intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ chập chững biết đi

Chia sẻ: Kem Caphe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bé chập chững biết đi có những nhu cầu dinh dưỡng rất khác so với người lớn. Bé cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau để giúp cơ thể phát triển. Trẻ chập chững biết đi cần một chế độ ăn uống có nhiều chất béo và ít chất xơ hơn so với người lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ chập chững biết đi

  1. Một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ chập chững biết đi Các bé chập chững biết đi có những nhu cầu dinh dưỡng rất khác so với người lớn. Bé cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau để giúp cơ thể phát triển. Trẻ chập chững biết đi cần một chế độ ăn uống có nhiều chất béo và ít chất xơ hơn so với người lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng cho bé chập chững, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:
  2. Sự phát triển của em bé chập chững biết đi Khi bé yêu của bạn chuyển sang giai đoạn chập chững biết đi, đây là một giai đoạn bé phát triển mạnh về tinh thần và thể chất. Vì khi đó, não bộ của bé đã sẵn sàng cho sự phát triển về đi đứng và nói chuyện. Do đó, để đảm bảo một sự tăng trưởng và phát triển có lợi nhất cho bé thì một chế độ ăn uống cân bằng thực sự là cần thiết. Tại sao chế độ ăn uống của bé chập chững biết đi lại khác so với chế độ ăn uống của người lớn ? Một chế độ ăn uống cân bằng dành cho trẻ chập chững biết đi là rất khác so với chế độ ăn uống của chúng ta. Vì nhu cầu dinh dưỡng của bé rất khác nhau, và bạn nên lưu ý những khác biệt này trong quá trình chuẩn bị món ăn cho bé. Đường và muối: Trẻ chập chững biết đi chỉ cần dưới
  3. 1/6 lượng muối cho phép đối với một người lớn trong một ngày, tức là mỗi ngày chỉ cần ít hơn 1g. Do vậy mà nhiều thức ăn của người lớn không phù hợp với trẻ chập chững biết đi vì chúng có quá nhiều muối hoặc đường, hoặc có chứa chất phẩm màu và hương vị nhân tạo. Khẩu phần: Dạ dày của bé chập chững biết đi ít nhất cũng nhỏ hơn 5 lần so với dạ dày của bạn. Đó là lý do tại sao trẻ cần ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày . Để có được một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng thì trong một ngày, bé chập chững biết đi của bạn cần ba bữa ăn có kèm theo những bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng. Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng: Trẻ chập chững biết đi không phải là những người lớn thu nhỏ. Do đó, trẻ cần một chế độ ăn uống có nhiều chất béo và ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ trong bữa ăn, nó sẽ khiến trẻ no bụng, trong khi lại không cung cấp đủ
  4. năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Những loại thức ăn khác nhau thì chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Chính vì thế, để có được một chế độ ăn uống cân bằng, cũng như đảm bảo một sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh cho trẻ thì bố mẹ nên cho bé yêu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Sữa: Sữa là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của trẻ chập chững biết đi. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, Protein, Vitamin và những khoáng chất như Canxi .Do đó, trẻ cần được cung cấp khoảng 350ml sữa mỗi ngày. Chế độ ăn uống cân bằng là gì? Một chế độ ăn uống cân bằng là sự kết hợp của những thành phần sau đây: Hyđrat-cacbon • Ví dụ như: Bánh mì, ngũ cốc và khoai tây.
  5. • Mặc dù bánh mì và ngũ cốc nguyên chất là tốt hơn, nhưng bạn nên trộn vào hai loại này với nhau • Bạn có thể cho Hyđrat-cacbon vào mỗi bữa ăn chính cũng như vào các bữa phụ. • Rau và trái cây, ví dụ như cà rốt, chuối và cà chua • Hãy thử cho bé ăn nhiều loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau, vì tất cả đều chứa những chất dinh dưỡng khác nhau. • Cố gắng chia làm năm bữa một ngày, nhưng bạn phải luôn nhớ rằng khẩu phần của trẻ là ít hơn so với người lớn. Bơ sữa • Ví dụ như sữa, phô mai và sữa chua.
  6. • Sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng bạn nên cho bé ăn cả những thức ăn làm từ sữa giàu Canxi. • Em bé chập chững biết đi của bạn nên ăn ba bữa thức ăn làm từ sữa trong một ngày bao gồm cả những bữa phụ. Protein • Ví dụ như thịt, cá, trứng và đậu. Nhóm thức ăn này cung cấp cho bé yêu chất sắt và chất béo ( chất béo Omega 3 thiết yếu). • Cho ăn hai lần trong ngày. Rau quả nên chia làm ba lần và kết hợp với đồ uống giàu Vitamin C để giúp bé hấp thụ chất sắt. Đường và chất béo • Ví dụ như dầu ăn, bơ, bánh, và bánh quy.
  7. • Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và 6. • Bạn nên cho những chất này vào thức ăn của em bé, nhưng nên nhớ đây chỉ là những chất bổ sung không thể dùng để thay thế những nhóm thức ăn khác. Thức ăn cần tránh Có những thức ăn cần lưu ý nhiều hơn, nhưng cũng có những thức ăn nên tránh, thậm chí dừng lại ngay. • Nên tránh muối, khi nấu chỉ dùng với lượng tối thiểu. Tốt nhất, bạn nên dùng gia vị và thảo dược để thay thế. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra hàm lượng muối trong thức ăn được chuẩn bị trước. • Nên tránh dùng các chất như phụ gia và chất làm
  8. ngọt thường thấy trong các đồ uống và kẹo. • Trứng và tôm cua có thể ảnh hưởng đến dạ dày còn non của trẻ và thậm chí có thể gây ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì vậy hãy nhớ là thức ăn loại này cần được nấu kỹ. • Mặc dù các loại hạt là tốt, nhưng có những trẻ lại dị ứng và thậm có những phản ứng rất dữ dội. Dù trẻ không dị ứng với các loại hạt, nhưng những loại này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị nghẹt thở. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh dùng những loại này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2