intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô bì thứ cấp

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

368
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô bì thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh thứ cấp. Ở cây hạt trần và phần lớn cây thực vật hạt kín hai lá mầm: sau khi biểu bì trên thân và rễ chết đi thì mô bì thứ cấp được hình thành để thay thế cho mô bì sơ cấp. Khi mô bì thứ cấp được hình thành thì thân và rễ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô bì thứ cấp

  1. Mô bì thứ cấp Mô bì thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân sinh thứ cấp. Ở cây hạt trần và phần lớn cây thực vật hạt kín hai lá mầm: sau khi biểu bì trên thân và rễ chết đi thì mô bì thứ cấp được hình thành để thay thế cho mô bì sơ cấp. Khi mô bì thứ cấp được hình thành thì thân và rễ chuyển sang màu nâu thẫm và trên thân có những nốt sần sùi nhỏ gọi là lỗ vỏ (Bì khổng). Mô bì thứ cấp bao gồm: chu bì, lỗ vỏ và thụ bì. a. Chu bì Thường xuất hiện trên các lớp bề mặt của rễ, thân, cành ở những cây gỗ hạt kín hai lá mầm và cây hạt trần sống lâu năm, những chỗ già của rễ, bao bọc bên
  2. ngoài thân rễ. Ở thực vật 1 lá mầm và những thực vật không hoa có mạch khác chu bì thường ít gặp. Chu bì bao gồm: lớp bần, tầng phát sinh vỏ (tầng sinh bần - lục bì) và lớp lục bì. + Lớp bần: bao gồm những tế bào chết, hình phiến dẹp, màng có sự hoá bần (thấm subêrin), các tế bào thường rỗng, không chứa nội chất, thường không màu hay có màu vàng nâu, các tế bào sắp xếp xít nhau tương đối đều đặn, không chứa khoảng gian bào, lớp bần có thể 1 hoặc nhiều lớp. Lớp bần có đặc tính không thấm nước và khí nên có tác dụng bảo vệ cho cây khỏi bị mất nước, chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nấm, bảo vệ các mô bên trong
  3. khỏi bị phá huỷ. Trong một năm lớp bần có thể được hình thành từ vài lớp tới vài chục lớp tế bào tuỳ loài. + Tầng phát sinh vỏ (tầng phát sinh bần - lục bì): tầng phát sinh vỏ bao gồm các tế bào sống, có khả năng phân chia mạnh, thường có một lớp tế bào. Khi quan sát trên lát cắt ngang, những tế bào của tầng phát sinh vỏ thường có dạng tứ giác dẹp theo hướng xuyên tâm; những tế bào này phân chia theo hướng tiếp tuyến, phía ngoài cho ra các tế bào của lớp bần, và phía trong cho ra các tế bào của lớp vỏ lục. Tầng sinh vỏ có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau: được hình thành từ dưới các tế bào biểu bì hoặc từ các tế bào biểu bì (hoặc cả 2), cũng có khi được hình
  4. thành từ lớp tế bào sâu hơn: lớp vỏ trụ. 37 + Lớp vỏ lục (lục bì): các tế bào của lớp vỏ lục giống với các tế bào mô mềm vỏ nhưng bên trong có các hạt diệp lục, vách tế bào bằng cellulose đôi khi hoá gỗ. Lớp vỏ lục thường từ 1 đến vài lớp tế bào. Ở một số thực vật 2 lá mầm và đa số thực vật 1 lá mầm không có lớp vỏ lục (vì không có mô bì thứ cấp). Ở những cây chỉ có 1 lớp chu bì thì lớp lục bì tồn tại suốt đời sống của cây; nhưng nếu cây có lớp thụ bì, thì chúng chỉ tồn tại tới lúc hình thành lớp chu bì mới ở sâu vào phía trong. b. Lỗ vỏ Lỗ vỏ được hình thành đồng thời với chu bì hoặc sớm hơn một ít, thường thấy
  5. ở trên thân, rễ, lá đôi khi ở cuống lá. Tại những cơ quan đã trưởng thành: lỗ vỏ có chức năng tương tự lỗ khí (nhưng thuộc mô bì thứ cấp), lỗ vỏ thường có dạng những nốt sần sùi, những chấm nhỏ hay những kẽ nứt nhỏ có kích thước khác nhau tuỳ loài, có đường kính vào khoảng 0,8 - 1,2cm, lỗ vỏ thường thấy ở Đa, Dâu tằm , Khế, Bồ kết... c. Thụ bì Là một mô chết gồm nhiều lớp tế bào trong đó lớp bần nằm xen kẽ với các lớp tế bào khác. Thụ bị được hình thành là do hoạt động liên tục của tầng phát sinh vỏ tạo nên. Thụ bì thường bao bọc thân, cành của những cây gỗ sống lâu năm,
  6. những chỗ già của rễ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2