) . 3.Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Cấu tạo nên chất sống - Điều tiết hoạt động sống cơ thể 4. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ. -Cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (protein, axitnucleic..) cấu tạo tế bào ,cơ thể -Điều tiết : thành phần các enzim, hoocmon…. điều tiết quá trình sinh lí hoá sinh trong tế bào, cơ thể 5.Vai trò các sắc tố quang hợp: Hấp thu và chuyển hoá quang nang thành hoá năng Sơ đồ : Carotennoid  diệp lục b diệp lục a diệp lục a ở trung tâm 6.Vai trò của thận : -Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng ➔huyết áp giảm ➔vùng dưới đồi tiết ADH ➔tăng uống nước +giảm nước tiểu. - Điều hoà muối khoáng : Khi natri trong máu giảm ➔tuyến trên thận tăng tiết andosteron ➔tăng tái hấp thu natri từ các ống thận. Ngược lại, khi dư muối ➔uống nước nhiều ➔thải qua nước tiểu 7.Vai trò của gan : Điều hoà glucozơ trong máu 8/ Vai trò + Cấu tạo của hệ tuần hoàn : - Vai trò: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác - Cấu tạo : Dịch tuần hoàn +Tim +Hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) Câu 3: Phân biệt: 1/ 2 dòng vận chuyển các chất của cây: Điểm phân Dòng mạch gỗ (đi lên) Dòng mạch rây (đi xuống) biệt Cấu tạo Là tế bào chết, gồm quản bào và Là tế bào sống gồm ống rây và tế bào mạch mạch ống kèm Thành phần nước, ion khoáng, chất hữu cơ (do rễ chất hữu cơ (do lá tổng hợp) của dịch tổng hợp) Động lực -Lực đẩy (áp suất rễ) Sự chêch lệch áp suất thẩm thấu giữa -Lực hút do thoát hơi nước ở lá cơ quan nguồn và cơ quan chứa -Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành mạch Chức năng Vận chuyển nước, ion khoáng từ rễ Vận chuyển chất hữu cơ do lá tổng Năm học 2022- 2023 Trang 14
  15. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh lên thân, lá, cành hợp xuống thân, cành, rễ 2/ Các nhóm thực vật C3, C4, CAM: Điểm phân biệt C3 C4 CAM Đối tượng Cây thân gỗ, rêu Rau dền, mía, bắp Xương rồng Điều kiện sống Vùng ôn đới và á nhiệt Vùng nhiệt đới Vùng sa mạc khô hạn đới Hình thái giải Lá bình thường Lá bình thường Lá mọng nước phẩu của lá Lục lạp ở tế bào mô giậu Lục lạp ở: tế bào Lục lạp ở tế bào mô giậu mô giậu + ở tế bào bao bó mạch Hô hấp sáng Có Không Không Năng suất sinh Trung bình Cao Thấp học 3/Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: Điểm phân biệt Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện Thân mềm, chân khớp Mực ống, bạch tuộc, chân đầu, động vật có xương sống Máu chảy trong - Máu từ tim ➔ Động - Máu từ tim ➔ Động mạch➔Mao mạch mạch mạch➔Khoang cơ thể ➔tĩnh mạch ➔Tĩnh mạch ➔Tim ➔Tim - Máu chảy trong mạch kín - Máu chảy trong mạch hở Tốc độ máu chảy Chậm Nhanh Áp lực máu chảy Thấp Cao hoặc trung bình 4/2 pha của quá trình quang hợp: Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Nơi xảy ra Màng tilacoit của lục lạp Chất nền (= stroma) của lục lạp Nguyên liệu H2O và năng lượng ánh sáng CO2 + ADP và NADP ATP, NADPH Sản phẩm O2 Chất hữu cơ (C6H12O6) ATP, NADPH ADP và NADP+ Tên gọi Giai đoạn Quang phân ly nước Giai đoạn cố định CO2 5/ Huyết áp và vận tốc máu: Điểm phân biệt Huyết áp Vận tốc máu Định nghĩa Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong thành mạch 1giây Đặc điểm - Huyết áp giảm dần trong hệ mạch - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch - Huyết áp có hai giá trị: và chêch lệch huyết áp giữa các đọan mạch + Huyết áp tối đa (huyết áp tâm - Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch nhằm thu) đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu với tế + Huyết áp tối thiểu (huyết áp bào tâm trương) ➔Huyết áp tăng khi: Tăng (sức co bóp của tim, sức cản của động mạch, lượng máu, nồng độ CO2 trong máu)+ bị lạnh Năm học 2022- 2023 Trang 15
  16. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh 6/ 2 con đường phân giải các chất: Con đường Giai đoạn Nơi xảy Nguyên liệu sản phẩm ra Phân giải kị Đường phân tế bào chất glucozơ 2ATP, axit pyruvic khí Lên men tế bào chất glucozơ rượu, axit lactic và CO2 Phân giải hiếu đường phân tế bào chất glucozơ 2ATP, axit pyruvic khí Chu trình Ti thể Axit pyruvic 2ATP, Creb NADH, FADH2 chuỗi Màng NADH,FADH2,O2 34ATP chuyền trong ti thể H2 O electron Câu 4: Nêu các định nghĩa: 1/ Cân bằng nước : được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra 2/ Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống + Không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể 3/Quang hợp là Quá trình sử dụng năng lượng ánh sang mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbonhidrat và giải phóng oxi từ CO2 và H2O - Phương trình (lục lạp): 6CO2 + H2O +Ánh sáng+ Diệp lục C6H12O6 +O2 +H2O 4/Điểm bù ánh sáng : tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp 5/Điểm bão hoà ánh sáng: là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm cho dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng 6/Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây 7/Năng suất kinh tế: khối luợng chất khô tích luỹ được trong các cơ quan 8/Hô hấp ở thực vật : Là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP -Phương trình (ti thể): C6H12O6 + O2  CO2 + H2O + Năng lượng (nhiệt +ATP) 9/ Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất: Vi khuẩn amôn hoá Vi khuẩn nitrat hoá Nitơ hữu cơ NH4+ NO3- -Điều kiện: Tạo độ thoáng cho đất 10/ Quá trình cố định nitơ trong không khí -Định nghĩa: là quá trình liên kết N2 với H2 tạo ra NH3 -Vi khuẩn tham gia: nhóm vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium) -Điều kiện xảy ra: + Có lực khử mạnh, ATP, điều kiện kị khí: do cây họ Đậu cung cấp + Có enzym Nitrogenaza do vi khuẩn vi khuẩn cung cấp 11/ Hô hấp sáng : là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngòai sáng -Đặc điểm : + Xảy ra ở cây C3 do có enzim carboxilaza Năm học 2022- 2023 Trang 16
  17. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh +Xảy ra đồng thời với quang hợp +Không tạo ATP +Tiêu hao nhiều sản phẩm quang hợp 12/ Khái niện hô hấp ngoài của động vật : Là tập hợp những quá trình trong đó cơ tể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài 13/Tiêu hóa là qúa trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được Câu 5: Phân loại động vật: 1/ Dựa vào hình thức trao đổi khí: -Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: động vật đơn bào, động vật đa bào bậc thấp -Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí: côn trùng -Trao đổi khí bằng mang: cá, tôm -Trao đổi khí bằng phổi: chim, thú ➔Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : rộng + mỏng và ẩm ướt + có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp + có sự chêch lệch nồng độ khí O2 và CO2. 2/ Dựa vào hình thức tiêu hóa: -Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá: Tiêu hóa nội bào (nhờ Lizôxôm tiết enzim) Vd: amip, trùng đế dày -Động vật có túi tiêu hoá: Tiêu hóa nội bào (ở thành túi)+ Tiêu hóa ngoại bào (trong lòng túi). Vd:Ruột khoang (thủy tức, sứa,...), giun dẹp -Động vật có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào Vd: Động vật có xương sống 3/ Dựa vào đặc điểm tiêu hoá: -Thú ăn thịt : thức ăn được tiêu hoá cơ học và tiêu hóa hóa học (nhờ enzym) -Thú ăn thực vật: thức ăn được tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, tiêu hóa sinh học (nhờ vi sinh vật) Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thú ăn thịt và thú ăn thực vật: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng Cấu tạo Răng nanh, răng trước Tấm sừng, răng cửa ,răng nanh, răng hàm, răng ăn thịt phát trước hàm phát triển (nhai, nghiền thức triển ăn) Chức năng Tiêu hóa cơ học Dạ Cấu tạo Đơn to 1 ngăn hoặc 4 ngăn dày Chức năng Tiêu hóa (Cơ học+ hóa Tiêu hóa (Cơ học+ hóa học+ Sinh học) học) Ruột Cấu tạo Ngắn dài non Chức năng -Tiêu hóa (Cơ học+ hóa học) -Hấp thụ Manh Cấu tạo Không phát triển Phát triển tràng Chức năng Không CN Tiêu hóa sinh học Năm học 2022- 2023 Trang 17
  18. Trường THPT Đào Sơn Tây Lý thuyết trọng tâm ôn thi TNPT quốc gia môn Sinh Câu 6: Giải thích 3 thí nghiệm liên quan hô hấp hiếu khí ở thực vật: CHÚC EM NHIỀU SỨC KHỎE - HỌC TỐT - THI TỐT! Năm học 2022- 2023 Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1