intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường

Chia sẻ: Linh Trang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

176
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao đã tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại, phát triển kinh tế cũng đã gây ra sức ép rất lớn lên chất lượng môi trường của đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường

  1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao đã tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại, phát triển kinh tế cũng đã gây ra sức ép rất lớn lên chất lượng môi trường của đất nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, không khí và chất thải rắn đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Đây cũng là thực tế đã và đang diễn ra ở các nước phát triển và đang phát triển. Bài viết giới thiệu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - môi trường đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới từ nhiều năm nay. Đồng thời, giới thiệu các bằng chứng về mối quan hệ này ở các nước trên thế giới, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói chung và cho TP Hồ Chí Minh nói riêng.
  2. 1. Lý thuyết đường cong KUZNETS Tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954, Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đường cong Kuznets, mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Đến năm 1991, đường cong Kuznets trở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhập đầu người theo thời gian. Các nhà kinh tế đã sử dụng các dữ liệu về môi trường cũng như thu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về mối quan hệ này. Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong U ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó. Đây được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC). Logic của của đường cong EKC khá dễ hiểu. Vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng năng suất đầu ra, và người dân quan tâm nhiều đến việc làm và thu nhập hơn là không khí hay nguồn nước sạch. Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường trầm trọng. Ở các thời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường. Rõ ràng, theo lý thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu người làm chính sách nhầm hiểu ý nghĩa của đường cong EKC ở chỗ ô nhiễm không là vấn đề gì bởi sự tổn hại sẽ tự động phục hồi sau này. Sự phục hồi của chất lượng môi trường có xảy ra hay không, nhanh hay chậm đòi hỏi người làm chính sách phải đưa ra những quyết sách đúng đắn trong việc điều phối nguồn ngân sách tăng lên, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, nâng cao ý thức cộng đồng... Ngoài ra, các nhà làm chính sách cũng cần phải chú ý đến ngưỡng phục hồi của môi trường sinh thái. Nếu như tiếp tục phát triển mà không quan tâm đúng mức đến công tác BVMT thì có thể sẽ vượt qua ngưỡng phục hồi của hệ sinh thái trước khi đạt đến ngưỡng chuyển đổi của đường cong EKC. Khi đó, chất lượng môi trường không những không thể phục hồi trở lại cho dù có thực hiện bất cứ biện pháp nào mà còn có thể tác động tiêu cực trở lại sự phát triển kinh tế.
  3. Đường cong môi trường Kuznets (EKC) 2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường trên thế giới. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường dựa trên nền tảng lý thuyết EKC. Các nghiên cứu thực nghiệm về đường cong EKC chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính: Liệu các chỉ thị của suy thoái môi trường có tuân theo mối quan hệ U ngược với các mức thu nhập đầu người không. Tính toán điểm ngưỡng chuyển đổi khi chất lượng môi trường cải thiện theo sự tăng lên của thu nhập đầu người. Trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện các nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế và môi trường đặc thù cho riêng quốc gia mình như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... Hầu hết các nghiên cứu này cũng đều tìm ra được mối quan hệ theo quy luật EKC cũng như xác định được mức ngưỡng thu nhập khi chất lượng môi trường bắt đầu tăng theo thu nhập đầu người cho riêng quốc gia mình. Đa số các nghiên cứu này tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí (SO2, NOx, SPM, CO). Chỉ có một số ít nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực ô nhiễm nước và chất thải rắn. Xin giới thiệu các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nêu trên cùng với một số bằng chứng thực tế về mối quan hệ EKC giữa ô nhiễm môi trường và mức thu nhập đầu người. 2.1. Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và ô nhiễm không khí:
  4. Có thể nói, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ô nhiễm không khí và thu nhập đầu người đã và đang được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Các chỉ tiêu ô nhiễm không khí được đề cập phổ biến có thể kể đến SO2, NOx, CO, bụi và khói. Tại Đài Loan, các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ EKC cho 2 chất ô nhiễm NO2 và CO. Ngưỡng chuyển đổi của NO2 nằm ở mức thu nhập đầu người 384.000 đài tệ (tương đương 12.800 USD thời điểm 1996) và ngưỡng chuyển đổi của CO ở mức thấp hơn là 205.000 đài tệ (tương đương 6.833 USD thời điểm 1996). Kết quả nghiên cứu này cũng rất phù hợp với thực tế đã diễn ra tại Đài Loan trong thập niên 90. Vào năm 1990, Cục BVMT Đài Loan bắt đầu áp dụng quy định mới bắt buộc các xe ô tô mới phải lắp đặt bộ chuyển đổi xúc tác giúp làm giảm đáng kể lượng phát thải NO2 và CO từ hoạt động giao thông. Quy định này tỏ ra rất hiệu quả. Ngưỡng chuyển đổi của NO2 cao hơn gấp đôi so với CO do thực tế là hoạt động giao thông tạo ra phần lớn lượng phát thải CO trong khi chỉ tạo ra 1 nửa lượng phát thải NO2. Phải đến năm 1998, Cục BVMT Đài Loan mới bắt buộc các nguồn cố định phải kiểm soát phát thải NO2 do chi phí xử lý khí này rất cao. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngưỡng thu nhập đầu người khi chất lượng môi trường bắt đầu được cải thiện là rất cao, dao động trong khoảng trên 3.000 USD - 15.000 USD. Các số liệu thực tế cũng đã chứng minh cho các kết quả nghiên cứu này. - Các thành phố có mức thu nhập đầu người dưới 1.000 USD/năm thường có mức ô nhiễm rất cao và mức độ cải thiện ô nhiễm không đáng kể; Các thành phố nằm trong mức thu nhập đầu người từ trên 3.000 -10.000 USD/năm đều có những cải thiện ô nhiễm đáng kể, tiêu biểu như Băng Cốc (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Mexico City (Mêhicô); Các thành phố thuộc nhóm nước phát triển có mức thu nhập trên 10.000 USD đều đã đạt được chất lượng không khí rất tốt. Ví dụ, các TP như: London (Anh) hay Los Angeles (Mỹ) nồng độ các chất ô nhiễm không khí đều đã đạt tiêu chuẩn của WHO; - Tại các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm bắt đầu gia tăng từ cách mạng công nghiệp và lên đến đỉnh điểm vào đầu thập niên 70 và sau đó bắt đầu được cải thiện. Nhưng phải đến cuối thập niên 90, đầu thập niên 2000, tức là sau 30 năm, chất lượng không khí mới đạt chất lượng tốt. Trong khi đó, một số nước đang phát triển đã có những cải thiện ô nhiễm đáng kể trong thời gian ngắn hơn và ở một mức thu nhập thấp hơn, tiêu biểu là trường hợp của Thái Lan chỉ mất khoảng 10 năm (từ đỉnh điểm năm 1991 - 2000) đã giảm được nồng độ SPM xuống hơn 50%. 2.2. Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và ô nhiễm nước:
  5. So với lĩnh vực ô nhiễm không khí, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm nước ít được quan tâm nghiên cứu hơn. Tại Hàn Quốc, các nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ đường cong EKC đối với nồng độ BOD của sông Hàn. Theo đó, nồng độ BOD trên sông Hàn đạt đỉnh vào năm 1984, khi mức thu nhập đầu người của Hàn Quốc đạt khoảng hơn 4.000 USD rồi sau đó giảm liên tục khi mức thu nhập tăng lên. Các nghiên cứu dữ liệu trên 64 nguồn nước thuộc bang Louisiana (Mỹ) cũng đã tìm được mối quan hệ EKC cho các chỉ tiêu ô nhiễm Nitơ và Phopho. Ngưỡng chuyển đổi của Nitơ nằm ở mức thu nhập đầu người 11.375 - 12.981 USD/năm, của Phot pho là 6.773 — 14.312 USD/năm (tỉ giá năm 1996). Đây là mức thu nhập đầu người của Louisiana vào thập niên 80, hiện này thu nhập bình quân đầu người của bang Louisiana đã đạt mức trên 37.000 USD/năm. Như vậy, ngay cả đối với các chỉ tiêu ô nhiễm nước, mức thu nhập khi đạt đến ngưỡng chuyển đổi cũng rất cao, đặc biệt là đối với các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ như N, P, BOD, COD, dao động từ mức 4.000 — trên 15.000 USD. 2.3. Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và phát sinh chất thải rắn: Có rất ít nghiên cứu về phát triển kinh tế và vấn đề chất thải rắn. Trong số các nghiên cứu tiên phong về đường EKC, chỉ sử dụng một dữ liệu đa quốc gia đề cập đến vấn đề chất thải rắn sinh hoạt. Nghiên cứu này không tìm thấy đỉnh của đường cong EKC, thay vào đó nghiên cứu này khẳng định lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng liên tục theo mức thu nhập. Có một nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập đầu người và chất thải rắn công nghiệp của Hàn Quốc. Đối với chất thải sinh hoạt, đường cong EKC đạt ngưỡng chuyển đổi vào năm 1991, khi mà mức thu nhập đầu người tại Hàn Quốc đạt khoảng trên 7.500 USD/năm. Xu hướng giảm vẫn còn tiếp tục cho đến nay. Xu hướng giảm chất thải sinh hoạt từ những năm 90 đến nay là do có sự đóng góp rất lớn của chương trình cấp quốc gia “Hệ thống thu phí rác thải dựa vào thể tích” bắt đầu vào đầu năm 1995. Chương trình này đã giúp giảm 31 % lượng rác sinh hoạt trong năm 1995. Đối với chất thải rắn công nghiệp, lượng phát thải tăng đều theo thu nhập đầu người được giải thích là do sự gia tăng liên tục của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là do sự tăng lên nhanh chóng của rác thải xây dựng. Các nghiên cứu tiến hành trên 30 tỉnh/thành phố ở Trung Quốc, đã tìm ra ngưỡng chuyển đổi đối với chất thải rắn công nghiệp ở mức thu nhập đầu người là 34.040 tệ, tương đương 4.525 USD (tỷ giá năm 2000).
  6. Tóm lại, dựa trên các nghiên cứu cùng với dữ liệu thực tế, có thể thấy rằng, đối với bất cứ vấn đề suy thoái môi trường nào (không khí, nước hay chất thải rắn) thì ngưỡng chuyển đổi tìm thấy khi mà mức ô nhiễm bắt đầu giảm đều nằm ở mức thu nhập bình quân đầu người rất cao. 3. BVMT trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và TP Hồ Chí Minh Các kết quả nghiên cứu và bằng chứng thực tế trên thế giới cho thấy rằng, ngưỡng thu nhập GDP đầu người tối thiểu bắt đầu chứng kiến một số cải thiện đáng kể về môi trường là 3.000 - 4.000 USD/năm. Thế nhưng, mục tiêu GDP đầu người của Việt Nam đến đầu năm 2008 chỉ mới đạt khoảng 960 USD/năm. Ngay cả, TP Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cũng chỉ ở mức 2.500 USD/năm. Như vậy, chúng ta vẫn còn nằm ở vị trí bên trái của đường cong EKC của bất kỳ loại ô nhiễm nào và còn cách khá xa với ngưỡng chuyển đổi nhỏ nhất để có thể bắt đầu chứng kiến sự phục hồi đáng kể của chất lượng môi trường. Bên cạnh đó, kết quả một số nghiên cứu và số liệu thực tế cho thấy, các nước đang phát triển vẫn có thể đạt được sự cải thiện môi trường và đạt ngưỡng chuyển đổi ở mức thu nhập thấp hơn trong một thời gian ngắn so với các nước phát triển đi trước. Ví dụ, nồng độ SPM ở các TP: Băng Cốc (Thái Lan), Manila (Philipin) hay nồng độ SO2 ở Delhi và Mumbai (Ấn Độ) đã giảm đáng kể, mặc dù GDP đầu người của các thành phố này chỉ từ 500 - 3.000 USD/năm. Lý do ở đây là các nước phát triển sau sẽ có cơ hội học hỏi từ các bài học kinh nghiệm của các nước đi trước, tham khảo các chính sách, quy định, và tiêu chuẩn môi trường đã được xây dựng sẵn, kế thừa, chuyển giao và phát triển các công nghệ mới từ các nước phát triển. Do đó, Việt Nam và đặc biệt là TP Hồ Chí Minh (đang nằm gần với ngưỡng chuyển đổi tối thiểu nhất) vẫn có thể bắt đầu đạt được một số cải thiện về chất lượng môi trường nếu biết tận dụng tốt cơ hội của người đi sau để đưa ra được các đường lối chính sách đúng đắn. Ngoài ra, nếu xét đến ngưỡng phục hồi của môi trường, ở mức GDP thấp như vậy, nếu chúng ta không cố gắng rút ngắn thời gian thì có nhiều khả năng trước khi nước ta đạt đến ngưỡng chuyển đổi của đường cong EKC thì chúng ta đã vượt qua ngưỡng phục hồi của môi trường sinh thái. Số liệu thực tế về chất lượng môi trường ở TP Hồ Chí Minh cũng đang chứng minh điều này. Cùng với sự gia tăng của GDP đầu người hàng năm, thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây, thành phố cũng bắt đầu đạt được một số cải thiện về chất lượng môi trường. Đây là kết quả của việc tăng cường hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về BVMT cũng như gia tăng đầu tư cho công tác nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về môi trường.
  7. 3.1 Diễn biến ô nhiễm không khí: Vấn đề ô nhiễm không khí ở TP Hồ Chí Minh chủ yếu là do đóng góp của hoạt động giao thông. Do đó, sẽ xem đến các diễn biến hàng năm của các chỉ tiêu đặc trưng phát sinh từ hoạt động này như: TSP, PM10, CO và Pb. Mặc dù nồng độ của CO ven đường luôn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 2005, trung bình (TB) giờ: 30 mg/m3) nhưng lại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm (hình 2). Đây chính là một chỉ thị ô nhiễm không khí do sự gia tăng lượng xe lưu thông trong khi các biện pháp kiểm soát chưa thực sự hiệu quả. Kết quả quan trắc cho thấy, nồng độ bụi ven đường (TSP và PM10) đã có xu hướng giảm mặc dù vẫn vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 2005 TB năm: PM10: 0,05 mg/m3, TSP: 0,14 mg/m3) (Hình 3). Nguyên nhân chủ yếu là do việc cấm xe tải đi vào trong nội thành và đề ra quy định về công tác quản lý các họat động thi công của các công trường xây dựng trong thành phố (ví dụ: các quy định về phun nước, lập hàng/rào chắn) trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do lượng xe cá nhân tiếp tục gia tăng, tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng, chất l ượng đường xá kém, công tác quản lý xây dựng chưa chặt chẽ nên nồng độ PM10 vẫn duy trì ở mức cao. Nồng độ Chì (Pb) trong không khí là một chỉ thị về chất lượng nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện giao thông. Từ trước năm 2002, nồng độ Pb luôn rất cao, từ 1,5 - 2 μg/m3. Sau khi lệnh cấm xăng pha chì có hiệu lực, nồng độ Pb đã giảm đáng kế xuống dưới 0,5 μg/m3. Tuy nhiên, từ giữa năm 2005 đến cuối năm 2007, khi khâu quản lý chất lượng xăng dầu bị thả nổi, nồng độ Pb quan trắc đã tăng lên gấp đôi. Sau khi được cảnh báo về tình trạng này, công tác quản lý chất lượng xăng dầu lại được thắt chặt giúp cho nồng độ Pb trong không khí giảm trở lại. 3.2. ô nhiễm nước mặt (sông Sài Gòn): Từ nhiều năm qua, chất lượng nước sông Sài Gòn đã được cảnh báo là ô nhiễm trầm trọng do lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp từ các khu dân cư và khu công nghiệp đổ ra mà không qua xử lý, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của nguồn nước cấp TP. Kết quả quan trắc chất lượng nước từ trạm Phú Cường nằm phía trên nhà máy nước Tân Hiệp cho thấy, nồng độ Coliform có xu hướng tăng nhanh trong nhiều năm qua. Kết quả từ các trạm khác như Bình Phước, Phú An cũng cho kết quả tương tự, thậm chí có những năm như 2003, 2004 và 2006 nồng độ coliform còn vượt từ 400 - 600 lần tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, khi xét đến chỉ tiêu BOD5 ở các trạm trên sông Sài Gòn lại cho thấy xu hướng giảm dần qua các năm. Dưới đây là diễn bíến nồng độ BOD5 tại trạm Phú An
  8. (ở khu vực Bến Nhà Rồng) từ năm 2000 đến 2007. Trong 7 năm, BOD5 tại trạm Phú An đã giảm 3 lần và luôn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 - 1995, loại B (25 mg/l) từ 1,7 - 5 lần (Hình 4). 3.3. Phát sinh chất thải rắn: Chất thải rắn hiện nay là một trong những vấn đề nan giải nhất của TP. Cùng với sự gia tăng chóng mặt dân số cùng các hoạt động dịch vụ, xây dựng, sản xuất đã làm phát sinh lượng chất thải rắn khổng lồ. Bên cạnh đó, công tác quản lý thu gom, tái chế chất thải còn chưa hiệu quả khiến cho lượng rác thải gia tăng không ngừng qua các năm. (Hình 5) là biểu đồ biểu diễn xu hướng gia tăng rác thải sinh hoạt của TP Hồ Chí Minh. Kết luận và kiến nghị Có thể thấy mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường dựa trên nền tảng lý thuyết đường cong EKC. Ô nhiễm môi trường tăng dần là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập tăng lên, ô nhiễm đạt đến đỉnh cao nhất rồi giảm dần xuống, do người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường. Trong khi đó, ngưỡng chuyển đổi tìm thấy của các loại chỉ tiêu ô nhiễm ở các quốc gia đều nằm ở mức thu nhập GDP đầu người rất cao từ 3.000 - trên 15.000 USD. Mức thu nhập GDP bình quân của Việt Nam còn cách khá xa ngưỡng chuyển đổi tối thiểu để đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy xu hướng giảm ô nhiễm vẫn có thể xảy ra nếu chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, từ đó, đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu xét đến ngưỡng phục hồi của môi trường, ở mức GDP thấp như vậy, nếu chúng ta không cố gắng rút ngắn thời gian thì có nhiều khả năng trước khi nước ta đạt đến ngưỡng chuyển đổi của đường cong EKC thì chúng ta đã vượt qua ngưỡng phục hồi của môi trường sinh thái. Do đó, mặc dù rất khó khăn, Việt Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh cần học tập kinh nghiệm của các nước đi trước nhằm đưa ra được các đường lối chính sách đúng đắn để đạt được mức giảm ô nhiễm đáng kể trong thời gian sớm nhất có thể, từng bước năng cao năng lực hệ thống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ sạch, nâng cao ý thức cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0