intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản của giới trẻ Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản của giới trẻ Hà Nội" tổng hợp, đưa ra khái niệm về hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản. Kết hợp phân tích, nghiên cứu số liệu khảo sát trên đối tượng là giới trẻ Hà Nội (khảo sát, 2017) để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản (LSTG). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản của giới trẻ Hà Nội

  1. MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI TIÊU DÙNG VÀ LỐI SỐNG TỐI GIẢN CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI Trần Thị Kim Chi*, Nguyễn Thường Lạng** 1 TÓM TẮT: Bài viết tổng hợp, đưa ra khái niệm về hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản. Kết hợp phân tích, nghiên cứu số liệu khảo sát trên đối tượng là giới trẻ Hà Nội (khảo sát, 2017) để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản (LSTG). Kết quả nghiên cứu cho ra được lối sống hình thành hành vi và hành vi hình thành lối sống. Một hành vi tiêu dùng bền vững hay không bền vững được hình thành từ nhận thức. Con người muốn thay đổi nhận thức tốt cần hình thành lối sống lành mạnh tác động trở lại hành vi tiêu dùng. Bài viết sử dụng phương pháp EFA và mô hình logit đa thức để đưa ra kết luận về mối quan hệ của hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản. Từ khóa: Lối sống tối giản; hành vi tiêu dùng; mối quan hệ; tiêu dùng bền vững. Abstract: This research paper gives the concept of consumer behavior and minimalism. Analysis and research survey data on the young Ha Noi (survey, 2017) make the relationship between consumer behavior and minimalism clearly. The results show the lifestyle of formation behavior and the behavior of formation of lifestyle. A consumer behavior is sustainable or unsustainable formed from perceptions. People want to have good perceptions, need to form healthy lifestyles the impact back on consumer behavior. This paper uses the method EFA and polynomial logit model to show conclusions about the relationship between consumer behavior and minimalism. From these analyzes, the relationship between consumer behavior and minimalism is expressed by the following formula: Minimalism = Sustainable consumption + Maximum utility = Consumption + Cognitive + Maximum utility Keyword: Minimalism; consumer behavior; relationship, perceptions. 1. GIỚI THIỆU Việc con người chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng thiếu tính toán cẩn thận các giá trị thực sự của cuộc sống gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội và môi trường. Về mặt con người, chủ nghĩa tiêu dùng tạo ra những người thiếu triết lý về sự tồn tại về giá trị bên trong hay giá trị bên ngoài, thiếu cảm nhận hạnh phúc và sự bình an nội tâm, từ đó họ chưa thấy được trách nhiệm thật sự của mình đối với cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ con người, cụ thể là giới trẻ có độ tuổi từ 18-26 chưa có nhận thức đúng đắn về nhu cầu và giá trị bản thân đang tiêu dùng thiếu trách nhiệm. Từ việc phân tích nghiên cứu mối quan hệ của hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản, bài nghiên cứu cung cấp một công cụ, phương pháp giúp khắc phục những hậu quả của chủ nghĩa tiêu dùng giúp con người tìm kiếm sự tự do, hạnh phúc. 1.1. Hành vi tiêu dùng Có nhiều quan điểm về hành vi tiêu dùng, theo hiệp hội marketing Hoa Kì (AMA), hành vi tiêu dùng là sự tác động từ các yếu tố kích thích của môi trường đến nhận thức con người, qua sự tương tác đó con người * Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả phản hồi: Trần Thị Kim ChiTel.: +84356020852 E-mail address: kimchi2402neu@gmail.com ** Đại học Kinh tế Quốc dân, 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  2. 786 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION thay đổi cuộc sống của họ. Bennet lại cho rằng hành vi tiêu dùng là những hành vi thể hiện đợi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân (Peter, 1988). Một quan điểm khác, hành vi tiêu dùng là quá trình mô tả cách thức người tiêu dùng ra quyết định lựa họn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ (Charles và Carl, 2000). Như vậy hành vi tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Hành vi tiêu dùng chịu các kích thích của tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng, được chia làm hai nhóm. Nhóm một là tác nhân marketing như sản phẩm, giá bán, cách thức phân phối và hoạt động xúc tiến. Nhóm hai là tác nhân kích thích gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội. Hành vi tiêu dùng diễn ra gồm 5 giai đoạn. Người tiêu dùng thường bỏ qua các giai đoạn không cần thiết (do được thực hiện ở các lần mua trước), quá trình mua được lặp lại và bỏ qua một số giai đoạn. Quá trình này bắt đầu từ nhận biết nhu cầu của người tiêu dùng, tìm kiếm thông tin, đánh giá và so sánh các lựa chọn để quyết định mua và bước cuối cùng là đánh giá sau khi mua (Philip, 1999). 1.2. Lối sống tối giản Có rất nhiều định nghĩa về lối sống tối giản (LSTG) hay chủ nghĩa tối giản, LSTG hiểu đơn giản là lối sống sở hữu ít đồ đạc và hạn chế mua sắm, tiết kiệm chi tiêu cho việc mua sắm. Một số quan điểm về lối sống tối giản của những nhà tư tưởng. “Cách sống đơn giản và khiêm tốn là tốt nhất cho mọi người, tốt nhất cho cả cơ thể và tâm trí” (Albert Einstein, 1879-1955). “Khi đơn giản hóa, quy luật của vũ trụ cũng trở nên đơn giản hơn, cô độc không còn là cô độc, nghèo đói không còn là nghèo đói, sự yếu đuối không còn là yếu đuối” ( Henry, 1817-1862). Các triết gia, người nổi tiếng luôn nhận ra việc chạy theo những giá trị vật chất làm con người đau khổ. Nên tập trung vào những thứ làm con người hạnh phúc. Đó cũng là tiêu chí của lối sống tối giản. Các quan điểm lối sống tối giản hiện có, như sự tối giản không phải làm ít mà cần đầu tư thời gian và công sức hợp lí để đóng góp nhiều nhất bằng cách chỉ làm những việc cần thiết (Nghệ thuật tối giản, 2015). Bên cạnh đó Jusshua cũng chỉ ra lối sống tối giản là công cụ hỗ trợ tìm kiếm sự tự do, công cụ loại bỏ sự dư thừa, tập trung vào những gì quan trọng, tìm thấy hạnh phúc, hoàn hảo và tự do (Jusshua, 2010). Tổng hợp các quan điểm trên, lối sống tối giản là công cụ, phương pháp giúp khắc phục những hậu quả của chủ nghĩa tiêu dùng giúp con người tìm kiếm sự tự do, hạnh phúc với những ràng buộc vật chất tối thiểu. Nó là một phương thức tiêu dùng dựa trên việc tối thiểu hóa điều kiện vật chất và tối đa hóa độ thỏa dụng hay lợi ích biên. Có thể biểu hiện ở công thức: Lối sống tối giản = Độ thỏa dụng tối đa + Trang bị vật chất tối giản 1.3. Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản Lối sống tối giản tác động tới hành vi tiêu dùng gián tiếp thông qua 3 nhân tố: Thái độ, chuẩn chủ quan (áp lực xã hội), nhân thức kiểm soát, cụ thể biểu biễn qua Biểu 1: Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát Lối sống tối Hành vi tiêu giản dùng Biểu 1. Mối quan hệ giữa LSTG và HVTD theo quan điểm Kumar (2012). Nguồn: Tác giả tổng hợp
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 787 Qua trên lối sống và hành vi tiêu dùng có tác động qua lại với nhau. Lối sống hình thành hành vi và hành vi hình thành lối sống. Hành vi tiêu dùng không bền vững được hình thành từ nhận thức. “Thay đổi lối sống đi kèm với thay đổi ý thức đạo đức” ( UNESCO, 1997). Con người muốn thay đổi nhận thức cần hình thành lối sống lành mạnh tác động trở lại hành vi tiêu dùng. Có thể biểu hiện mối quan hệ qua công thức sau, công thức này là bước cụ thể hóa và làm rõ cho công thức (1): LSTG =TDBV + Mức thỏa dụng tối đa=Tiêu dùng + Nhận thức + Mức thỏa dụng tối đa 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU. 2.1. Hệ số Cronbach’s Alpha Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo các nhà nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): 0,8 < Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,6 : thang đo lường có thể sử dụng được. Đồng thời những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và lớn hơn hệ số Alpha của nhóm chứa nó coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo. 2.2. Phân tích nhân tố EFA Hai mục tiêu chính của EFA là phải xác định: • Số lượng các nhân tố ảnh hướng đến một tập các biến đo lường. • Cường độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường. Ứng dụng của EFA Được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quản trị, kinh tế, tâm lý, xã hội học, . . . khi có được mô hình khái niệm (Conceptual Framework) từ các lý thuyết hay các nghiên cứu trước. Trong các nghiên cứu về kinh tế, thường sử dụng thang đo chỉ mục bao gồm rất nhiều câu hỏi (biến đo lường) đo lường các khái niệm trong mô hình khái niệm, và EFA góp phần rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường thành một số nhân tố. Khi có được một số ít các nhân tố, sử dụng các nhân tố này với tư cách là các biến độc lập trong hàm hồi quy bội khi đó, mô hình sẽ giảm khả năng vi phạm đa cộng tuyến. 2.3. Mô hình Logit đa thức. Kết quả từ mô hình logit đa thức cho chúng ta biết tác động khi thay đổi giá trị của một biến tới những khả năng tương đối (relative probabilities) của hai trong các kết quả có thể thu được (Nguyễn Đăng Hào, 2012). Mô hình logit đa thức được trình bày như sau: Pr ( y>1) = logit -1 ( X.β ) Pr ( y>2) = logit -1 ( X.β – c2 ) Pr ( y>3) = logit -1 ( X.β – c3 ) ... Pr ( y> k-1) = logit -1 ( X.β – ck-1 ) Nguồn: Gelman and Hill, 2007. Hồi quy thứ tự được thực hiện dựa trên 4 giả định sau:
  4. 788 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1. Biến phụ thuộc là biến dạng thứ tự, chẳng hạn các biến sử dụng thang đo Likert (3 bậc, 5 bậc hoặc 7 bậc). Tham khảo bài viết các loại thang đo trong phân tích dữ liệu. 2. Biến độc lập có thể là biến liên tục, thứ tự hoặc phân loại (bao gồm cả nhị phân). 3. Không có sự đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. 4. Giả định về tỉ lệ khả dĩ. Mối quan hệ giữa mỗi cặp trong các nhóm kết quả là như nhau. 3. XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định Cronbach’s alpha Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha. Đang thật sự Hệ số tương Mua vì xuất Hệ số Lên danh Hệ số tương cần thiết quan xứ sản phẩm tương quan sách đồ dùng quan biến- tổng biến- tổng biến-tổng nên mua tb1 0.4357 fb1 0.6002 bb1 0.5702 tb2 0.6663 fb2 0.7446 bb2 0.7346 tb3 0.7033 fb3 0.6331 bb3 0.6921 tb4 0.6449 fb4 0.6305 bb4 0.6716 tb5 0.6197 fb5 0.5370 bb5 0.4476 tb6 0.6945 bb6 0.4464 bb7 0.4590 Hệ số Cronbach’s 0.6901 0.6218 0.6716 Alpha Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.6901 > 0.6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến-tổng cao và lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy. Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett: Có 17 biến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Điều kiện cho phương pháp này là kiểm định số lượng mẫu đã được điều tra có thích hợp cho kỹ thuật phân tích này hay không, nghĩa là quy mô của mẫu phải đủ lớn. Phương pháp này được gọi là kiểm định KMO và Bartlett kiểm định này được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Kết quả kiểm định cho thấy dữ liệu điều tra với hệ số KMO bằng 0.746 > 0.06 và với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0,000 < 0,05 cho thấy dữ liệu phù hợp cho phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho hành vi tiêu dùng. Thông qua phương pháp xoay nhân tố Varimax và tổng phương sai trích bằng 0.6483 đã giải thích 64,83% sự biên thiên của các nhóm nhân tố bởi các biên quan sát, hệ số tải 0,5 được sử dụng nhằm bảo đảm mức ý nghĩa thực tiễn của của mô hình, giá trị Eigenvalue được đề cập thoả mãn điều kiện lớn hơn 1. Kết quả phân tích như sau:
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 789 Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho hành vi tiêu dùng. Nhóm nhân Nhóm Nhóm tố 1 nhân tố 2 nhân tố 3 Đang thật sự cần thiết Mua theo ngẫu hứng 0.5070 Mua khi đi du lịch 0.5713 Mua trước các dịp lễ, hội 0.5874 Mua khi giảm giá và khuyến mại. 0.5983 Mua khi vừa nhận lương 0.6039 Mua vì trào lưu, xu hướng 0.5430 Mua vì nhãn hiệu sản phẩm 0.6003 Mua vì xuất xứ sản phẩm Mua vì kiểu dáng sản phẩm đẹp 0.6383 Mua vì hợp phong cách cá nhân 0.5350 Lên danh sách đồ cần dùng 0.6634 Đọc nhãn mác trên sản phẩm 0.7846 (thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng) Lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường 0.7404 Tìm hiểu các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng 0.6974 Mua đồ sau đó không sử dụng đến (ví dụ như: thức ăn, quần áo…) 0.7640 Tích trữ đồ đến khi nào đó sẽ dùng 0.7336 Không sử dụng cũng không biết vứt đi đâu. 0.8069 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018 Nhóm yếu tố thứ nhất đại diện cho “Yếu tố cảm xúc” bao gồm các vấn đề liên quan:Mua theo ngẫu hứng, mua khi đi du lịch, mua trước các dịp lễ, hội, mua khi giảm giá và khuyến mại, mua khi vừa nhận lương, mua vì trào lưu, xu hướng, mua vì nhãn hiệu sản phẩm, mua vì kiểu dáng sản phẩm đẹp, mua vì hợp phong cách cá nhân. Nhóm yếu tố thứ 2 này đại diện cho các “Yếu tố nhận thức”, bao gồm các vấn đề liên quan: Lên danh sách đồ cần dùng, đọc nhãn mác trên sản phẩm(thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng), lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường, tìm hiểu các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng. Và nhóm yếu tố thứ 3 đại diện cho các “Yếu tố lưu trữ” bao gồm các vấn đề liên quan: Mua đồ sau đó không sử dụng đến( ví dụ như: thức ăn, quần áo…), tích trữ đồ đến khi nào đó sẽ dùng, không sử dụng cũng không biết vứt đi đâu. Các nhóm yếu tố này vẫn giữ nguyên như mô hình ban đầu. Mô hình tổng Đo lường mức độ tác động của các yếu tố thuộc hành vi tiêu dùng đến lối sống tối giản, tiến hành phân tích hồi quy các biến độc lập, với biến phụ thuộc là lối sống tối giản là biến nhị phân. Bảng 3. Mô hình đo lường mức độ tác động của các yêu tố thuộc hành vi tiêu dùng đến lối sống tối giản. Bạn có sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự Robust cần thiết không ? Coef. Std.Err. Mua theo ngẫu hứng -0.521 .1829 Mua khi đi du lịch .0863 .1611 Mua trước các dịp lễ hội -.3509 .1625 Mua khi giảm giá, khuyến mãi .0216 .175 Mua khi vừa nhận lương -.0816 .1399 Mua vì trào lưu, xu hướng .3159 .1367 Mua vì nhãn hiệu sản phẩm -.1921 .1314
  6. 790 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Mua vì kiểu dáng sản phẩm đẹp -.1834 .1547 Mua vì hợp phong cách cá nhân .2355 .1880 Lên danh sách đồ dùng nên mua .0086 .1410 Đọc nhãn mác trên sản phẩm(thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng) -.1442 .1475 Lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường .2967 .1863 Tìm hiểu về các chất độc hại có trong sản phẩm để lưu ý khi mua hàng -.1132 .1562 Mua đồ sau đó không sử dụng đến(VD: thức ăn, đồ dùng, quần áo…) .0682 .2404 Tích trữ đồ đến khi nào đó sẽ dùng -.5493 .1634 Không dùng cũng không biết vứt đi đâu .04634 .1368 Số quan sát 277 Prob > chi2 0.0000 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018 Từ kết quả mô hình ta có thể thấy Prob > chi2 có sig. < 0.05 đồng nghĩa với việc mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Mô hình sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust standard errors) để khắc phục phương sai thay đổi. Theo Greene và Hensher (2009), hệ số trong mô hình trên không thể được nhận xét theo mô hình hồi quy thông thường mà phải được ước tính xác xuất dự đoán khi “Bạn có sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự cần thiết không ?” Dựa theo phương phương pháp của Hamilton (2006) kết quả  xác xuất dự đoán được ước tính như sau: Bảng 4. Xác xuất dự đoán mức sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc. Không bỏ 0.0327 Có thể 0.5328 Chắn chắn 0.4345 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018 Với mức  tin cậy 95%, với câu hỏi trên có kết quả trả lời không bỏ bớt đồ đạc có xác xuất 3.27% tương đương có 3 trên 100 người sẽ không bỏ bớt đồ đạt của mình. Đa số mọi người có suy nghĩ là sẽ bỏ bớt đồ đặc đi nếu chúng thực sự không cần thiết, để sống cuộc sống đơn giản. Có xác xuất 0.5328 tương đương khoảng 53 người trên 100 ngươi có thể sẽ bỏ bớt đồ đạc. Cùng với đó xác xuất các bạn chắc chắn bỏ đồ mình cảm thấy thực sự không cần thiết đi là 0.4345 tương đương có 43 người trên 100 người chắc chắn về việc bỏ đồ đạc đi nếu không thực sự cần thiết. Thay vào việc bỏ những đồ không dùng đến, hoặc mua nhưng chỉ dùng 1-2 lần , mọi người có thể mua sắm đồ thông minh hơn. Chọn những đồ, những thứ thực sự cần thiết, phục vụ đúng nhu cầu mà người mua đang cần nhất thay vì chọn những thứ mình mua theo cảm xúc hoặc mua chỉ vì quảng cáo của sản phẩm. Lối sống tối giản sẽ là một phương pháp, là một giải pháp đề xuất để bạn tìm ra thứ bạn thấy cần thiết đối với bản thân. Xét sự khác biệt giữa giới tính Bảng 5. Xác xuất dự đoán sự khác biệt giữa giới tính Chỉ tiêu Nam Nữ Không bỏ 0.0225 0.0350 Có thể 0.3774 0.5988 Chắn chắn 0.6001 0.3663 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 791 Với mức  tin cậy 95%, khi hỏi về “ Bạn có sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự cần thiết không ?”, xét trên khía cạnh giới tính thì với câu trả lời không bỏ bớt đồ đạc xác xuất với nam là 2.25% tương đương là có 2 người nam trên 100 bạn sẽ không bỏ bớt đồ đạc của mình và với các bạn nữ thì xác xuất đó là 3.5% tương đương là có 3 trên 100 bạn không bỏ bớt đồ đạc của mình. Với câu trả lời là có thể thì xác xuất với các bạn nam là 37.74% tương đương có 37 bạn trên 100 bạn có thể bỏ bớt đồ đạc của mình với các bạn nữ thì xác xuất đó là 59.88% tương đương có 59 bạn trên 100 bạn có thể bỏ bớt đồ đạc. Do tâm lý bạn nữ thường đắn đo khi đưa ra 1 quyết định nên khi ra kết quả là có thể vứt bớt đồ đạc thì xác xuất nữ lại cao hơn nam. Với câu trả lời “Chắc chắn” cho câu hỏi trên thì xác xuất đối với các bạn nam là 60.01% tương đương có 60 bạn trên 100 bạn sẵn sàng bỏ đồ đạc ngay khi nó không cần thiết với mình, với các bạn nữ thì xác xuất là 36.63% tương đương có 36 bạn trên 100 bạn chắc chắn bỏ đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự cần thiết. Bảng 6. Xác xuất dự đoán dựa vào địa điểm sinh hoạt. Chỉ tiêu Nhà gia đình, người thân Phòng trọ Không bỏ 0.0107 0.0401 Có thể 0.5523 0.5440 Chắn chắn rồi 0.4370 0.4160 Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý STATA năm 2018 Với mức  tin cậy 95%, khi hỏi về “Bạn có sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự cần thiết không ?”, dựa vào hoàn cảnh sống hiện tại thì với những bạn đang sống tại nhà gia đình hoặc người thân thì xác xuất 1.07% tương ứng với 1 người trên 100 người không bỏ và với những bạn đang ở phòng trọ là 4.01% tương ứng với 4 trên 100 người sẽ không sẵn sàng bỏ bớt đồ đạc của mình nếu biết chúng không thực sự cần thiết.  Với câu trả lời là “Có thể” , với những bạn ở nhà với gia đình, người thân thì xác xuất là 55.23% tương ứng với 55 người trên 100 người và với những bạn ở phòng trọ và không sống với gia đình và người thân thì xác xuất đó là 41.6% tương ứng với 41 người trên 100 người. Những bạn ở trọ đa số phải mua sắm hết những đồ dùng cá nhân cần thiết, quần áo… Những bạn ở gia đình, người thân có thể phụ thuộc một phần, đỡ đi chi phí mua sắm. Nên việc lựa đồ trong quá trình mua sắm cũng kĩ hơn. Nên xác xuất với câu trả lời “Không bỏ” về việc bỏ bớt đồ đạc nếu không cần thiết của các bạn cao hơn các bạn ở cùng gia đình và người thân. 4. KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Trong quá trình mua sắm, các bạn trẻ bị ngập bởi đa số thông tin quảng cáo trên mạng xã hội. Rồi việc mua sắm cũng bị những chiến lược quảng cáo của các hãng đồ dùng, hãng quần áo chi phối. Dẫn đến việc mua sắm quá mức, các kết quả cho thấy, hành vi tiêu dùng bị chi phối bởi 3 nhóm yếu tố chính: “Yếu tố cảm xúc”, “Yếu tố nhận thức” và “Yếu tố lưu trữ”. Qua phân tích làm rõ hơn về mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản. Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản được biểu diễn qua công thức: LSTG = TDBV + Mức thỏa dụng tối đa = Tiêu dùng + Nhận thức + Mức thỏa dụng tối đa Phân tích mỗi quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống tối giản sẽ giúp cho người tiêu dùng đưa ra
  8. 792 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION quyết định tốt hơn khi mua sắm. Lối sống tối giản là một lựa chọn giúp con người giảm sự chi phối bởi các yếu tố, làm chủ bản thân hơn trong quá trình tiêu dùng.. 4.2. Đề xuất Thứ nhất, nhà nước nên tạo ra các chiến dịch truyền thông sâu rộng qua mạng xã hội, ti vi, đoàn thanh niên...nhằm lan tỏa tư tưởng của lối sống sống tối giản đến mọi người trong cộng đồng. Cùng với đó tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức, dự án hoạt động về lối sống tối giản. Thứ hai, nhà trường là đơn vị chủ quản, trực tiếp quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của giới trẻ- đặc biệt là sinh viên, nên những chính sách của nhà trường có tác động trực tiếp tới việc tiếp cận vấn đề của sinh viên trong trường. Một số giải pháp đề xuất: nhà trường xây dựng môi trường giúp sinh viên thực hành lối sống tốt giản. Xây dựng các câu lạc bộ, cộng đồng về lối sống tối giản trong trường. Cùng với đó lồng ghép nội dung của bài nghiên cứu vào trong nội dung giảng dạy một số môn xã hội để rèn luyện nhận thức cho sinh viên thường xuyên hơn. Thứ ba, tự nâng cao nhận thức của bản thân về trách nhiệm của mình đối với môi trường, đối với cộng đồng. Mỗi cá nhân trong một tập thể có ý thức hơn trong việc tiêu dùng sẽ góp phần vào quá trình thực hiện mục tiêu dài hạn là tiêu dùng bền vững. Thứ tư, cần giáo dục, nâng cao nhận thức giới trẻ, bắt đầu từ ý thức tiết kiệm đến mức tối giản từ hành vi tránh lãng phí tiền bạc, của cải, vật chất, thời gian của các bậc phụ huynh như ông bà, bố mẹ, anh chị, em... Những lối sống, tư tưởng tối giản của các thế hệ trước là ví dụ thuyết phục có giá trị với thế hệ trẻ. Việc giáo dục gia đình, xây dựng văn hóa lối sống tối giản để điều chỉnh hành vi tiêu dùng là giá trị văn hóa cần được xây dựng và phát huy trong xã hội tiêu thụ vật chất ngày càng gia tăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen, I. 1991. The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. [2] Andrew, G. and Jennifer, H. 2007. Data Analysis Using Regression and Multilevel/Hierarchical Models. Cambridge University Press. pp 119 - 120. [3] Carley, M. and Spapens, P. 2017. Sharing the world: sustainable living and global equity in the 21st century. Routledge. pp 142. [4] Carver, C. n.d. Be more with less. Avaiable at: https://bemorewithless.com [5] Kotler, P. and Keller, K.L. 2006. Marketing management 12e. New Jersey. [6] Kotler, P. and Levy, S.J. 1969. Broadening the concept of marketing. The Journal of Marketing, 10-15. [7] Lâm, Thị Ánh Quyên. 2011. Tài liệu học tập Xã Hội Học. Nhà xuất bản Đại học Mở TPHCM, Hồ Chí Minh. [8] Millburn, J.F. and Nicodemus, R. n.d. The minimalists. Available at: https://www.theminimalists.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1