Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
lượt xem 239
download
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm và phân loại môi trường. a. Khái niệm: Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. b. phân loại môi trường: Phân loại môi trường theo phạm vi Môi trường vi mô Môi trường vĩ mô Môi trường nội bộ (tác nghiệp) - Nguồn nhân lực Các yếu tố: - Khả năng nghiên - kinh tế - Chính cứu phát triển - Các đối thủ cạnh phủ và chính trị - - Sản xuất tranh - Khách hàng xã hội - Dân số - - Tài chính kế toán - Người cung cấp Tự nhiên - Công - Marketing -Các nhóm áp lực nghệ. - Văn hóa của tổ chức. Phân loại môi trường theo mức độ phức tạp và năng động 1
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 Mức độ biến động Mức độ ỔN ĐỊNH NĂNG ĐỘNG phức tạp Đơn giản-ổn định Đơn giản-năng động - Môi trường có ít các yếu - Môi trường có ít các yếu ĐƠN GIẢN tố tố - Các yếu tố ít thay đổi - Các yếu tố biến động thường xuyên Phức tạp-ổn định Phức tạp-năng dộng -Môi trường có nhiều yếu -Môi trường có nhiều yếu PHỨC TẠP tố tố - Các yếu tố ít thay đổi - Các yếu tố biến động thường xuyên Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (hoặc tổ chức) ở các mặt: kết quả hoạt động; phạm vi hoạt đông; mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. vì vậy việc nghiên cứu môi trường là cần thiết khách quan. Môi trường tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng cơ bản 1. Hướng thuận, khi môi trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. 2. Hướng nghịch, khi nó đe dọa và gây thiệt hại đối với doanh nghiệp. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN CÔNG TY PEPSICO. I.Vài nét về công ty Pepsi *Lịch sử phát triển Pepsi.co VIỆT NAM Năm 1991, Tập đoàn Pepsi lần đầu tiên đến Việt Nam với sản phẩm chất lượng cao và khẩu vị có thay đổi chút ít để phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty Pepsi Việt Nam đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người dân Việt Nam 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%. 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up. Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%. 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla. 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea. 2
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam. 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca) 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động với Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác. Các sản phẩm: như Pepsi, Diet Pepsi, Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina… Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và Starbucks. Các sản phẩm chính của Pepsi được bán toàn cầu còn có cả Pepsi Max, Mirinda và 7-Up. II.Các yếu tố môi trường vĩ mô 1.Môi trường kinh tế: Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng. Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất thế giới. Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây. GDP Việt Nam: năm 2007 là 833USD/người; năm 2008 là 1024USD/người. Năm 2009 Việt Nam thực hiện tốt ngăn chặn suy giảm kinh tế, GDP tăng 5,2%; là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nhưng thương mại của Việt Nam với các nước vẫn đạt khoảng 130 tỷ USD. Với sự tăng trưởng này Việt Nam là một môi trường đầy tiềm năng cho Pepsico phát triển. 2.Môi trường chính trị -pháp luật: Cũng như các doanh nghiệp khác thì pepsi phải chịu sự quản lí của pháp luật về đăng kí kinh doanh…..và mọi mặt: *Công ty Pepsico Việt Nam: 1. Số giấy phép: 291/GP 2. Ngày cấp: 24/12/1991 3. Tên dự án: Công ty Pepsi Vietnam 4. Tên đối tác nước ngoài: International Baverages company (IBC), Hà Lan 5. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài 6. Tổng vốn đầu tư: 130.000.000 USD 7. Vốn pháp định: 90.000.000 USD 8. Vốn đầu tư thực hiện: 85.000.000 USD 3
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 Với sự biến đổi của kinh tế trong lĩnh vực đồ uống có gas, Pepsi đã thông qua chính sách giá chuẩn và chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu. Ngày nay, khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì các chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn hướng đến hợp tác, cạnh tranh lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đầu tư và phát triển sản xuất. 3.Môi trường văn hóa-xã hội Các sản phẩm của Pepsi có thể du nhập vào hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Nó không bị cản trở về mặt văn hóa –xã hội. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới. Thị hiếu, trào lưu: Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện. Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồ uống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thị trường phát triển rất mạnh 4.Môi trường dân số Sản phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi : Người lớn tuổi Thanh niên Trẻ em Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.7 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng,vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải khát tăng đáng kể.Đặc biệt là ở những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè. Qui mô dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế là một lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong Hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” do Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức tại Hà Nội cho biết: Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với thập kỷ 80. Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng 10-20 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ người trên 60 tuổi là 9.5% (2008) như vậy tỷ lệ người trẻ và trung niên là khá cao,mang đến cho Pepsi lượng khách hàng khá lớn. Như vậy, nước ta với dân số đông, sự đô thị hoá nhanh, tỷ lệ giới trẻ lớn là 1thị trường tốt với lượng khách hàng dồi dào cho Pepsi 5.Môi trường tự nhiên -Vị trí địa lý: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, trung tâm Đông Nam Á, giao tông thuận tiện với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. 4
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Pepsi dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn (1650km) nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm,đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp. - Khí hậu: Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm lớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao: + Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm + Độ ẩm không khí trên dưới 80% + Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C + Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm + Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2 Những đặc điểm khí hậu này khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao,cung cấp cho Pepsi một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lượng khách hàng đông đảo. Mặt khác khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp. Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 – 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán... thường xuyên đe doạ. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. 6.Môi trường công nghệ Tới những năm 50, Pepsi đưa ra loại chai xoắn tròn khác lạ và chiến dịch quảng cáo mới “Be Sociable, Have a Pepsi” (Thoải mái hơn với Pepsi). Những sáng kiến đó mở đầu cho chiến dịch tập trung vào giới trẻ của Pepsi. Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có thể tin rằng tất cả các chai và lon Pepsi luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoải? Quy trình này bắt đầu từ việc đưa ra chính xác nhất các thành phần. Sau đó, các thành phần này đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại. Tiếp theo, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối của từng địa phương được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc mở một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay lúc mua. Nghe thì có vẻ hơi khó tin nhưng điều đó là sự thật. Pepsi đã tổ chức thực hiện các hoạt động nhập công nghệ tiên tiến,công nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công ty pepsi đưa ra chai nhựa được sản xuất từ một phần nguyên liệu thực vật, với tên gọi là “PlantBottle” (tạm dịch chai sản xuất từ thực vật). Nó được sản xuất từ hổn hợp dầu mỏ và trên 30% nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. III. Kết luận Tóm lại, để giữ giá trị thương hiệu Pepsi đã thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ 5
- Trường Đh Tiền Giang Quản trị học Nhóm 3 trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động với Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác. Pepsi luôn cố gắng trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do giúp cho Pepsi giữ được sự “giản dị”, “sôi động” và “sảng khoái” tới tận bây giờ. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài thảo luận: Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn với môi trường kinh tế ở Việt Nam
14 p | 3289 | 558
-
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG & QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
16 p | 493 | 160
-
Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing
5 p | 488 | 147
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 - Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
29 p | 896 | 142
-
Tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh
11 p | 305 | 67
-
Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương 3: Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
24 p | 275 | 46
-
Bài giảng Quản trị công nghệ - Chương 8 Chiến lược công nghệ của doanh nghiệp
12 p | 256 | 36
-
Các yếu tố của môi trường vi mô của doanh nghiệp
10 p | 380 | 31
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 - Trần Đăng Khoa
27 p | 170 | 28
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 2 - ThS. Lê Văn Hòa (2016)
23 p | 136 | 19
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 3
12 p | 169 | 19
-
Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty
4 p | 191 | 18
-
Bài giảng Quản trị học đại cương (Essentials of Management)
129 p | 72 | 15
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - Nguyễn Đại Lương
29 p | 84 | 14
-
Bài giảng Quản trị học: Bài 1 - TS. Hoàng Quang Thành
20 p | 24 | 11
-
Tài liệu Lý luận cơ bản về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - ĐH Kinh tế Quốc dân
27 p | 118 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro doanh nghiệp: Chương 1
14 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn