intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số chế độ đặc thù hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sinh con đúng chính sách dân số, trừ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chia sẻ: Kloi Roong Kloi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

96
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung dự thảo trình bày về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của dự thảo và nội dung cụ thể về một số chế độ đặc thù hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sinh con đúng chính sách dân số, trừ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số chế độ đặc thù hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện sinh con đúng chính sách dân số, trừ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

  1.      Dự thảo 4       MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ HỖ TRỢ  CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ NGHÈO  CƯ TRÚ Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA  LÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THỰC HIỆN SINH CON ĐÚNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ,  TRỪ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XàHỘI BẮT BUỘC                       Hà Nội, tháng 9/2013
  2. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự Do ­ Hạnh Phúc MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ HỖ TRỢ  CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ NGHÈO, CƯ TRÚ  Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA, LÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ  THỰC HIỆN SINH CON ĐÚNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ, TRỪ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XàHỘI BẮT BUỘC (Ban hành kèm theo Quyết định số        /2013/QĐ­TTg ngày     tháng      năm   2013 của Thủ tướng Chính phủ) Phần I CĂN CỨ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Văn bản lãnh đạo. Nghị  quyết số  46­NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ  Chính trị  về  công  tác  bảo vệ  chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình  mới. Nghị quyết số 47­NQ/TW ngày 232/2005 về tiếp tục đẩy mạnh chính  sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2. Văn bản quy phạm pháp luật. Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006. Luật Bảo hiểm Y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008. Pháp lệnh Dân số kế hoạch hóa gia đình Nghị  định số  70/2008/NĐ­CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính  phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới. Nghị  định số  48/2009/NĐ­CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính  phủ Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. 2
  3. Nghị định số 62/2009/NĐ­CP về hướng dẫn thi hành Luật BHYT Quyết định số  2351/QĐ­TTg ngày 24/12/2010 của Thủ  tướng Chính  phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011   ­2020. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Sự cần thiết phải tăng cường CSSK cho phụ nữ nghèo là người  dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó  khăn. Điều kiện sống  của các hộ  gia đình nhất là các hộ  nghèo là dân  tộc thiểu số  tại các khu vực khó khăn (Trung du và miền núi phía  Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long) còn nhiều bất cập  gây  ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng bệnh tật và sức khỏe. Tỷ lệ  hộ  gia đình sử  dụng nước sạch và có hố  xí hợp vệ  sinh  ở  những   vùng này thấp hơn hẳn so vớ các khu vực khác trong cả nước. Bảng 1:   Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch & hố xí hợp vệ  sinh theo khu vực địa lý (%) Vùng Tỷ lệ dân   Tỷ lệ hộ GĐ sử   Tỷ lệ hộ GĐ có   số nông   dụng nước sạch hố xí hợp VS thôn Cả nước 71,4 86,7 54,0 Đ.B Sông Hồng 71,8 98,3 60,4 Trung du & M.N phía  83,9 61,5 26,1 Bắc Bắc TB & Duyên hải MT 75,9 89,7 47,3 Tây Nguyên 72,2 78,5 46,5 Đông Nam Bộ 52,9 97,1 89,9 Đ.B Sông Cửu Long 77,2 77,9 42,4                                                 Ngu ồn: Niên giám Thống kê Y tế, 2009. Trình độ  dân trí tại những vùng có điều kiện kinh tế  xã hội khó   khăn và đặc biệt khó khăn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của  cả  nước, tỷ  lệ  phụ  nữ  là đồng bào dân tộc thiểu số  chưa từng được   đến trường cao hơn nhiều lần so với những khu vực khác. Theo số liệu  3
  4. Tổng điều tra Dân số  năm 2009; tỷ  lệ  nữ biết đọc biết viết thấp nhất   tại   khu   vực   Trung   du   miền   núi   phía   Bắc:   82,8%;   tiếp   đến   là   Tây   Nguyên: 85,1% trong khi tại Đồng bằng sông Hồng tỷ  lệ  này đạt tới  mức 95,6% và Đông Nam Bộ là 95,4%. Tỷ  lệ  phụ  nữ  chưa bao giờ  đến trường cao nhất thuộc nhóm dân tộc  Mông:   62,2%;   tiếp   đến   là   dâ   tôc   Khơ   Me:   25,4%   và   dân   tộc   Thái:   22,3%. Tỷ lệ này trong nhóm nữ dân tộc Kinh thấp nhất, chỉ có 4,1%. Độ bao phủ của các chương trình Y tế cũng như mạng lưới các cơ   sở khám chữa bệnh và phân bố nhân lực y tế tại các vùng khó khăn nơi  cư  trú của phụ  nữ  nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số  còn nhiều hạn  chế bất cập. Bảng 2:  Ý kiến của hộ gia đình về khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế theo vùng địa lý (km) Vùng PKĐKKV BV huyện BV tỉnh Đồng bằng  Sông Hồng 6,68 8,21 22,92 Đông Bắc 10,86 10,41 30,17 Tây Bắc 10,86 10,41 30,17 Bắc Trung Bộ 8,06 9,37 46,24 Nam Trung Bộ 5,88 6,96 32,66 Tây Nguyên 14,85 12,94 64,36 Đông Nam Bộ 12,36 12,55 45,00 ĐB SCL 8,82 11,56 35,73 Nguồn: ĐTYTQG, 2002    Về nhân lực y tế hiện cũng đang có sự phân bố không đồng đều giữa   các vùng, cũng như  giữa nông thôn và thành thị. Tại khu vực thành thị  có  51,3% CBYT (15% T Ư, 37% t ỉnh); 60% BS (20% T Ư, 40% t ỉnh) và 84%  DSĐH (45% TƯ, 39 % tỉnh) trong khi dân số  chỉ  chiếm 28,1%. Chất l ượng   NLYT tuyến cơ  sở  phân bố  không đều: cả  nướ c có 65,9% các TYT có BS  và > 90% có YSSN.Tỷ  lệ  này cao nhất thuộc về ĐB SCL (80,0 và 95,5) và   thấp nhất vùng Tây Bắc (86,2 & 32,4)…                                                         Nhận thức thái độ  và hành vi CSSK của phụ  nữ nghèo là người dân  tộc thiểu số tại các vùng khó khăn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ  sinh tại nhà  ở  các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số  cao   4
  5. hơn nhiều so với các khu vực khác (38%  ở huyện Pắc Nậm, t ỉnh Cao   Bằng).  Khả  năng tiếp cận với các dịch vụ  CSSK của phụ  nữ nghèo là dân  tộc thiểu số tại các vùng khó khăn hiện đang gặp phải nhiều rào cản  cả   về   khoảng  cách,  khả  năng  chi  trả   cũng  như   về   ngôn  ngữ,   văn  hóa... Định kiến  giới nặng nề  đã cản trở  phụ  nữ    nghèo là người dân tộc  thiểu số cư trú tại các vùng khó  khăn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ  CSSK:  Phụ  nữ  thường hay lựa chọn các cơ  sở  khám chữa bệnh ở  tuyến   dưới1, nam giới dân tộc H’Mông không cho người khác giới can   thiệp khi vợ đẻ, phụ  nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu thường ngại  tiếp xúc với bác sỹ nam hơn so với bác sỹ nữ.  Khi gặp vấn đề về sức khỏe, phụ nữ nghèo là dân tộc thiểu số ở  vùng sâu, vùng xa thường gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng  dịch vụ bởi những bất bình đẳng giới ngay từ trong gia đình: nam  giới sử  dụng thu nhập của hộ gia đình cho các hoạt động giải trí  của bản thân (uống bia rượu, hút thuốc lá, cờ bạc…) hơn là dành  cho CSSK của các thành viên trong gia đình nhất là vớ  phụ  nữ  2.  Quan niệm về  giới trong cộng đồng thường gắn phụ  nữ  với vai   trò chăm lo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình vì vậy mà  phụ  nữ  thường cân nhắc, tính toán, chấp nhận sự  thiệt thòi đối  với bản thân để dành sự chăm sóc cho người thân… Vai trò quyết   định của nam giới trong sử dụng thu nhập hộ gia đình cũng có thể  gây hạn chế cho phụ nữ trong tiếp cận dịch vụ CSSK.  Trong chăm sóc sức khỏe sinh sản: vẫn còn một tỷ lệ đáng kể phụ  nữ  nghèo là người dân tộc thiểu số   ở  vùng khó khăn bị  mắc các  bệnh phụ  khoa do điều kiện nước sạch và vệ  sinh môi trường   hoặc do điều kiện lao động. Phụ nữ còn bị lây nhiễm các bệnh lây  truyền qua đường tình dục (STDs) từ chồng hoặc bạn tình. Tỷ lệ  nam giới tự nguyện chia sẻ với phụ nữ trong thực hiện các biện  1  Bộ Y tế, Chương trình hợp tác Y tế Việt nam Thụy Điển, 2000, Một số vấn đề về giới trong sử dụng dịch   vụ Y tế.   Sự phát triển ở Việt Nam, 2000. 2 5
  6. pháp  KHHGĐ  chưa  nhiều  nhất  là   ở  khu  vực   nông  thôn,  hiện   tượng nạo hút thai vẫn còn khá phổ biến.  Trong   phòng   chống   HIV/AIDS:   cơ   hội   tiếp   cận   với   các   kênh  truyền thông và dự  phòng lây nhiễm HIV của phụ  nữ  nghèo còn   hạn chế nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Phụ  nữ ít có khả năng thực   hiện được quyền tự quyết trong sử dụng các biện pháp dự phòng  3 . Sự  tham gia của nam giới trong thực hiện các biện pháp dự  phòng lây nhiễm HIV còn nhiều hạn chế do chịu ảnh hưởng nặng  nề bởi tư tưởng “Tam tòng”. Phụ nữ ít có quyền lực trong thương  thuyết tình dục an toàn với bạn tình của họ 4. Những định kiến về  giới cũng tạo nên những rào cản đối với phụ nữ nhiễm HIV trong  tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc điều trị. Có thể thấy do bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân chủ quan (nhận thức,   thái độ, hành vi về CSSK; khả năng chi trả... ) và khách quan (diều kiện sống,  độ  bao phủ của các chương trình CSSK cùng mạng lưới các cơ sở y tế, định  kiến giới ....) nên hoạt động CSSK cho phụ nữ nghèo là dân tộc thiểu số  tại   các vùng khó khăn hiện đang còn nhiều bất cập. Thực trạng này là một trở  ngại lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống Y tế theo định  hướng công bằng, hiệu quả và phát triển đã được đề cập trong Nghị quyết số  46/NQ­TW của Bộ Chính trị. 3  Số phụ nữ  nhiễm HIV ngày càng tăng: mười năm trước đây cứ  3 nam giới nhiễm HIV thì có 1 nữ, nay tỷ  trọng này là 2,6 – 1. Đến năm 2012 cả  nước  ước tính có khoảng 77.000 phụ  nữ  nhiễm HIV tạo nên gánh  nặng kép khi họ có nguy cơ  làm lây truyền sang con. Số phụ nữ và trẻ em gái chịu ảnh hưởng năng nề  bởi   HIV/AIDS cũng ngày càng gia tăng: bị mồ côi, góa bụa; phải bỏ việc, chấp nhận giảm hoặc mất thu nhập để  chăm sóc người thân bị AIDS ở giai đoạn cuối (bình quân 1 bệnh nhân AIDS cần 0,9 người chăm sóc trong đó   74% là phụ  nữ  với 51% là mẹ, 16% là vợ  và 7% là chị  em gái (Nguồn:   Những tác động của Đại dịch   HIV/AIDS đối với trẻ  em Việt Nam”  Chu Quốc Ân, Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, Quỹ  Nhi đồng Anh,  2003).  Esposilo và các tác giả khác, 2000. 4 6
  7. 2. Thực trạng CSSK cho phụ nữ nghèo là dân tộc thiểu số cư trú tại  các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó  khăn.  2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Có 19 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có nội dung liên quan   đến CSSK phụ nữ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số  cư trú ở  vùng sâu,   vùng xa đã được ban hành. Trong số  này có 2 văn bản Luật, 1 Pháp lệnh, 7  Nghị định của Chính phủ, 7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ  và một số  Quyết định, Thông tư của các Bộ, Ngành… Những nội dung quan trọng trực tiếp liên quan đến CSSK dành cho phụ  nữ  nghèo là dân tộc thiểu số cư trú ở  các vùng khó khăn đã được điều chỉnh   bởi các VBQPPL nêu trên; cụ thể như: Luật Bình đẳng giới đã xác định đây là  nhóm xã hôi cần phải được ưu tiên đặc biệt; Luật Bảo hiểm Y tế và các văn  bản hướng dẫn đã quy định về  những chính sách  ưu đãi trong phát hành thẻ,  quyền lợi trong khám chữa bệnh; các Quyết định của Thủ  tướng Chính phủ  về  ban hành một số  Chiến lươc Quốc gia về  CSSK cũng đã xác định những  mục tiêu ưu tiên… Mặc dù vậy hiện vẫn còn nhiều khoảng trống trong chính sách nhằm  gia tăng mức hỗ  trợ  giúp phụ  nữ  nghèo là dân tộc thiểu số  sống  ở  vùng khó  khăn trong có them cơ  hội được tiếp cận với các dịch vụ  CSS; chẳng hạn  như: hỗ trợ chi phí đi lại, chi phí cho người thăm nuôi, chi phí đồng chi trả 5%  phí dich vụ KCB, tăng đầu tư nguồn lực cho y tế cơ sở để góp phần đưa dịch  vụ có chất lượng đến gần với người dân hơn…  2.2. Đô bao ph ̣ ủ cua cac c ̉ ́ ơ sở y tế Tính đến 31/12/2010, cả  nước có 1.087 bệnh viện. Tuyến trung  ương  gồm có 38 bệnh viện đa khoa, tuyến tỉnh có 153 bệnh viện đa khoa, 125 bệnh   viện chuyên khoa, 48 bệnh viện y học cổ  truyền, 16 bệnh viện da li ễu, 34   bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng và 47 phòng khám chuyên khoa.  Tuyến huyện có 615 bệnh viện đa khoa, 686 phòng khám đa khoa khu vực và   18 nhà hộ  sinh khu vực. Tuyến xã có 10.926 TYT xã bao phủ  hầu hết các xã  trên phạm vi cả nước [3]. Có sự phân bố không đồng đều về số lượng bệnh   7
  8. viện, quy mô giường bệnh giữa nông thôn và thành thị, giữa các khu vực địa   lý...   Đến  năm 2012, 98,4% số  xã có hoạt động của Trạm y tế; 87,44% số  thôn bản có nhân viên y tế  thôn bản hoạt động, có 74% số  xã có bác sỹ.   73,8% số xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã, >92% số xã có y sỹ sản nhi hoặc nữ  hộ sinh.  Mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS được củng cố  và phát triển, bao  phủ  100% huyện, 93% xã, 84% thôn, bản. Đến năm 2009, 100% trung tâm  CSSKSS được kiện toàn. 2.3. Phân bô vê nhân l ́ ̀ ực y tê gi ́ ữa cac vung ́ ̀ Số  cán bộ  y tế  bình quân/10.000 dân  trong cả  nước đã  tăng từ  29,2%  năm 2001 lên 35,1% năm 2010. Năm 2012, Việt Nam có số Bác sỹ cho 10.000  dân là 7,2, số  y bác sỹ  cho 10.000 dân là 13,42. 80% số  thôn bản đã có nhân   viên y tế  hoạt động, 74% số  xã có bác sỹ  làm việc tại trạm. Vấn đề  đáng  quan tâm hiện nay là đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực y   tế giữa các vùng. Nhân lực y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực   thành thị và các trung tâm lớn. Tại những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng   núi và vùng dân tộc ít người, thường thiếu cán bộ  y tế  hơn các vùng khác,  chất lượng nhân lực  ở  các khu vực này cũng rất han chế  trong khi nhu cầu  chăm sóc sức khoẻ   ở  đây cao hơn. Tình trạng chuyển dịch nhân lực y tế  từ  tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố  lớn, các bệnh viện tuyến trên là  báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực cần thiết ở nông   thôn, miền núi và tuyến y tế cơ sở. Năm 2008 số  lượng cán bộ  tuyến trung  ương là 38.578, chiếm 15%  tổng số  CBYT khu vực công, tuyến tỉnh với 97.906 cán bộ, chiếm tỷ  lệ  cao   nhất là 37%, tuyến huyện có 73.345 cán bộ, tương ứng với 29% và tuyến xã  là 56 205 người, chiếm tỷ lệ 21%. Số lượng CBYT tập trung nhiều  ở tuyến   trung ương, tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị. Thành thị chiếm 51,3% tổng số  CBYT (15% ở trung ương và 37% ở tuyến tỉnh), trong khi dân số thành thị chỉ  chiếm 28,1% dân số cả nước (mặc dầu CBYT  ở thành thị không chỉ phục vụ  cho dân sống  ở thành phố). CBYT tuyến huyện chiếm gần 28% và tuyến xã  chiếm ít hơn: 21% tổng số  CBYT. Sự  phân bố  bất cập thể  hiện rõ nhất  ở  8
  9. nhóm nhân lực y tế trình độ cao, nhất là bác sỹ với tỷ lệ 60% ở thành thị (20%  ở trung ương và 40% ở tuyến tỉnh) và dược sỹ đại học với tỷ lệ 84% ở thành   thị  (45%  ở  trung  ương và 39%  ở  tuyến tỉnh). Hơn một nửa số  điều dưỡng  (57%) tập trung ở thành thị. Các cán bộ khác không thuộc chuyên môn y tế có  trình độ  văn hóa cao cũng phân bổ  rất không đồng đều với 73% đại học và  64% cao đẳng, trung cấp  ở  thành thị. Chỉ  có y sỹ  và hộ  sinh được phân bổ  tương đối hợp lý giữa thành thị và nông thôn, với tỷ lệ ở thành thị tương ứng   là 18% và 26%.  Cán bộ  y tế   ở  tuyến cơ  sở  phân bổ  không đều, cả  nước hiện có 74%   các TYT có bác sỹ làm việc và trên 90% các TYT xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ  sinh. Tỷ  lệ  TYT xã có bác sỹ  cao nhất  ở  các vùng Đồng bằng sông Hồng,   vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Bắc có độ  bao  phủ  bác sỹ   ở  TYT xã thấp nhất – chỉ  32,4%. Bình quân cả  nước mới có hai  phần ba xã có bác sỹ là một tỷ lệ thấp, trong khi bác sỹ tập trung ở thành thị  rất nhiều và còn nhiều bác sỹ  không hành nghề  y là một bất cập cần giải  quyết. Tỷ lệ  TYT xã có y sỹ  sản nhi hoặc hộ sinh cao nhất  ở các vùng Bắc   Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ trên 96%. Ở Trung du   và miền núi phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc) heo hút, đi lại khó khăn lại có tỷ  lệ thấp hơn.  2.4. Kha năng tiêp cân dich vu CSSK ̉ ́ ̣ ̣ ̣ Tính đến 31/12/2011, trong số  15.324.981 người nghèo, dân tộc thiểu   số  đã có 15.140.401 người, chiếm 98,8% người nghèo, trong đó bao gồm cả  phụ nữ cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp   thẻ BHYT [4]. Ngân sách nhà nước cấp mua thẻ BHYT cho người nghèo cũng  tăng nhanh với mệnh giá thẻ tăng từ 50.000 đồng năm 2002 lên 394.200 đồng  (bằng 4,5% mức lương tối thiểu vào năm 2010). BHYT đã chi trả  chi phí để  phụ  nữ  khi có thai được khám thai, sinh đẻ  tại các cơ  sở  y tế. Chính sách   BHYT đã giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận DVYT, nhưng tỷ lệ nhóm  20% nghèo nhất được thanh toán một phần hoặc toàn bộ  chi phí KCB bằng  thẻ  BHYT có xu hướng giảm: Năm 2006 đạt 75%, đến năm 2008 chỉ  đạt  62%. Năm 2008 tỷ lệ hộ gia đình chi y tế ở mức “thảm họa”  (vượt 25% tổng  chi phí lương thực thực phẩm của hộ gia đình) đã tăng từ 11 lên 12 % hộ gia  đình, chứng tỏ việc bảo vệ tránh rủi ro tài chính khi sử dụng dịch vụ y tế vẫn   9
  10. còn hạn chế [9]. Thậm chí, tỷ lệ chi y tế ở mức thảm họa ở nhóm nghèo còn  được ước tính lên đến 30% trong một nghiên cứu của Wagstaff [6].  Có bảo hiểm y tế không đồng nghĩa với việc tiếp cận dịch vụ y tế tốt   hơn. Người có BHYT tại một số  tỉnh nghèo vẫn không tiếp cận được với  DVYT do các chi phí gián tiếp cũng khá cao, kèm theo khoảng cách đến CSYT  còn xa và chất lượng dịch vụ  còn hạn chế. Những bằng chứng của nghiên   cứu hộ gia đình cho thấy chi phí cá nhân cho các dịch vụ y tế chiếm một phần   lớn tổng chi tiêu ngoài lương thực của người nghèo và cận nghèo. Những chi   phí này bao gồm phí sử  dụng chính thức và những khoản thu không chính   thức. Chi phí cho một lần khám bệnh  ở  bệnh viện huyện chiếm trung bình   một phần năm chi tiêu ngoài lương thực trong một năm của bộ  phận dân  nghèo nhất [8].   Theo kết quả  điều tra BLS, khoảng cách bình quân từ  thôn, bản trong  những xã nghèo đến bệnh viện tuyến huyện là 39km, trung bình người dân sẽ  phải mất ít hơn 3 giờ  đồng hồ  nếu sử  dụng phương tiện giao thông công   cộng (đối với những nơi có dịch vụ  vận tải) hoặc một giờ  nếu sử  dụng xe   máy.[10] Người nghèo khi ốm đau chủ yếu đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa   bệnh. Khoảng 30­40% người nghèo  ở  các tỉnh Miền núi phía Bắc và 20%  ở  Tây Nguyên tự  điều trị  khi  ốm đau [14]. Khả  năng tiếp cận với dịch vụ  có   chất lượng còn khác biệt giữa các nhóm mức sống và giữa các vùng miền.  Trong khi người dân sống  ở  vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (2 vùng khó khăn  nhất) dựa chủ yếu sử dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế xã thì tại những vùng   khác người dân do có mức sống cao nên số đông đã sử dụng dịch vụ KCB tại   các bệnh viện [2]. Kết quả của một nghiên cứu khác cũng cho thấy, có đến  70% số người nghèo sống ở miền núi sử dụng tuyến xã, cao hơn nhiều so với  người nghèo sống ở miền xuôi.  2.5. Tinh trang s ̀ ̣ ưc khoe ́ ̉ Tỷ số tử vong mẹ trong cả nước đã giảm từ 233/100.000 trẻ đẻ  sống  (năm 1990) xuống còn 80 (2005) và 69 (2010) đat đ ̣ ược muc tiêu đê ra trong ̣ ̀   ́ ược Bao vê s Chiên l ̉ ̣ ưc khoe nhân dân (70).  Tuy nhiên, so v ́ ̉ ơi muc tiêu phat ́ ̣ ́  ̉ ̉ ̀ ̉ ̉ ́ ́ ̣ ̣ ừ 1999 đên 2015 triên thiên niên ky la giam 3/4 ty sô chêt me trong giai đoan t ́   10
  11. (tưc la giam xuông con 58,3/100.000 tre  ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̉ đe sông) thi Viêt Nam cân nô l ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ̃ ực  nhiều hơn mới có thể đạt được[6].    Tỷ  số  tử  vong mẹ  hiện đang có sự  khác biệt lớn giữa các vùng miền.  Tỷ  số  tử  vong mẹ  còn khá cao  ở  các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc  thiểu số. Tỷ  suất tử  vong mẹ   ở các tỉnh miền núi và Tây Nguyên năm 2009   còn cao gấp 3 lần so với các tỉnh đồng bằng. Điều tra gần đây của Bộ  Y tế  cho thấy, vùng miền núi Tây Bắc là địa bàn có số  tử  vong mẹ  cao nhất:   169/100.000 (Cao Bằng năm 2009 lên tới 411/100.000; Điện Biên năm 2010 ­  249/100.000). Toàn quốc tỷ số tử vong mẹ năm 2010 ­ 68,3/100.000 trẻ đẻ ra  sống. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, nếu triển khai tốt các biện pháp   CSSKSS, chúng ta có thể tránh được tử vong mẹ tới 77,6%.  Trung tâm Nghiên cứu dân số  và Sức khỏe nông thôn (Trường đại học   Y Thái Bình) phối hợp Ban chủ nhiệm chương trình giảm tử vong mẹ và trẻ  sơ  sinh trung  ương đã hoàn thành cuộc điều tra, nghiên cứu thực trạng tử  vong   mẹ  và trẻ  sơ  sinh tại 14 tỉnh: Lai Châu, Ðiện Biên, Sơn La, Lào Cai,   Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Gia  Lai, Ðác Lắc, Ðác Nông, Lâm Ðồng. Kết quả  cho thấy, tỷ  suất tử vong mẹ  (TVM) của 14 tỉnh miền núi là 119/100 nghìn ca sinh sống; tỷ suất TVM cao  nhất ở Tây Bắc: 242/100 nghìn ca, tiếp đến là Tây Nguyên: 108/100 nghìn ca   và thấp nhất là Ðông Bắc: 86/100 nghìn ca.   2.6. Khó khăn, thách thức 2.6.1. Cam kết chính trị chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ: Cấp ủy, chính  quyền, các ngành, đòan thể tại một số địa phương, nhất là ở  tuyến cơ  sở cơ  sở còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói  chung và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng cho người dân trong  đó có phụ nữ tại địa phương 2.6.2. Cơ  sở  hạ  tầng, trang thiết bị  y tế, nhân lực còn nhiều hạn chế   vừa thiếu về số lượng, không đảm bảo về chất lượng và chưa đồng bộ giữa  các tuyến.  2.6.3 Nhận thức và hành vi CSSK của đại bộ  phận dân cư  trong vùng   đồng bào dân tộc thiểu số   ở  các khu vực khó khăn còn nhiều bất cập   nên  chưa đẩy lùi được các phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng bất lợi đến  tình trạng sức khỏe.  11
  12. 2.6.4. Hoạt động Thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe tại những   vùng khó khăn chưa được chú trọng đúng mức  nên đồng bào dân tộc thiểu  vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận với thông tin về dịch vụ chăm  sóc sức khoẻ trong đó có CSSK sinh sản. 2.6.5. Khả năng cung  ứng và tiếp cận dịch vụ CSSK tại những vùng khó   khăn còn nhiều hạn chế đăc biệt là với những phụ nữ nghèo là người dân tộc  thiểu số. 2.6.6. Điều kiện kinh tế­xã hội, cơ  sở  hạ  tầng của vùng miền núi, vùng  sâu, vùng xa thấp kém hơn so với bình diện chung: mức sống thấp, trình độ  học vấn thấp, giao thông đi lại thường khó khăn… là những rào cản lớn đối   với chị em phụ nữ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận với   các dịch vụ y tế. 12
  13. Phần II MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ HỖ TRỢ  CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ NGHÈO  CƯ TRÚ Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA, LÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC  THIỂU SỐ, THỰC HIỆN SINH CON ĐÚNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ,  TRỪ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XàHỘI BẮT BUỘC I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:  Cải thiện tình trạng sức khoẻ phụ nữ nghèo la ng ̀ ười dân tộc thiểu số tại  các vùng khó khăn thông qua việc giảm thiểu đến mức thấp nhất sự khác biệt  trong tiếp cận và sử  dụng dịch vụ  CSSS giữa các vùng miền góp phần hiện  thực hóa chủ trương công bằng, hiệu quả và phát triển trong CSSK. 2. Mục tiêu cụ thể:   2.1. Tăng cường khả năng tiếp cận dich  ̣ và sử dụng vu y tê  ̣ ́có chất lượng  ̣ ữ ngheò  là người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh  cho phu n tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.  2.2.  Nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK cho phụ nữ nghèo là người dân  tộc thiểu số cư trú tại những khu vực trên.  2.3. Cải thiện các chỉ  số  về  tình trạng sức khỏe của phụ  nữ  nghèo là   người dân tộc thiểu số cư trú tại những vùng có đặc điểm kinh tế xã hội khó  khăn và đặc biệt khó khăn.  II. CÁC CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ 1. Đối tượng được hưởng chế độ: ­ Phụ nữ là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cư  trú hợp pháp từ  1 năm trở  lên tại xã có điều kiện kinh tế  ­ xã hội khó khăn và đặc   biệt khó khăn, thực hiện sinh con  đúng chính sách dân số, không  thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. ­ Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, khám thai, sinh con  tại các cơ sở  y tế công lập từ trạm y tế xã trở lên. ­ Điều trị nội trú, sinh con tại các cơ sở y tế công lập từ trạm y tế xã   trở lên với những trường hợp được hỗ trợ tiền ăn. 2. Nội dung và định mức chế độ: 13
  14. Bổ  sung thêm một số quyền lợi trong KCB BHYT đối với phụ  nữ  và  trẻ em 
  15. 19.978 người   x 3  ngày/trường  hợp  x  31.500  đồng/ngày  = 1.887.921.000   đồng + Hỗ trợ tiền ăn cho phụ nữ điều trị nội trú tại TYT, PKĐKKV: Tổng số  lần điều trị  nội trú tại trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực   của phụ nữ nghèo x số ngày/lần điều trị x 3% mức lương cơ bản/ngày 62.765 lần x 5 ngày/lần điều trị x 31.500đ/ngày =  9.885.487.500  đồng Cộng:                                    11.773.408.500 đồng/năm 2.3/ Hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến trạm y tế xã, phòng khám Đa khoa   khu           vực và ngược lại cho phụ nữ đi khám chữa bệnh, khám thai  (không quá 4 lần khám/1 lần mang thai), sinh con. Mức thanh toán: ­ Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng phương tiện của cơ sở y tế nhà  nước: mức thanh toán bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và  giá xăng tại thời điểm sử  dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ  khác   (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một  phương tiện thì mức thanh toán chỉ  được tính như  đối với vận chuyển một  người bệnh.  ­ Trong trường hợp bệnh nhân tự  túc phương tiện: mức thanh toán là  0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách đi lại và giá xăng trong thực tế.   ­ Với khoảng cách trung bình từ nhà đến trạm y tế/phòng khám đa khoa   khu vực khoảng 3,8km8, mức hỗ  trợ  là 0,2 lít xăng/km theo giá thực tế, thì  ngân sách nhà nước bố trí hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến trạm y tế xã, phòng   khám Đa khoa khu vực và ngược lại cho: + Phụ  nữ  đi khám chữa bệnh, khám phụ  khoa  (Tổng số  lần phụ  nữ  nghèo   khám chữa bệnh tại TYT x số lít xăng x Giá xăng thời điểm hiện tại x khoảng   cách đi lại (2 chiều) 1.046.084  người   x   0,2   lít   xăng   x   21.000đ/lít   x   3,8   km   x   2   lượt     =   33.390.994.577 đồng   + Khám thai hay sinh con là:  19.978 người x 0,2 lít xăng x 21.000đ/lít x 3,8 km x 2 lượt x 4 lần khám   =  2.550.791  đồng Cộng:  33.393.545.368 đồng/năm Tổng cộng (3 chế độ): 52.094.816.368 đồng/năm 8  Nguồn:  Nghèo của Dân tộc thiểu sô ́ở Việt Nam ­ Hiện trạng va Thách th ̀ ức ở các xa thu ̃ ộc Chương trình   135 Giai đoan II, 2006­2007, Phạm Thái Hưng, Lê Đặng Trung và Nguyễn Việt Cường, Hà nội, Tháng   07/2011). 15
  16. III. NGUỒN KINH PHÍ  Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định này được   cân đối trong nguồn kinh phí do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi  bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ  trợ đối với các địa phương có ngân sách khó khăn. IV. CƠ CHẾ HỖ TRỢ Hỗ trợ theo cơ chế hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. A. Thành lập Ban chỉ đạo 1. Ban chỉ đạo ở Trung ương: ­ Phó Thủ tướng Chính phủ: Trưởng ban  ­ Bộ trưởng Bộ Y tế: Phó trưởng ban   ­ Các ủy viên, bao gồm: (i) Lãnh đạo Bộ, Ngành: Bộ  Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ  Tài  chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch­ Đầu tư, Bộ Giáo   dục ­ Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin­ Truyền thông, Ủy ban Dân tộc miền  núi. (ii) Các thành viên khác thuộc các tổ chức, đoàn thể: Mặt trận Tổ Quốc  Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ  nữ  Việt   Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung  ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ  Chí Minh, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam,… (iii) Tổ thư ký: Đại diện Văn phòng Chính phủ; Đại diện lãnh đạo cấp   Vụ  thuộc: Bộ  Y tế; BHXH Việt Nam; Bộ  Tài chính; Bộ  Lao động Thương   binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Dân tộc... 2. Ban chỉ đạo ở địa phương Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của UBND các cấp, căn cứ vào quy định   của pháp luật hiện hành và các nội dung của đề  án này, các địa phương.  Thành lập Ban chỉ  đạo do Phó Chủ  tịch  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố  là  Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế là Phó ban, các thành viên là đại diện các Sở,   Ban, ngành, các tổ  chức, đoàn thể  liên quan tại địa phương. Ban Chỉ  đạo có   nhiệm vụ phát triển và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách  đặc thù hỗ trợ CSSK cho phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số sao cho phù   hợp với điều kiện kinh tế ­ xã hội của địa phương. B. Phân công trách nhiệm 1. Bộ Y tế: 16
  17. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện  các chính sách hỗ trợ được quy định tại Quyết định này; b) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện, hằng năm báo cáo Thủ  tướng Chính phủ. 2. Bộ Tài chính: a) Bố  trí kinh phí chi thường xuyên hỗ  trợ  các địa phương thực hiện chế  độ  đặc thù hỗ  trợ  chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo cư trú ở  vùng sâu, vùng  xa, là đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số quy định tại  Quyết định này trong dự  toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp   quản lý hiện hành; b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh  phí của các địa phương. 3. Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và miền núi, Trung   ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành chức năng  kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định và sử dụng kinh phí của các địa  phương.  4. Chủ  tịch  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung  ương có trách  nhiệm: a) Hằng năm phê duyệt danh sách phụ  nữ  nghèo thực hiện đúng chính sách   Dân số là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp từ một năm trở lên tại vùng   có điều kiện kinh tế  ­ xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn làm căn cứ  để  được hưởng chế độ hỗ trợ và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt; b) Chỉ đạo, kiểm tra, việc thực hiện các chế độ hỗ trợ, hằng năm báo cáo kết   quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.      THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Nguyễn Tấn Dũng 17
  18. PHỤ LỤC Khái toán kinh phí thực hiện chế độ đặc thù hỗ trợ  chăm sóc sức khỏe phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào  dân tộc thiểu số, thực hiện đúng chính sách dân số, trừ đối tượng tham  gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Nội dung hỗ trợ Cách tính Kinh phí (đồng) 1. Hỗ trợ toàn bộ chi  Chi   phí   đồng   chi   trả   trong  6.927.862.500 phí   đồng   chi   trả  khám chữa bệnh BHYT:  trong    khám  chữa  ­ Tổng số  lần khám nội trú của   bệnh bảo hiểm y  PN nghèo DTTS trong năm= Số   tế  tại các cơ  sở  y  PN nghèo DTTS x bình quân số   tế   công   lập   từ  lần KCB/người/năm của Vùng là   trạm   y   tế   xã   trở  1,64 x 6% nội trú lên 1.203.502 x 1.64 x 6% = 118.425 ­ Số  tiền hỗ  trợ  khám nội trú =   Tổng số  lần khám nội trú trong   năm   x   Số   tiền/lần   khám   x   5%   (đề xuất hỗ trợ thêm) 118.425 x 1.170.000 đồng x 5% =  6.927.862.500 đồng 18
  19. 2. Hỗ trợ tiền ăn cho  Hỗ  trợ  tiền ăn cho phụ  nữ  sinh  11.773.408.500 bệnh nhân điều trị  con: nội   trú,   sinh   con  Tỷ   suất   sinh   thô   (số   sinh   trên   tại trạm y tế xã và  1000 dân) là 16,6%09.  Ước tính   phòng   khám   Đa  hàng năm có khoảng19.978  phụ  khoa khu vực nữ  nghèo dân tộc thiểu số  sinh   con. Như vậy số tiền hỗ trợ ước   tính   là:   19.978   người   x   3  ngày/trường   hợp   x   31.500  đồng/ngày = 1.887.921.000 đồng Hỗ  trợ  tiền ăn cho phụ  nữ  điều  trị nội trú tại TYT, PKĐKKV: Tổng  số  lần điều trị  nội trú tại   trạm y tế, phòng khám đa khoa   khu vực của phụ  nữ  nghèox số   ngày/lần   điều   trị   x   3%   mức   lương cơ bản/ngày 62.765 lần x 5ngày/lần điều trị x  31.500đ/ngày   =   9.885.487.500  đồng 3. Hỗ   trợ   chi   phí   đi  Với khoảng cách trung bình từ  nhà  33.393.545.368 lại   từ   nhà   đến  đến trạm y tế/phòng khám đa khoa  trạm   y   tế   xã,  khu   vực   khoảng   3,8km10,   mức   hỗ  phòng   khám   đa  trợ  là 0,2 lít xăng/km theo giá thực  khoa   khu   vực   và  tế, thì ngân sách nhà nước bố trí hỗ  ngược lại cho phụ  trợ  chi phí đi lại từ  nhà đến trạm y  nữ   đi   khám   chữa  tế xã, phòng khám Đa khoa khu vực   bệnh   khám   thai,  và ngược lại cho: sinh con Phụ   nữ   đi   khám   chữa   bệnh,  khám phụ khoa(Tổng số lần phụ   nữ   nghèo   khám   chữa   bệnh   tại   TYT x số lít xăng x Giá xăng thời   điểm hiện tại x khoảng cách đi   lại (2 chiều) 1.046.084người x 0,2  lít xăng x  21.000đ/lít x 3,8 km x 2 lượt   =   33.390.994.577 đồng Khám thai hay sinh con là: 19.978  người x 0,2 lít xăng x 21.000đ/lít  x 3,8 km x 2 lượt x 4 lần khám  =  Nguồn: Niên giám thống kê 2011 9 Nguồn: Nghèo của Dân tộc thiểu sô ́ở Việt Nam ­ Hiện trạng va Thách th 10 ̀ ức ở các xa thu ̃ ộc Chương trình   135 Giai đoan II, 2006­2007, Phạm Thái Hưng, Lê Đặng Trung và Nguyễn Việt Cường, Hà nội, Tháng   07/2011). 19
  20. 2.550.791 đồng Tổng kinh phí NSNN  52.094.816.368 sẽ hỗ trợ hàng năm  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2