JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 150-158<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0020<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU<br />
THAM VẤN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS<br />
Phạm Văn Tư<br />
<br />
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Một số đặc điểm tâm lí cá nhân được nghiên cứu trong bài viết này là nhận thức<br />
về tham vấn tâm lí, niềm tin về hiệu quả tham vấn tâm lí và sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh<br />
hưởng bởi HIV/AIDS. Đây là các yếu tố chủ quan tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí<br />
khi có khó khăn trong cuộc sống của những trẻ em này. Với phương pháp điều tra bằng<br />
bảng hỏi cá nhân và phương pháp phỏng vấn sâu trên trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
có độ tuổi từ 10 đến 16, nghiên cứu tiến hành khảo sát vào năm 2013-2014 tại 4 tỉnh/thành<br />
là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả ba đặc<br />
điểm tâm lí cá nhân này đều có tác động nhất định đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em<br />
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó nhận thức về tham vấn tâm lí là yếu tố chủ quan tác<br />
động mạnh hơn cả đến nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này.<br />
Từ khóa: Đặc điểm tâm lí cá nhân, nhu cầu tham vấn tâm lí, trẻ em bị ảnh hưởng bởi<br />
HIV/AIDS.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là đòi hỏi được trợ giúp<br />
tâm lí của trẻ em có HIV và có nguy cơ cao có HIV khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong quá<br />
trình tương tác với những trẻ em này, nhà tham vấn giúp các em khai thác những tiềm năng của<br />
bản thân để có thể tự ứng phó tích cực, hiệu quả trước những khó khăn tâm lí mà các em gặp phải<br />
trong cuộc sống, góp phần cân bằng, ổn định và phát triển nhân cách của các em. Trong nghiên<br />
cứu này, các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xem xét bao<br />
gồm nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của tham vấn tâm lí, niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm<br />
lí, sự tự kì thị của những trẻ em này. Với quan điểm cho rằng, các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ<br />
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là các yếu tố chủ quan tác động đến việc những trẻ em này có<br />
mong muốn được tham vấn tâm lí trên thực tiễn hay không, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực<br />
trạng các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và phân tích tác động<br />
của các đặc điểm tâm lí cá nhân đó đến nhu cầu tham vấn tâm lí của các em.<br />
Nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có một số<br />
tác giả tiêu biểu sau:<br />
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Cooper, ES; Risley, CL; Drake, LJ; Bundy (2007) đã<br />
chỉ ra rằng, trong lớp học, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bị kì thị và phân biệt đối xử,<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.<br />
Liên hệ: Phạm Văn Tư, e-mail: tupv@hnue.edu.vn.<br />
<br />
150<br />
<br />
Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng...<br />
<br />
giáo viên và bạn học thiếu nhạy cảm đối với các nhu cầu của trẻ, do đó những trẻ em này dễ bị tổn<br />
thương, trẻ cảm thấy xấu hổ cùng với sức khỏe giảm sút đã ảnh hưởng đến tần suất đến lớp của<br />
các em. Bên ngoài lớp học, hay bên ngoài trường học, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gặp khó<br />
khăn trong việc tiếp cận với các hoạt động vui chơi giải trí như các bạn cùng lứa tuổi [1].<br />
Các tác giả Bezuidenhoudt, C. (Đại học Namibia), Elago, H. (Đại học Bách khoa Namibia),<br />
Kalenga, E. (Đại học Namibia), Salome Klazen (Đại học Bách khoa), Nghipondoka, K. (Đại học<br />
Namibia), và Ashton, D. (Đại học Namibia) tập trung nghiên cứu các tác động tâm lí của virus<br />
HIV/AIDS đối với những người sống chung với HIV/AIDS và người chăm sóc họ. Nghiên cứu đã<br />
chỉ ra những tác động tâm lí đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đó là cảm giác sợ hãi, lo<br />
lắng, đôi khi đổ lỗi cho bản thân vì chưa hiểu hoàn cảnh mà mình đang sống, cảm thấy gánh nặng<br />
gia đình đặt lên vai mình, tức giận và không quan tâm, học kém hay bỏ học, bị tổn thương, trầm<br />
cảm,... Tác động tâm lí đối với các thành viên trong gia đình và người chăm sóc bao gồm: sợ bị<br />
nhiễm bệnh, nỗi đau buồn được báo trước, xấu hổ, bất lực, phân biệt đối xử [2].<br />
Kết quả nghiên cứu của Dự án Vòng tay gia đình (Dự án được tài trợ bởi Chương trình Hỗ<br />
trợ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thuộc Phòng Các dịch vụ con người và sức khỏe Mỹ và được triển khai tại<br />
quận Columbia từ năm 1996) đã chỉ ra những vấn đề tâm thần của trẻ em và các gia đình bị ảnh<br />
hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm: lo lắng thường xuyên, căng thẳng kéo dài, rối loạn chức năng gia<br />
đình, ảnh hưởng giao tiếp, giảm khả năng tự điều chỉnh, giảm khả năng đương đầu, trầm cảm. Một<br />
cách tiếp cận cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của trẻ em sống chung với HIV/AIDS là nhóm<br />
lâm sàng. Các chủ đề và hoạt động có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu đặc thù của trẻ<br />
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS [3].<br />
Nghiên cứu trên 800 trẻ em, trong đó có 400 trẻ em đang sống chung với HIV/AIDS và 400<br />
trẻ em không mắc HIV/AIDS, Ravikumar, M.B. và Sampathkumar (2012), đã phát hiện ra rằng,<br />
trẻ em sống chung với HIV/AIDS có nhiều vấn đề về điều chỉnh xã hội, cảm xúc và giáo dục hơn<br />
trẻ em không sống chung với HIV/AIDS, trẻ em gái và trẻ em sống ở nông thôn có HIV/AIDS<br />
theo thống kê có nhiều vấn đề về điều chỉnh xã hội và cảm xúc hơn các trẻ em trai và trẻ em sống<br />
ở thành thị [4].<br />
Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại<br />
Scotland do Cree, V.E. và Shidhva, D. (Đại học Edinbugh, Vương Quốc Anh) thực hiện năm 2009<br />
với sự tài trợ của Quỹ AIDS EltonJohn đã chỉ ra rằng, khi ngày càng có nhiều người có HIV dương<br />
tính hơn thì rõ ràng sẽ có nhiều trẻ em phải sống chung với HIV và do đó các chính sách trực tiếp<br />
liên quan đến HIV và các dịch vụ cho trẻ em cần phải đáp ứng được các nhu cầu đặt ra của các<br />
em [5].<br />
Nghiên cứu trên những trẻ em từ 11-18 tuổi có cha mẹ đã từng/hiện đang tham gia chương<br />
trình chăm sóc tại nhà Nadeli Hospice, các tác giả Mpeli M.R., và Fichardt A., (2007) đã xác định<br />
và mô tả những nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một là các nhu cầu thể chất: Thức<br />
ăn; Quần áo; Chỗ ở; Năng lượng/Chất đốt. Hai là các nhu cầu khách quan: Có quan hệ bình thường<br />
với họ hàng, láng giềng; Được yêu thương và là một phần của cộng đồng; Được xuất hiện như<br />
những trẻ em khác; Được tham vấn tâm lí; Không phải lo lắng; Được biết thông tin về HIV/AIDS.<br />
Ba là những nhu cầu kiểm soát: Sự độc lập, Sự đoàn kết gia đình [6].<br />
Các phát hiện từ nghiên cứu tác động của HIV/AIDS đối với trẻ em châu Phi được thực<br />
hiện vào tháng 5 năm 2003 đã chỉ ra rằng, HIV/AIDS có tác động nghiêm trọng tới trẻ em trên thế<br />
giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, và trẻ em ở châu Phi. Gánh nặng của HIV/AIDS<br />
ảnh hưởng đến trẻ em theo nhiều cách. Đó là phải đảm nhận những trách nhiệm của người lớn, lao<br />
động trẻ em, căng thẳng về tâm lí, mất cha mẹ, bị phân biệt đối xử và kì thị, lớn lên trong những<br />
151<br />
<br />
Phạm Văn Tư<br />
<br />
điều kiện nghèo khó, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe nghèo nàn, tác động tiêu cực đến giáo dục,<br />
mất quyền thừa kế, bị lạm dụng về thể chất và tình dục [7].<br />
Từ các nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan cho thấy, nhìn chung các công trình<br />
nghiên cứu đó đã đánh giá được mức độ tác độ của những yếu trong đó có những yếu tố tâm lý cá<br />
nhân đến nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hầu như các công trình đó chưa đánh<br />
giá một cách đầy đủ và có hệ thống các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn<br />
tânm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đầy đủ và có hệ<br />
thống về mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lý của<br />
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Những số liệu được dùng để phân tích trong bài viết được trích từ Đề tài nghiên cứu: “Nhu<br />
cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Đề tài khảo sát trên 332 trẻ em bị<br />
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có độ tuổi từ 10 đến 16. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các đặc<br />
điểm tâm lí cá nhân (các yếu tố chủ quan) đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng<br />
bởi HIV/AIDS, chúng tôi sử dụng thang đo cho mỗi yếu tố, trong đó mỗi mệnh đề được thiết kế 4<br />
phương án trả lời ứng với 4 điểm số như sau: Hoàn toàn không đúng: 1 điểm; Đúng một phần: 2<br />
điểm; Phần lớn đúng: 3 điểm và Hoàn toàn đúng: 4 điểm.<br />
Để tiện cho việc so sánh, đối với mỗi thang đo chúng tôi phân điểm trung bình (ĐTB) mà<br />
khách thể đạt được thành 3 nhóm điểm khác nhau: thấp, trung bình và cao. Cách thức phân nhóm<br />
điểm được tiến hành theo hai bước: 1) Khám phá số liệu thông qua đường cong chuẩn; 2) Dựa trên<br />
sơ đồ đường cong chuẩn phân chia thành các nhóm điểm khác nhau. Điểm các mức độ cụ thể ở<br />
mỗi thang đo như sau:<br />
1) Thang đo “Nhận thức về tham vấn tâm lí”: Thấp (ĐTB dưới 2,51); Trung bình (ĐTB từ<br />
2,51 đến 3,59); Cao (ĐTB trên 3,59).<br />
2) Thang đo “Niềm tin vào hiệu quả tham vấn”: Thấp (ĐTB dưới 2,25); Trung bình (ĐTB<br />
từ 2,25 đến 3,41); Cao (ĐTB trên 3,41).<br />
3) Thang đo “Sự tự kì thị”: Thấp (ĐTB dưới 2,51); Trung bình (ĐTB từ 2,51 đến 3,59); Cao<br />
(ĐTB trên 3,59).<br />
Như vậy, ĐTB càng cao thì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS càng thấy được sự cần thiết<br />
và lợi ích của tham vấn tâm lí, càng có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí và càng tự kì thị bản<br />
thân.<br />
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các<br />
đặc điểm tâm lý cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là<br />
phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp<br />
thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS).<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
2.2.1. Một số đặc điểm tâm lí cá nhân<br />
a. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí<br />
Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí được tìm hiểu ở hai<br />
152<br />
<br />
Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng...<br />
<br />
khía cạnh là nhận thức của những trẻ em này về sự cần thiết và về lợi ích của tham vấn tâm lí. Kết<br />
quả khảo sát thực tiễn về sự cần thiết phải tham vấn tâm lí khi gặp khó khăn trong cuộc sống của<br />
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trình bày ở biểu đồ 1.<br />
Nhìn chung, trên một nửa trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhìn nhận tham vấn tâm lí là<br />
rất cần thiết và tương đối cần thiết (với tỉ lệ phần trăm tương ứng là 37,3%và 21,7%); 31,1%các<br />
em cho rằng, đôi khi cần thiết và chỉ có một số ít (9,9%) cho rằng, hoạt động này không cần thiết.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
về sự cần thiết của tham vấn tâm lí (%)<br />
Nhận thức về lợi ích của tham vấn tâm lí chính là cơ sở định hướng cho thái độ và hành<br />
vi của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thúc đẩy các em tìm đến tham vấn tâm lí khi gặp khó<br />
khăn, mặc dù tham vấn tâm lí ra đời ở Việt Nam tương đối mới, nhưng nó đã mang lại những lợi<br />
ích thiết thực trong việc trợ giúp những đối tượng có khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trẻ em<br />
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.<br />
Bảng 1. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
về lợi ích của tham vấn tâm lí<br />
<br />
ĐTB<br />
ĐLC<br />
Nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí<br />
3,10<br />
0,89<br />
1. Giải tỏa những bức xúc, khó khăn, vướng mắc của bản thân<br />
2. Có thêm kiến thức về giới tính, lứa tuổi, sức khỏe. . .<br />
3,15<br />
0,83<br />
3. Được trò chuyện, nói lên những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình<br />
3,30<br />
0,83<br />
4. Giúp em có nhận thức và có lối sống tích cực<br />
3,32<br />
0,81<br />
5. Có thêm kĩ năng sống<br />
3,27<br />
0,82<br />
6. Có thêm kiến thức về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS<br />
3,19<br />
0,93<br />
3,20<br />
0,62<br />
ĐTB nhóm<br />
(Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; ĐTB càng cao,<br />
trẻ em càng có nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí)<br />
<br />
Nhìn chung, nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
ở mức trung bình (ĐTB = 3,20). Đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tham vấn tâm lí đã<br />
“Giúp bản thân có nhận thức và có lối sống tích cực” (ĐTB = 3,32) và đó là lợi ích mà tham vấn<br />
tâm lí mang lại nhiều nhất. Mang lại lợi ích ít nhất là việc “Giải tỏa những bức xúc, khó khăn,<br />
vướng mắc của bản thân” với ĐTB = 3,10, nhưng vẫn nằm ở mức trung bình nghiêng về mức độ<br />
cao.<br />
b. Niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí<br />
Trong nghiên cứu này, niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham<br />
vấn tâm lí được xác định bởi đánh giá của chính các em khi trả lời 5 mệnh đề hỏi. Kết quả thu được<br />
cho thấy, nhìn chung, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm<br />
153<br />
<br />
Phạm Văn Tư<br />
<br />
lí ở mức trung bình với ĐTB = 2,83 (2,25 ≤ ĐTB ≤ 3,41). Trong toàn bộ mẫu có một tỉ lệ đáng kể<br />
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (92 em chiếm 27,7%) hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả tham<br />
vấn tâm lí (với ĐTB > 3,24). Phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (200 em chiếm 60,2%)<br />
có niềm tin ở mức trung bình (với ĐTB nằm trong khoảng từ 2,25 đến 3,41) và chỉ có trên 1/10 số<br />
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (40 em chiếm 12,1%) có niềm tin thấp (với ĐTB < 2,25).<br />
Bảng 2. Niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí<br />
<br />
ĐTB<br />
ĐLC<br />
Những biểu hiện của niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí<br />
1. Em tin tưởng rằng, khi được tham vấn tâm lí em sẽ giải tỏa được bức xúc, khó<br />
2,96<br />
0,89<br />
khăn, vướng mắc của mình<br />
2. Em tin rằng, khi đến tham vấn tâm lí em có thêm kiến thức về giới, sức khỏe,<br />
3,00<br />
0,87<br />
HIV/AIDS...<br />
3,07<br />
0,89<br />
3. Em chắc chắn rằng, khi được tham vấn tâm lí em biết thêm một số kĩ năng sống<br />
4. Em tin chắc rằng, khi nói ra những khó khăn của mình với nhà tham vấn tâm lí,<br />
2,39<br />
0,87<br />
những bí mật của em sẽ được giữ kín<br />
5. Khi tham vấn tâm lí, chắc chắn là em phát huy được tiềm năng của bản thân để<br />
2,71<br />
0,83<br />
tự giải quyết khó khăn của chính mình<br />
ĐTB nhóm<br />
2,83<br />
0,58<br />
(Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; ĐTB càng cao,<br />
trẻ càng có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí)<br />
<br />
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cảm thấy kém tin tưởng nhất là việc giữ kín những bí<br />
mật của trẻ khi các em nói ra những khó khăn của mình với nhà tham vấn (ĐTB = 2,39 và đứng<br />
cuối cùng trong bảng xếp hạng). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phần lớn<br />
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa mạnh dạn tìm đến nhà tham vấn để được hỗ trợ khi có<br />
khó khăn. Phỏng vấn sâu em Hà T.N 14 tuổi ở Cộng đồng em cho biết:<br />
“Con thật sự lo lắng, không thấy yên tâm khi không chắc chắn là những việc con nói ra, con<br />
chia sẻ với các cô chú liệu có được giữ kín không. Chỉ nghĩ đến việc sau khi đến tham vấn mà bị<br />
đem ra làm ví dụ con đã thấy rất không ổn rồi, nếu việc của con bị bung ra, đi đâu cũng bị xì xào,<br />
chỉ trỏ thì con sợ lắm chẳng dám đến tham vấn đâu. Chỉ khi nào con tin chắc 100%bí mật con chỉ<br />
có người tham vấn biết con mới dám đến tham vấn. Con chắc chắn các bạn cùng cảnh ngộ như con<br />
cũng nghĩ vậy cô ạ”.<br />
c. Sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
Bảng 3. Những biểu hiện tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS<br />
<br />
ĐTB<br />
ĐLC<br />
Những biểu hiện tự kì thị<br />
1. Em ngại nói chuyện với những người khác<br />
2,98<br />
0,88<br />
2. Em không dám ăn chung với những người khác<br />
2,52<br />
0,94<br />
2,39<br />
0,87<br />
3. Em không dám bắt tay người khác<br />
4. Em thấy mình kém cỏi hơn các bạn cùng trang lứa<br />
2,75<br />
0,96<br />
5. Em không tham gia vào các hoạt động vui chơi chung<br />
2,60<br />
0,93<br />
2,65<br />
0,93<br />
6. Em nghĩ rằng, em đáng bị mọi người xa lánh<br />
ĐTB nhóm<br />
2,65<br />
0,59<br />
(Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; điểm càng cao, trẻ em càng tự kì thị)<br />
<br />
Tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là các em tự thấy mình không được những<br />
người xung quanh chấp nhận hay tự cảm thấy hoàn cảnh của mình đáng xấu hổ. Khi tự kì thị, trẻ<br />
154<br />
<br />