MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC - THỰC HÀNH THUỐC VIÊN<br />
NGỪA THAI VỚI TÌNH TRẠNG CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN<br />
Ở PHỤ NỮ ĐẾN TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN<br />
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2008<br />
Lê Trung*, Nguyễn Duy Tài**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành thuốc viên ngừa thai (TVNT) với tình trạng<br />
có thai ngoài ý muốn (TNYM) ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản<br />
(TT. CSSKSS) Tp. HCM năm 2008.<br />
Phương pháp Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, cỡ mẫu gồm 135 phụ nữ có TNYM khi đang sử<br />
dụng TVNT, và nhóm chứng gồm 135 phụ nữ đang sử dụng TVNT nhưng không có thai đến khám tại TT.<br />
CSSKSS Tp. HCM năm 2008. Tỉ số bệnh: chứng là 1:1. Kỹ thuật chọn mẫu tiếp liền nhau. Mức độ kết hợp giữa<br />
kiến thức và thực hành TVNT với tình trạng có TNYM được hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng<br />
hôn nhân và tiền căn sản khoa.<br />
Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có TNYM với kiến thức về TVNT, OR =<br />
1,65, KTC 95% (1,00-2,71); thực hành sử dụng TVNT, OR = 28, KTC 95% (12,57-67,56); với kiến thức và thực<br />
hành TVNT, OR = 4,46, KTC 95% (2,38-8,54); sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn<br />
nhân và tiền căn sản khoa mức độ kết hợp giữa tình trạng TNYM với kiến thức và thực hành TVNT tăng lên<br />
OR = 5,28, KTC 95% (2,79-9,96).<br />
Kết luận: Kiến thức và thực hành về TVNT không đúng làm tăng nguy cơ có TNYM lên hơn 5 lần ở phụ<br />
nữ đang dùng TVNT tại TT.CSSKSS Tp. HCM.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RELATIONSHIP OF ORAL CONTRACEPTIVE’S KNOWLEDGE – PRACTICE AND UNWANTED<br />
PREDNANCY IN PATIENT AT HO CHI MINH CITY OF REPRODUCTIVE HEALTHCARE CENTER,<br />
IN 2008<br />
Le Trung, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 180 - 184<br />
Objective To identify the association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted<br />
pregnancy in patient using oral contraceptive at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center in 2008.<br />
Methods This is a case-control study with the control to case ratio of 1:1. Sample size included 135 women<br />
with unwanted pregnancy in case and 135 women having no pregnancy in control; all women were using oral<br />
contraceptive. The association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted pregnancy was<br />
controlled for age, educational level, marriage status and history of obstetrics.<br />
Results: There was a significant association between unwanted pregnancy and oral contraceptive’s<br />
knowledge, OR = 1.65, CI 95% (1.00-2,71); and oral contraceptive’s practice, OR = 28, CI 95% (12.57-67.56);<br />
and oral contraceptive’s knowledge – practice, OR = 4.46, CI 95% (2.38-8.54); with controlled for age,<br />
educational level, marriage status, history of obstetrics the association was increased OR = 5.28, CI 95% (2.799.96).<br />
Conclusion: The lack of oral contraceptive’s knowledge – practice was increased above 5 times the risk of<br />
unwanted pregnancy at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center.<br />
* Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp. HCM ** Bộ môn sản phụ khoa, ĐHYD TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo<br />
phá thai cao nhất thế giới, bình quân có khoảng<br />
600.000 trường hợp phá thai hàng năm(1). Thống<br />
kê của Sở y tế Tp. HCM mỗi năm có gần 100.000<br />
trường hợp nạo phá thai, nhiều hơn số trẻ sinh<br />
sống trong năm(8). Nạo phá thai do có TNYM<br />
luôn đi đôi với tổn thương sâu sắc đến sức khỏe<br />
cũng như tinh thần.<br />
Những thống kê gần đây cho thấy việc tăng<br />
tỉ lệ sử dụng TVNT trong các biện pháp tránh<br />
thai hiện đại là phù hợp với xu thế phát triển<br />
kinh tế - xã hội(8), khi người phụ nữ chủ động<br />
hơn trong việc kiểm soát sinh sản. Sử dụng<br />
TVNT là phương pháp kín đáo, thuận tiện, an<br />
toàn, có hiệu quả ngừa thai rất cao(3). TVNT chứa<br />
nội tiết tố tổng hợp giống như nội tiết của buồng<br />
trứng tiết ra, vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải<br />
có những hiểu biết cơ bản về vỉ thuốc mình đang<br />
sử dụng và sử dụng đúng theo hướng dẫn thì sự<br />
kiểm soát sinh sản mới có hiệu quả và bảo đảm<br />
an toàn sức khỏe của người sử dụng.<br />
Tại sao vẫn có tỉ lệ có TNYM khi sử dụng<br />
TVNT? Một số nghiên cứu ghi nhận nguyên<br />
nhân thất bại do người sử dụng(5,10). Vì vậy cần<br />
những chứng cứ chính xác, cụ thể về những<br />
nguyên nhân thất bại khi sử dụng TVNT ở phụ<br />
nữ Tp. HCM, từ đó có những định hướng trong<br />
việc lập kế hoạch, giám sát chương trình kế<br />
hoạch hóa gia đình và tư vấn, truyền thông cho<br />
các phụ nữ đang và dự định sử dụng TVNT để<br />
hạn chế việc có TNYM.<br />
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp.<br />
HCM là đơn vị tuyến tỉnh chỉ đạo về chuyên<br />
môn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất<br />
cả các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng<br />
quận huyện. Trung tâm cũng là nơi triển khai<br />
các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và tập huấn<br />
về chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ y tế<br />
tuyến cơ sở theo chuẩn quốc gia về sức khỏe<br />
sinh sản.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại<br />
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
với mục đích xác định mức độ kết hợp giữa kiến<br />
thức và thực hành sử dụng TVNT với tình trạng<br />
có TNYM ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Đây là một nghiên cứu bệnh-chứng, dân số<br />
chọn mẫu là phụ nữ đang sử dụng thuốc viên để<br />
ngừa thai đến thực hiện dịch vụ tại TT. CSSKSS<br />
TP. HCM, với nhóm bệnh là phụ nữ có TNYM,<br />
và nhóm chứng là những phụ nữ không có thai.<br />
Tỉ số bệnh/chứng là 1/1. Để có 80% cơ hội phát<br />
hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm với mức ý nghĩa<br />
5%, với giả định phụ nữ có kiến thức sai về<br />
TVNT sẽ có nguy cơ có TNYM cao gấp 2 lần, với<br />
tỉ lệ có kiến thức sai ở những phụ nữ đang dùng<br />
TVNT là 63,3% cỡ mẫu của mỗi nhóm chứng<br />
hoặc bệnh là 135 người. Nhóm bệnh và chứng<br />
được chọn với kỹ thuật tiếp liền nhau từ tháng<br />
1/2008 đến khi đủ cỡ mẫu. Tiêu chí chung đưa<br />
vào mẫu là phụ nữ đang sử dụng TVNT để<br />
tránh thai, tuổi ≤ 40 tuổi và đồng ý tham gia, với<br />
nhóm bệnh là có TNYM xác định bằng thăm<br />
khám lâm sàng và cận lâm sàng, và nhóm chứng<br />
là phụ nữ không có thai. Tiêu chí loại ra cho cả 2<br />
nhóm là mắc bệnh tâm thần, câm điếc. Dữ kiện<br />
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 270<br />
đối tượng nghiên cứu theo bảng câu hỏi. Trước<br />
khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thử<br />
nghiệm bảng câu hỏi trên 30 phụ nữ đang sử<br />
dụng TVNT và điều chỉnh cho rõ ràng, dễ hiểu<br />
hơn đối với đối tượng được phỏng vấn và phù<br />
hợp với mục tiêu nghiên cứu.<br />
Biến số phơi nhiễm “Kiến thức chưa đúng”<br />
và “Thực hành chưa đúng” là biến số nhị giá, giá<br />
trị “có” khi không đạt 100% điểm (trả lời sai ≥ 1<br />
câu hỏi) trong thang điểm đánh giá về kiến thức<br />
và thực hành TVNT.<br />
Bảng 1: Thang điểm kiến thức (5 câu hỏi) và thực<br />
hành (5 câu hỏi) về TVNT.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Nội dung câu hỏi<br />
Đáp án<br />
Thang điểm đánh giá Kiến thức về TVNT<br />
TVNT có hiệu quả tránh thai<br />
Đúng<br />
Phụ nữ phải kiểm tra sức<br />
Đúng<br />
khỏe trước khi dùng thuốc<br />
TVNT uống liên tục cho hết vỉ<br />
Đúng<br />
Khi ngưng sử dụng TVNT, có<br />
Đúng<br />
<br />
STT<br />
5<br />
<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Nội dung câu hỏi<br />
Đáp án<br />
thể có thai trở lại.<br />
Viên đầu tiên của vỉ thuốc<br />
Ngày thứ 1/trong 5<br />
uống khi nào.<br />
ngày đầu chu kỳ *<br />
Thang điểm đánh giá Thực hành sử dụng TVNT<br />
Vỉ thuốc đang sử dụng có<br />
21/28 viên<br />
bao nhiêu viên.<br />
Hết vỉ thuốc cũ, uống sang vỉ Tùy loại vỉ 21/28 viên *<br />
mới như thế nào.<br />
Uống vào giờ nhất định trong<br />
Có<br />
ngày<br />
Uống có đều đặn mỗi ngày<br />
Có<br />
Xử trí khi quên uống thuốc<br />
Không quên/Xử trí<br />
đúng *<br />
<br />
(*) Theo “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ<br />
chăm sóc sức khỏe sinh sản”<br />
Giá trị các biến số khác được định nghĩa và<br />
xếp nhóm như sau: tuổi là biến số liên tục, ghi<br />
nhận theo năm sinh, thời gian sử dụng TVNT là<br />
biến số danh định, chia làm 3 nhóm: 1 – 12<br />
tháng, 13 – 36 tháng, ≥ 37 tháng, trình độ học vấn<br />
chia làm 2 nhóm ≤ cấp 2 và ≥ cấp 3, tình trạng<br />
hôn nhân có 2 giá trị: sống với gia đình và sống<br />
độc than, tiền căn sản khoa gồm số lần mang<br />
thai, số lần có thai ngoài ý muốn và số con còn<br />
sống đều là biến số liên tục.<br />
Dữ kiện được nhập bằng phần mềm EpiData<br />
3.0, và phân tích bằng phần mềm SATA 8. Tần<br />
số và tỉ lệ các đặc tính mẫu, các yếu tố gây nhiễu<br />
được mô tả riêng cho nhóm bệnh và chứng. Mối<br />
liên quan giữa các biến số độc lập và thai ngoài ý<br />
muốn được xác định bằng phép kiểm χ². Mức độ<br />
kết hợp giữa kiến thức và thực hành TVNT được<br />
ước lượng bằng tỉ số số chênh (OR) và khoảng<br />
tin cậy (KTC) 95% của OR. Phân tích đa biến hồi<br />
qui logistic để xác định mức độ kết hợp độc lập<br />
giữa kiến thức và thực hành sử dụng TVNT với<br />
tình trạng có thai ngoài ý muốn.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 2. Đặc tính của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc tính của mẫu<br />
Nội thành<br />
Nơi cư<br />
Ngoại thành<br />
ngụ<br />
Tỉnh<br />
Thời gian 1 – 12 tháng<br />
sử dụng 13 – 36 tháng<br />
<br />
Chứng<br />
Giá trị<br />
n = 135<br />
p<br />
(%)<br />
124 (91,9) 122 (90,4) 0,84<br />
5 (3,7)<br />
7 (5,2)<br />
6 (4,0)<br />
6 (4,0)<br />
92 (71,9) 88 (68,9) 0,80<br />
26 (19,3) 27 (20,0)<br />
<br />
Bệnh<br />
n = 135 (%)<br />
<br />
Chuyên Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Đặc tính của mẫu<br />
<br />
Bệnh<br />
n = 135 (%)<br />
<br />
Chứng<br />
Giá trị<br />
n = 135<br />
p<br />
(%)<br />
<br />
TVNT<br />
<br />
≤ 24<br />
43 (31,9) 60 (44,4)<br />
25 - 29<br />
48 (35,6) 41 (30,4)<br />
Tuổi<br />
30 - 34<br />
26 (19,3) 19 (14,1)<br />
35 - 40<br />
18 (13,3) 15 (11,1)<br />
Công việc lương<br />
64 (47,4) 78 (57,8)<br />
ổn định<br />
Nghề<br />
nghiệp Lao động tự do 44 (32,6) 25 (18,5)<br />
Thất nghiệp<br />
27 (20,0) 32 (23,7)<br />
≤ Cấp 2<br />
48 (35,5) 35 (25,9)<br />
Trình độ<br />
học vấn<br />
≥ Cấp 3<br />
87 (64,5) 100 (74,1)<br />
Tình<br />
Có gia đình<br />
122 (90,4) 109 (80,7)<br />
trạng hôn<br />
Sống độc thân<br />
13 (9,6)<br />
26 (19,3)<br />
nhân<br />
Số lần<br />
mang<br />
thai trước<br />
đây<br />
Số lần có<br />
TNYM<br />
trước đây<br />
<br />
Số con<br />
còn sống<br />
<br />
0<br />
1<br />
2<br />
≥3<br />
0<br />
1<br />
2<br />
≥3<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
27 (20,0)<br />
44 (32,6)<br />
32 (23,7)<br />
32 (23,7)<br />
65 (48,2)<br />
52 (38,5)<br />
14 (10,4)<br />
4 (3,0)<br />
50 (37,0)<br />
52 (38,5)<br />
29 (21,5)<br />
4 (3,0)<br />
<br />
30 (22,2)<br />
52 (38,5)<br />
27 (20,0)<br />
26 (19,3)<br />
60 (44,4)<br />
56 (41,5)<br />
12 (8,9)<br />
7 (5,2)<br />
59 (43,7)<br />
50 (37,0)<br />
24 (17,8)<br />
2 (1,5)<br />
<br />
0,19<br />
<br />
0,03<br />
<br />
0,09<br />
0,02<br />
<br />
0,60<br />
<br />
0,72<br />
<br />
0,59<br />
<br />
So sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng thì<br />
biến số nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân là<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành<br />
TVNT với TNYM trong nghiên cứu.<br />
Bệnh<br />
Yếu tố phơi<br />
nhiễm<br />
n (%)<br />
Chưa<br />
60 (44,4)<br />
Kiến<br />
đúng<br />
thức<br />
Đúng 75 (55,6)<br />
Chưa<br />
Thực đúng 126 (93,3)<br />
hành<br />
Đúng<br />
9 (6,7)<br />
Kiến Chưa<br />
57 (42,2)<br />
thức - đúng<br />
thực<br />
hành Đúng 78 (57,8)<br />
<br />
Chứng<br />
n (%)<br />
<br />
OR<br />
Giá trị<br />
(KTC 95%)<br />
p<br />
<br />
44 (32,5)<br />
<br />
1,65<br />
0,045<br />
(1,00 - 2,71)<br />
<br />
91 (67,4)<br />
<br />
45 (33,3) 28 (12,57 40<br />
tuổi thường khả năng có thai thấp và chuẩn bị<br />
vào giai đoạn tiền mãn kinh nên thường sử<br />
dụng TVNT cho mục đích điều hòa nội tiết. Đa<br />
số đối tượng nghiên cứu ≤ 30 tuổi (71,11%),<br />
trong khi đó nhóm bệnh có tỉ lệ ≤ 24 tuổi<br />
(44,44%) cao hơn nhóm chứng (31,85%), nhưng<br />
sự phân bố về nhóm tuổi giữa 2 nhóm nghiên<br />
cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Thời gian sử dụng TVNT liên tục giữa 2 nhóm<br />
không có khác biệt, nhưng đa số đối tượng<br />
nghiên cứu đều có thời gian dùng ngắn ≤ 12<br />
tháng, điều này cũng phù hợp vì các phụ nữ<br />
<br />
Chuyên Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
Trình độ học vấn ≥ cấp 3 chiếm đa số (>70%)<br />
trong mẫu, hiện nay Tp. HCM đã cơ bản hoàn<br />
tất phổ cập cấp 2 nên mẫu có tính đại diện về<br />
trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác tiến<br />
hành ở nông thôn nên trình độ học vấn đa số là<br />
cấp 1(9). Tỉ lệ phụ nữ sống độc thân (sống độc<br />
thân, ly thân, ly dị) chiếm tỉ lệ nhỏ trong mẫu<br />
(19,3% và 9,6% tương ứng với nhóm bệnh và<br />
chứng), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.<br />
Các nghiên cứu tại BV. Từ Dũ, BV. Hùng Vương<br />
cũng ghi nhận phụ nữ sống độc thân có tỉ lệ thai<br />
ngoài ý muốn cao hơn(4,6).<br />
Về tiền căn sản khoa, gần 80% phụ nữ trong<br />
mẫu nghiên cứu đã từng có thai trước đây, ><br />
50% đã từng có TNYM và số phụ nữ chưa có con<br />
chiếm đa số (40%), không có sự khác biệt giữa 2<br />
nhóm, nghiên cứu. Đặc điểm tiền căn sản khoa<br />
cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu đều có khả<br />
năng mang thai, từng có thai ngoài ý muốn và<br />
hiện nay sử dụng TVNT để kiểm soát sinh sản.<br />
<br />
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành<br />
TVNT với tình trạng có TNYM<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kiến<br />
thức đúng về TVNT của mẫu là 61,48% cao hơn<br />
so với nghiên cứu tại Long An(9) là 53,4%, có thể<br />
do kiến thức gắn liền với trình độ học vấn, đối<br />
tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học<br />
vấn cao hơn ở Long An (≥ cấp 3 so với cấp 1).<br />
Kết quả nghiên cứu ghi nhận kiến thức chưa<br />
đúng là tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn với OR<br />
= 1,65. Kết quả ghi nhận sự khác biệt giữa 2<br />
<br />
nhóm có ý nghĩa thống kê, nhưng do giá trị p<br />
gần bằng 0,05 và KTC 95% chứa 1, có thể hiện<br />
nay tỉ lệ hiểu biết về TVNT trong cộng đồng<br />
chưa cao, đa số phụ nữ sử dụng TVNT theo thói<br />
quen, thực hành theo đúng hướng dẫn. Điều này<br />
chứng tỏ TVNT tuy đã sử dụng với tỷ lệ tăng lên<br />
song chưa dựa trên sự hiểu biết cặn kẽ của phụ<br />
nữ.<br />
Tỉ lệ có thực hành đúng tương ứng ở 2 nhóm<br />
bệnh và chứng là 66,67% và 6,67%, do nghiên<br />
cứu chúng tôi thực hiện tại cơ sở y tế nên tỉ lệ<br />
thực hành đúng tương đối thấp. Thực hành sử<br />
dụng TVNT không đúng làm tăng nguy cơ thai<br />
ngoài ý muốn lên nhiều lần (OR = 28, p < 0,001).<br />
Một nghiên cứu tại BV. Hùng Vương năm 2007<br />
cũng ghi nhận thất bại khi sử dụng TVNT chủ<br />
yếu do thực hành không đúng hướng dẫn hoặc<br />
xử trí sai khi quên thuốc(10).<br />
Nếu kết hợp cả 2 yếu tố kiến thức và thực<br />
hành TVNT chưa đúng làm tăng nguy cơ TNYM<br />
ở phụ nữ đang dùng TVNT để kiểm soát sinh<br />
sản lên 4,46 lần. Để xem xét mức độ kết hợp giữa<br />
kiến thức – thực hành TVNT chưa đúng với tình<br />
trạng có TNYM một cách độc lập chúng tôi đã<br />
loại các yếu tố có khả năng gây nhiễu là tuổi,<br />
trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn<br />
sản khoa, kết quả ghi nhận OR sau khi hiệu<br />
chỉnh tăng lên 5,28 với p < 0,001.<br />
Các yếu tố như tuổi và trình độ học vấn tác<br />
động có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05) đến tình<br />
trạng có TNYM ở phụ nữ đang sử dụng TVNT.<br />
Tuổi là yếu tố bảo vệ, phụ nữ càng trẻ tuổi càng<br />
dễ thất bại khi sử dụng TVNT. Phụ nữ có trình<br />
độ học vấn cao (≥ cấp 3) dễ có nguy cơ TNYM<br />
hơn phụ nữ trình độ học vấn thấp. Kết quả này<br />
một lần nữa khẳng định việc sử dụng TVNT<br />
hiện nay chủ yếu dựa trên thói quen thực hành<br />
‘rập khuôn’ theo hướng dẫn chứ không phụ<br />
thuộc vào kiến thức của người sử dụng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
TT. CSSKSS Tp. HCM là nơi thực hiện các<br />
dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình và triển khai<br />
mô hình điểm thực hiện chuẩn quốc gia về chăm<br />
sóc sinh sản cho tuyến cơ sở tại Tp. HCM.<br />
<br />
Chuyên Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu đã xác định mức độ kết hợp giữa<br />
kiến thức, thực hành và kiến thức – thực hành<br />
TVNT với tình trạng có TNYM ở phụ nữ đang<br />
sử dụng TVNT để kiểm soát sinh sản. Kết quả<br />
ghi nhận thực hành chưa đúng theo hướng dẫn<br />
và xử trí sai khi quên thuốc là nguyên nhân<br />
chính dẫn đến thất bại trong sử dụng TVNT. Sự<br />
hiểu biết về đặc điểm của TVNT có tác động đến<br />
tình trạng TNYM nhưng việc thành công khi sử<br />
dụng TVNT chủ yếu là do thói quen thực.<br />
Đối với phụ nữ sử dụng thuốc viên để tránh<br />
thai, TT. CSSKSS Tp. HCM cần chú trọng đến<br />
công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng TVNT: xây<br />
dựng thói quen uống thuốc vào một giờ nhất<br />
định hàng ngày; xử trí khi quên uống thuốc và<br />
đặc biệt chú trọng đến đối tượng phụ nữ ≤ 24<br />
tuổi và có trình độ học vấn ≥ cấp 3. Chương trình<br />
kế hoạch hóa gia đình Tp. HCM cần cung cấp<br />
nhiều tờ rơi, sách nhỏ thông tin về TVNT cho các<br />
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Bộ y tế (2004). Niên giám thống kê y tế 2004, tr. 101 – 103.<br />
Bộ y tế (2003). Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ<br />
chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 137-139, 145-146<br />
Bộ môn sản – Đại học y dược Tp. HCM (2007). Sản Phụ Khoa.<br />
Xuất bản lần thứ tư. Nxb Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tập 1 tr.<br />
131-132, 461-463; tập 2 tr. 976 – 985.<br />
Huỳnh Thanh Hương, Ngô Thị Kim Phụng (2007). “Các yếu<br />
tố nguy cơ của phá thai to tuổi vị thành niên”. Hội nghị khoa<br />
học kỹ thuật lần thứ 24, Đại học y dược Tp. HCM, tr. 251 –<br />
255.<br />
Nguyễn Thị Phương Dung (2004). Kiến thức – Thái độ - Hành<br />
vi về các phương pháp tránh thai của những phụ nữ nạo phá<br />
thai tại BV. Từ Dũ năm 2003-2004. Đại học Y Dược Tp. HCM Luận văn thạc sĩ y học.<br />
Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Thị Thùy (1997). “Tác động của<br />
kiến thức, thái độ và thực hành tránh thai trên việc có thai<br />
ngoài ý muốn”. Hội nghị khoa học kỹ thuật BV. Hùng Vương<br />
1996, Sở y tế Tp. HCM, tr. 49-58.<br />
Nguyễn Đức Vy (2002). “Sự chấp nhận thuốc tránh thai Ideal:<br />
khía cạnh người sử dụng”. Tạp chí thông tin Y Dược. Viện<br />
thông tin – Thư viện Y học Trung ương, tập 1, tr. 38 - 41<br />
Trung tâm sức khỏe sinh sản Tp. HCM. Báo cáo tổng kết<br />
Chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ - KHHGĐ 2004,<br />
2005, 200 và 2007.<br />
Võ Thị Định (2003). Kiến thức – Thái độ - Thực hành sử dụng<br />
viên uống ngừa thai của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Bến<br />
Lức tỉnh Long An năm 2003. Đại học Y Dược Tp. HCM - Luận<br />
văn thạc sĩ y học.<br />
Vũ Tuyết Ánh Sao (2007). Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của<br />
một số biện pháp tránh thai (tại bệnh viện Hùng Vương –<br />
năm 2005). Đại học Y Dược Tp. HCM - Luận văn thạc sĩ y học.<br />
<br />
5<br />
<br />