intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biểu hiện tâm thần trong bệnh lý não

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

148
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'một số biểu hiện tâm thần trong bệnh lý não', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biểu hiện tâm thần trong bệnh lý não

  1. Một số biểu hiện tâm thần trong bệnh lý não 1. Loạn thần: Loạn thần thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh sa sút trí tuệ, bệnh hạch nền hoặc đột quỵ. Có hai biểu hiện chính của loạn thần là hoang tưởng và ảo giác. - Hoang tưởng là một rối loạn tâm thần trong đó có những vấn đề mà bệnh nhân nhận thấy nhưng không có trong thực tế. Một số bệnh nhân có thể có một
  2. tình trạng cận hoang tưởng, vd : ý nghĩ tự cao. Điều này không có nghĩa chắc chắn bệnh nhân có loạn thần. - Ảo giác có thể là ảo thị, ảo thanh, ảo khứu hoặc cảm giác bản thể. Áo khứu và ảo giác về cảm giác da không thường gặp, hầu hết là ảo thanh và ảo thị. Ảo thanh thường gặp kèm với hoang tưởng, trong khi ảo thị thường đơn độc và thứ phát liên quan đến tổn thương cơ quan. - Điều trị: Sau một rối loạn về chuyển hóa, rối loạn có co giật, sốt hoặc các yếu tố khác gây hoang tưởng và ảo giác nhẹ, bệnh sẽ thoái lui, thì điều trị có thể được bắt đầu thông thường với thuốc an thần. Haloperidol liều thấp 0.5- 2 mg được thử đầu tiên cho hầu hết những bệnh nhân thoái hóa não. - Ảo thị thường khỏi, ảo thanh không khỏi nhanh như ảo thị và hoang tưởng có thể không khỏi hoàn toàn, thường ít có hiệu quả với thuốc an thần. 2. Rối loạn hành vi: Rối loạn hành vi có thể gặp cùng với loạn thần. - Nguyên nhân: Một nghiên cứu cho thấy nguyên nhân có thể gây rối loạn hành vi như là tác dụng phụ của thuốc, động kinh cục bộ hoặc bệnh nhân đang có một hoang tưởng hệ thống.
  3. - Điều trị: Điều trị chung cho hầu hết các rối loạn hành vi là dùng thuốc an thần với liều thấp có thể. Đã có một số thành công với những điều trị mới như Carbamazepine, Di valproex sodium, và Trazodone với liều thấp. 3. Đột quỵ: Khoảng 400.000 người mỗi năm bị đột quỵ do lấp mạch huyết khối. Biểu hiện tâm thần thường gặp trong đột quỵ. - Trầm cảm thường gặp trong đột quỵ. Một nghiên cứu thấy rằng 27% bệnh nhân đột quỵ có trầm cảm nặng và 20% có trầm cảm nhẹ trong 2 tuần đầu sau đột quỵ. Sáu tháng sau tăng từ 47% đến 60% bị trầm cảm, tất cả không điều trị thuốc chống trầm cảm. Những bệnh nhân đột quỵ khác được điều trị thuốc chống trầm cảm thì phục hồi tốt hơn. Nghiên cứu cũng thấy rằng 60% bệnh nhân đột quỵ có trầm cảm thì tổn thương gây đột quỵ nằm ở phần trước bán cầu trái. Điều trị với thuốc chống trầm cảm ba vòng cho những trường hợp trầm cảm sau đột quỵ có thành công với cả Nortriptyline và Trazodone. Gần đây, có một số thành công trong điều trị trầm cảm sau đột quỵ với thuốc kích thích tâm thần ( psychostimulants) hoạt động nhanh. - Sa sút trí tuệ dưới võ là một rối loạn tâm thần nhẹ có thể gặp trong đột quỵ. Những bệnh nhân này thường không được nghĩ có trầm cảm nặng khi trong thực tế họ chỉ có vô cảm. Chứng vô cảm này có thể điều trị thành công với thuốc kích thích tâm thần như Methylphenidate hoặc Dextroamphetamine liều thấp.
  4. - Sau đột quỵ bệnh nhân có thể có động kinh cục bộ không co giật, trong đó chỉ có hoang tưởng, ảo giác hoặc cả hai. 4. Bệnh lý Hạch nền: Ngày nay bệnh lý hạch nền được xem xét tổng quát hơn, điều đáng lưu tâm là không chỉ với vấn đề vận động mà với những rối loạn tâm thần của bệnh. - Những bệnh nhân Parkinson có thể có hoang tưởng, ảo giác hoặc trầm cảm. Các biểu hiện này rất quan trọng để kết luận một cách khách quan có hay không tác dụng phụ liên quan thuốc mà bệnh nhân đang dùng. Trầm cảm gặp trong 41% bệnh nhân Parkinson, hầu hết có tiền sử giảm sút nhận thức trong những bệnh nhân có trầm cảm nặng. Hơn 50% bệnh nhân sẽ bộc lộ triệu chứng trầm cảm trong quá trình tiến triển của bệnh. Nortriptyline có hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Điều trị bằng xung điện cũng có hiệu quả trong bệnh Parkinson và cải thiện tốt khả năng vận động. - Bệnh Huntington cũng có một số mắc chứng trầm cảm với tỷ lệ tự tử cao hơn trong bệnh lý hạch nền khác. - Xơ cứng rãi rác là một bệnh lý được gây ra bởi những mãng thoái hóa myeline. Trầm cảm trong xơ cứng rãi rác ước lượng khoảng từ 14% đến 27%. Bệnh có cải thiện khi dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng. Amantadine giúp giảm
  5. mệt mỏi. Trạng thái không ổn định chiếm khoảng 18% bệnh nhân xơ cứng rãi rác và hoàn toàn đáp ứng với thuốc an thần liều thấp. - Bệnh Alzheimer có thể đi kèm với trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác và rối loạn hành vi. Trong một nghiên cứu 120 bệnh nhân ngoại trú theo dõi bệnh Alzheimer, 13% có trầm cảm nặng, 30% có trầm cảm nhẹ, 7% có ảo giác và 4% có hoang tưởng.Một phần ba bệnh nhân không có chẩn đoán về bệnh lý tâm thần kèm với bệnh Alzheimer. ThS. BS. HUỲNH THỊ THÚY HẰNG Chuyên Khoa Nội Thần Kinh - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2