DUYÊN NẢI NAM TRUNG BỘ<br />
<br />
Một số<br />
<br />
tícVi lịcVi svc - VẲM VioÁ V iệt NAm<br />
<br />
<<br />
<br />
347 ><br />
<br />
BIỆN TẰị/ SƠN<br />
<br />
D<br />
<br />
i tích điện thờ Tây Sơn thuộc khối 1, thị<br />
trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, cách<br />
thành phố Quy Nhơn 40km về hướng tây<br />
bắc, là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn<br />
Huệ, Nguyễn Lữ.<br />
Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm.<br />
Trước sần rộng có tam quan, tiếp đó là nhà bia<br />
ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ.<br />
Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang<br />
Trung - Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn<br />
Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đẩu<br />
hồi là ban thờ các tướng Tây Sơn.<br />
Điện Tây Sơn được xây dựng trên nển nhà<br />
cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn - và cũng chính là từ<br />
đường thờ ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đổng,<br />
những người đã sinh ra ba anh em Tây Sơn, là nơi<br />
ba anh em Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, cùng đi<br />
Môt » ố bỉ tìcVi lỊcVi<br />
<br />
(<br />
<br />
s v r - VẴM<br />
<br />
349 )<br />
<br />
VioÁ Vỉệt<br />
<br />
qua tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, rổi phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh<br />
tụ kiệt xuất của nông dân và dân tộc vào cuối thế kỉ XVIII. Hiện nay, trong khu vườn cũ<br />
của gia đình anh em Tây Sơn, sát bên cạnh điện thờ Tây Sơn vẫn còn lại 2 di tích cực kì<br />
quý giá, là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời ông Hổ Phi Phúc.<br />
Cây me cổ thụ hơn 200 tuổi, tương truyền do thần sinh ba anh em Tây Sơn trồng,<br />
nằm ở bên cạnh điện Tây Sơn, cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn. Cây me cổ<br />
thụ này cao 24m, đường kính thân l,2m , tán rộng che phủ hơn 600m l Cây me đã đi<br />
vào kí ức dân gian trong một cầu ca quen thuộc, trữ tình, đượm màu lịch sử:<br />
“Câỵ me cũ, bến Trẩu xưa<br />
Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm”<br />
Theo những tư liệu ghi lại ở Bảo tàng Tầy Sơn, sau khi rời quê vỢ ở làng Phú Lạc,<br />
ông Hổ Phi Phúc cùng vợ đến định cư ở làng Kiên Mỹ, bên dòng sông Côn thơ mộng.<br />
Ngày ấy, Phú Lạc và Kiên Mỹ thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn,<br />
vẽ sau đều thuộc xã Bình Thành, huyện Tầy Sơn. ông Hồ Phi Phúc dựng một ngôi nhà<br />
khang trang, đồng thời trổng cây me bên trái và đào một giếng nước bên phải ngôi<br />
nhà, phía trước là cánh đồng trù phú, màu mỡ xanh ngắt trải dọc sông Côn. Đây cũng<br />
là nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lấn lượt chào đời.<br />
Đến giờ người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền những câu chuyện vê' tuổi thơ của<br />
ba anh em Tây Sơn gắn bó với cây me trong vườn nhà. Đó là nơi hằng ngày ba anh em<br />
học võ, luyện công và sau khi khởi nghiệp, dưới tán me này, Bắc Bình Vương Nguyễn<br />
Huệ đã chủ trì bao cuộc luận bàn đại sự cùng văn thần võ tướng vể thời cuộc, đất nước,<br />
vể phạt Bắc chinh Nam. Sự nghiệp vẻ vang cùa nhà Tầy Sơn đã gắn bó với cây me, giếng<br />
nước trong vườn nhà ngay từ buổi khởi đẩu và kéo dài suốt một thời kì lịch sử lẫy lừng.<br />
Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, Nguyễn Ánh đã thực hiện chính sách báo thù<br />
đối với nhà Tây Sơn một cách hết sức tàn ác. Theo đó, ngôi nhà từ đường do cụ Hổ Phi<br />
Phúc tạo dựng trước đây bị san phẳng. Thế nhưng cầy me già vẫn uy nghi đứng đó bên<br />
cạnh giếng nước trong vắt, mát lành đến ngày nay, không ai giải thích được vì sao những<br />
chứng tích này không bị tàn phá ngoài những tương truyển dân gian đầy tôn kính.<br />
Tuy nhiên, nhân dân địa phương ở đây đã đóng góp tiển của, công sức xây dựng lại<br />
ngôi nhà anh em Tây Sơn ngay trên nền đất cũ, làm nơi thờ tự ông bà Hổ Phi Phúc, song<br />
ngôi từ đường này cũng bị nhà Nguyễn tiếp tục cho phá hủy. Người dân trong làng sau<br />
đó phải dựng một ngôi đình ngay trên nền nhà cũ, cạnh cây me, gọi là đình Kiên Mỹ, bí<br />
mật thờ “ba ngài Tây Sơn”. Để che mắt vua quan nhà Nguyễn, bể ngoài đình Kiên Mỹ thờ<br />
thành hoàng, có xin sắc nhà Nguyễn dù thực chất thờ Tây Sơn tam kiệt.<br />
Năm 1947, đình Kiên Mỹ bị phá để tiêu thổ kháng chiến và dân làng lập một miếu<br />
nhỏ ngay dưới gốc me già tiếp tục thờ cúng ba ngài Tây Sơn. Đến năm 1960, người dân<br />
trong vùng xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn, lấy tên là Điện Tây Sơn cũng ngay<br />
dưới tán me già. Hằng ngày có rất nhiều du khách đến từ mọi miển đất nước xin thỉnh<br />
những cây me con nhân giống từ cây me cổ thụ về trổng như tin vào sự linh thiêng,<br />
may mắn, như một nghĩa cử lưu truyền, gìn giữ một giai đoạn rực rỡ của nhà Tầy Sơn<br />
tuy hữu hạn mà vĩnh hằng trong lòng dân Việt.<br />
Một tồ t>i ticVi lịcVi từ - vẰti VioẤ V iệt N avm<br />
<br />
350 )<br />
<br />
Bên cạnh cây me cổ thụ là giếng nước cổ cũng gắn liền với tuổi thơ của Nguyễn<br />
Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Giếng nước ở bên phải Điện Tây Sơn, đường kính<br />
0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Đến nay giếng nước xưa<br />
vẫn mát trong như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn tâm hồn và<br />
ý chí anh em Tây Sơn. Sau này dần làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt<br />
đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Cạnh Điện Tầy Sơn hiện nay là Nhà bảo tàng<br />
Quang Trung khang trang đã được xây dựng. Những người có trách nhiệm đã cân<br />
nhắc kĩ khi chọn địa điểm thôn Kiên Mỹ để xây dựng nhà bảo tàng này.<br />
Hiện nay, di tích Điện thờ Tây Sơn, cây me, giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn<br />
kính trong khuôn viên của khu Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng Quang Trung được nhà<br />
nước xây dựng vào năm 1978 có quy mô đổ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng<br />
vẻ uy nghiêm, gổm 9 phòng trưng bày các kỉ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tầy<br />
Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 - 1789).<br />
Đến thăm huyện Tây Sơn, bên cạnh Di tích điện Tây Sơn, du khách sẽ được thăm<br />
một số di tích liên quan đến phong trào Tây Sơn như:<br />
Từ đường Võ Van Dũng: Võ W n Dũng là vị tướng lỗi lạc đã có những đóng góp đối<br />
với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, được phong Đô đốc rồi Đại tư khấu, Đại tư đồ, tước<br />
hầu, Quốc công. Từ đường Võ Văn Dũng được xây dựng trên quê hương ông - xã Tây<br />
Phú, huyện Tây Sơn.<br />
Từ đường Bùi Thị Xuân: Bùi Thị Xuân là một nữ tướng xuất sắc của vua Quang<br />
Trung, có tài luyện voi đánh giặc. Bà đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp vẻ vang của<br />
phong trào khởi nghĩa Tầy Sơn. Bùi Thị Xuân hiện được thờ tại từ đường họ Bùi ở xã<br />
Tầy Xuân, huyện Tầy Sơn.<br />
Bãi Nhạn - núi Tam Toà: Bãi Nhạn là một doi đất nhọn nằm ở đẩu cửa Cảng Quy<br />
Nhơn thuộc địa bàn khu 1, phường Hải Cảng. Núi Tam Tòa (còn gọi là núi Đá Đen) thuộc<br />
địa phận thôn Hải Minh, phường Hải Cảng, bên hữu cửa Cảng Quy Nhơn, đối diện với<br />
Bãi Nhạn. Trước đây từ biển, tàu thuyên muốn vào đầm Thị Nại, tiến đến thành Hoàng Đế,<br />
đại bản doanh của nghĩa quân lầy Sơn, kinh đô của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc<br />
thì không còn con đường nào khác là phải vượt qua Bãi Nhạn và núi Tam Tòa. Do vậy Bãi<br />
Nhạn cùng với núi Tam Tòa giữ một vị trí chiến lược quan trọng, được xây dựng thành hệ<br />
thống căn cứ quân sự trọng yếu của quân lầy Sơn. Thời gian trôi qua, đến nay những di<br />
tích vật chất hẩu như không còn gì đáng kể, tuy nhiên với tất cả những gì đã xảy ra nơi đây,<br />
cùng vẻ đẹp hoành tráng của thiên nhiên, của non nước chốn này, Bãi Nhạn, núi Tam Tòa<br />
vẫn có sức hấp dẫn biết bao du khách đến tham quan chiêm ngưỡng.<br />
Bên cạnh đó là lăng Mai Xuân Thưởng được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ trên một ngọn<br />
đổi bên cạnh Quốc lộ 19 thuộc xã Bình Hoậ, huyện lầy Sơn để tưởng nhớ Mai Xuân Ihưởng nhà yêu nước và cũng là lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cẩn Vương kháng Pháp tại Bình Định.<br />
Từ trên ngọn đổi này, nơi năm xưa Mai Xuân Thưởng đã dựng cờ khởi nghĩa, khách tham quan<br />
có thể quan sát thấy các căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân như Phú Phong, Tiên Thuận, Linh<br />
Đổng, Hương Sơn. Đã hơn một trăm năm kể từ ngày Mai Xuân Thưởng hi sinh nhưng tên tuổi<br />
ông vẫn sống mãi trong lòng người dân Bình Định, trong lòng nhân dần cả nước.<br />
Một »ố bi U cli lịcVi tử - vÃti lioẮ V iệt N a w<br />
<br />
c<br />
<br />
351 )<br />
<br />
Aíúỉ BÀ ƯÀ CHÙA LINH PHONG<br />
<br />
N<br />
<br />
úi Bà - tên của cả một dãy núi gồm 66 đỉnh<br />
cao thấp khác nhau, nằm ở phía đông nam<br />
huyện Phù Cát, có tổng diện tích khoảng<br />
40km\ địa hình tự nhiên phong phú với một thảm<br />
thực vật đa dạng, là nơi tổn cư của những quân thể<br />
động vật quý hiếm.<br />
Các sử gia triều Nguyễn gọi Núi Bà là Phô<br />
Nghinh Đại Sơn. Xung quanh Núi Bà có nhiều<br />
di tích khá nổi tiếng như miếu Bà, đền thờ thẩn<br />
Núi, đá Vọng Phu, chùa Linh Phong với sự tích<br />
vể Ông Núi, các giếng vuông, phế tích tháp cổ<br />
Chămpa. Tháp cổ Hòn Chuông mà dân gian gọi<br />
là Hòn Bà Chằng là một di tích văn hoá Chăm<br />
được xây dựng trên một khối đá to cao, là kiến<br />
trúc duy nhất mà trong bản thống kê các di tích<br />
Chăm ở Trung Kì của người Pháp chưa được<br />
nhắc đến.<br />
Một sả M tícVt lỊcíi tit - VẰM VioẮ Vỉệt N A m<br />
<br />
C352 )<br />
<br />