intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình sinh năng lượng học cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus): Dự báo sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển hóa

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp đa nhân tố để đánh giá sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển hóa ở cá múa chấm đen và thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố này với khối lượng cá và nhiệt độ nước dưới dạng các phương trình hồi quy. Qua đó, góp phần xây dựng Mô hình sinh năng lượng học nhằm phát triển thức ăn cho cá mú chấm đen.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình sinh năng lượng học cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus): Dự báo sinh trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển hóa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2018<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> MÔ HÌNH SINH NĂNG LƯỢNG HỌC CHO CÁ MÚ CHẤM ĐEN (EPINEPHELUS<br /> MALABARICUS): DỰ BÁO SINH TRƯỞNG, LƯỢNG THỨC ĂN CÁ SỬ DỤNG,<br /> THÀNH PHẦN CỦA MỨC TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ THỂ TRỌNG CHUYỂN HÓA.<br /> BIOENERGETIC MODEL FOR MALABAR GROUPER (EPINEPHELUS MALABARICUS):<br /> GROWTH PREDICTION, FEED INTAKE, COMPOSITION OF WEIGHT GAIN,<br /> AND METABOLIC BODY WEIGHT.<br /> Lê Anh Tuấn1, Trương Hà Phương2<br /> Ngày nhận bài: 9/3/2018; Ngày phản biện thông qua: 27/3/2018; Ngày duyệt đăng: 27/4/2018<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cá mú chấm đen, một đối tượng nuôi biển quan trọng, đã được nuôi ở Việt Nam từ năm 1988. Nhằm<br /> phát triển thức ăn hiệu quả và thân thiện với môi trường, các nhu cầu của cá mú đối với các dưỡng chất quan<br /> trọng đã được lượng hóa. Dựa vào 15 bộ số liệu thu được từ các trang trại nuôi cá mú và các thí nghiệm ở Việt<br /> Nam từ năm 2005 đến năm 2017, mức tăng khối lượng hàng ngày dưới dạng một hàm số của khối lượng cơ thể<br /> (g) và nhiệt độ nước (oC) đã được dự báo qua phương trình: WG (g/cá/ngày) = (0,000179*T3 – 0,01714*T2<br /> + 0,522468*T – 5,00525)*BW0,56. Tương tự, lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày được dự báo bằng phương<br /> trình: FI (g/cá/ngày) = (-0,00021*T3 + 0,014847*T2 – 0,33092*T + 2,411174)*BW0,7, trong đó T là nhiệt độ<br /> nước (24-31oC). Thành phần của mức tăng khối lượng được xác định thông qua phân tích toàn bộ cơ thể cá<br /> có kích cỡ từ 5 đến 700g. Trong khi hàm lượng protein không thay đổi và ở mức 169,4 mg/g, thì hàm lượng<br /> năng lượng lại phụ thuộc và khối lượng cá và tăng lên từ 4,4 đến 7,0 kJ/g thể trọng và có thể được biểu thị<br /> bằng phương trình: y (kJ/g) = 3,51*BW0,102. Tỷ lệ chuyển hóa phụ thuộc lớn vào kích cỡ cá và tỷ lệ với thể<br /> trọng chuyển hóa dưới dạng a*BW(kg)b. Để xác định số mũ b của thể trọng chuyển hóa, các mối quan hệ giữa<br /> năng lượng và thất thoát protein lúc cá bị bỏ đói với cá có khối lượng khác nhau đã được xác định. Sự thất<br /> thoát năng lượng và protein hàng ngày được thể hiện bằng phương trình: Thất thoát năng lượng (kJ/cá/ngày)<br /> = 0,111 × BW0,827; và Thất thoát protein (g/cá/ngày) = 0,003 × BW0,701. Số mũ của (kg)0,8 và (kg)0,7 vì thế có<br /> thể được dùng để mô tả cho cá mú chấm đen dưới dạng các thể trọng chuyển hóa lần lượt cho năng lượng và<br /> protein. Dựa trên các kết quả này, một Mô hình sinh năng lượng học có thể bước đầu được xây dựng để phát<br /> triển các công thức thức ăn cho cá mú chấm đen.<br /> Từ khóa: Mức tăng khối lượng; Lượng thức ăn sử dụng; Dự báo sinh trưởng; Thất thoát năng lượng; Thất<br /> thoát protein.<br /> ABSTRACT<br /> Malabar grouper, which is a commercially important candidate for mariculture, has been farmed in<br /> Vietnam since 1988. In order to develop effective and environmentally friendly feeds, the grouper’s requirements<br /> for key nutrients have been quantified. Based on 15 data sets collected from grouper farms and experiments in<br /> Viet Nam between 2005 and 2017, the daily weight gain as a function of body weight (g) and water temperature<br /> (oC) was predicted by the equation: WG (g) = (0.000179*T3 – 0.01714*T2 + 0.522468*T – 5.00525)*BW0.56.<br /> Similarly, the daily feed intake was predicted by the equation: FI (g) = (-0.00021*T3+0.014847*T2<br /> -0.33092*T+2.411174)*BW0.7, in which T is water temperature (24-31oC). The composition of the gain was<br /> measured by analyzing whole fish ranging from 5 to 700g. While the protein content remained constant at<br /> 169.4 mg g-1, the energy content was dependent upon fish weight and increased from 4.4 to 7.0 kJ g-1 body<br /> 1 Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang<br /> 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2018<br /> <br /> mass and can be expressed by the equation: y (kJ g-1) = 3.51*BW0.102. Metabolic rate depends largely on<br /> the size of the fish and is proportional to the metabolic body weight in the form of a*BW(kg)b. To define the<br /> exponent b of the metabolic body weight the relationships between energy and protein loss at starvation for fish<br /> at increasing weights were determined. The daily loss of energy and protein was presented by the equations:<br /> Energy loss (kJ fish-1 day-1) = 0.111× BW0.827; and Protein loss (g fish-1 day-1) = 0.003×BW0.701. The exponents<br /> of (kg)0.8 and (kg)0.7 can thus be described for malabar grouper as the metabolic body weights for energy and<br /> protein, respectively. Based on those results, a bioenergetic model can be built preliminarily to develop feed<br /> formulations for malabar grouper.<br /> Keywords: Weight gain; Feed intake; Growth prediction; Energy loss; Protein loss.<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> Nhu cầu dinh dưỡng của cá đã từng được<br /> nghiên cứu thực nghiệm theo cách truyền<br /> thống thông qua việc áp dụng cách tiếp cận<br /> liều lượng – phản ứng. Cách tiếp cận này mặc<br /> dù đưa đến kết quả chính xác nhưng rất tốn<br /> kém hoặc rất khó áp dụng trong thực tế. Mô<br /> hình toán trong dinh dưỡng động vật cung cấp<br /> một công cụ rất hữu ích trong việc xây dựng<br /> các hệ thống đánh giá thức ăn thực tế nhằm<br /> mô tả và dự báo các nhu cầu dinh dưỡng,<br /> thành phần hóa học của cơ thể và sinh trưởng<br /> của động vật (Cho, 1992). Sinh năng lượng<br /> học (Bioenergetics) là nghiên cứu định lượng<br /> về những thu nhận, thất thoát và chuyển đổi<br /> năng lượng bên trong toàn bộ sinh vật dựa<br /> trên các nguyên tắc nhiệt động học (Jobbling,<br /> 1994) và đã từng được áp dụng rộng rãi vào<br /> dinh dưỡng động vật cũng như phát triển các<br /> hệ thống đánh giá thức ăn trong nhiều thập kỷ<br /> qua (Cho et al., 1982).Các hệ thống sinh năng<br /> lượng học truyền thống là đa nhân tố; cụ thể<br /> là, tổng nhu cầu năng lượng được xem là tổng<br /> năng lượng cần cho duy trì, hoạt động, sinh<br /> trưởng, sinh sản… (Baldwin and Sainz, 1995).<br /> Mặc dù có những hạn chế (như giả định về<br /> tính cộng thêm của các nhân tố mà không có<br /> tác động tương hỗ giữa chúng…), cách tiếp<br /> cận đa nhân tố vẫn là phương pháp hữu ích,<br /> mang tính ứng dụng cao. Nhiều mô hình đã<br /> được xây dựng thành công để dự báo sinh<br /> trưởng, các nhu cầu thức ăn và hiệu quả sử<br /> dụng thức ăn cho nhiều loài cá thông qua áp<br /> dụng các nguyên lý này (Cho and Bureau,<br /> <br /> 48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> 1998; Lupatsch et al., 1998; Lupatsch et al.,<br /> 2001a & b; Lupatsch and Kissil, 2005; Glencross, 2008).<br /> Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng<br /> phương pháp đa nhân tố để đánh giá sinh<br /> trưởng, lượng thức ăn cá sử dụng, thành phần<br /> của mức tăng khối lượng và thể trọng chuyển<br /> hóa ở cá múa chấm đen và thể hiện mối quan<br /> hệ giữa các nhân tố này với khối lượng cá và<br /> nhiệt độ nước dưới dạng các phương trình hồi<br /> quy. Qua đó, góp phần xây dựng Mô hình sinh<br /> năng lượng học nhằm phát triển thức ăn cho<br /> cá mú chấm đen.<br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Phương pháp nghiên cứu cho từng nội<br /> dung<br /> 1.1. Đánh giá sinh trưởng và lượng thức ăn cá<br /> sử dụng<br /> Để mô tả mức tăng khối lượng tiềm năng<br /> hàng ngày của cá mú,15 bộ số liệu được thu<br /> thập từ việc theo dõi số liệu ở các trang trại<br /> và thu được từ các thí nghiệm sinh trưởng<br /> được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trại<br /> thực nghiệm thủy sản Lê Đình Ba (Bãi Tiên)<br /> và phòng thí nghiệm của Trung tâm giống Hải<br /> sản Quốc gia miền Trung (Viện Nghiên cứu<br /> thủy sản III) và các lồng nuôi thuộc vịnh Nha<br /> Trang,trong khoảng thời gian 2005-2017 trên<br /> cá có kích cỡ khoảng 1-1800g (số liệu cụ thể<br /> có trong Báo cáo Tổng kết Đề tài cấp Trường:<br /> Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá mú chấm<br /> đen, Epinephelus malabaricus, trên cơ sở tích<br /> hợp những kết quả nghiên cứu theo<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2018<br /> <br /> p h ư ơn g pháp truyền thống và những nghiên<br /> cứu bổ sung theo phương pháp mô hình năng<br /> lượng sinh học). Tùy theo kích cỡ cá mà các bể<br /> hoặc lồng nuôi có kích cỡ 0.150 – 64m3 được<br /> bố trí với mật độ trong khoảng 0,25 – 10kg cá/<br /> m3. Cá mú được cho ăn đến thỏa mãn (biểu<br /> kiến) bằng thức ăn cá tươi hoặc thức ăn viên.<br /> Việc tính toán lượng thức ăn được quy về chất<br /> khô. Khối lượng cá được cân định kỳ, thường<br /> cách khoảng 14 ngày. Mức tăng khối lượng<br /> hàng ngày (WG) và lượng thức ăn cá tiêu thụ<br /> hàng ngày (FI) giữa hai lần cân liền nhau được<br /> tính toán. Khối lượng cơ thể cá tương ứng<br /> được sử dụng trong các tính toán này là khối<br /> lượng trung bình hình học của cá trong suốt<br /> giai đoạn đó. Hai bộ số liệu gồm mức tăng khối<br /> lượng hàng ngày và lượng thức ăn cá ăn vào<br /> hàng ngày. Mỗi bộ chứa 130 mục số liệu ở các<br /> kích cỡ cá và nhiệt độ nước khác nhau.<br /> Tất cả các phương trình liên quan sinh<br /> trưởng được rút ra từ việc áp dụng phân tích<br /> hồi quy tuyến tính đối với số liệu chuyển dạng<br /> logarithm theo phương trình: ln y = ln a + b ln x<br /> Đối logarithm của phương trình này tạo ra<br /> phương trình cuối cùng là: y = axb.<br /> Với nhiệt độ nước (T) là biến phụ, phương<br /> trình có dạng: ln y = ln a + b*ln x + c*T<br /> Và phương trình cuối sẽ là:<br /> y = a xb * ec*T<br /> Trong đó, y mô tả mức tăng khối lượng và<br /> x là khối lượng cơ thể hay thể trọng (BW) của<br /> cá(Lustpatch, 2003).<br /> <br /> 1.2. Thành phần của mức tăng khối lượng<br /> Để xác định thành phần sinh hóa của cá<br /> mú ở các kích cỡ khác nhau, cá được thu<br /> mẫu có phạm vi kích cỡ 5-1000g (Bảng 1).<br /> Cá được thu từ các thí nghiệm liên quan đến<br /> dự báo sinh trưởng và lượng thức ăn tiêu thụ.<br /> Do thành phần sinh hóa và hàm lượng năng<br /> lượng của cá nuôi có thể bị ảnh hưởng bởi<br /> tình trạng dinh dưỡng cũng như thành phần<br /> thức ăn, nên việc xác định thành phần sinh<br /> hóa cơ thể cá phụ thuộc vào số liệu thu được<br /> với cá được cho ăn cùng loại thức ăn. Ngoài<br /> ra, các mẫu cá bắt từ tự nhiên tương ứng với<br /> từng nhóm kích cỡ cũng được phân tích thành<br /> phần sinh hóa để so sánh. Cá sắp thành thục<br /> bị loại ra. Số lượng cá cho mỗi nhóm kích cỡ<br /> như được trình bày ở Bảng 1. Cá cùng nhóm<br /> kích cỡ được gộp lại, cấp đông (-20oC) để<br /> bảo quản chờ phân tích. thành phần hóa học<br /> (chất khô, tro, CP, TL) của cá mú chấm đen tự<br /> nhiên và nuôi theo 7 nhóm kích cỡ (5-10g, 2030g, 50-60g, 100-120g, 200-250g, 400-500g,<br /> 700-1000g). Phương pháp: AOAC (2005). Mỗi<br /> nhóm kích cỡ 3 lần lặp.Hàm lượng năng lượng<br /> (EV) được tính dựa vào các hệ số chuyển hoá<br /> năng lượng 23,4; 39,2 và 17,2 kJ/g cho protein<br /> (P), lipid (L) và carbohydrate (CHO), theo thức<br /> tự tương ứng (Cho và cộng sự, 1982). Carbohydrate được tính bằng tổng chung trừ cho<br /> tổng của độ ẩm, protein, tro và lipid. Theo đó,<br /> ta có công thức: EV (kJ/g) = 23,4 x P + 39,2 x<br /> L + 17,2 x CHO, trong đó: CHO = Tổng chung<br /> – (Độ ẩm + P + L + Tro).<br /> <br /> 1.3. Thể trọng chuyển hóa<br /> Cá cần có năng lượng để duy trì các quá<br /> trình sống bình thường như tuần hoàn máu,<br /> điều hòa áp suất thẩm thấu, bài tiết và vận động<br /> bất kể nó có được ăn hay không. Tùy thuộc<br /> vào hoạt động, nhiều mức độ chuyển hóa có<br /> thể được phân biệt như: sự chuyển hóa cơ sở,<br /> <br /> sự chuyển hóa bình thường và sự chuyển hóa<br /> tích cực (Fry 1957; Brett 1962). Tốc độ chuyển<br /> hóa, ở tất cả các mức độ hoạt động lại phụ<br /> thuộc chủ yếu vào kích cỡ cá và nó tỷ lệ với<br /> thể trọng chuyển hóa (metabolic body weight)<br /> dưới dạng a*BW(kg)b. Hai phương pháp chính<br /> từng được sử dụng để xác định các nhu cầu<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> năng lượng ở động vật: phương pháp xác định<br /> năng lượng trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên,<br /> hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng phương<br /> pháp gián tiếp ở cá. Phương pháp này ước<br /> tính nhu cầu năng lượng của cá gián tiếp thông<br /> qua các số đo về tiêu thụ oxy, nhưng cũng có<br /> thể bao gồm phân tích so sánh cơ thể. Kỹ thuật<br /> giải phẫu so sánh được áp dụng trong nghiên<br /> cứu này nhằm xác định giá trị năng lượng của<br /> các mô được sử dụng trong suốt quá trình cá<br /> bị bỏ đói. Phương pháp này được chọn vì đó<br /> là phương pháp khả thi và mang tính ứng dụng<br /> nhất: cá có thể được lưu giữ thành từng nhóm<br /> trong một bể, di chuyển tự do và thời gian của<br /> mỗi kỳ kiểm tra là đủ dài. Sự thất thoát năng<br /> lượng và protein hàng ngày vì thế có thể được<br /> tính toán dễ dàng. Để xác định sự thất thoát<br /> năng lượng và protein sau khi bị bỏ đói, 3 con<br /> cá cho mỗi một nhóm trong 7 nhóm cá cần<br /> nghiên cứu (Bảng 1) được lưu giữ trong bể<br /> 150 L trong 11-40 ngày tùy theo kích cỡ cá và<br /> cá không được cấp thức ăn. Sau thời gian bỏ<br /> đói, cá được xử lý và bảo quản ở -20°C cho<br /> đến khi phân tích. Trong việc tính toán thất<br /> thoát năng lượng và protein do bỏ đói, mẫu cá<br /> của mỗi nhóm kích cỡ, được phân tích ban đầu<br /> được xem là đại diện về hàm lượng các chất<br /> trong cơ thể để từ đó tính toán sự thất thoát<br /> theo thời gian bỏ đói.<br /> 2. Các phương pháp phân tích<br /> 2.1. Phân tích hoá học<br /> Việc phân tích được tiến hành tại Viện<br /> Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang<br /> và Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành, Trường<br /> Đại học Nha Trang. Các mẫu nguyên liệu thức<br /> ăn, thức ăn, cá mú chủ yếu được phân tích<br /> theo Hệ thống phân tích thô (Proximate<br /> Analysis System) hay còn gọi là Phương pháp<br /> Weende (AOAC, 2005). Phân tích proteindùng<br /> phương pháp Kjeldahl. Phân tích lipid tổng số<br /> dùng phương pháp Folch (Folch et al., 1957).<br /> 2.2 Phân tích thống kê<br /> Số liệu được xử lý thống kê trên các phần<br /> mềm SPSS (phiên bản 16.0) và Excel.<br /> <br /> 50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 1/2018<br /> Phép kiểm định Duncan’s Multiple Range<br /> được sử dụng để kiểm tra sự khác nhau giữa<br /> các trung bình nghiệm thức. Các sai khác<br /> được đánh giá có ý nghĩa ở mức P < 0,05.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Sinh trưởng của cá mú nuôi và lượng<br /> thức ăn cá ăn vào<br /> Để thiết lập mô hình dự báo tiềm năng sinh<br /> trưởng của cá mú chấm đen trong suốt quá<br /> trình tăng trưởng, số liệu về sinh trưởng của cá<br /> và lượng thức ăn cá ăn thu từ nhiều thí nghiệm<br /> khác nhau đã được mô tả bởi các hàm toán<br /> học. Mối quan hệ giữa mức tăng khối lượng (g)<br /> dưới dạng biến phụ thuộc và thể trọng (g) dưới<br /> dạng biến độc lập là phi tuyến và số liệu có thể<br /> được mô tả thích hợp nhất với hàm logarithm<br /> tự nhiên. Đối logarithm của hàm này là hàm<br /> mũ thường được áp dụng để mô tả mối quan<br /> hệ tăng trưởng phổ biến trong sinh học:<br /> Trong đó, BW = thể trọng (g) của cá có kích<br /> cỡ trong khoảng 5-1800g.<br /> T = nhiệt độ, trong khoảng 20 – 32°C<br /> n = kích cỡ mẫu, 130.<br /> Mức tăng khối lượng: WG (g/cá/ngày) =<br /> 0,056 * BW(g)0.684 (1)<br /> Với r2 = 0,976 (Hình 1).<br /> Hoặc bao gồm tác động nhiệt độ như một<br /> biến phụ, qua phân tích hồi quy, ta có mức<br /> tăng khối lượng (WG):<br /> WG (g/cá/ngày) = (0.000179*T3 –<br /> 0,01714*T2 + 0,522468*T – 5,00525)*BW0,56<br /> (2)<br /> Với r2 = 0,816 (Hình 3A).<br /> Từ đó, tá có thể dự báo khối lượng cá thu<br /> được sau t ngày nuôi (BWt) từ khối lượng cá<br /> ban đầu (BWo) như sau: BWt = BWo + WG*t ↔<br /> BWt = BWo + [(0,000179*T3 – 0,01714*T2 +<br /> 0,522468*T – 5,00525)* BWo0,56]*t (3)<br /> Lượng thức ăn cá ăn vào cũng có thể được<br /> mô tả theo cách tương tự.<br /> Lượng thức ăn cá ăn vào: FI (g/cá/ngày) =<br /> 0,062*BW0,75 (4)<br /> Với r2 = 0,978 (Hình 1).<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 1/2018<br /> <br /> Và khi bao gồm tác động của nhiệt độ nước, qua phân tích hồi quy, ta có:<br /> Lượng thức ăn cá ăn vào: FI (g/cá/ngày) = (-0,00021*T3 + 0,014847*T2 – 0,33092*T +<br /> 2,411174)*BW0,7 (5)<br /> Với r2 = 0,923 (Hình 3B).<br /> <br /> Hình 1. Mức tăng khối lượng cá (g) và lượng thức ăn cá ăn vào hàng ngày (g)<br /> trong mối liên hệ với thể trọng tăng lên ở cá mú chấm đen được cho ăn đến thỏa mãn.<br /> <br /> Hình 1 thể hiện mối liên hệ giữa mức tăng<br /> khối lượng cá (g) và lượng thức ăn cá ăn vào<br /> (g) hàng ngày và thể trọng của cá mú chấm<br /> đen (g). Các đường cong mô tả mối quan hệ<br /> ở nhiệt độ nước trung bình 28oC cho cả lượng<br /> thức ăn cá ăn vào và mức tăng khối lượng cá.<br /> Từ Hình 1 có thể thấy: mức tăng khối lượng<br /> tuyệt đối cũng như lượng thức ăn được cá ăn<br /> tăng lên cũng với sự gia tăng của thể trọng cá.<br /> Lượng thức ăn cá ăn vào đã tăng ở mức độ<br /> cao hơn so với mức tăng khối lượng.<br /> Hình 2 (A và B) thể hiện mối liên hệ giữa<br /> mức tăng khối lượng cá (g) và lượng thức ăn<br /> cá ăn vào (g) hàng ngày và thể trọng của cá<br /> mú chấm đen (g) với tác động bổ sung của<br /> <br /> nhiệt độ nước. Hình này cho thấy, khi nhiệt độ<br /> nước nằm trong khoảng 25-30oC, lượng thức<br /> ăn cá ăn vào và mức tăng khối lượng tuyệt đối<br /> của cá tăng lên khi kích cỡ cá tăng lên.<br /> Điều kiện tiên quyết của việc ước tính các<br /> nhu cầu thức ăn của một đối tượng nuôi mới là<br /> phải xác định được tiềm năng sinh trưởng tối<br /> đa của nó. Mô hình này đòi hỏi phải có số liệu<br /> sinh trưởng của cá từ các thí nghiệm mà ở đó<br /> nguồn cung cấp thức ăn ở góc độ năng lượng<br /> và các dưỡng chất là không chịu giới hạn và<br /> các điều kiện cho sinh trưởng tối ưu phải được<br /> thỏa mãn.<br /> Vì vậy, một trong những bước đầu tiên để<br /> xác định nhu cầu năng lượng và protein là phải<br /> <br /> Hình 2. Biểu đồ thể hiện Mức tăng khối lượng (A) và lượng thức ăn cá sử dụng<br /> (B) ở cá mú chấm đen có kích cỡ khác nhau trong mối liên hệ với nhiệt độ nước<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1