MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ<br />
NON NƯỚC–ĐÀ NẴNG.<br />
Lương Hoàng Thị Vân – Lê Thị Minh Châu<br />
Khoa Du lịch – Ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn – Lớp K14DLK<br />
Du lịch đã và đang trở nên phổ biến với người dân nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu du<br />
lịch ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều loại hình du lịch<br />
đã xuất hiện & phát triển. Trong số đó, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch ngày càng<br />
được ưa chuộng.<br />
Đà Nẵng là nơi hội tự đầy đủ tất cả các yếu tố tự nhiên, nhân văn để phát triển du lịch. Nói<br />
đến Đà Nẵng, người ta hay nhắc đến Khu Du Lịch Non Nước Ngũ Hành Sơn gắn liền với<br />
Làng đá mỹ nghệ Non Nước. Việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại đây có ý nghĩa<br />
thực tiễn lớn. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý luận về vấn đề phát triển<br />
du lịch làng nghề, các kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số tỉnh thành trong cả<br />
nước và một số nước trên thế giới. Đồng thời, nhóm tác giả đã đi vào phân tích thực trạng<br />
phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước để đưa ra một số giải pháp thiết thực cho địa<br />
phương.<br />
Từ khóa: Loại hình lịch làng nghề, phát triển du lịch, làng đá mỹ nghệ Non Nước<br />
1. Mở đầu:<br />
Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng<br />
thu hút nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài. Tuy nhiên thực tế ở hầu hết các làng<br />
nghề, việc phát triển loại hình này chỉ mang tính tự phát và chưa hình thành được cách làm<br />
chuyên nghiệp.<br />
Theo định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, du lịch được đầu tư trở<br />
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, phát triển loại hình du lịch làng nghề trở thành thế<br />
mạnh của du lịch thành phố. Đồng thời, việc phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước<br />
còn tồn đọng một số vấn đề.<br />
Xuất phát từ thực tế đó cùng với nhu cầu học tập đi đôi với việc nghiên cứu tại Khoa Du<br />
Lịch, ĐH Duy Tân, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài” Một số giải pháp phát triển du<br />
lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng” nhằm đề xuất một số giải pháp cụ thể để phát<br />
triển du lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước xứng với tiềm năng vốn có của nó.<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho phát triển du lịch làng nghề.<br />
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước.<br />
- Đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà<br />
Nẵng.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch làng nghề tại<br />
làng đá mỹ nghệ Non Nước phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thời<br />
gian nghiên cứu: được giới hạn trong vòng 3 tháng.<br />
Cách tiếp cận đề tài: Đề tài được tiếp cận từ cách thức nghiên cứu lý thuyết, tiến hành<br />
phân tích thực trạng của vấn đề và đưa ra một số giải pháp thiết thực.<br />
2. Nội dung đề tài:<br />
<br />
Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là một trong những động<br />
lực thúc đẩy làng nghề phát triển, và làng nghề phát triển cũng là nền tảng để phát triển du<br />
lịch làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề được hiểu là một quá trình tiến triển của nền kinh<br />
tế du lịch làng nghề trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã<br />
hội, sự tổ chức, duy trì và bảo tồn không gian làng nghề truyền thống, sự kết hợp giữa truyền<br />
thống và hiện đại, sự công bằng về phân phối.<br />
Phát triển du lịch làng nghề chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau: Cơ sở vật<br />
chất kỹ thuật, hạ tầng tại làng nghề - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề - Sản phẩm<br />
du lịch của làng nghề - Chính sách phát triển du lịch làng nghề - Vốn đầu tư phát triển du lịch<br />
làng nghề - Điểm tham quan du lịch gắn liền với làng nghề. Không những vậy khai thác du<br />
lịch làng nghề cũng tác động ngược lại đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường tại làng<br />
nghề đó.<br />
Làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng là một làng nghề được hình thành có thể vào<br />
khoảng thế kỷ XVII, cách đây ba bốn trăm năm, đã có một truyền thống hết sức lâu đời. Hiện<br />
nay, làng có khoảng 597 cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ. Tuy số lượng lớn như vậy<br />
nhưng chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp tại làng nghề có<br />
quy mô lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng tại làng đá tuy đã được các doanh nghiệp nâng<br />
cấp tu bổ qua từng năm. Tuy nhiên, con đường chính- đường Huyền Trân công chúa dẫn vào<br />
làng nghề đã bị xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề<br />
vẫn còn hạn chế, không đảm bảo cho các hoạt động sản xuất mua bán tại đây.<br />
Những nghệ nhân làng nghề đá Non Nước đã nổi tiếng, được nhiều giới chuyên môn cũng<br />
như du khách khắp nơi biết đến. Nhưng thực tế về số lượng của những con người này ngày<br />
càng ít đi và nguy cơ làng nghề bị thất truyền là hoàn toàn có thể xảy ra. Đời sống kinh tế khó<br />
khăn khiến cho những thế hệ sau này dường như ít mặn mà hơn với nghề nghiệp của cha ông.<br />
Số lượng lao động trực tiếp làm ra các sản phẩm của làng nghề có sự tăng lên và khởi sắc hơn<br />
qua từng năm, nhưng với nhu cầu thực tế ngày càng tăng của các hợp đồng mua bán lớn,<br />
nguồn lao động này dường như chỉ có nhiệm vụ tạo ra thành phẩm cho chủ doanh nghiệp mà<br />
khả năng giao lưu, giúp khách thấu hiểu về giá trị văn hóa làng nghề chưa được chú trọng.<br />
Các tác phẩm tâm huyết cũng ngày càng ít hơn. Đội ngũ nhân viên thuyết minh du lịch làng<br />
nghề cũng hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu hiện nay vẫn chính là chủ của các<br />
cơ sở sản xuất hoặc thông qua trung gian là các hướng dẫn viên của đoàn. Đội ngũ này chưa<br />
thực sự thể hiện được giá trị văn hóa đích thực của làng nghề.<br />
Làng nghề Non Nước đã tạo ra những sản phẩm đá mỹ nghệ đa dạng và phong phú, được<br />
trưng bày giới thiệu và xuất bán đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản phẩm đá<br />
mỹ nghệ này chưa được đóng dấu hay dán nhãn tem nào để bảo vệ thương hiệu đá Non Nước<br />
cũng như quyền lợi của người làm đá. Về các chương trình du lịch của các công ty du lịch lữ<br />
hành đến tham quan làng nghề đã được khai thác từ các chương trình tham quan thành phố<br />
ngắn ngày đến các chương trình du lịch dài ngày. Tuy nhiên, làng đá mỹ nghệ Non Nước chỉ<br />
thực sự là một điểm dừng trong tuyến hành trình. Việc du khách lưu lại làng nghề trong một<br />
khoảng thời gian ngắn sẽ không khai thác hết những tiềm năng làng nghề. Du khách chưa cảm<br />
nhận thực sự giá trị văn hóa kết tinh từ sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, cũng như là<br />
những phong tục tập quán là hồn văn hóa của người dân làng nghề…<br />
Từ các cấp Trung ương đến địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho du lịch làng<br />
nghề phát triển. Điều đó phần nào đã thể hiện tầm quan trọng của loại hình du lịch này đối với<br />
đời sống của nhân dân, kinh tế của địa phương. Đặc biệt hơn, loại hình du lịch này có thể phát<br />
triển trong tương lai theo đúng định hướng của ngành du lịch toàn thành phố. Tuy có được<br />
nhiều sự ủng hộ từ các chính sách phát triển song để có nguồn vốn để làm được điều đó quả<br />
thật không đơn giản. Nguồn vốn để đầu tư cho việc hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng như<br />
nguồn vốn để phát triển du lịch làng nghề trong thời gian qua vẫn chủ yếu là nguồn vốn từ<br />
chính các hộ kinh doanh. Việc tự bỏ tiền ra đầu tư thay vì vay từ Nhà nước giúp các hộ kinh<br />
<br />
doanh chủ động hơn trong việc kinh doanh sản xuất nhưng đồng thời kéo theo là các doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ dường như không thể cạnh tranh. Việc đi vay vốn từ Nhà nước lại khá<br />
phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ thủ tục cho nên nguồn vốn từ Nhà nước hầu như không vượt<br />
quá 1% (theo số liệu từ phòng kinh tế, quận Ngũ Hành Sơn).<br />
Việc phát triển làng nghề đá Non Nước không thể không kể đến tầm ảnh hưởng to lớn của<br />
danh thắng Ngũ Hành Sơn.<br />
Số lượt khách tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn qua các năm từ 2007 – 2010.<br />
ĐVT: lượt khách<br />
Năm<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
Khách quốc tế<br />
<br />
65.518<br />
<br />
94.560<br />
<br />
67.354<br />
<br />
104.477<br />
<br />
Khách nội địa<br />
<br />
292.500<br />
<br />
232.347<br />
<br />
257.195<br />
<br />
303.516<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
358.018<br />
<br />
326.907<br />
<br />
324.549<br />
<br />
407.993<br />
<br />
(Nguồn: Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)<br />
Nhận thấy rằng tổng số lượt khách đến tham quan khu danh thắng qua các năm với số<br />
lượng tương đối lớn và có sự biến động. Đồng thời, hầu hết số lượt khách tham quan Ngũ<br />
Hành Sơn thường đến tham quan làng nghề. Chính sức thu hút của danh thắng Ngũ Hành Sơn<br />
đã tạo điều kiện cho du khách biết đến làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và góp phần làm cho<br />
hoạt động du lịch làng nghề tại đây phát triển.<br />
Từ ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, hoạt động du lịch làng nghề đá mỹ nghệ Non<br />
Nước cũng gặt hái được một số kết quả nhất định:<br />
Giá trị sản xuất (GTSX) và doanh thu làng nghề qua các năm giai đoạn 2006 – 2010.<br />
ĐVT: Triệu đồng<br />
Năm<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
GTSX<br />
<br />
108.773<br />
<br />
125.509<br />
<br />
144.336<br />
<br />
171.529<br />
<br />
196.714<br />
<br />
Doanh thu<br />
<br />
126.040<br />
<br />
146.966<br />
<br />
170.207<br />
<br />
203.958<br />
<br />
234.182<br />
<br />
(Nguồn: Phòng Kinh tế, quận Ngũ Hành Sơn)<br />
Giá trị sản xuất của làng nghề và doanh thu làng nghề tăng dần qua các năm. Điều này<br />
chứng tỏ hoạt động kinh doanh sản xuất tại làng nghề có sự tăng trưởng rõ rệt. Việc sản xuất<br />
kinh doanh tăng trưởng cũng đồng nghĩa rằng việc phát triển hoạt động du lịch tại làng nghề<br />
ngày càng được đầu tư.<br />
Du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng cũng đã góp phần cải thiện<br />
đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Hàng năm làng nghề đã tạo việc làm cho hơn 3000<br />
lao động, đảm bảo đời sống cho cư dân và phần nào tránh được sự gia tăng của các tệ nạn xã<br />
hội tại địa phương.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch làng nghề lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi<br />
trường nơi đây. Vấn đề nổi cộm hiện nay tại làng nghề là sự ô nhiễm nước, không khí và âm<br />
thanh nguyên nhân chủ yếu do nước thải, bụi và tiếng ồn. Môi trường xung quanh làng nghề<br />
ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là nước thải trong sản xuất tràn chảy tự do. Lượng<br />
<br />
nước đã hòa với axit để mài và làm bóng sản phẩm lan chảy thấm vào mạch nước ngầm trong<br />
lòng đất, hòa lẫn vào mạch nước đang sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực<br />
phẩm, càng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về các bệnh đường tiêu hóa và một số bệnh nguy hiểm<br />
khác. Tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra nghiêm trọng nhưng giữa các cấp<br />
chính quyền, cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa thể cùng có một<br />
tiếng nói chung trong việc tìm cách giải quyết. Một mô hình hệ thống sử lý nước thải đã được<br />
Sở KH & CN triển khai vào tháng 4 năm 2006 và đã cho lại một kết quả khả quan. Thế<br />
nhưng, giải pháp này không được sự đồng tình ủng hộ của chính các cơ sở sản xuất với lý do<br />
không có đủ diện tích mặt bằng và kinh phí.<br />
Nhìn chung, phát triển du lịch làng nghề tại làng đá mỹ Non Nước đã đạt được một số<br />
kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước thực trạng về<br />
phát triển du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước như vậy, nhóm nghiên cứu chúng<br />
tôi đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch làng nghề tại làng đá<br />
mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng.<br />
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tại làng nghề:<br />
+ Kiến nghị đến Ban Quản lý quận Ngũ Hành Sơn sớm đưa ra kế hoạch đầu tư xây<br />
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề và phục vụ khách tham<br />
quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn.<br />
+ Nên nâng cấp tuyến đường Huyền Trân Công Chúa<br />
+ Kiến nghị đến ban Quản lý danh thắng kết hợp Hiệp hội làng nghề có ý kiến cụ thể<br />
với quận Ngũ Hành Sơn về việc tổ chức khu phố buôn bán đồ mỹ nghệ kết hợp hoạt động<br />
kinh doanh phục vụ khách du lịch, nhà ở kết hợp buôn bán và gia công mỹ nghệ (công đoạn<br />
không gây ô nhiễm) theo kiểu làng nghề truyền thống.<br />
+ Lựa chọn những máy móc và thiết bị mới với công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu<br />
cầu sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ.<br />
- Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề:<br />
+ Lao động trực tiếp: Nâng cao trình độ học vấn và tay nghề; Kết hợp với việc nâng<br />
cao trình độ tay nghề của các nghệ nhân để họ thực sự là các “bàn tay vàng” sáng tạo ra nhiều<br />
mẫu mã sản phẩm mới.<br />
+ Nghệ nhân làng nghề:<br />
Lập danh sách nghệ nhân hiện tại phục vụ cho làng nghề, khả năng lao động, đời sống<br />
kinh tế, thực hiện hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước và hội viên; công nhận danh hiệu nghệ nhân<br />
cho các cá nhân xuất sắc, tạo động lực gắn bó với nghề.<br />
Ban quản lý làng nghề cần có kế hoạch thu thập, tổng hợp bí quyết của các nghệ nhân<br />
thành những cẩm nang tư liệu; hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân tham gia các cuộc thi trong<br />
nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh làng nghề.<br />
+ Thuyết minh viên tại làng nghề:<br />
Các cơ sở sản xuất muốn kinh doanh du lịch tại làng nghề phải có thuyết minh viên<br />
có giấy chứng nhận và được đào tạo kỹ năng hướng dẫn viên du lịch làng nghề. Tổng hợp các<br />
nguồn tài liệu, đánh giá và kiểm định để tạo ra 1 tập tài liệu chính xác và chung nhất cho các<br />
thuyết minh viên và các nhà nghiên cứu.<br />
- Về sản phẩm du lịch làng nghề:<br />
+ Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước:<br />
<br />
Đăng ký bản quyền cho các tác phẩm tượng nghệ thuật nhằm hạn chế sự sao chép tác<br />
phẩm. Các sản phẩm được bày bán phải qua kiểm tra của Hiệp hội và dán tem “Đá Non<br />
Nước”.<br />
Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sản phẩm độc đáo, bán đấu giá các sản phẩm và lấy số<br />
tiền đấu giá đó trao thưởng nhằm khích lệ sự sáng tạo của người làm nghề.<br />
+ Các chương trình du lịch đến làng nghề:<br />
Sở Văn hóa Thể thao du lịch phối hợp giữa với các công ty du lịch lữ hành xây dựng<br />
các chương trình du lịch đến làng nghề phong phú hơn, thời gian tham quan danh thắng và<br />
làng nghề được kéo dài, cho du khách tham gia vào các hoạt động sản xuất tại làng nghề, tìm<br />
hiểu về giá trị văn hóa của làng nghề...<br />
Các công ty lữ hành phối hợp với nhau, phối hợp với làng nghề khu vực Quảng Nam –<br />
Đà Nẵng xây dựng nên các chương trình du lịch chuyên đề về làng nghề Quảng Nam – Đà<br />
Nẵng.<br />
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nên phối hợp với nhau tạo ra một chương trình<br />
“homestay” nhằm thu hút du khách đến mua sắm tham gia các công việc hàng ngày tại làng<br />
nghề.<br />
- Về chính sách phát triển du lịch làng nghề:<br />
+ Chú trọng đến công tác tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng nhằm<br />
phát triển bền vững cho hoạt động du lịch làng nghề.<br />
+ Mở rộng thị trường cho du lịch làng nghề bằng cách tham gia các hội chợ du lịch<br />
làng nghề trong và ngoài nước<br />
+ Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh làng nghề bằng các công cụ: quảng cáo trên<br />
các phương tiện truyền thông, báo giấy..; giới thiệu tại các hội chợ, tăng cường quan hệ công<br />
chúng; xây dựng website riêng phục vụ du lịch làng nghề; kết hợp với các cổng thông tin của<br />
du lịch thành phố Đà Nẵng & Việt Nam. Thông qua các Triển lãm - Hội chợ - Tiếp thị trong<br />
nước và quốc tế để thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm của làng nghề nhằm<br />
tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức quốc tế<br />
+ Chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác<br />
Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn<br />
+ Về vốn đầu tư phát triển du lịch làng nghề: Nhà nước và chính quyền địa phương<br />
cần hỗ trợ giải quyết những khó khăn về vốn cho làng nghề. Áp dụng chính sách tín dụng ưu<br />
đãi cho các hộ sản xuất vay vốn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.<br />
Khoản đóng góp hàng năm cho ngân sách của quận, ban quản lý nên xin được giữ lại 1 phần<br />
cho việc phát triển du lịch làng nghề. Kinh phí đóng góp cho Hiệp hội phải bao gồm khoản<br />
chi phí phát triển làng nghề.<br />
- Về điểm tham quan du lịch gắn liền với làng nghề:<br />
+ Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn nên đưa ra yêu cầu bắt buộc tất cả các hàng<br />
quán ở trên cao của Danh thắng phải có giá niêm yết hay bảng giá thực đơn.<br />
+ Công ty vệ sinh môi trường và đô thị kết hợp với UBND phường Hòa Hải rà soát<br />
lại tất cả các hộ sinh sống trên địa bàn làng nghề thực hiện việc đóng tiền phí vệ sinh môi<br />
trường hàng tháng nhằm đảm bảo cho hoạt động thu dọn và bảo vệ cảnh quan môi trường<br />
+ Trên vé tham quan nên in bản đồ các vị trí tham quan của ngọn Thủy Sơn.<br />
- Về môi trường tại làng nghề:<br />
Từ nay cho đến lúc di dời làng nghề sang khu quy hoạch, các biện pháp bảo vệ môi<br />
trường làng nghề tức thời như:<br />
<br />