intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số điều cần biết về huyết áp thấp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế nào là huyết áp thấp? Nhiều tác giả cho rằng huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu (HA tối đa) từ 90 mm thủy ngân hoặc thấp hơn và huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) từ 60mm thuỷ ngân hoặc thấp hơn là huyết áp thấp. Cũng có tác giả coi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa và tối thiểu là (

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số điều cần biết về huyết áp thấp

  1. Một số điều cần biết về huyết áp thấp Thế nào là huyết áp thấp? Nhiều tác giả cho rằng huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu (HA tối đa) từ 90 mm thủy ngân hoặc thấp hơn và huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) từ 60mm thuỷ ngân hoặc thấp hơn là huyết áp thấp.
  2. Cũng có tác giả coi là huyết áp thấp khi huyết áp tối đa và tối thiểu là (< 90/50). Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, từ mất nước cho đến nhiều bệnh lý khác. Huyết áp thấp nghiêm trọng làm cho não và nhiều cơ quan quan trọng khác thiếu ôxy và chất dinh dưỡng nên có thể dẫn choáng và đe doạ sinh mạng. Huyết áp thấp có thể điều trị được nhưng cần tìm ra nguyên nhân. Huyết áp thấp đột biến Là tình trạng huyết áp đang bình thường hay cao từ trước, nay hạ xuống đột ngột (hạ chừng 30-40mmHg). Trường hợp này thường là do một bệnh lý. Hạ huyết áp đột ngột gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Huyết áp có thể rất thấp hoặc mất, mạch nhanh, nhỏ hoặc không bắt được. Ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu ôxy não, thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc. Bệnh tim mạch giai đoạn nặng – Choáng: xảy ra từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, trán vã mồ hôi – Chết đột ngột: không có huyết áp, không mạch. Không hồi phục mặc dù cấp cứu hồi sức tốt. Nguyên nhân gồm: Cường phó giao cảm: Người xanh xao, mệt mỏi, hay ngáp, nhịp tim chậm. Huyết áp hạ đột ngột xảy ra khi lo sợ, khi quá xúc động… Một số bệnh tim mạch: Viêm cơ tim cấp, nhồi máu cơ tim, viêm tim toàn bộ… . Chảy máu cấp: Do chấn thương vỡ tạng (gan, lách, thận), chửa ngoài dạ
  3. con vỡ… Mất nước nhiều: Do tiêu chảy, nôn liên tục. Hạ đường huyết: Do bị đói, dùng quá liều thuốc điều trị đái tháo đường. Bệnh nhân cảm thấy chân tay bủn rủn, chóng mặt, lờ đờ, buồn ngủ, trán vã mồ hôi. Phản ứng thuốc hay choáng phản vệ: Các loại kháng sinh penicilline, streptomycine, aspirin… Choáng khi hút dịch: Ở màng phổi, màng tim, màng bụng. Do hút tốc độ nhanh hoặc hút nhiều dịch trên bệnh nhân sẵn có cơ địa cường phế vị. Các trường hợp huyết áp hạ đột biến, cần xử trí rất khẩn trương để cứu sống người bệnh. Huyết áp thấp thường xuyên Huyết áp thấp thường xuyên có hai thể: Huyết áp thấp tiền phát: Do cơ địa hay do cấu tạo của cơ thể, thường xuyên có huyết áp thấp, nhưng không có trở ngại gì trong sinh hoạt. Loại này không có triệu chứng, không cần dùng thuốc điều trị, trừ trường hợp bị ngất. Huyết áp thấp hậu phát: Thường do một nguyên nhân nào đó gây ra. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, thoáng ngất, ngón tay, ngón chân lạnh, có khi tím da. 8 nguyên nhân gây huyết áp thấp hậu phát gồm:
  4. Cơ thể suy mòn lâu ngày do ung thư, lao, đái tháo đường, xơ gan – Nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài – Thiếu máu mạn tính – Suy tim – Do dùng thuốc điều trị huyết áp liều cao hay điều trị kéo dài – Bệnh Addison: Suy vỏ thượng thận, sạm da, người mệt, chóng mỏi các cơ – Bệnh suy giáp trạng: Huyết áp hạ, mạch nhỏ chậm – Do các bệnh thần kinh: Tabét, rỗng tuỷ sống… Hạ huyết áp tư thế đứng Người hạ huyết áp tư thế đứng là người có huyết áp bình thường, khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, huyết áp tối đa giảm quá 20mmHg và huyết áp tối thiểu bình thường hay hạ, tức là < 90mmHg/50mmHg. Triệu chứng: Khi đứng dậy, huyết áp hạ, chóng mặt, người loạng choạng, muốn ngất, tim đập nhanh. Thể nặng thì ngất, ngã gục xuống. Nếu người bệnh được nằm thì sẽ hồi phục bình thường. Làm gì khi có huyết áp thấp thường xuyên? Khi huyết áp thấp không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì hay chỉ nhẹ (thỉnh thoảng chóng mặt khi đứng) thì hiếm khi cần điều trị. Nếu có triệu chứng thì cách điều trị tốt nhất là điều trị nguyên nhân, ví dụ mất nước, suy tim, thiểu năng giáp trạng… Nếu không xác định rõ nguyên nhân thì có thể thực hiện các biện pháp sau: Chế độ ăn mặn hơn bình thường – Uống nhiều nước, kể cả dùng café thường
  5. xuyên vào buổi sáng – Mang tất ép, chun giãn để tránh ứ đọng máu ở chi dưới – Dùng một số thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc (như fludrocortisone…).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0