Một số định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo
lượt xem 17
download
Đã đến lúc chúng ta chính thức phản đối với cách nhìn nhận thông thường rằng chỉ có lãnh đạo mới là những nhà chiến lược. Thực ra, quản lý cũng là chiến lược nếu tất cả các quyết định của CEO là những hành động quản lý. Đối với không ít các nhà lý luận quản lý, họ cho rằng không có thuật ngữ nào gọi là nhà quản lý chiến lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo
- Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo Đã đến lúc chúng ta chính thức phản đối với cách nhìn nhận thông thường rằng chỉ có lãnh đạo mới là những nhà chiến lược. Thực ra, quản lý cũng là chiến lược nếu tất cả các quyết định của CEO là những hành động quản lý. Đối với không ít các nhà lý luận quản lý, họ cho rằng không có thuật ngữ nào gọi là nhà quản lý chiến lược. Theo một quan điểm khá phổ biến về quản lý và lãnh đạo, vai trò của người quản lý chính là việc duy trì hiện trạng, để sao cho các hoạt động hiện tại vận hành một cách trôi chảy. Điều này lại chứng tỏ rằng vẫn còn tồn tại những nhà quản lý chiến lược. Đây chính là lý do chính đáng để đối mặt với quan niệm chính thống này. Nếu chúng ta có thể thoát khỏi quan niệm: lãnh đạo chỉ dành cho người nắm cương vị này, thì tất cả các nhân viên có thể được lên
- tiếng để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình khi họ tung ra một đường hướng tốt hơn ví như một sản phẩm, dịch vụ, tiến trình mới. Sự thay đổi này đã cho phép chuyển sang một giai đoạn xa hơn, rất phù hợp với tầm hiểu biết của chúng ta khi sự đổi mới ngày càng là nhân tố quyết định trong lợi thế cạnh tranh. Trong một thế giới phát triển phức tạp, những người giữ vai trò cao nhất lại không có được toàn bộ lời lý giải hay câu trả lời, do vậy chúng ta cần một hình mẫu lãnh đạo có thể giải đáp cho câu hỏi: tất cả nhân viên có thể thể hiện khả năng lãnh đạo như thế nào? Phương pháp mới phân biệt lãnh đạo và quản lý Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Điểm khác biệt nhất được đa số chấp nhận đó là dựa trên tác phong của hai đối tượng thể hiện vai trò này. Lãnh đạo được mô tả như những người có khả năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều khiển. Phong cách của nhà quản lý là quản lý
- kinh doanh - họ thưởng cho nhân viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại, lãnh đạo có nhiệm vụ chuyển hoá, hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm hứng. Cách phân biệt này tuy nhiên vẫn chưa thực sự rõ nét bởi vì chúng ta biết rằng một số nhà quản lý cũng có thể là những người thúc đẩy giỏi và cũng rất nhạy cảm với mọi người. Và rằng một số lãnh đạo lại có phong cách khá trầm tĩnh và thường căn cứ theo thực tế của vấn đề. Họ có sức thuyết phục bởi họ biết rằng họ đang nói gì ngay cả khi họ không truyền cảm hứng trong cách giao tiếp. Vậy nên, theo cách phân biệt này thì lãnh đạo và nhà quản lý gần như có chung điểm trọng tâm, thực hiện công việc thông qua nhân viên của họ. Điểm khác biệt dễ nhận thấy để có thể biết ai là lãnh đạo ở đây chính là khả năng truyền cảm của người nào tốt hơn. Và ngay cả khi lãnh đạo là những nhà quản lý cấp cao thực sự thì tại sao họ vẫn lo lắng khi có những nhà quản lý?
- Nếu chúng ta loại bỏ tiêu chí phong cách, một cách đơn giản trong việc định nghĩa lãnh đạo và quản lý để nói rằng người lãnh đạo thúc đẩy những đường hướng mới, còn nhà quản lý thì điều hành những phương hướng đã và đang có sẵn. Nếu lãnh đạo là công việc hoàn toàn tự do, lãnh đạo chỉ có thể duy trì thông qua ảnh hưởng không chính thức, thân mật. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo sẽ không bao giờ có vai trò quyết định trong vấn đề uy quyền đối với nhân viên. Nó ngầm ẩn rằng mọi quyết định đưa ra bởi những nhà điều hành thâm niên là những hành động quản lý, chứ không phải là việc lãnh đạo. Theo logic này, nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược chứ không phải là người lãnh đạo. Điều này ban đầu nghe có vẻ khác lạ nhưng nếu những chiến lược mới đưa việc kinh doanh theo những đường hướng mới thì liệu đó lại không phải là việc lãnh đạo ư? Tất nhiên là không, bởi vì đây là một quyết định về đầu tư. Quản lý là đầu tư
- Điều này có nghĩa là cần nhìn nhận việc quản lý như một hành động đầu tư. Các nhà quản lý có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, nguyên liệu để đầu tư. Một khi họ quyết định thuê nhân viên mới, chuyển sang những thị trường mới hay đưa ra những chiến lược mới tức là họ đang thực thi những quyết định đầu tư. Lý do duy nhất để chúng ta nhìn nhận việc quản lý này như vai trò của một lãnh đạo đó là nếu chúng ta đảm trách vai trò này dựa trên quan niệm về lãnh đạo. Nhưng, nếu chúng ta muốn có một định nghĩa về lãnh đạo để từ đó cho phép nhân viên căn cứ vào đó thể hiện khả năng lãnh đạo của mình thì chúng ta phải thu hẹp khái niệm này về ảnh hưởng không chính thức của người lãnh đạo trong việc thúc đẩy những hướng đi mới. Ví như, khi một người có tư tưởng đổi mới hàng đầu đưa ra dòng sản phẩm mới đối với nhóm lãnh đạo điều hành cấp cao. Đây chính là lãnh đạo tổng thể: từ thấp đến cao. Nhưng nhân viên có năng lực đóng vai trò chủ chốt lại không có quyền quyết định để phát triển sản phẩm này. Điều đó có nghĩa là khái niệm lãnh đạo
- “từ đầu đến chân” phải được thu hẹp để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm tìm ra một lộ trình đi tốt hơn. Tầm quan trọng của lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Quản lý cần sử dụng triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược. Lãnh đạo là điều thiết yếu trong việc phát triển tương lai thông qua đổi mới. Cả người lãnh đạo và nhà quản lý có thể đều là nhà chiến lược. Sự khác nhau đó là: lãnh đạo có ảnh hưởng mật thiết tới người khác để thông qua, chấp thuận những chiến lược mới, trong khi nhà quản lý là người quyết định những chiến lược mới. Ví dụ, một công nhân có hiểu biết có thể trình một chiến lược mới lên CEO - người đóng vai trò giống như người bán, khách hàng hay nhà đầu tư trong tình huống này. Khi CEO quyết định chấp nhận một chiến lược mới, họ sẽ quyết định cách quản lý. Và người thúc đẩy đầu tiên của chiến lược này chính là người lãnh đạo. Tất nhiên, CEO có thể vừa lãnh đạo vừa
- quản lý bằng việc đầu tiên là bán chiến lược mới cho công ty, sau đó quyết định thông qua chiến lược đó. Mặc dù lãnh đạo và quản lý đều có vai trò ngang nhau nhưng quản lý có khả năng giải quyết công việc lớn hơn bởi vì quản lý cần quyết định chiến lược tổng thể và quản lý việc điều hành nó qua kết hợp và thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc theo cách tốt nhất. Lãnh đạo là hành động mang tính trọng tâm hơn. Lãnh đạo nghiên cứu phương thức tốt hơn và bán chiến lược này cho công ty. Tất nhiên, đây không phải là cách định nghĩa lãnh đạo và quản lý dễ được chấp nhận như thông thường nhưng nó là cách tốt trong việc định nghĩa tường tận về lãnh đạo. Lãnh đạo rõ ràng không phải là hành động đưa ra quyết định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa kinh doanh
60 p | 436 | 158
-
Một số khái niệm và định nghĩa về quá trình ra quyết định
5 p | 333 | 76
-
Ứng xử hài hòa với đồng nghiệp nơi công sở
5 p | 253 | 66
-
Bài giảng NTSC Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng thuyết trình - TS. Phan Quốc Việt
267 p | 224 | 62
-
Quan niệm về “công việc” của bạn là gì?
6 p | 288 | 43
-
Thông minh văn hóa: Không thể thiếu trong môi trường kinh doanh hiện đại
5 p | 157 | 41
-
Giao tiếp công sở nên biết
4 p | 176 | 36
-
Đàm phán hãy coi là khâu quyết định
4 p | 154 | 25
-
Ai nắm giữ số mệnh của bạn?
5 p | 88 | 21
-
Bài giảng về Hợp đồng lao động
33 p | 201 | 20
-
Các mốc trẻ em thay đổi cảm xúc và hành vi
3 p | 102 | 19
-
Kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng kiếm việc sau khi rời ghế nhà trường
3 p | 107 | 19
-
Bài giảng Lãnh đạo (leadership) - PGS.TS. Lê Hoàng Ninh
15 p | 113 | 16
-
Vì sao Gen – Y nghỉ việc nhiều
6 p | 85 | 6
-
Lòng nhiệt huyết
5 p | 144 | 6
-
Nghề “trọng tài” về giá
3 p | 71 | 6
-
Quá trình hình thành giáo trình hôn nhân gia đình và phương thức bảo vệ hạnh phúc gia đình p5
12 p | 92 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn